You are on page 1of 6

Khái niệm: https://thuvienphapluat.

vn/phap-luat/thoi-su-phap-luat/the-nao-la-nhuong-quyen-
thuong-hieu-dieu-kien-thu-tuc-khi-thuc-hien-nhuong-quyen-thuong-hieu-27688.html#:~:text=Nh
%C6%B0%E1%BB%A3ng%20quy%E1%BB%81n%20th%C6%B0%C6%A1ng%20hi
%E1%BB%87u%20(Franchise,kho%E1%BA%A3ng%20th%E1%BB%9Di%20gian%20nh
%E1%BA%A5t%20%C4%91%E1%BB%8Bnh.

2019:
https://www.saigondautu.com.vn/doanh-nghiep-doanh-nhan/cuoc-do-bo-nhuong-quyen-thuong-
hieu-64868.html

Trong hơn 10 năm trở lại đây, có tới khoảng 200 DN với nhiều thương hiệu, nhãn hiệu thuộc các
ngành hàng khác nhau được cấp phép nhượng quyền tại Việt Nam. Dự báo trong thời gian tới,
Việt Nam vẫn là mảnh đất màu mỡ cho hình thức này phát triển.
Để hiểu rõ hơn xu hướng trong năm 2019, ĐTTC đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Phi Vân,
Chủ tịch HĐQT Công ty Retail & Franchise Asia.
Theo đánh giá của bà Nguyễn Phi Vân, trong năm 2019 chúng ta sẽ tiếp tục nhìn thấy các thương
hiệu nước ngoài đổ bộ vào thị trường Việt Nam theo hình thức nhượng quyền thương mại.
Tuy nhiên, hoạt động nhượng quyền sẽ có sự chậm lại hơn một chút do trước đó đã có nhiều
thương hiệu vào nhưng không thành công. Nguyên nhân do tính linh hoạt cũng như việc xây
dựng mô hình mang tính địa phương của một số thương hiệu vẫn chưa thực sự tốt, nên họ cần
chậm lại để điều chỉnh mô hình sao cho phù hợp.
Song trong năm 2019 này có một điều đáng lưu ý, các thương hiệu khu vực, nhất là khu vực
Đông Nam Á sẽ đổ bộ Việt Nam nhiều hơn, có khi còn hơn cả các thương hiệu mang tầm quốc
tế.
Dễ thấy nhượng quyền là một trong những ngành được chính phủ của nhiều quốc gia công nhận
là một cách phát triển DNNVV hiệu quả nhất, mang lại giá trị về thương hiệu và sản phẩm cao
nhất. Những năm qua, các DN đặc biệt DNNVV tại một số quốc gia châu Á, được chính phủ của
họ hỗ trợ rất nhiều. Họ được học liên tục và có đội ngũ cố vấn nhằm giúp xây dựng những
thương hiệu thành công, từ đó đi ra khu vực và thế giới.
Điểm mạnh của những thương hiệu trong khu vực là họ rất linh hoạt về tài chính, cách làm cũng
như cách hiệu chỉnh mô hình sao cho phù hợp nhất. Đó là cái mà nhiều thương hiệu lớn không
có được. Dù vậy họ cũng có điểm yếu là do phát triển quá nhanh, nên sự bài bản và nền tảng
trong nhượng quyền thương hiệu lại kém hơn các thương hiệu quốc tế lớn.
- Đối với Việt Nam, theo bà Nguyễn Phi Vân có một số ngành nghề truyền thống có thể kinh
doanh nhượng quyền như ẩm thực, nông nghiệp, các ngành sản xuất truyền thống như da giày,
may mặc hay những ngành nghề thủ công, các dịch vụ làm đẹp…
Ngoài ra có một ngành nghề mà rất nhiều người không nghĩ tới nhưng cũng có thể nhượng quyền
được đó chính là công nghệ. Hiện nay có nhiều startup nước ngoài đã nhượng quyền trong mảng
công nghệ nhằm phát triển ra toàn cầu.
Nói riêng về mảng ẩm thực, chúng ta có thể thấy các quốc gia như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật
Bản họ nhượng quyền rất nhiều thương hiệu ẩm thực ra nước ngoài. Và đã có rất nhiều những
