You are on page 1of 6

2.

2 CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY HIỆN NAY


ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY/ TẬP ĐOÀN:
PepsiCo, là một tập đoàn thực phẩm, đồ ăn nhẹ và đồ uống toàn cầu, hoạt động
trong một ngành có tính cạnh tranh cao. Để duy trì vị thế trên thị trường và duy
trì tốc độ tăng trưởng, PepsiCo phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ nhiều
công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Với đối thủ cạnh tranh chính là công ty
Coca-Cola, Coca-Cola và PepsiCo có hai thương hiệu đồ uống có một lịch sử
cạnh tranh gay gắt và liên tục trong ngành công nghiệp này. Cả hai công ty đều
sản xuất và tiếp thị nhiều loại đồ bán khác nhau, bao gồm cả nước ngọt có ga,
nước trái cây, nước ép và nước không có ga. Sự cạnh tranh giữa PepsiCo và
Coca-Cola đã là nền tảng của ngành trong nhiều thập kỷ.
Ngoài Coca-Cola, PepsiCo cũng là đối thủ cạnh tranh của các công ty khác
trong lĩnh vực mua sắm, nhưng Coca-Cola là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ nhất
của PepsiCo hiện nay.
CHIẾN LƯỢC CỦA ĐỐI THỦ CẠNH TRANH:
Là đối thủ cạnh tranh chính của PepsiCo, Công ty Coca-Cola đã áp dụng một số
chiến lược để duy trì vị thế trên thị trường và cạnh tranh hiệu quả. Coca-Cola
tập trung vào việc xây dựng bản sắc thương hiệu và lòng trung thành, tận dụng
thương hiệu Coca-Cola mang tính biểu tượng của mình để thu hút người tiêu
dùng trên toàn thế giới. Công ty đầu tư mạnh vào các chiến dịch tiếp thị và
quảng cáo lâu dài để nâng cao hình ảnh thương hiệu và quảng bá sản phẩm của
mình. Ngoài ra, Coca-Cola nhấn mạnh quan hệ đối tác chiến lược, chẳng hạn
như tài trợ cho các sự kiện thể thao lớn và hợp tác với những người nổi tiếng, để
tăng cường hơn nữa sự hiện diện trên thị trường và thu hút người tiêu dùng.
CÁC CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH MÀ CÔNG TY ĐÃ THỰC HIỆN :
Để đạt được lợi thế cạnh tranh trong từng phân khúc, tập đoàn Pepsi đã xây
dựng 3 bức tranh chiến lược sau:

 Thương hiệu chính giữ vị trí đứng đầu, phát triển thị trường
 Hệ thống hoạt động hiệu quả
 Mở rộng các dòng tiền với rủi ro thấp, tiền đầu tư lớn trong mỗi phân
khúc

1. Phân khúc “Nước giải khát”

 Phân khúc nước giải khát là phân khúc lâu đời và rộng nhất trong danh
mục của PepsiCo. Công ty nước giải khát Pepsi-Cola sản xuất và bán ra
thị trường các loại nước giải khát
Chiến lược:
Pepsi sử dụng 4 chiến lược quan trọng để tăng doanh số bán hàng.

 Một trong những chương trình quảng cáo nổi tiếng nhất là chiến dịch
“Pepsi – một thế hệ mới”
 Chiến lược thứ 2 là chiến lược tập trung mạnh vào sản phẩm Pepsi dành
cho người ăn kiêng với tên gọi Diet Pepsi, và tập trung mở rộng thị
trường nước giải khát dành cho người ăn kiêng.
 Mở rộng thị trường cho sản phẩm Mountain Dew, nhãn hiệu nước giải
khát lớn thứ 7 ở Mỹ. Trong 2 thập kỷ, Pepsi chú trọng đến việc phát triển
mùi vị và hình ảnh cho sản phẩm.
 Chiến lược thứ 4 là mở rộng việc bán hàng thông qua việc phát triển các
sản phẩm mới và các dịch vụ chăm sóc nhóm khách hàng khác nhau. Các
sản phẩm mới kể đến như là Diet Pepsi, Diet Mountain Dew, H2oh!,
Pepsi-AM và Mountain Dew Sport.

2. Nhóm kinh doanh nhà hàng

 Nhóm nhà hàng bao gồm 3 hệ thống nhượng quyền thương mại lớn trên
thế giới là: Pizza Hut, Taco Bell, và gà rán hiệu KFC.
 Nhóm nhà hàng của tập đoàn PepsiCo là hệ thống nhà hàng lớn nhất thế
giới năm 1990.
Chiến lược:

PepsiCo sử dụng nhiều vũ khí cạnh tranh để nâng cao vị thế trong ngành công
nghiệp nhà hàng.

