You are on page 1of 5

1.

Lịch sử hình thành của công ty tại Việt Nam:


- Ngày 24/12/1991 – Công ty Nước giải khát Quốc tế (IBC) được thành lập
do liên doanh giữa SP.Co và Marcondray-Singapore với tỷ lệ vốn góp
50% - 50%.
- Năm 1994 – Mỹ bỏ cấm vận với Việt Nam. PCI được thành lập với 2
nhãn hiệu: Pepsi và 7Up, liên doanh với số vốn góp của PI là 30%.
- Năm 1998 – PI mua 97% cổ phần, SPCo 3%, tăng vốn đầu tư lên 110
triệu đôla. Năm 2003 – PepsiCola Global Investment mua 3% còn lại, đổi
tên thành Công ty Nước giải khát Quốc tế PepsiCo Việt Nam. Có thêm
các nhãn hiệu: Aquafina, Sting, Twister, Lipton Ice Tea.
- Năm 2005 – Chính thức trở thành công ty có thị phần về nước giải khát
lớn nhất Việt Nam. Năm 2006 – Tung ra sản phẩm Foods đầu tiên (Snack
Poca).
- Năm 2007 – Phát triển thêm ngành hàng sữa đậu nành. Năm 2008 –
Khánh thành nhà máy sản xuất thực phẩm đóng gói tại Bình Dương. Tung
sản phẩm Snack Poca Khoai Tây Cao Cấp, được chế biến cắt lát từ những
củ khoai tây tươi nguyên chất được trồng tại Lâm Đồng
2. Mục tiêu của công ty PepsiCo Việt Nam.
Trở thành công ty hàng đầu về sản xuất hàng tiêu dùng, tập trung chủ yếu vào
thực phẩm tiện dụng và nước giải khát, không ngừng tìm kiếm và tạo ra các hiệu
quả tài chính lành mạnh cho các nhà đầu tư, tạo cơ hội phát triển và đem lại
nhiều lợi ích kinh tế cho nhân viên, các đối tác kinh doanh và cộng đồng nơi
chúng tôi hoạt động. Chúng tôi luôn phấn đấu hoạt động trên cơ sở trung thực,
công bằng và chính trực trong mọi hành động của mình. Hiện nay mục tiêu của
Pepsico là đa dạng hóa sản phẩm và đa dạng hóa thị trường.
3. Nguồn lực của công ty PepsiCo Việt Nam.
Pepsico là hãng sản xuất nước ngọt lớn thứ 2 trên thế giới với nguồn lực tài
chính vững mạnh. Thông báo lợi nhuận của hàng trong năm 2009 là 1.19 tỉ
USD, tăng lên từ mức 1.06 tỉ USD năm ngoái. Pepsico có thị phần lớn nhất
trong lĩnh vực nước giải khát, với các nhà máy sản xuất lớn, dây chuyền hiện
đại. Pepsi luôn có những sáng kiến mới để tạo ra những sản phẩm mới đáp ứng
nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng. Pepsi sở hữu đội ngũ nhân viên
có năng lực, làm việc hiệu quả. Hệ thống phân phối và bán hàng rộng khắp toàn
quốc.
4. Slogan qua các thời kỳ.
Nhắc đến Pepsi không thể không nghĩ đến hình ảnh trẻ trung, năng động, đầy
sức sống của tuổi trẻ. Chính vì vậy, các slogan của Pepsi luôn gắn liền với lối
sống trẻ qua từng thời kỳ, xu hướng của thế giới và thể hiện triết lý kinh doanh
của hãng.
- Năm 1906: "The Original Pure Food Drink" (Nước giải khát tinh khiết đến tự
nhiên)
- Năm 1909-1939: Delicious and Healthful (Tuyệt hảo và dinh dưỡng)
- Năm 1939: "Twice as Much for a Nickel" (Cùng một giá nhưng hai lần nhiều
hơn)
- Năm 1950: "More Bounce to the Ounce" (Uống nhiều hơn giá không đổi)
- Năm 1958: "Be Sociable, Have a Pepsi" (Cùng Pepsi thắt chặt tình bạn bè)
- Năm 1961: "Now It's Pepsi for Those Who Think Young" (Pepsi nước uống
của
tuổi trẻ)
- Năm 1963: "Come Alive, You're in the Pepsi Generation" (Sảng khoái với
Pepsi thế hệ mới)
- Năm 1967: "(Taste that beats the others cold) Pepsi Pours It On" (Pepsi –
Hương vị mát lạnh đánh bật tất cả)
- Năm 1969: "You've Got a Lot to Live, Pepsi's Got a Lot to Give" (Bạn trải
nghiệm cuộc sống để hưởng thụ, Pepsi sáng tạo để bạn tận hưởng)
- Năm 1973: "Join the Pepsi people (feeling free)" (Gia nhập thế hệ Pepsi)
- Năm 1975: "Have a Pepsi day" (Tận hưởng một ngày cùng Pepsi)
- Năm 1979: "Catch that Pepsi spirit" (Cảm nhận tinh thần Pepsi)
- Năm 1981: "Pepsi's got your taste for life" (Pepsi - hương vị tuyệt vời cho cuộc
sống của bạn)
- Năm 1983: "Pepsi's Now!" (Khởi nguồn cùng Pepsi)
- Năm 1984: "The Choice of a New Generation" (Sự lựa chọn của thế hệ mới)
- Năm 1991: "Gotta Have It" (Trải nghiệm cùng Pepsi)
- Năm 1995: "Nothing Else is a Pepsi" – (Không gì ngoài Pepsi)
- Năm 1997: "GeneratioNext" (Thế hệ mới)
- Năm 1999: "Ask for More"/"The Joy of Pepsi-Cola" (Khát khao hơn/Sôi động
hơn với Pepsi)
- Năm 2003: "It's the Cola"/"Dare for More" (Hương vị cola chính hiệu/Thách
thức hơn)
- Năm 2007: "More Happy" (Ngất ngây hơn)
5. Cơn sốt số