món ăn đặc trưng cho đất nước họ được giới thiệu và nhớ tới.
Riêng với Việt Nam, những món ăn như phở Hà Nội, chả cá Lã Vọng, bánh xèo miền Tây, bánh
đa cua Hải Phòng, bún cá rô đồng, bún bò Huế, mì Quảng, bún chả cá Quy Nhơn, bánh khọt
Vũng Tàu, cơm gà Tam Kỳ, bánh canh Trảng Bàng, cơm tấm Sài Gòn, hay những nhà hàng đặc
trưng món ăn miền Nam, Trung, Bắc… là những ý tưởng ẩm thực đầy tiềm năng cho ngành
nhượng quyền về ẩm thực nước ta ra thế giới.
- Bà có nhắc đến việc startup nước ngoài nhượng quyền thành công, vậy với startup Việt khả
năng nhượng quyền có cao không và khi nhượng quyền họ cần chú ý những điều gì?
- Nhượng quyền là một hình thức phát triển kinh doanh, nên có thể sử dụng trong bất cứ ngành
nghề nào, đặc biệt nó rất tốt cho các bạn startup muốn scale up (tăng trưởng) nhanh chóng. Tuy
nhiên, để làm được như vậy ngay từ khi hình thành DN, hay một ý tưởng khởi nghiệp các bạn trẻ
cần hình thành suy nghĩ phát triển ra khu vực và thế giới, chứ không chỉ đặt mục tiêu chiếm thị
trường trong nước.
Và khi đã hình thành suy nghĩ, xây dựng mô hình DN hướng ra toàn cầu, nhượng quyền chính là
hình thức dễ dàng và nhanh nhất để hiện thực hóa mục tiêu đó. Tất nhiên cũng có những suy
nghĩ cho rằng nhượng quyền là sân chơi của các thương hiệu lớn có tiềm lực tài chính mạnh, có
kinh nghiệm và sự bài bản nhất định.
Song các “ông lớn” đều đi lên từ các DNNVV hoặc các startup. Vấn đề quan trọng là nhượng
quyền có những công thức, những nền tảng được xây dựng hết sức khoa học, nên muốn sử dụng
hình thức nhượng quyền thì các DN cần học hỏi nghiêm túc và quan trọng hơn nên có người cố
vấn để làm cho đúng và bài bản ngay từ đầu mới bền vững, còn làm theo kiểu tới đâu sửa tới đó
sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
- Là người tiếp xúc với nhiều startup cũng như các bạn trẻ trong khu vực và thế giới, bà nhận
thấy khác biệt lớn nào trong suy nghĩ của người trẻ Việt Nam và thế giới?
- Mùa hè vừa qua tôi có tham dự một cuộc thi khởi nghiệp ở châu Âu diễn ra tại Hà Lan. Cả ba
đội đạt giải đều là các em sinh viên, trong đó đội đạt giải nhất là nhóm các sinh viên năm thứ 2
của Hà Lan, giải nhì là nhóm sinh viên người Đức, giải ba là nhóm sinh viên Đan Mạch. Những
giải pháp của họ đưa ra giải quyết được khá nhiều vấn đề hữu ích cho xã hội, thậm chí họ đã có
được những đơn hàng lớn.
Lúc này tôi tự đặt câu hỏi với sinh viên năm nhất, năm hai của Việt Nam thông thường các bạn
sẽ làm gì. Và người trẻ Việt Nam đang đối mặt với hai vấn đề. Thứ nhất, chúng ta còn quá
“thảnh thơi” trong khi giới trẻ thế giới đang suy nghĩ giải quyết những vấn đề lớn.
Thứ hai, thách thức khi kinh tế đang chuyển đổi từ sản xuất sang chia sẻ, sáng tạo. Lúc này đòi
hỏi mỗi cá nhân phải có tư duy phản biện, sáng tạo, có khả năng làm việc với mọi người trên thế
giới.
Chúng ta còn ở đây nói câu chuyện của riêng Việt Nam đến khi nào. Người trẻ cần thay đổi tư
duy, ngay cả nhà đầu tư khi quyết định rót vốn vào startup họ cũng muốn thấy được tầm nhìn
phát triển rộng, không chỉ ở nội địa mà còn ra khu vực và thế giới.

