You are on page 1of 5

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH

KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

Giảng viên hướng dẫn : cô Nguyễn Huệ Minh

Tên HP : Quản trị kinh doanh quốc tế

Mã lớp HP : 22C1BUS50300809

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Hồng Hoa

Lớp - MSSV : KM001 - 31201020315


Bài làm

Câu 1: Hãy mô tả những xu hướng thay đổi của nền kinh tế toàn cầu trong 30 năm gần
đây. Những xu thế này tạo ra các cơ hội và thách thức gì cho các doanh nghiệp kinh doanh
ở Việt Nam? (số lượng từ: 548 từ)

Trong 30 năm qua, thế giới đã trải qua rất nhiều biến động về kinh tế. Những sự thay đổi
đó không ai có thể dự đoán và lường trước, nó đem lại cho các quốc gia nhiều thách thức cũng
như cơ hội. Trải dài 30 năm, những sự kiện, xu hướng đã xảy ra đối với nền kinh tế có thể kể đến
như sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, giúp thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách nhanh
chóng và hiện đại để theo kịp bước tiến của công nghệ. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang
xảy ra khiến tốc độ cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Tiến bộ công nghệ được xem là
nển tảng công nghệ cho việc toàn cầu hóa kinh tế. Toàn cầu hóa là việc thiết yếu cho lợi ích phát
triển của hầu hết các quốc gia, việc đẩy mạnh dòng chảy xuyên biên giới về hàng hóa, vốn, công
nghệ, thông tin..giúp tìm thấy được nguồn lực tối ưu, vượt qua những hạn chế về nguồn lực và
hạn chế thị trường mà các quốc gia phải đối mặt, và tăng tốc độ tăng trưởng tiềm năng của nền
kinh tế. Tiếp đến là với sự phát triển nhanh chóng của thương mại hàng hóa, dịch vụ và công
nghệ, toàn cầu hóa đã thúc đẩy sự hình thành hệ thống thương mại đa phương của thế giới, đẩy
nhanh tốc độ tang trưởng thương mại quốc tế, thúc đẩy sự phát triển của tự do hóa thương mại.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, dưới tác động tiêu cực đến từ dịch Covid, xung đột, các xu
hướng có phần thay đổi..như liên kết quốc tế có phần chững lại, toàn cầu hóa chuyển dần sang
khu vực hóa thương mại, trung tâm thịnh vượng toàn cầu chuyển dịch từ Tây sang Đông, với vai
trò dẫn dắt ngày càng lớn của Trung Quốc dẫn tới sự chuyển dịch trật tự kinh tế và quyền lực
trên phạm vi toàn cầu.

Cơ hội:

- Là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy thu hút đầu tư vốn nước ngoài (FDI),
mở rộng giao thương quốc tế.
- Áp dụng các thành tựu công nghệ vào việc kinh doanh.
- Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm được nguồn nguyên liệu đầu vào giá rẻ nhờ hội
nhập kinh tế (sự hỗ trợ đến từ các hiệp định, tổ chức mà nước ta tham gia).
- Đổi mới sáng tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để sẵn sàng cung ứng nguồn lao
động chất lượng cao cho các tập đoàn.
Thách thức:

- Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đặt các doanh nghiệp Việt Nam vào tình thế cạnh
tranh khốc liệt hơn, không chỉ với các đối thủ trong nước mà còn là nước ngoài.
- Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 làm các doanh nghiệp phải theo kịp tốc độ tăng trưởng về
công nghệ, phải tăng tốc độ chuyển đổi số.
- Áp lực về nguồn vốn, công nghệ và nhân lực kĩ thuật cao để có thể làm chủ các ngành
kinh tế mũi nhọn.

Câu 2: Trình bày một tình huống cụ thể về một công ty đa quốc gia bị những rào cản về
văn hóa – xã hội hoặc chính trị - pháp luật gây khó khăn dẫn đến thất bại hoặc doanh thu
không được như mong đợi khi thâm nhập thị trường mới. phân tích tình huống để chỉ ra
khó khăn của doanh nghiệp trong các trường hợp đó và nêu lý do vì sao công ty đó lại gặp
những khó khăn trên. Hãy đưa ra giải pháp giúp công ty khắc phục những khó khăn đó.
(số lượng từ: 810 từ)

Thương hiệu cà phê Gloria Jean’s đến từ nước Úc đã gia nhập thị trường Việt Nam thông
qua hợp đồng nhượng quyền vào năm 2006, và đã rời khỏi thị trường Việt vào tháng 4/2017.
Được biết đến là một thương hiệu cà phê lớn hoạt động mạnh mẽ và thành công tại nhiều thị
trường trên thế giới, logo với hình ảnh cốc cà phê nóng hổi nằm sâu trong lòng bàn tay đã để lại
dấu ấn trong lòng thực khách.

Gloria Jean’s Coffee thành công tại quê nhà và nhiều nước khác nhưng vào 2012 (sau 6
năm hoạt động tại Việt Nam) chỉ mở được vỏn vẹn 6 cửa hàng tại TPHCM, đến 2016, con số này
chỉ còn lại 2, và kết quả là đóng cửa hoàn toàn. Nguyên nhân là do đâu?

