You are on page 1of 11

TVC: PROCTER & GAMBLE : THANK YOU, MOM

( STORYTELLING)
Thông Điệp “ Thank you, Mom”
Nhưng có một sự thật rằng mọi vận động viên luôn có, hoặc đã từng có mẹ. Và
giống như họ, P&G luôn yêu quý những người mẹ. Với tình yêu đó, P&G đã
khởi động chiến dịch “Thank you, Mom” để cảm ơn công ơn sinh thành và nuôi
dưỡng to lớn của mẹ.

Bối cảnh:
Chiến dịch “ Thank you, Mom” là chiến dịch marketing đặc biệt mà P&G triển
khai sau đạt được thoả thuận là tài trợ toàn cầu cho Thế vận Hội Olympic từ
2010 đến 2020.
Yếu tố sáng tạo của TVC:
- Đối tượng mục tiêu tập trung xuyên suốt cả chiến dịch là người mẹ, thay vì các
vận động viên hay khán giả.
- Xây dựng thông điệp ý nghĩa và giàu cảm xúc mang lại sự khác biệt cho
thương hiệu hơn việc quảng cáo thông thường
- Đoạn phim kết thúc bằng một câu tagline “ Proud sponsor of Moms”. Là một
thông điệp rất khó có được. Vì vậy, storytelling là một kỹ thuật quan trọng trong
các chiến dịch quảng cáo. Tạo cho người xem TVC được cảm nhận sâu sắc
nhiều hơn, chứ không phải mang cảm giác đang xem một quảng cáo
Kết quả
Chiến dịch thành công nhất trong lịch sử 175 năm của P&G, tăng cả về doanh số bán hàng và các
chỉ số kinh doanh của P&G.

- Sự quen thuộc của P&G lên 22%, được ưa thích tăng 13% và tin cậy tăng 10%
- 17 triệu lượt xem trên YouTube

- Sự quan tâm trên truyền thông xã hội của 3 nhãn hiệu lớn nhất tăng trung bình 66% trong suốt
thời gian diễn ra Olympics.

- Sự ưu ái của những bà mẹ tăng từ 15% lên 20%, chiếm thị phần từ Johnson & Johnson

- 6,2 triệu người Mỹ xem video “Best Jobs”

https://www.brandsvietnam.com/2761-Phan-tich-campaign-Thank-you-Mom
https://hedima.vn/journey/5-yeu-to-giup-chien-dich-thank-you-mom-luon-duoc-
nho-den-trong-ngay-cua-me/
TVC: “TÌNH NHƯ CHOCOPIE” CỦA CHOCOPIE
Thông điệp
Với chiến lược truyền tải thông điệp đã mang lại nhiều cảm xúc cho thương hiệu
Chocopie. Đồng thời Chocopie sử dụng âm thanh nhẹ nhàng làm cho các thể hiện
chạm đến trái tim người dung. Quảng cáo này góp phần vào việc giáo dục đạo đức
cho trẻ em, đó là câu chuyện hai anh em nhường nhau chiếc bánh, điều đó không
chỉ khiến người lớn rất xúc động mà còn tác động tới trẻ em, hình thành tính cách
cho chúng ngay từ bé và định hướng chúng những điều tốt đẹp, đó là cần nhường
nhịn, giúp đỡ nhau.
yếu tố sáng tạo của TVC:
Bối cảnh:
Việt Nam vào những năm 2000, là một trong những nước Á Đông nhưng có nhiều
văn hóa bản nét khác biệt nhưng cũng đề cao tình cảm truyền thống gắn bó,
ChocoPie quteesr định vẫn giữ nguyên platfom tình cảm gia đình, nhưng đã bản địa
hóa thông điệp để phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam
yếu tố sáng tạo của TVC:
Đối tượng mục tiêu xuyên suốt cả chiến dịch là cả hai đứa bé nhỏ, thay vì chú chó
hoặc ông cụ. Trẻ em và thanh thiếu niên là phân khúc khách hàng trọng tâm của
bánh Chocopie.
Orion đã rất thành công sau chiến dịch quảng cáo bánh Chocopie với thông điệp
“Tình như Chocopie”, biểu hiện rõ nhất qua việc bài hát ‘‘Nụ cười tròn tròn như
bánh Chocopie” đã trở nên vô cùng thân thuộc với trẻ em nói riêng và người xem
truyền hình nói chung. Đây là quảng cáo có tính giáo dục, nhân văn cực kỳ tốt đối
với giới trẻ nhất là trẻ em trong độ tuổi nhận thức các vấn đề xã hội. Chính vì thế,
đây vừa là quảng cáo cho bé ăn ngon, vừa là TVC dùng để giáo dục trẻ em phù hợp
cho các ông bố, bà mẹ muốn dỗ dành con.

