You are on page 1of 19

1

Những điều cần biết trước khi giải


Case Study
I. Case study – nghe lạ mà quen?
Trong bối cảnh thị trường tuyển dụng đang ngày càng trở nên khắt khe hơn
đối với sinh viên do sự ảnh hưởng của dịch Covid-19, case study đã dần trở
nên quan trọng, cần thiết không chỉ với các nhà Tuyển dụng mà còn cả sinh
viên khối ngành kinh tế. Đối với những bạn sinh viên theo dõi, quan tâm đến
những chương trình tuyển dụng của các tập đoàn lớn, chắc hẳn cụm từ “case
study” không còn quá xa lạ bởi đây là một phần không thể thiếu trong các
vòng thi, nhằm đánh giá khả năng và năng lực của các bạn.

Tưởng như đây là một xu thế mới mẻ và xa lạ, case study lại mang một định
nghĩa hết sức đơn giản và quen thuộc. Case study chỉ đơn giản là một dạng
nghiên cứu tình huống chuyên sâu về một cá nhân, nhóm cộng đồng,…

II. Vậy case study là gì? Có khó không? Làm


sao để giải?

2
Dưới con mắt của một nhà kinh tế học, case study là một bản nghiên cứu,
phân tích một dự án, chiến dịch hoặc doanh nghiệp để từ đó làm rõ hoàn
cảnh cũng như đề xuất, phát triển những chiến lược giúp cho doanh nghiệp
đó giải quyết được những vấn đề và trở nên thành công hơn. Một case study
bao gồm đầy đủ các số liệu kinh doanh, tình hình cụ thể về các khía cạnh
quan trọng của một doanh nghiệp: tài chính (Finance), nhân sự (HR),
marketing, kinh doanh (sales),…

Việc giải một case study cũng đồng nghĩa với việc sinh viên chứng minh cho
nhà Tuyển dụng về năng lực, tư duy giải quyết vấn đề của bản thân, từ đó
nâng cao khả năng sinh viên đó được tiếp nhận vào trong các tập đoàn,
doanh nghiệp lớn. Tuy vậy, điều đó cũng có nghĩa rằng việc giải một case
study là điều không hề dễ dàng, đòi hỏi ở sinh viên một số những yếu tố cần
thiết như: óc nhạy bén, khả năng nắm bắt thông tin, kiến thức chuyên
ngành,… Không những vậy, với một case study, sinh viên còn gặp phải những
câu hỏi vô cùng lớn, vô cùng nan giải: “Làm thế nào để tiếp cận một case
study? Phải bắt đầu từ đâu? Phải trải qua những bước nào?”

Hiểu được điều đó, HRC cung cấp cho các bạn một số mô hình giải case
study nổi tiếng, được mệnh danh là những kim chỉ nam giúp người giải có
cách tiếp cận vấn đề một cách khoa học, hệ thống, khái quát hơn.

III. Có thể bạn chưa biết một số phương pháp


giải case dưới đây?

1. Mô hình PESTEL

PESTEL Analysis mô tả một bộ khung gồm các yếu tố bên ngoài thuộc môi
trường vĩ mô, giúp người giải case study hiểu được sự tăng trưởng hoặc suy
thoái của thị trường, vị thế kinh doanh, cơ hội và định hướng cho các hoạt
động của doanh nghiệp. Một cách đơn giản hơn, ta có thể hiểu PESTEL như
một công cụ giúp ta định hình được doanh nghiệp trong các bối cảnh: chính
trị, kinh tế, xã hội,…

3
PESTEL là một cụm từ được kết hợp bởi chữ cái đứng đầu của các yếu tố
gồm:

Ví dụ cho mô hình PESTEL Analysis

Coca Cola là một thương hiệu nước ngọt có ga nổi tiếng và lâu đời. Bằng
cách áp dụng mô hình PESTEL, ta có thể phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh
hưởng đến doanh nghiệp Coca Cola như sau:

P(olitical):

● Tuân thủ điều luật mà VFA (Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế) ban
hành.
● Đối với từng quốc gia và vùng lãnh thổ, Coca phải tuân thủ luật pháp
và quy tắc (liên quan đến vấn đề thuế, marketing, nhân công,..) họ đề
ra để có thể tiếp tục phân phối sản phẩm trên thị trường.
E(conomic):

● Coca Cola chú trọng về khẩu vị và sở thích của khách hàng nên có
những định hướng riêng về sản phẩm của mình.
● Doanh thu của Coca Cola chủ yếu đến từ việc bán đồ uống, nước giải
khát.