2020: https://tapchitaichinh.vn/day-manh-hoat-dong-nhuong-quyen-thuong-mai-tai-viet-
nam.html
Ở Việt Nam, phương thức kinh doanh NQTM xuất hiện từ trước năm 1975, thông qua một số hệ
thống nhượng quyền các trạm xăng dầu của Mỹ như: Mobil, Exxon (Esso), Shell. Sau đó,
NQTM xuất hiện trở lại vào giữa thập niên 90 của thế kỷ XX, nhưng phải đến những năm gần
đây, với xu hướng mở cửa hội nhập kinh tế sâu rộng, Việt Nam mới trở thành thị trường được
các thương hiệu lớn quốc tế và khu vực quan tâm tìm kiếm cơ hội hợp tác NQTM.

Theo Bộ Công Thương, tính đến ngày 12/6/2020, Việt Nam đã cấp phép cho 262 doanh nghiệp
(DN)nước ngoài nhượng quyền tại Việt Nam, trong đó có thể kể đến các thương hiệu lớn của
nước ngoài như: McDonalds, Baskin Robbins (Hoa Kỳ), Pizza Hut, Burger King (Singapore),
Lotteria, BBQ Chicken (Hàn Quốc), Swensens (Malaysia), Karren Millen, Coast London (Anh),
Bvlgari, Moschino, Rossi (Italia)… Lĩnh vực nhận NQTM từ các thương hiệu nước ngoài nhiều
nhất ở Việt Nam là chuỗi thức ăn nhanh, nhà hàng; cửa hàng bán lẻ nội thất, mỹ phẩm, bán lẻ
hàng hóa tiêu dùng khác…; thời trang; giáo dục - đào tạo…

Các DN Việt Nam cũng đã hình thành mô hình NQTM để phát triển thị trường, nâng cao giá trị
thương hiệu. Tiêu biểu cho mô hình NQTM của các doanh nghiệp Việt Nam phải kể đến như
Trung Nguyên, Phở 24, Kinh Đô Bakery, thời trang Ninomax, Foci, giày dép T&T, kinh doanh
cà phê Bobby Brewers…

Việc phát triển kinh doanh theo phương thức NQTM đã giúp các doanh nghiệp NQTM tận dụng
được nguồn vốn, nhân lực từ đối tác để mở rộng kinh doanh; đồng thời, gia tăng doanh số và lợi
nhuận từ nguồn thu chi phí nhượng quyền, nâng cao giá trị thương hiệu và nâng tầm doanh
nghiệp. Đối với bên nhận NQTM, mô hình này giúp hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Các
doanh nghiệp cũng tiết kiệm đáng kể chi phí để tạo dựng thương hiệu, cũng như quảng cáo, xúc
tiến bán hàng.

Hơn nữa, với việc nhận NQTM từ các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam
được chuyển giao những thương hiệu có uy tín và được học hỏi, tiếp cận cách thức kinh doanh
và phương thức quản lý tiên tiến của thế giới.

Một số khó khăn, thách thức

Mặc dù, tiềm năng thị trường NQTM của Việt Nam là rất lớn, nhưng vẫn còn những thách thức
do hoạt động này hiện nay mang tính tự phát và thiếu chuyên nghiệp. Hiện nay, xu hướng
NQTM tại Việt Nam chủ yếu dừng lại ở mô hình nhượng quyền cấp 1 (hay còn gọi là nhượng
quyền độc quyền) khi thương hiệu quốc tế trao quyền cho một doanh nghiệp nội địa phát triển hệ
thống chi nhánh trên toàn lãnh thổ dưới hình thức tự đầu tư và kinh doanh (gọi là phát triển hệ
thống chuỗi).

Rất ít thương hiệu quốc tế tại Việt Nam phát triển thị trường qua hình thức nhượng quyền cấp 2
(nhượng quyền thứ cấp), khi đối tác cấp 1 tiếp tục nhượng quyền từng chi nhánh hoặc từng khu
vực cho một đối tác thứ cấp tiếp theo.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu vốn, thiếu trình độ quản lý và kiểm soát, chưa
chuẩn hoá được quy trình và thương hiệu, chưa hoạch định chiến lược và mô hình kinh doanh
phù hợp nên hầu như chưa thực hiện được mô hình NQTM toàn diện, ít quan tâm đến bảo hộ
thương hiệu.