 Để theo kịp ngành công nghiệp thức ăn nhanh và xu hướng thực phẩm
đảm bảo sức khỏe và dịch vụ tốt, PepsiCo bắt đầu cung cấp cho người
tiêu dùng những thực đơn có giá trị. Thực đơn giá trị của Taco Bell đưa
ra vào năm 1988, đã giúp tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận.
 Thứ 2, PepsiCo nhấn mạnh giá trị sức mạnh của thương hiệu và sản phẩm
mới (như cánh gà rán nóng KFC) đã kích thích việc bán hàng.
 Quảng cáo là 1 phần quan trọng trong chiến lược, trong suốt 1986-87.
Pepsi chi 70 triệu USD để thực hiện chiến dịch quảng cáo trong nước cho
Taco Bell với cái tên “chữa bệnh cho bữa ăn”
 Mở rộng việc phân phối qua các phương pháp mới để tìm kiếm người tiêu
dùng mới trong những khu vực khác nhau để tăng doanh số bán hàng và
tăng thị phần.

Mục tiêu của công ty là biến nhà hàng PepsiCo ngày càng phát triển rộng ra trên
thế giới.
3. Phân khúc thực phẩm nhẹ (Snack food)

PepsiCo mua lại Frito-Lay vào năm 1965. Các sản phẩm của Frito-Lay nổi tiếng
trên thế giới bao gồm: Doritos, Ruffles, Lay’s, Fritos, và Chee-tos. Công ty
không phải đối mặt với đối thủ lớn nào nhưng phải cạnh tranh từ nhiều hãng
trong khu vực, đặc biệt về giá cả.
Chiến lược:
PepsiCo thực hiện 3 chiến lược để phát triển việc bán hàng:

 Phát triển mở rộng loại sản phẩm bằng việc giới thiệu mùi vị mới. Mùi vị
này thay đổi theo mùa đã thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng trong
các khu vực khác nhau. Việc mở rộng này không chỉ là mùi vị mới mà
còn có cả sản phẩm mới.
 Tạo ra sản phẩm mới và tạo ra phân khúc đồ ăn nhẹ để đáp ứng nhu cầu
khách hàng.
 Mở ra thị trường mới qua bao gói và phân phối. ví dụ khoai tây rán được
đóng trong hộp, và được bán chủ yếu qua các cửa hàng.
 Quảng cáo là 1 chiến lược quan trọng, Frito-Lay chi 60.2 nghìn đo la cho
quảng cáo năm 1985 và con số này tiếp tục tăng lên qua các năm.
 Frito-Lay tiếp tục nâng cao việc quản lý. Suốt những năm 1989, Frito-
Lay phân chia các công ty trong nước Mỹ vào 4 phân khúc để nâng cao
hiệu quả và tăng ảnh hưởng địa phương. Frito-Lay là công ty đầu tiên áp
đưa vào sử dụng hệ thống máy tính cho việc bán hàng, điều này cho phép
người quản lý nắm bắt tình hình bán hàng trong ngày hay trong tháng, và
trong một khu vực, thành phố nào đó, …dựa trên những số liệu nhập vào
hệ thống máy tính đó. Nó giúp cho các giám đốc bán hàng giải quyết các
vấn đề xảy ra và phản ứng một cách nhanh chóng với điều kiện cạnh
tranh.
 Frito-Lay phát triển lợi thế cạnh tranh thông qua mạng lưới phân phối của
mình với hơn 10.000 nhân viên bán hàng.
 Frito phân phối trực tiếp từ nhà máy sản xuất tới các cửa hàng riêng của
mình, cho phép tiết kiệm chi phí trong hoạt động lưu kho bãi.

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY HIỆN NAY:

1. Điểm mạnh.

Về điểm mạnh trong mô hình SWOT của Pepsi, thương hiệu này có một số những điểm mạnh
nổi bật dưới đây.

Thương hiệu nổi tiếng


Pepsi là một thương hiệu đã tồn tại khá lâu gần 50 năm. Vì vậy, họ có khá nhiều kinh nghiệm
cũng như định vị được hình ảnh của mình trong tâm trí người tiêu dùng. Có thể nói, hiện nay
không ai không biết đến thương hiệu Pepsi, nhắc tới Pepsi người ta liên tưởng ngay tới hình
ảnh về một Pepsi giản dị, sôi động, sảng khoái. Pepsi có số lượng lớn khách hàng trung thành
trên toàn thế giới.

Danh mục sản phẩm của Pepsi đa dạng, phong phú hơn so với Coca-Cola.

Vị trí “công ty nước giải khát toàn diện” của Pepsi là một lí do lớn nhất dẫn tới thành công
trên toàn cầu. Ở Mỹ, Pepsi có rất nhiều các thương hiệu sản phẩm như Pepsi, Diet Pepsi,
Pepsi ONE, Mountain Dew, Wild Cherry Pepsi, Aquafina…

Công ty còn sản xuất và bán các loại trà và cà phê uống liền qua các liên doanh với Lipton và
Starbucks. Các sản phẩm chính của Pepsi được bán toàn cầu còn có cả Pepsi Max, Mirinda và
7-Up.