4
S(ocial):

● Ở Nhật Bản, Coca Cola đã giới thiệu hơn 30 hương vị khác nhau.
● Ở Mỹ, Coca tập trung cung cấp các sản phẩm tốt cho sức khỏe bởi các
thống kê về béo phì và bệnh tim mạch đang là vấn đề nhức nhối tại
quốc gia này.
T(echnology):

● Coca Cola đang làm rất tốt việc áp dụng công nghệ cao ở quy trình sản
xuất.
● Việc sử dụng hiệu quả các công cụ truyền thông mạng cũng là một thế
mạnh.
E(nvironment):

● Việc tiếp cận nguồn nước sạch là một vấn đề ảnh hưởng đến sự sống
còn của Coca Cola, nếu như không thể làm được điều này, Coca Cola sẽ
không thể duy trì được bộ máy sản xuất.
● Hiện nay, Coca Cola đang vấp phải một số phản đối và chỉ trích xoay
quanh vấn đề rác thải nhựa (1 trong 3 nhãn hiệu đứng đầu thế giới về
rác thải nhựa). Công ty này cần phải có những chiến lược và hành động
phù hợp để giảm thiểu số rác thải nhựa trong tương lai.
L(egal):

● Coca đã thực hiện tốt việc đảm bảo tất cả các quyền kinh doanh của
mình.
● Coca có quyền sở hữu của tất cả các sản phẩm trong quá khứ và tương
lai mà công ty phát triển với một quy trình đã được cấp bằng sáng chế.

2. Mô hình SWOT

Nếu như PESTEL giúp ta phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến 1
doanh nghiệp, thì SWOT lại đem đến một góc nhìn sâu sắc về các khía cạnh
tiềm ẩn mà doanh nghiệp đang sở hữu, giúp người giải case có thể hiểu rõ
doanh nghiệp và xây dựng được những chiến lược phù hợp.

5
Trong đó, S (thế mạnh) và W (điểm yếu) được xem là hai yếu tố nội bộ (có thể
kiểm soát và thay đổi) trong một doanh nghiệp, còn O (cơ hội) và T (thách
thức) là hai yếu tố bên ngoài (không thể kiểm soát và thay đổi).

Ví dụ về mô hình SWOT

Vinamilk là một thương hiệu sữa nổi tiếng và lâu đời tại Việt Nam với những
sản phẩm làm từ sữa. Hãy cùng HRC phân tích Vinamilk với SWOT nhé:

S(trength):

● Thương hiệu mạnh, chiếm thị phần lớn cả nước (55%).


● Mạng lưới phân phối rộng lớn (64 tỉnh thành).
● Dây chuyền sản xuất hiện đại và tiên tiến.
W(eakness):

● Nguồn nguyên liệu còn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, chưa chủ
động.
● Các sản phẩm khác (bia, cà phê, trà xanh,…) không có tính cạnh tranh
cao.
● Hoạt động Marketing chưa được đầu tư mạnh ở thị trường miền Bắc.

6
O(pportunities)

● Nhu cầu về sữa tăng mạnh ở cả thị trường trong nước và quốc tế.
● Hàng loạt công nghệ tiên tiến trên thế giới ra đời nhằm hỗ trợ trong
việc nuôi dưỡng bò sữa và phục vụ quá trình sản xuất sữa.
T(hreats):

● Việc kiểm định chất lượng sữa tại Việt Nam đạt hiệu quả chưa cao.
● Quy mô trang trại bò tại Việt Nam còn nhỏ, chưa đạt tiêu chuẩn quốc
tế.
● Nhiều đối thủ cạnh tranh (TH True Milk, Nutifood, Sữa Mộc Châu,…)
Dựa vào những yếu tố trên, doanh nghiệp Vinamilk có thể phát triển những
chiến lược và hướng đi phù hợp trong tương lai.

3. Ma trận BCG

Ma trận BCG là một phương pháp khá phổ biến giúp các công ty phân tích
mô hình kinh doanh của họ cũng như các dòng sản phẩm trên thị trường.