Hiểu rõ thị trường là yếu tố quan trọng nếu muốn kinh doanh thành công, Gloria Jean’s
Coffee có lẽ đã không quá hiểu về thị trường Việt Nam khi sản phẩm của thương hiệu đa phần
được tạo nên từ hạt cà phê Arabica trong khi người Việt thích uống hạt Robusta với vị đắng và
hàm lượng caffeine cao, loại cà phê bán chạy tại quê nhà là espresso không quá được lòng thực
khách nước ta vì khẩu vị không hợp. Được biết, khi kinh doanh tại Việt Nam, thương hiệu này
đã mắc phải sự rập khuôn thương hiệu mẹ tại Úc, nhưng những điều đó lại không phù hợp với
nước ta. Là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới, ta có một gu cà phê riêng biệt, thị trường
nội địa có vô số cửa hàng cà phê đáp ứng nhu cầu người dân. Văn hóa uống cà phê quen thuộc
với người dân đến nổi, khi gặp nhau mọi người thường hay dùng “cà phê không?” thay cho “gặp
nhau không?” khiến Gloria Jean’s phải cạnh tranh khốc liệt với thị trường nội địa, và những gì
mà Gloria Jean’s đem lại là không đủ để giữ chân khách hàng. Việc lựa chọn phân khúc chưa
hợp lí cũng là một trong những nguyên nhân khiến chuỗi cà phê này thất bại, nhắm đến phân
khúc khách hàng cao cấp, giới doanh nhân, người có thu nhập cao – họ thường không chiếm số
đông và rất khó tính. Một điều nữa trong văn hóa thưởng thức của Việt Nam là thường bị cái mới
mẻ thu hút, vì vậy khi mới vào thị trường, Gloria Jeans được nhiều khách hàng ủng hộ nhưng sau
một thời gian, sự không hợp khẩu vị cùng với giá thành đắt đỏ, họ sẽ quay lại với những hàng
quán quen thuộc mà họ chỉ cần trả mức giá rẻ hơn tận 2, 3 lần. Dù chỉ là nhượng quyền nhưng
Gloria Jean’s dường như đã quá chủ quan khi không tìm hiểu kĩ văn hóa thị trường Việt Nam để
có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp. Đó là những nguyên nhân dẫn đến thất bại
của Gloria Jean’s tại thị trường Việt Nam.

Sau một thời gian vắng bóng, thương hiệu này đã quay lại Việt Nam – thị trường béo bở
không thể bỏ qua. Với lần quay lại này, không biết liệu Gloria Jean’s Coffee đã rút ra được bài
học để định hướng kinh doanh thành công hơn không, tất cả hãy để thời gian trả lời.

Giải pháp cho Gloria Jean’s Coffee khắc phục những khó khăn trên:

- Cần có những điều chỉnh về giá để phù hợp với thu nhập của khách hàng, điều chỉnh về
menu để đem lại những món thức uống phù hơp khẩu vị người Việt.
- Nên thực hiện các cuộc nghiên cứu thị trường để tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu của người
tiêu dùng, “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.
- Trang trí không gian quán, kết hợp văn hóa bản địa của Việt Nam vào mô hình kinh
doanh, nhưng không làm mất đi nét riêng của thương hiệu.
- Gloria Jean’s Coffee cần xây dựng chiến lược tiếp cận nhu cầu người tiêu dùng Việt.
- Đẩy mạnh phát triển chất lượng và hương vị cà phê – thứ luôn là thế mạnh của thương
hiệu.
- Nên áp dụng chiến lược tiếp thị thích ứng với văn hóa địa phương độc đáo. Vì có thể
thấy, các yếu tố văn hóa có tác động quan trọng đến hoạt động tiếp thị quốc tế, Gloria
Jean’s Coffee phải nên có sự nhạy cảm và khả năng thích ứng với những khác biệt ở thị
trường Việt, từ đó xây dựng các chiến lược về sản phẩm, giá cả, khuyến mại và kênh bán
hàng (4P) theo các yếu tố văn hóa địa phương.
Tài liệu tham khảo

(1) NCĐT, (2012, ngày 22 tháng 05), Gloria Jeans nan giải với cửa ải Việt Nam. Truy xuất
từ shorturl.at/htzY0
(2) Chuỗi cà phê Gloria Jean's đóng cửa hoàn toàn tại Việt Nam. (2017). Truy xuất từ
shorturl.at/abLQX
(3) Phạm Thắng, (2020), Trật tự kinh tế thế giới sẽ khác sau đại dịch COVID-19. Truy xuất
từ https://baoquocte.vn/trat-tu-kinh-te-the-gioi-se-khac-sau-dai-dich-covid-19-
114615.html
(4) Duy Hưng, (2020), Triển vọng thương mại toàn cầu hậu COVID-19: 4 xu hướng trong
trung hạn. Truy xuất từ https://congthuong.vn/trien-vong-thuong-mai-toan-cau-hau-
covid-19-4-xu-huong-trong-trung-han-140473.html

You might also like