Bối cảnh: Vào những năm 90, Coca-Cola đè bẹp Pepsi tại thị trường Philippines với
75% thị phần. Quyết không chịu thua, Pepsi tung ra chương trình "Cơn sốt số" nhằm
lật ngược thế cờ.
Kế hoạch: Với giải đặc biệt 1 triệu pesos (khoảng 434 triệu VNĐ), doanh số Pepsi
tăng vọt để bỏ mặt các đối thủ. Nhưng tại ngày công bố giải độc đắc, một sai sót đã
khiến cho không chỉ một mà là … 490.116 người trúng thưởng.
Kết quả: Không đủ tiền trả, Pepsi đổ thừa do "lỗi đánh máy" và phải chịu cuộc khủng
hoảng lớn nhất trong lịch sử.
Diễn biến:Mọi chuyện bắt đầu vào năm 1992, công ty PepsiCo tại Philippines liên tục
bị "đối thủ truyền kiếp" của mình là Coca-Cola bỏ xa trên thị tường. Theo một báo cáo
trước đó không lâu, Coca-Cola tự tin nắm giữ 75% thị phần nước giải khát, so với chỉ
17% của Pepsi.

Với mong muốn phá vỡ thế thượng phong của đối thủ, ban quản trị PepsiCo tại
Philippines đưa ra một chương trình kích thích tiêu dùng đầy táo bạo mang tên "Cơn
sốt số" (The Number Fever).

Luật chơi rất đơn giản: Ở dưới nắp chai các sản phẩm Pepsi, Mountain Dew và 7 Up
sẽ có một dãy 3 chữ số với cơ hội trúng từ 1.000 peso tới 1.000.000 peso (khoảng 434
nghìn VNĐ cho đến 434 triệu VNĐ). Tất cả nắp chai đều có 2 cơ hội trúng thưởng,
trúng thưởng ngay hoặc trúng giải độc đắc sau đợt lựa chọn ngẫu nhiên vào cuối
chương trình.
Đánh trúng tâm lý muốn làm giàu nhanh chóng của tầng lớp thu nhập thấp (cũng là
khách hàng tiêu thụ nước giải khát lớn nhất), mẫu quảng cáo ngắn gọn: "Hôm nay, bạn
có thể là triệu phú" được Pepsi đẩy mạnh khắp báo đài và tivi .Và chiến dịch như tên
gọi của nó đã nhanh chóng gây nên một "cơn sốt" khắp Philippines.

Chỉ trong vòng 2 tuần đầu sau khi truyền thông chiến dịch rộng rãi. Doanh thu của
Pepsi tăng vọt tận 40%. Người dân Philippines điên cuồng tiêu thụ sản phẩm Pepsi để
có cơ hội đổi đời. Pepsi, Mountain Dew và 7 Up trở thành thức uống được lựa chọn
đầu tiên, giúp PepsiCo nhanh chóng giành lại thị trường từ các đối thủ.

Chiến dịch "Cơn sốt số" cũng rất thông minh khi liên tục công bố những người thắng
các giải nhỏ hằng ngày qua các phương tiện đại chúng. Trên đà thắng lợi, Pepsi
Philippines nhận được sự hậu thuẫn của ban quản trị cấp cao để gia tăng số giải thưởng
lên 1.500 giải nhằm "lôi kéo" tất cả người dân Philippines tham gia.
Đến cuối chiến dịch, ước tính đã có hơn 31 triệu người tham gia chương trình, hơn
một nửa dân số của cả nước Philippines cộng lại.

Nhưng sau thành công lại là… thảm họa

Lễ công bố người thắng giải độc đắc ngày 25 tháng 5 cũng là ngày mà Pepsi đối mặt
với thảm họa truyền thông lớn nhất lịch sử.

Khi con số thắng cuộc "349" được hiển thị trên màn hình. Không chỉ có một mà là…
490.116 "triệu phú peso" đã xuất hiện trên khắp nước Philippines.

Hãng tư vấn Mexico D.G. Consultores, đối tác bên thứ 3 được Pepsi thuê để "ngẫu
nhiên" chọn giải độc đắc là tội đồ cho thảm họa này. Khi ký hợp đồng hợp tác với
D.G. Consultores, Pepsi đồng thời cung cấp cho đối tác một danh sách các dãy số
"tuyệt đối cấm" thắng, trong đó có số "349" với hơn… 800.000 nắp chai đã được in.