Ma trận BCG tập trung phân tích thị phần và tốc độ tăng trưởng của sản
phẩm trên thị trường, được thể hiện bằng một hình vuông được chia thành
4 phần chính, gồm:

7
● Stars (Ngôi sao): Những sản phẩm thuộc danh mục này chiếm thị phần
tương đối lớn và có tốc độ tăng trưởng cao. Chúng có lợi thế trong việc
cạnh tranh và còn nhiều cơ hội để phát triển lợi nhuận và tăng trưởng
dài hạn.
● Question marks (Dấu hỏi): Những sản phẩm ở danh mục này tuy có vị
thế cạnh tranh và thị phần thấp nhưng lại có tốc độ tăng trưởng cao
và rất triển vọng trong lợi nhuận. Thông thường, các sản phẩm mới
vào thị trường sẽ được liệt kê vào danh mục này.
● Cash cows (Con bò sữa): Danh mục này bao gồm các sản phẩm chứa
thị phần tương đối lớn và có sức cạnh tranh mạnh, tuy nhiên lại có tốc
độ tăng trưởng thấp và hết cơ hội để phát triển.
● Dogs (Con chó): Mức độ cạnh tranh yếu và thị phần thấp, đây là một
trong những ngành tăng trưởng chậm. Danh mục này triển vọng rất
thấp vì chúng đòi hỏi lượng đầu tư lớn nhưng chỉ để duy trì một phần
thị phần rất thấp, rất ít cơ hội để đem về lợi nhuận cao.
4. Mô hình 4P - Mô hình marketing mix cơ bản
Mô hình 4P là bốn yếu tố cần thiết liên quan đến việc tiếp thị một hàng hóa
hoặc dịch vụ đến với khách hàng mục tiêu.

8
Product - Sản phẩm
Một sản phẩm được cho là lý tưởng khi đáp ứng được các nhu cầu của người
tiêu dùng, hoặc nó có sức hấp dẫn đến mức người tiêu dùng nhất định phải
mua nó. Để thành công, doanh nghiệp hiểu được vòng đời của sản phẩm và
có kế hoạch xử lý sản phẩm ở mỗi giai đoạn trong vòng đời của nó.

Price - Giá cả
Giá cả cần có mối liên kết với giá trị thực và giá trị cảm nhận của sản phẩm.
Tuy nhiên, giá trị thực cũng cần xem xét chi phí cung ứng, chiết khấu theo
mùa và giá của đối thủ cạnh tranh. Trong một vài trường hợp, nhà bán hàng
sẽ tăng giá sản phẩm để tăng sự cao cấp, xa xỉ, ngược lại, đôi khi họ cũng sẽ
giảm giá thành sản phẩm để thu hút nhiều khách hàng mua hơn, nhưng rủi
ro là ấn tượng sản phẩm kém độc quyền hơn hoặc kém sang trọng hơn so
với lúc nó được định giá cao hơn.

9
Place - Địa điểm
Mục tiêu là nơi có thể tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng nhất. Địa điểm
không chỉ là nơi đặt cửa hàng hoặc nơi sản phẩm được bày bán, mà còn là
nơi mà phần quảng cáo sản phẩm được xuất hiện. Đó có thể là trên màn
hình của một cửa hàng, hay thậm chí là đưa sản phẩm lên các chương trình
truyền hình, trang web,..để khách hàng chú ý tới sản phẩm hơn.

Promotion - Khuyến mãi


Khuyến mại bao gồm quảng cáo, PR và chiến lược khuyến mãi. Mục tiêu là
cho người tiêu dùng lý do cần và tại sao nên trả một mức giá nhất định cho
sản phẩm.

4. Mô hình SAVE – Mô hình marketing hiện đại


Mô hình Marketing 4P’s đã tồn tại qua hàng thế kỷ. Hiện nay với sự trợ giúp
của công nghệ trong kỷ nguyên số phát triển mạnh mẽ, dường như mô hình
4P’s không còn hoàn toàn đúng với thực tiễn.

