You are on page 1of 4

Họ và tên: Phan Công Thành

Lớp: 18DMC (CT6 – Nhóm 3)

MSSV: 1821003831

Đề bài: Phân tích Quảng cáo “My Father is a Liar” của Công ty Bảo hiểm MetLife.

BÀI LÀM:

1. Mục tiêu Quảng cáo:

- Mục đích chính của TVC “My Father is a Liar” là mục tiêu thuyết phục khách hàng
mục tiêu, tạo ra niềm tin về bảo hiểm giáo dục cho con trẻ.

- Ngoài ra, TVC còn tạo ra nhận thức về thương hiệu cho các nhóm công chúng mục
tiêu còn lại (nhóm khách hàng tiềm năng…).

2. Đối tượng mục tiêu: nhóm khán giả mục tiêu bao gồm:

- Nhóm khách hàng mục tiêu: những cặp vợ chồng từ trên 28 tuổi, có con nhỏ, có tổng
thu nhập từ 20 triệu trở lên. Đây là nhóm khán giả mục tiêu chính mà TVC hướng
đến.

- Nhóm khách hàng tiềm năng: những người từ trên 20 tuổi, tuy chưa lập gia đình
nhưng có xu hướng quan tâm và đề cao giá trị gia đình.

3. Mô hình DAGMAR:

AWARENESS: Thông qua câu chuyện về mối quan hệ giữa cha và con cái, TVC tạo
ra sự nhận thức về tầm quan trọng trong khả năng nuôi dưỡng giáo dục con của cha
mẹ. Từ đó, tạo ra nhận thức về bảo hiểm giáo dục của MetLife.

COMPREHENSION: Bằng việc xây dựng các tình tiết TVC quen thuộc và rất đời
thường, TVC đã thể hiện rõ, để có thể lo lắng cho con cái trong dài hạn, cha mẹ cần
chuẩn bị trước những điều kiện tất yếu cho con cái mình và bảo hiểm MetLife là một
sản phẩm phù hợp để bảo đảm cho tương lai của con cái.

CONVICTION: TVC truyền tải thông điệp bằng cách thể hiện hình ảnh mối quan hệ
cha con thông qua bức thư của con gái, từ những điều hạnh phúc giản dị (cha mình là
người ngọt ngào nhất, đẹp trai nhất thế giới…) cho đến những lời thoại vô cùng cảm
động (nhưng cha mình đã nói dối, về việc ông ấy có công việc, có nhiều tiền và không
có thứ gì, ông ấy nói dối là vì mình, để mình có cuộc sống tốt đẹp hơn…).

ACTION: Đoạn kết TVC với những lời văn ngắn hiện lên (“A child’s future is worth
every sacrifice”, “Pursue more from life”) là câu chốt hạ của quảng cáo, nó đồng thời
còn đóng vài trò là CTA của TVC.

4. Định vị thông điệp:

MetLife đã sử dụng cảm xúc để định vị thông điệp cho TVC. Điều này có thể thấy
được qua cách mà MetLife kể chuyện thông qua hình ảnh người cha sẵn sàng hi sinh
tất cả để con gái của mình có một cuộc sống tốt hơn, được học hành tốt ở trường.

Giai điệu của âm nhạc trong TVC cũng góp phần khơi gợi cảm xúc của người xem khi
xem quảng cáo.

5. Mô hình FCB:

Quảng cáo “My Father is a Liar” nằm trong nhóm Gây xúc động: FEEL – LEARN –
DO với cách thể hiện lôi cuốn, nhằm thay đổi thái độ của khán giả mục tiêu. Với đặc
tính là gói bảo hiểm, khách hàng cần thời gian để cảm nhận, tìm hiểu kỹ rồi sau đó
mới đi đến quyết định mua.

Có thể thấy, với cách thể hiện của TVC, người xem sẽ cảm nhận về thông điệp, ý
nghĩa trong mối quan hệ cha con cũng như tầm quan trọng của việc bảo đảm tương lai
cho con trẻ của mình.

Tiếp đến, họ sẽ tò mò và bắt đầu tìm hiểu về thương hiệu Bảo hiểm MetLife sau khi
logo của thương hiệu hiện lên ở phần cuối của TVC.

Sau khi tìm hiểu và cảm thấy phù hợp với bản thân mình, họ sẽ tiến đến quyết định
mua gói bảo hiểm.

6. Mô hình AIDA:

Mô hình AIDA được thể hiện rất rõ trong TVC:

A – AWARENESS: Mở đầu TVC với sự lôi cuốn hấp dẫn bằng hình ảnh quen thuộc
của 2 cha con, những hành động, cử chỉ yêu thương bình dị.
I – INTEREST: Người xem bắt đầu bị lôi cuốn và tò mò khi người bố bắt đầu đọc đến
dòng chữ trong bức thư “but he lies”.

D – DESIRE: Và họ thực sự vỡ oà cũng như cảm nhận được tình cảm mà mỗi bậc bố
mẹ dành cho con cái và luôn muốn con cái mình có được những điều tốt đẹp nhất khi
bức thư đi đến câu “I love Daddy” và kết thúc bằng cái ôm của 2 cha con.

A – ACTION: Hai câu chốt hạ cuối video là lời kêu gọi, thúc giục mạnh mẽ đến các
bậc cha mẹ, hãy có một tầm nhìn rộng hơn, hãy đảm bảo cho con cái của bạn có thể
lớn lên một cách tốt đẹp nhất. Mọi đứa trẻ xứng đáng với mọi sự cố gắng, hãy theo
đuổi nhiều hơn với cuộc sống.

7. Phương pháp định vị:

TVC đã sử dụng phương pháp lôi cuốn tâm lý bằng những hình ảnh đời thường chân
thật để trình bày thông điệp quảng cáo của mình.

Những hình ảnh trong TVC đều rất gần gũi, thân thuộc với đối tượng khán giả mục
tiêu.

8. Mô hình SMILE:

Trong mô hình SMILE, TVC “My Father is a Liar” đã sử dụng chữ E -


EMOTIONAL INVOLVING & LIKED, TVC đã rất khéo léo và tình tế trong việc
kể một câu chuyện về mối quan hệ giữa cha và con gái để khơi gọi cảm xúc từ người
xem.

Thêm vào đó, TVC cũng sử dụng chữ L – LINK TO BRAND khi để Logo của
MetLife xuất hiện ở cuối video.

9. Ý tưởng chủ đạo:

“How far would you go for your children?”

“Bạn sẽ chuẩn bị, chăm sóc được đến đâu cho con cái của bạn” là ý tưởng chủ đạo của
quảng cáo.

Có thể quan sát thấy từ video rằng một người không thể thay đổi số phận của mình tuy
nhiên anh ấy có thể làm điều gì đó để tạo ra một vận mệnh tốt hơn. Đây là thông điệp
của quảng cáo minh họa giá trị của giáo dục đối với trẻ em.
Hơn nữa, nó cho thấy rằng công ty bảo hiểm coi trọng ước mơ của cha mẹ đối với con
cái của họ, đặc biệt là trong việc cung cấp giáo dục và tạo ra một cuộc sống tốt đẹp
hơn. Trong TVC, cô bé đã viết rằng “Daddy want me to do well at school” (Bố muốn
tôi học thật giỏi tại trường).

Quảng cáo càng thể hiện sự hiểu biết về việc các bậc cha mẹ khó khăn như thế nào
trong việc cung cấp những thứ cần thiết cho con cái của họ và cách họ có thể kiếm đủ
cả hai bên để đảm bảo cho con cái họ được học lên cao hơn.

You might also like