Tính đồng bộ trong hệ thống chuỗi NQTM của các doanh nghiệp nhượng quyền trong nước còn
thấp. Chất lượng, phong cách kinh doanh giữa các cơ sở nhận nhượng quyền ở cùng một thương
hiệu còn khác nhau (Chẳng hạn, một số nhà hàng Phở 24 bán kèm cả cơm, lẩu, trong khi một số
khác thì không; hay nhiều cửa hàng cà phê Trung Nguyên phục vụ trà Lipton, soda chanh muối
thay vì chuyên cà phê, hương vị cà phê giữa các cửa hàng NQTM của cà phê Trung Nguyên
cũng khác nhau).
Nhiều nơi kinh doanh NQTM tự ý đưa vào sản phẩm, dịch vụ khác làm mờ nhạt sản phẩm cốt lõi
(sản phẩm được NQTM), trong khi đó, nguyên tắc nhượng quyền là các cửa hàng trong chuỗi
phải giống nhau đến 80% với thực đơn thống nhất và nếu có mở rộng, thì không được làm lu mờ
sản phẩm kinh doanh cốt lõi.

Nguyên nhân của thực tế trên là do môi trường pháp lý về NQTM còn bất cập. Khung pháp lý
hiện nay vẫn chưa quy định đầy đủ các vấn đề về hoạt động NQTM như: các quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong hoạt động NQTM còn chung chung, nhiều hình phạt mang tính hình
thức, chưa phù hợp với tính chất và quy mô của NQTM trên thực tế. Mặt khác, một số văn bản
pháp lý liên quan đến hoạt động NQTM còn có sự chồng chéo, mâu thuẫn, tác động đến sự phát
triển của hoạt động NQTM, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước và xử lý tranh chấp liên
quan đến hoạt động nhượng quyền.

Hơn nữa, Việt Nam đang thiếu các tổ chức hỗ trợ hoạt động NQTM, chẳng hạn như Hiệp hội
NQTM Việt Nam. Hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia vào hoạt
động NQTM cũng chưa được chú trọng...

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam

Để giúp các doanh nghiệp trong nước tận dụng được cơ hội trong hội nhập để phát triển NQTM;
đồng thời, tạo môi trường thuận lợi cho các đối tác nước ngoài mở rộng thị trường tại Việt Nam,
trong thời gian tới, cần chú trọng triển khai một số giải pháp sau:

Về phía Nhà nước

Một là, hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động NQTM, phù hợp với các cam kết hội
nhập mà Việt Nam đang tham gia. Cần ban hành các quy định quản lý chặt chẽ và hiệu quả, như:
Quy định về việc kiểm tra, cụ thể hóa các biện pháp chế tài đối với trường hợp vi phạm pháp luật
về NQTM.

Hai là, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi đầu tư kinh doanh. Bên cạnh đó, đẩy mạnh
cung cấp thông tin thị trường trọng tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia các hội nghị
xúc tiến, ưu đãi về vốn để doanh nghiệp trong nước, tạo dựng thương hiệu và thị trường ra bên
ngoài; Đẩy mạnh tuyên truyền và phổ biến pháp luật về NQTM.

Ba là, có cơ chế, chính sách để ngân hàng thương mại hỗ trợ cho các bên nhượng và nhận
NQTM thông qua việc cung cấp tín dụng có bảo lãnh hoặc thế chấp thương hiệu, thế chấp tài sản
tự có.

Về phía doanh nghiệp

Thứ nhất, doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm, tiếp cận các kinh nghiệm, kiến
thức, pháp luật, các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực NQTM và tuân thủ các quy định của pháp luật
về NQTM. Có chiến lược xây dựng thương hiệu và hệ thống kinh doanh được tổ chức khoa học,
hợp lý, hiệu quả và mang tính đặc thù. Đặc biệt, doanh nghiệp cần tìm hiểu thật kỹ các yếu tố
pháp luật ràng buộc và tài sản sẽ được chuyển giao kèm liên quan đến quyền của mình, nhất là
những quyền liên quan đến bí mật kinh doanh, công nghệ.