Khám phá Khung SAVE - Nó ảnh hưởng như thế nào đến 4P?
Bốn thành tố của mô hình SAVE: Solution (giải pháp), Access (thâm nhập),
Value (Giá trị) và Education (giáo dục). Trong đó Access và Education đang bị
ảnh hưởng nhiều nhất trong Kỷ nguyên số. Mỗi lĩnh vực của khung SAVE
mang lại một sự tương phản khác với cách 4P đã được áp dụng trong quá
khứ.
Bằng cách khám phá cách cấu trúc từng đối tượng của SAVE và mối quan hệ
của nó với người tiền nhiệm, chúng ta có thể bắt đầu thấy sự thay đổi nền

10
tảng trong chiến lược kinh doanh này phù hợp với thực tế thị trường ngày
nay như thế nào.

GIẢI PHÁP – thay vì - Sản phẩm


Các mô hình dựa trên sản phẩm là một sự phù hợp mạnh mẽ của thời kỳ
công nghiệp đầu tiên. Nếu bạn cung cấp một sản phẩm mạnh mẽ, đáng tin
cậy, thì bạn có thể mong đợi thành công của mình chỉ dựa vào sản phẩm đó.
Thành công trong kinh doanh về bản chất gắn liền với chất lượng sản phẩm
bạn đã sản xuất và bạn nên tập trung vào việc sản xuất ra sản phẩm tốt nhất
có thể.

TRUY CẬP – thay vì Địa điểm/kênh phân phối


Trước khi internet phát triển mạnh mẽ và bao trùm tất cả các hoạt động kinh
doanh như ngày nay, Địa điểm của bạn có nghĩa là tất cả.
Nếu bạn là cửa hàng giày được đặt trực tiếp trong trung tâm mua sắm nơi có
mọi người, bạn có thể mong đợi sự tiếp xúc và tương tác với khách hàng tốt
hơn nhiều.
Ngày nay, đây không hoàn toàn là một cách tiếp cận sai lầm trong một số
trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn nhiều đối với đa số các
doanh nghiệp là khả năng tiếp cận dịch vụ của bạn.

11
Người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến việc sản phẩm hoặc dịch vụ của
bạn có thể truy cập được ở mọi nơi, mọi lúc và trên mọi thiết bị.
Bạn càng có thể loại bỏ nhiều rào cản giữa bạn và khách hàng thì càng tốt.
Bạn có thể thấy sự thành công này ở các doanh nghiệp như Amazon hoặc
mạng xã hội, những công ty cung cấp dịch vụ cho hầu hết mọi người trên thế
giới mà không gì khác ngoài trình duyệt web.

GIÁ TRỊ - thay vì Giá sản phẩm


Nó từng là một mô hình đơn giản. Cung cấp sản phẩm tốt nhất bạn có thể,
với giá tốt nhất bạn có thể. Đây là một cách tiếp cận dựa trên giá cả để xây
dựng thương hiệu của bạn đã mang lại hiệu quả tuyệt vời cho các công ty
trong thời đại công nghiệp.
Tuy nhiên, người tiêu dùng ngày nay nghi ngờ nhiều hơn về một sản phẩm
giá rẻ. Thay vào đó, họ tập trung hơn vào nhận thức về giá trị mà sản phẩm
mang lại.
Điều này đánh bại ngay cả giá của sản phẩm và nó chỉ ra vai trò cực kỳ quan
trọng của giá trị đối với cách người tiêu dùng đánh giá một thương hiệu.
Định giá dựa trên giá trị hoạt động tốt hơn khi bạn đã tạo dựng được hình
ảnh thương hiệu mạnh hoặc sản phẩm có các tính năng có giá trị cao hoặc
dịch vụ không thể tìm thấy ở hình thức này từ các đối thủ cạnh tranh trên thị
trường.

GIÁO DỤC – thay vì Quảng bá


Khuyến mại là đối tượng thuê cốt lõi của quảng cáo trong ngày. Các doanh
nghiệp sẽ mua không gian để tự quảng cáo và nhận thức về thương hiệu của
họ sẽ tăng lên.
Tuy nhiên, trong bối cảnh truyền thông ngày nay, người tiêu dùng có thể dễ
dàng điều chỉnh và điều chỉnh những loại thông điệp này.
Với sự gia tăng của các phương tiện truyền thông theo yêu cầu, việc xây
dựng nhận thức về thương hiệu hiệu quả thông qua quảng bá trực tiếp sẽ
khó hơn rất nhiều.
Thay vào đó, một phương pháp giáo dục hiệu quả hơn nhiều.