2. Điểm yếu.

Bên cạnh những điểm mạnh, Pepsi cũng có những điểm yếu cần phải khắc
phục.
Một số những điểm yếu chính trong mô hình SWOT của Pepsi có thể được kể
đến như sau:

Bất lợi khi là người đến sau

Trong cuộc chiến với Coca-Cola, Pepsi bất lợi hơn vì là kẻ đến sau. Ví dụ như
khi thâm nhập vào Nga, Venezuela, và Nam Mỹ. Là kẻ đến sau một bước, để
giành giật lại được thị phần Pepsi đã phải nỗ lực rất nhiều, phải đầu tư rất nhiều
để tạo ra sự khác biệt hóa.

Sản phẩm chưa đảm bảo tiêu chuẩn dinh dưỡng


Sản phẩm của Pepsi quá nhiều đường, chất béo, muối..ít hoa quả, rau và sữa ít
béo, điều này gây mối lo ngại về vấn đề sức khỏe với người tiêu dùng.
Giám đốc điều hành Pepsi – bà Indra Nooyi nói rằng: Khách hàng đang quan
tâm nhiều hơn về
sức khỏe. Các Chính phủ trên thế giới đang gây áp lực để cải thiện thành phần
dinh dưỡng trong sản phẩm.

3. Cơ hội.
Để tận dụng điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, Pepsi có thể nắm bắt một số
những cơ hội có lợi để phát triển thương hiệu và tăng doanh số bán hàng như
sau:

Mở rộng phân khúc thị trường thực phẩm


Hiện tại, ngành công nghiệp thức ăn nhanh và thực phẩm đảm bảo cho sức
khỏe, dịch vụ tốt đang phát triển, đây là cơ hội cho Pepsi mở rộng phát triển
sang phân khúc thực phẩm
Tại Mỹ và một số thị trường khác khi các nhà khoa học ngày càng đưa ra nhiều
báo cáo nhận xét về việc uống nước giải khát có ga sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe
thì thị trưởng nước giải khát không ga lại lên ngôi, đây cũng là cơ hội để Pepsi
đầu tư phát triển thêm vào mặt hàng nước giải khát không ga.

Thị hiếu và xu hướng của người tiêu dùng hiện đại ngày càng đa dạng
Thị hiếu và xu hướng của người tiêu dùng hiện đại ngày càng đa dạng. Đây là
cơ hội giúp Pepsi có thể tận dụng được khả năng linh hoạt, óc sáng tạo trong
việc sản xuất sản phẩm đáp ứng nhanh nhất với thị hiếu và nhu cầu của khách
hàng.Thêm vào đó còn giúp Pepsi tập trung vào những mặt hàng có lợi thế dựa
trên nhu cầu của người tiêu dùng.

4. Thách thức.

Bên cạnh cơ hội thì Pepsi cũng cần đối mặt với một số những thách thức. Các
thách thức chính trong phân tích SWOT của Pepsi có thể được liệt kê như sau:

Rủi ro thị trường


Pepsi đang phải đối mặt với 3 loại rủi ro chính có thể đem đến cho công ty
những bất lợi:

 Giá nguyên vật liệu có xu hướng tăng, ảnh hưởng đến chi phí nguyên
vật liệu và năng lượng
 Ảnh hưởng của tỷ giá
 Ảnh hưởng của lãi suất

Rào cản thích nghi với các tiêu chuẩn của thị trường nội địa
Pepsi có chiến lược thâm nhập vào rất nhiều thị trường, do vậy khó khăn với
Pepsi chính là phải thích nghi sao cho phù hợp với tiêu chuẩn của các thị trường
nội địa. Tuy nhiên Pepsi đang đối diện với một thách thức rất lớn. Pepsi có quy
mô khá lớn, do đó đòi hỏi công ty phải có những chính sách marketing, những
giải pháp thích hợp để ứng phó với từng điều kiện, quy định về văn hóa, xã hội,
kinh tế, chính trị và những quy định của Chính phủ các nước.

Bảng phân tích SWOT của Pepsi

Điểm mạnh Điểm yếu Cơ hội Thách thức

 Mở rộng
 Bất lợi
phân khúc
khi là  Rủi ro thị
 Thương thị trường
người đến trường
hiệu nổi thực phẩm
sau
tiếng  Rào cản
 Thị hiếu và
 Sản phẩm thích nghi
 Danh xu hướng
chưa đảm với các tiêu
mục sản của người
bảo tiêu chuẩn của
phẩm đa tiêu dùng
chuẩn thị trường
dạng hiện đại
dinh nội địa
ngày càng
dưỡng
đa dạng

You might also like