Vào cuối năm 2010, hãng Orion tung ra 2 quảng cáo xoay quanh thông điệp yêu
thương: “Tình như Chocopie” khiến lượng tiêu thụ sản phẩm Chocopie tăng gấp
nhiều lần. Việc lồng ghép những câu hát gắn liền với sản phẩm đó là: “Nụ cười
tròn tròn như bánh Chocopie – Kỷ niệm ngọt ngào như chiếc bánh xinh – Mãi luôn
hạnh phúc tháng năm- Cùng nhau ta hát Chocopie – Mãi luôn hạnh phúc tháng
năm – Cùng nhau ta hát Chocopie – Orion là Chocopie -Chocopie là Orion” không
chỉ khiến lượng tiêu thụ của khách hàng tăng lên vượt bậc mà thương hiệu bánh
Orion ngày một khẳng định tại thị trường Việt Nam.
Quảng cáo của Orion tung ra đều nhấn mạnh vào tình cảm giữa người với người. Đó
là những kỷ niệm giữa hai ông cháu ở bên bờ hồ hoặc tình cảm của hai anh em nhường
bánh cho nhau bên bàn viết của ông đồ đã giúp Orion truyền thông điệp yêu thương
đến với mọi người thông qua chiếc bánh Chocopie.
+ Tagline
Câu tagline “Tình như ChocoPie” mang lại nhiều thành công trong chiến dịch này.
Câu tagline này đã tạo được khung bậc cảm xúc của người dùng mà công ty mong
muốn.
TVC quảng cáo bánh Chocopie đã truyền tải một cách trọn vẹn những điểm nổi
bật, đặc trưng của dòng sản phẩm mới

Kết quả
Đạt hơn 90.000 lượt xem trên youtube.
Chiến dịch Chocopie quảng cáo đã góp phần tạo nên thành công lớn của thương hiệu
bánh kẹo Orion tại thị trường Việt Nam. Từ chiến dịch “Tình như Chocopie” ăn sâu
vào tiềm thức người tiêu dùng Việt đến thương hiệu phát triển bền vững 10 năm không
tăng giá, đây đều là những dấu ấn nổi bật giúp Orion thành công chạm đến trái tim
khách hàng.

CHIẾN DỊCH OOH “FUR HURTS”