12
Nếu bạn định vị mình là một chuyên gia, hoặc thậm chí là nhà tư tưởng lãnh
đạo trong ngành và cung cấp nội dung có giá trị giáo dục người tiêu dùng,
bạn sẽ xây dựng được một mối quan hệ tin cậy và tôn trọng.
Ý tưởng là tạo ra nội dung chất lượng cao nhiều thông tin mang lại giá trị
hợp pháp cho người tiêu dùng và khiến họ hoàn toàn sẵn lòng tương tác với
thông điệp của bạn.
Việc xây dựng lòng trung thành của khách hàng là phương pháp giả kim hay
thay đổi này giúp loại bỏ ý tưởng rằng bạn đang bán hàng cho người tiêu
dùng và thay vào đó, củng cố cảm giác phụ thuộc và quen thuộc với thương
hiệu của bạn.

IV. Các tips giải quyết một Case study

1. Hãy tìm hiểu về doanh nghiệp trước khi giải Case

Việc giải case study của ứng viên vẫn đang theo hướng có góc nhìn “thuần
thúy” chuyên môn. Ví dụ như, những case Marketing – sinh viên vẫn đang chỉ
đăm đăm “nhìn” vấn đề thuần túy Marketing, chứ không nhìn bao quát hết
cả công ty. Nguyên nhân là do chưa có cơ hội được thử hết các phòng ban
thực tế. Đôi khi là do mindset vẫn đang “chăm chăm” vào chuyên môn quá,
không nghĩ đến tổng quan cả công ty. Nhất là đối với các ứng viên

13
Management Trainee, việc giải Case study của ứng viên phải trên góc độ
rộng nhất có thể và không được hẹp trong chuyên môn.. Bởi vì, Nhà tuyển
dụng luôn tìm kiếm kỹ năng lãnh đạo – leadership ở mỗi ứng viên. Và điều
tất yếu nhất ở mỗi một nhà quản trị là mindset rộng, cái nhìn bao quát, tổng
quan cho bất cứ vấn đề nào dù lớn hay nhỏ đều rất quan trọng. Vì vậy, trước
khi bắt tay vào giải case, bạn nên dành nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ về
công ty đó trước. Đặc biệt là giá trị cốt lõi, văn hóa và các phòng ban của
công ty. Để chuẩn bị một mindset rộng – đúng đắn và tư duy toàn diện nhất
khi giải case study của công ty đó nhé!

2. Hãy tìm hiểu về cách Nhà Tuyển Dụng… tạo ra Case study

Nghe thì có vẻ như.. vô ích, nhưng đây là một tip khá thông minh khi bạn
muốn thành thạo trong việc giải case study. Khi bạn “thuộc lòng” về quá
trình cũng như cách tạo ra một case study, bạn sẽ dễ dàng đọc, hiểu và phân
tích một case study mới. Ví dụ: Thường thì khi viết một case study, nhà tuyển
dụng sẽ có các cân nhắc về keyword: các mẹo đặt keyword (thường thì để ở
đầu trang), cách các keyword nói lên điểm sáng trong case study,… Việc sớm
phát hiện ra keyword rất quan trọng và đặc biệt có ích cho ứng viên. Trong
thời gian ngắn nhất có thể bạn phải xác định được vấn đề trọng tâm nhanh.
Và việc biết được những “vị trí nóng” này trong Case study sẽ giúp bạn tiết
kiệm thời gian đọc những thông tin thừa đúng không nào?

14
3. Tìm hiểu các công cụ tư duy để giải Case

Mô hình tư duy 5W-2H

Mô hình này bao gồm các công đoạn:

● Why – Xác định mục tiêu, yêu cầu công việc


● What – Xác định nội dung công việc
● Where, When, Who – Xác định địa điểm, thời gian và nhân sự thực hiện
công việc
● How – Xác định phương pháp thực hiện công việc
● How much – không chỉ riêng tiền mà còn bao gồm:
● Man – người thực hiện công việc có đủ trình độ, kỹ năng, kinh
nghiệm, phẩm chất không?…
● Money – ngân sách thực hiện những công việc này là bao nhiêu?
Sẽ được giải ngân mấy lần?…
● Materials – (nguyên vật liệu/hệ thống cung ứng): tiêu chuẩn để
trở thành nhà cung ứng là gì? Tiêu chuẩn nguyên vật liệu ra
sao?…

15
● Machine – Tiêu chuẩn của máy móc là gì? Áp dụng những công
nghệ nào để thực hiện công việc?…
● Methods – làm việc theo cách nào?