Và "cơn sốt" nhanh chóng trở thành thảm kịch. Vì chỉ có ngân sách tổng cộng là 100
triệu pesos (khoảng 43 tỷ VNĐ) cho tổng chiến dịch, Pepsi ngay lập tức từ chối tính
hợp lệ của giải độc đắc cho số "349", cho rằng đây là một "lỗi đánh máy" nhằm né số
tiền thắng giải khổng lồ lên tới 490.116.000.000 pesos (212,5 nghìn tỷ VNĐ).

Nhưng hành động từ chối trách nhiệm tất nhiên không nhận được sự đồng ý của các
"triệu phú" tại Philippines. Một nhóm người tự xưng "Liên minh 349" đã thừa cơ hội
kích động bạo loạn khắp cả nước.

Thủ đô Manila bị tê liệt bởi hàng ngàn người xuống đường biểu tình, hơn 30 xe chở
hàng Pepsi bị phá hủy và đốt ngay giữa ban ngày, nhiều bom xăng được ném vào nhà
máy Pepsi khiến 5 người tử vong, bao gồm 3 nhân viên kho và 2 người dân vô tội.

Đối mặt với sự phản ứng dữ dội, Pepsi trấn an các "triệu phú" bằng cách đưa ra
phương án đền bù với số tiền 35.000 pesos trên mỗi nắp chai 349 (tương đương với 15
triệu VNĐ, chỉ bằng 3,5% giải thưởng độc đắc), nhưng chỉ vài người chấp nhận
phương án này và đem nắp chai đi đổi, số còn lại không ngần ngại kiện Pepsi ra tòa vì
nghĩ rằng mình xứng đáng được nhiều hơn thế.

Đối với Pepsi, tin xấu liên tục ập đến. Chi phí cho chiến dịch quảng cáo nhanh chóng
bị đội lên hơn 10 triệu USD (so với chỉ 2 triệu USD dự tính). Và không chỉ chịu lỗ về
mặt tài chính, Pepsi bị người dùng tẩy chay đến mức thị phần gần như trở về con số
không, còn tệ hơn trước khi bắt đầu "cơn sốt".

Pepsi sau đó còn phải đối mặt với gần 1.000 đơn kiện hình sự lẫn dân sự, với tổng tiền
phí hòa giải đến hơn 10 triệu USD. Không dừng lại tại đó, Pepsi còn trả thêm 250 triệu
pesos cho hơn 500.000 người bị ảnh hưởng bởi những cuộc bạo động, khiến chiến dịch
"Cơn sốt số" đã làm "thủng" ngân sách hơn… 130 lần.

Mãi đến năm 2006, Tòa án tối cao Philippines mới ra quyết định hủy toàn bộ cáo buộc
của PepsiCo vì "không tìm ra bằng chứng phạm tội". Nhưng đối với Pepsi, "Cơn sốt
349" là một thảm họa không bao giờ bù đắp nổi, với số tiền "an ủi" khổng lồ cho
những người thắng giải, chi phí bù đắp thiệt hại do bạo động, và đặc biệt là hình ảnh
thương hiệu mãi mãi không xóa được vết nhơ trong lòng người dân Philippines.

6. Cuộc khủng hoảng 1993

Năm 1993, Pepsi phải đối mặt với những cáo buộc nghiêm trọng về sự an toàn của các
sản phẩm. Rắc rối bắt đầu khi một cặp đôi lớn tuổi sống tại Washington cáo buộc rằng
có một chiếc kim tiêm xuất hiện trong lon Diet Pepsi của họ. Trong suốt một tuần, đã
có 50 báo cáo xuất hiện về những vật thể được tìm thấy trong các lon Diet Pepsi, từ
chiếc ghim, kim khâu cho đến đạn, ốc vít,...

Phản hồi lại với loạt bê bối này, Pepsi đã cho phát hành một chiến dịch video gồm 4
phần chỉ ra một cách chính xác quy trình để sản xuất ra một lon Pepsi. Các video này
chứng tỏ rằng không có cách nào để có thể giả mạo một lon Pepsi trước khi chúng
được phân phối đến các cửa hàng. Ngoài ra, Pepsi cũng đã “nhúng tay” kiểm tra một
camera an ninh tại một cửa hàng tiện lợi, kết quả cho thấy một người phụ nữ tại
Colorado đã bỏ một chiếc ống kim tiêm vào trong lon Diet Pepsi. Điều này khẳng định
với người tiêu dùng rằng Pepsi hoàn toàn vô tội về các cáo buộc trên.

Sau khi đã xác nhận nội bộ về việc doanh nghiệp không hề có lỗi, Pepsi đã đưa ra một
cách tiếp cận hiệu quả và mang tính “phòng thủ” trong chiến dịch video của mình.
Thay vì tuyên bố mình hoàn toàn vô tội và để lại hàng loạt các cuộc tranh cãi, Pepsi đã
lựa chọn cách tung ra các video về quy trình sản xuất và cuốn băng an ninh.

You might also like