CỦA TỔ CHỨC BẢO VỆ ĐỘNG VẬT

PETA:
Thông điệp:
Chiến dịch OOH “Fur Hurts” của tổ chức bảo vệ động vật PETA nhằm lên án ngành công
nghiệp thời trang lông thú ở Trung Quốc, tiết lộ những sự thật khủng khiếp và kêu gọi mọi
người chung tay chấm dứt vấn nạn này. PETA triển khai chiến dịch OOH “Fur Hurts” để lên
tiếng cho các loài động vật, để con người phần nào trải nghiệm nỗi đau ấy, đồng thời kêu gọi
người dân Trung Quốc ngưng sử dụng thời trang lông thú để chung tay chấm dứt nỗi đau
này. Chiến dịch quảng cáo ngoài trời được thực hiện bởi agency sáng tạo Ogilvy & Mather
(O&M) và triển khai vào tháng 3 năm 2013, thời điểm Trung Quốc vẫn còn đang trong mùa
đông lạnh giá.
Yếu tố sáng tạo:
Bối cảnh:
Vào mùa đông, nhiệt độ tại thành phố Bắc Kinh và các tỉnh Đông Bắc của Trung Quốc xuống
thấp, thời tiết vô cùng lạnh giá, chính vì vậy mà nhu cầu sử dụng trang phục từ lông thú để
giữ ấm cho cơ thể của người dân vô cùng cao. Những món đồ như áo khoác, khăn choàng,
áo len, bốt… từ lông thú được ưa chuộng với giá thành cao. Bị thôi thúc bởi lợi nhuận, nhiều
người đẩy mạnh việc nuôi thỏ, cáo, chồn để lấy lông, thế nhưng việc khai thác lông thì cực
kỳ vô nhân đạo. Tại các trang trại lông thú, những con vật bị treo lên rồi bị lột da sống không
thương tiếc và sau đó là bị bỏ mặc cho đến chết trong sự đau đớn tột cùng.
Vào ngày 27 và 28 tháng 3 năm 2012, ba biển quảng cáo ngoài trời với tạo hình động vật đã
bất ngờ xuất hiện trước Trung tâm mua sắm Zhuozhan ở Thẩm Dương (Trung Quốc). Nhìn
từ xa, hình ảnh của chồn, cáo, thỏ hiện lên vô cùng sống động với màu lông đen xám, thế
nhưng khi tiến lại gần, mọi người sẽ nhìn lấy lớp lông của các loài động vật này được điêu
khắc bằng những chiếc kim khâu sắc nhọn. Tổ chức bảo vệ động vật PETA dùng 50 triệu
cây kim để tạo hình lớp lông thú cho động vật, nhằm lên án ngành công nghiệp thời trang
lông thú ở Trung Quốc, tiết lộ những sự thật khủng khiếp và kêu gọi mọi người chung tay
chấm dứt vấn nạn này.
Chất liệu:
Các tác phẩm trên tạo ra từ bàn tay khéo léo của các sinh viên Khoa Nghệ thuật của Đại học
Thẩm Dương, họ đã sử dụng những cây kim nhỏ để tạo hình thành các loài động vật thường
xuyên bị buôn bán lông thú như thỏ, chồn và cáo. Có tổng cộng 50 triệu chiếc kim được sử
dụng cho 3 Billboard và 9 mô hình động vật được trưng bày bên ngoài và bên trong trung
tâm thương mại.
Thông điệp:
Ý tưởng này nhằm nhấn mạnh sự đau đớn và thống khổ mà các loài động vật phải chịu
đựng khi bị con người lấy lông để phục vụ cho ngành công nghiệp thời trang. Mỗi một cây
kim tượng trưng cho một sợi lông và cũng tượng trung cho những nỗi đau khổ. Tổ chức
cũng mời mọi người tự tay chạm vào Billboard để phần nào cảm nhận được sự đau đớn ấy.
Các ,.nh mẽ, tạo nên làn sóng thảo luận sôi nổi trên Weibo và nhiều kênh khác nhau.

Kết quả:
Sự chú ý của giới truyền thông cũng giúp chiến dịch lan tỏa mạnh mẽ và tạo ra tiếng nói lớn
trong xã hội. Video của chiến dịch thu về 61,5 nghìn lượt xem trong vòng 3 tuần. Trong tuần
đầu tiên triển khai, chiến dịch được các kênh truyền thông lớn tại Trung Quốc đưa tin, gồm 5
đài truyền hình chính thống và 30 tờ báo lớn, 40,2 nghìn lượt nhắc lại lại trên Weibo 81,5
nghìn lượt cam kết.
Kết thúc chiến dịch, đã có hơn 300 nghìn lá đơn cam kết không tiếp tục sử dụng trang phục
lông thú của người dân. Đối với mỗi lời cam kết, một cây kim sẽ được rút ra và thay thế
bằng một sợi lông với hàm ý con người nên trả lại cho động vật những gì đáng lý phải thuộc
về chúng.
https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/333964-Chien-dich-Fur-Hurts-PETA-Khi-
noi-dau-bi-lot-da-duoc-vi-nhu-hang-trieu-mui-kim-dam-vao-da-thit
Chiến dịch OOH TƯƠNG TÁC NIKE REACT: KHI BẠN CẤT
BƯỚC CHẠY, CẢ THẾ GIỚI SẼ QUAY TRÒN THEO CHÂN
BẠN.

Thông điệp:

Thông qua chiến dịch này, Nike muốn nhắn nhủ với mọi người một thông điệp: “Running Makes
the World Go Round. Chiến dịch quảng cáo ngoài trời của Nike đã gửi một thông điệp mạnh mẽ
đến người dân Trung Quốc về sức mạnh của việc chạy bộ, đồng thời khuyến khích mọi người trên
toàn quốc ra khỏi nhà và cất bước chạy.