Mô hình tư duy 5W2H được coi như “đường xương sống” cơ bản để bạn định
hình được kế hoạch cũng như xây dựng mục tiêu cho cả bản kế hoạch mà
bạn đề xuất cho Case study.

4. Bắt đầu 6 bước phân tích một Case study

Hãy đọc thật kĩ Case

Bước đầu tiên, để hiểu đầy đủ những thông tin – điều gì đang xảy ra với
doanh nghiệp, bạn phải đọc thật kỹ lưỡng case study.

Ban đầu, bạn có thể đọc lướt nhanh để có cái nhìn tổng quan nhất về doanh
nghiệp, con người, tình hình và cả case study. Sau khi đọc lướt, bạn hãy xác
định xem Case study thuộc type nào để có cái nhìn đúng đắn ngay từ bước
đầu tiên. Thông thường, có 4 loại Case study:

● Profit & Lost


● Entering a new market
● Pricing Strategy
● M&A – Should or should not?

Sau đấy, đọc lại một lần nữa thật chậm, take note lại những thông tin, từ
khóa, tình tiết và dữ liệu quan trọng. Hãy thật chắc chắn rằng bạn đã hiểu
đầy đủ và nắm bắt hết mọi thông tin trong case study.

Xác định vấn đề chính trong Case study

16
Bước thứ hai, phân tích cụ thể và rõ ràng vấn đề mà case study đề cập đến.
Một case study có thể có một hoặc nhiều vấn đề. Bạn hãy xác định vấn đề
quan trọng nhất, tách chúng ra khỏi những vấn đề còn lại.

Đối với Management Trainee, là một người quản lý, bạn phải xem xét toàn
diện mọi vấn đề liên quan ở các function khác nhau để hiểu và xác định vấn
đề sâu xa, chứ không đơn thuần là nhìn vấn đề một cách phiến diện về mặt
chuyên môn.

Xác định những hạn chế

Bước thứ 4, xem xét đến những rào cản/ hạn chế (sự khan hiếm nguồn lực)
cho những giải pháp có sẵn cho Case study của công ty. Những hạn chế điển

17
hình như là: tài chính hạn chế, thiếu năng lực sản xuất bổ sung, hạn chế
nhân sự, đối thủ cạnh tranh mạnh, mối quan hệ giữa nhà cung cấp và khách
hàng,… Các ràng buộc phải được xem xét khi đề xuất một giải pháp.

Xác định các phương án thay thế liên quan

Bước 5, xác định các phương án. Hãy thoải mái dùng sự sáng tạo của bạn để
đưa ra các giải pháp cho vấn đề của Case study. Ngay cả khi giải pháp được
đề xuất trong Case study, bạn hãy cố gắng sáng tạo ra những giải pháp tốt
hơn. Nhiều đề xuất nhất có thể! Và hãy liệt kê những phương án ra, kèm theo
các ưu – nhược điểm của chúng nhé!

Xác định phương án tốt nhất

Bước 6, chọn ra phương án tối ưu nhất. Hãy đánh giá các phương án bạn đã

18
liệt kê ra ở bước 5 theo thông tin có sẵn trong Case study, sau đó phương án
tốt nhất sẽ hiện hữu ngay trước mắt bạn. Bạn tuyệt đối không nên bỏ qua
các bước tiến hành ở trên để “nhảy” đến bước này – tuyệt đối không trong
mọi trường hợp. Nếu không thì bạn sẽ bỏ lỡ nhiều thông tin quan trọng, sẽ
hiểu sai vấn đề hoặc bỏ qua những phương án tối ưu nhất. Sau khi chọn ra
phương án tốt nhất, bạn cũng phải cần giải thích thêm tại sao bạn lại từ chối
những đề xuất còn lại.

Xây dựng kế hoạch

Bước cuối cùng trong việc phân tích Case study là phát triển kế hoạch để
thực hiện hiệu quả phương án của bạn. Những đề án tốt mà bạn đưa ra sẽ
không hiệu quả nếu không có một bản kế hoạch cụ thể cho nó.

19

You might also like