Thứ hai, muốn đạt được hiệu quả trong NQTM, các doanh nghiệp cần lựa chọn được đối tác làm
ăn là các thương hiệu có uy tín, đủ sức hấp dẫn, không thua lỗ và phải phân tích, đánh giá được
xu hương tiêu dùng để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nghiên
cứu thị trường để xác định mô hình kinh doanh phù hợp với năng lực tài chính, nhu cầu thị hiếu
của người tiêu dùng trên địa bàn dự kiến kinh doanh.

Doanh nghiệp cần tái cấu trúc, củng cố và phát triển nội lực doanh nghiệp trước khi chuyển sang
áp dụng mô hình nhượng quyền. Xây dựng các nền tảng hỗ trợ thiết yếu trong nhượng quyền
như: Nền tảng thương hiệu và tiếp thị; vận hành và cung ứng; nhân lực và đào tạo; phát triển hệ
thống nhượng quyền.

Thứ ba, tăng cường công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia hoạt động
NQTM, qua đó các triết lý kinh doanh từ bên nhượng quyền mới được chuyển giao trọn vẹn cho
bên nhượng quyền. Việc đào tạo cũng là cơ hội để cả bên nhượng quyền và nhận quyền tăng sự
hiểu biết lẫn nhau, cùng duy trì và phát triển hệ thống nhượng quyền.

Thứ tư, thành lập Hiệp hội NQTM Việt Nam nhằm thúc đẩy hoạt động NQTM phát triển, có chất
lượng cao hơn, góp phần tháo gỡ khó khăn về tổ chức, điều phối và phát triển có định hướng đối
với loại hình thương mại này.

Phân tích thực trạng về tình hình hoạt động hình thức thâm nhập đó tại Việt Nam qua 3 năm:
Năm 2021:
Phần lớn các thượng hiệu phát triển hình thức Nhượng quyền đều nằm ở phân khúc bình dân.
Lý do thượng hiệu bình dân phát triển Nhượng quyền:
             - Dễ mở – dễ đóng – dễ sang nhượng
             - Nhà đầu tư dễ chọn mặc dù năng lực yếu nhưng vẫn dễ đào tạo. Hình thức đào tạo dễ
dàng (thực hành, hướng dẫn riêng).
             - Thương hiệu không nhất quán
Về Nhượng quyền trung – cao cấp, đã có rất nhiều thương hiệu thử tiếp cận vào mảng Nhượng
quyền nhưng bị thị trường Việt Nam đều đẩy bật ra.
Lý do:
             - Giá cao khó bán Nhượng quyền cho những Nhà đầu tư không đủ bản lĩnh.
             - Thương hiệu đẹp kén chọn nhà đầu tư nên co mình để bảo đảm chất lượng.
             - Nhà đầu tư mê mẫn chuỗi thương hiệu lớn cho mặt bằng đang có nhưng Thương hiệu
lớn không muốn phụ thuộc mặt bằng Chủ đầu tư.
             - Nhà đầu tư không hẳn tìm kiếm cơ hội sinh lời mà tìm sự phù hợp, thích thú với mô
hình thương hiệu.
             - Thông tin về Thương hiệu Nhượng quyền còn chưa được truyền thông minh bạch và
đúng cách đến các Nhà đầu tư => Thương hiệu Nhượng quyền không tìm được Nhà đầu tư,
thương hiệu không Nhượng quyền thì Nhà đầu tư hỏi tới tấp.
https://redfranchise.vn/tin-tuc/tinh-trang-nhuong-quyen-tai-viet-nam-2021
Thời gian qua, thị trường nhượng quyền trong nước chứng kiến sự tham gia của các doanh
nghiệp ngoại và cả những doanh nghiệp nội. Điều này đã và đang tạo ra sự sôi động trên thị
trường Việt Nam. https://sieuthitana.vn/bao-ve-thuong-hieu-trong-kinh-doanh-nhuong-quyen-
nd282030.html

Tính đến ngày 12/6/2020, Theo Bộ Công Thương, Việt Nam đã cấp phép cho 262doanh nghiệp
nước ngoài nhượng quyền tại Việt Nam. Trong đó phải kể đếnnhững cái tên như: Circle K (2009),
Domino’s (2010), Burger King (2011),... https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-kinh-te-
quoc-dan/quan-tri-marketing/quan-tri-kenh-phan-phoi-nhuong-quyen-thuong-hieu-cua-tra-sua-
tocotoco/24217262
 

You might also like