Yếu tố sáng tạo của OOH:

Bối cảnh:

Chiến dịch được triển khai tại Metro City Plaza, một tòa nhà có hình dáng quả cẩu vô cùng nổi
tiếng ở trung tâm Thượng Hải. Với việc sử dụng công nghệ camera, màn hình trong suốt dài 5 mét
và hiệu ứng ánh sáng đã biến tòa nhà thành quả địa cầu tương tác khổng lồ. Khi mọi người chạy
trên máy chạy bộ, hình ảnh của họ sẽ xuất hiện một cách diệu kỳ trên đỉnh Trái đất.
Công nghệ tương tác cũng mang đến hiệu ứng đặc biệt cho chiến dịch: tốc độ quay của quả địa
cầu được kết nối với tốc độ chạy của người thật, và mọi người có thể thấy tốc độ chạy của con

người sẽ ảnh hưởng đến chuyển động quay của trá i


đất. Khi người chạy càng nhanh, thế giới sẽ quay vòng nhanh hơn theo bước chân của họ.

Kết quả:

Nhờ sự hỗ trợ kỹ thuật và thực hiện tại chỗ của Mindshare và Kinetic, sự kiện Nike Reac đã thu
hút rất nhiều sự chú ý của giới truyền thông. Sự lan truyền của chiến dịch cũng bao phủ các nền
tảng truyền hình trực tiếp trên truyền hình và mạng xã hội. Trong vòng chưa đầy hai giờ phát sóng
trực tiếp, 2 triệu khán giả đã xem trực tuyến cùng lúc và hơn 2,7 triệu lượt xem trong 24 giờ, 104
triệu lượt lần được nhắc đến trên mạng xã hội.

Với những thành tích nổi bật trên, Nike React được đánh giá là một trong những chiến dịch thành
công nhất của Nike tại thị trường Trung Quốc. Chiến dịch cũng giành được huy chương Bạc của
giải thưởng Sáng tạo thường niên CLIO Awards năm 2019.

Link:https://advertisingvietnam.com/chien-dich-ooh-tuong-tac-nike-react-khi-ban-cat-buoc-chay-
ca-the-gioi-se-quay-tron-theo-chan-ban-p16628

JUST DO IT- NIKE


Thông điệp “ Just Do It”
Thông điệp giúp mọi người vực dậy tinh thần, khuyến khích họ hãy đứng lên
làm điều mình thích, không cần e ngại điều gì cả. Chỉ cần bạn có sự quyết tâm
mạnh mẽ, kiên trì để thực hiện điều bạn muốn.
Yếu tố sáng tạo trong print:
Bối cảnh:
Xuất hiện vào năm 1988, “Just Do It” là chiến dịch đưa Nike đến khắp mọi nơi
trên thế giới và cũng là câu slogan có tầm ảnh hưởng nhất mọi thời đại câu
slogan được dựa trên câu chuyện về một kẻ sát nhân hàng loạt Gary Gilmore. Cụ
thể, tên tử tù này được hỏi rằng hắn có muốn nói lời gì trước khi rời khỏi cuộc
đời này không? Hắn chẳng chút suy nghĩ mà nói ngay một câu duy nhất “ Cứ
làm đi” ( nguyên văn “ Let’s do it”).
Chất liệu hình ảnh: Kết hợp những gam màu tối với những hình ảnh mạnh mẽ
của người chơi thể thao tạo cho người cảm thấy mạnh mẽ, ý chí của nhân vật
trong đó. Sự nhanh nhẹn của đôi chân, linh hoạt trong các động tác tay và sự
khỏe khoắn của cơ thể làm cho mỗi người đều thấy ấn tượng.
Kết quả:
Sự thành công của chiến dịch "Just Do It" không chỉ là về mặt tiếp thị mà còn là về mặt kinh
doanh. Từ năm 1988 đến nay, doanh số của Nike đã tăng gấp đôi và trở thành một trong những
thương hiệu thể thao lớn nhất thế giới.

https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/334244-Just-do-it-cung-Nike-
de-che-thoi-trang-the-thao-vang-danh-the-gioi
https://hocmarketing.org/chien-dich-quang-cao-just-do-it-cua-nike

You might also like