You are on page 1of 38

NGÀNH TRÀ SỮA:

1. Môi trường Vi mô:


a. Khách Hàng:
- Phục vụ đối tượng chính là giới trẻ, những người luôn năng động, ưa thích những trải nghiệm mới mẻ, các thương hiệu trà
sữa luôn biết cách làm mới bản thân bằng cách tự tạo xu hướng để duy trì độ "hot" riêng của mình. Không giống sự thâm
trầm của thị trường cà phê, với trà sữa, sự sáng tạo, khác biệt, là điều kiện đầu tiên để các thương hiệu tăng lợi thế cạnh tranh.
Nếu xét xu hướng qua từng năm sẽ thấy rất rõ điều này: 2017 với "trà sữa kem cheese", 2018 "sữa tươi trân châu đường đen"
làm mưa làm gió khắp hang cùng ngõ hẻm và 2019 lại là năm của cơn sốt "trà sữa nướng", "trà sữa trân châu hoàng kim”.
- Việt Nam, trà sữa trân châu rất phổ biến ở vùng núi phía Đông Bắc, giữa các cộng đồng dân tộc, nhân viên văn phòng và
điển hình là các nhóm sinh viên đại học.
- Nhóm khách hàng là những đối tượng trẻ tuổi thì có tần suất uống trà sữa cao hơn hẳn những đối tượng khác là 60% có tần
suất uống ít nhất 1 lần/ tuần. Nghiên cứu thị trường trà sữa cũng chỉ ra rằng tỉ lệ người có độ tuổi từ 15-21 có tần suất uống
trà sữa 2-3 lần/ tuần là cao nhất chiếm 24%. Những người trung niên từ 30-38 tuổi có tỉ lệ sử dụng trà sữa 2-3 lần/ tuần chiếm
tỉ lệ 19%, đây cũng là một con số ấn tượng với nhóm khách hàng khó để tiếp cận với cái mới này.
b. Đối thủ cạnh tranh (tình hình cạnh tranh trong ngành hàng)
- Dingtea có lẽ là thương hiệu “trùm” hiện nay tại thị trường Việt Nam, mặc dù nó chỉ phủ sóng ở Hà Nội nhưng số lượng cửa
hàng rất lớn lên tới 89 cửa hàng toàn quốc. Xếp sau Dingtea là một loạt các thương hiệu như Toco Toco (61 cửa hàng), Gong
Cha (15 cửa hàng), Trà Tiên Hưởng (47 cửa hàng). Thêm vào đó những thương hiệu Việt cũng gia tăng sự cạnh tranh với sự
xuất hiện của Phúc Long – một thương hiệu Việt rất ưa chuộng (16 cửa hàng), Hoa Hướng Dương (18 cửa hàng), Bobapop
(49 cửa hàng)… Chính bởi yếu tố hấp dẫn và đầy tiềm năng thì theo nghiên cứu này các thương hiệu ngoại nhập liên tục đổ
bộ vào, và các thương hiệu Việt không nằm ngoài cuộc chơi khi các thương hiệu “made in Vietnam” liên tục xuất hiện và
chất lượng không thua kém gì với các thương hiệu đến từ “nơi sinh” của nó là Đài Loan.
- Mới đây, theo đánh giá của Euromonitor, thị trường đang có hơn 100 thương hiệu cùng nhau phân chia miếng bánh trị giá
gần 300 triệu USD với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 20%. Một số cái tên vẫn duy trì được tên tuổi và mở rộng bất
chấp sự "thanh lọc" của thị trường như: ToCoToCo, Ding Tea, Gong Cha, Tiên Hưởng, Koi Thé, Tealive,… Tại các đô thị
lớn như TP.HCM, Hà Nội, những chuỗi trà sữa chuyên nghiệp, phong cách sáng tạo, vẫn thu hút một lượng lớn giới trẻ, đặc
biệt là Gen Y, Gen Z.
- Số lượng cửa hàng đang tăng lên mỗi tháng và bây giờ, các cửa hàng trà sữa đang phát triển với con số chóng mặt. Chính vì
sự phát triển về số lượng này, khiến sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt tại thị trường Trà sữa. Các chiến lược Marketing đang
dần được các thương hiệu phát triển và tạo ra lợi thế riêng cho mình. Các thương hiệu làm rất tốt về mặt truyền thông như:
Dingtea, Gongcha, Phúc Long, Bobapop. Đây là những minh chứng rõ ràng về sức mạnh của Digital Marketing giúp các
thương hiệu tạo được lợi thế với các đối thủ cùng ngành.
2. Môi trường Vĩ mô:
a. Quy mô dân số - kinh tế:
Cơ cấu dân số: độ tuổi từ 15 đến 30 là nhóm đối tượng chủ yếu mà ngành trà sữa hướng đến. Việt Nam lại là một quốc gia
có cơ cấu dân số trẻ, tỷ lệ người ở độ tuổi này lên đến 27,3% năm 2017 => Việt Nam chính là một thị trường tiềm năng để
phát triển. Về kinh tế của đối tượng thanh thiếu niên độ tuổi từ 15-35 tuổi, sức mua của họ phụ thuộc vào lương, tiền lương
làm thêm.
Tỉ lệ dân thành thị tăng, trình độ dân trí ở khu vực thành thị thường cao nên vừa là nguồn tiêu thụ tiềm năng đồng thời cung
cấp một nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành trà sữa Việt Nam trong việc sản xuất, phân phối, xúc tiến… Tỉ lệ dân cư
đô thị ngày 1 tăng nhanh nhu cầu của người dân tăng cao về mọi mặt, đặc biệt là nhu cầu về ẩm thực đồ ăn thức uống, thị
trường trà sữa đang rất sôi nổi trong thời gian gần đây.
b. Môi trường công nghệ:
Tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật – công nghệ phát triển làm cho cuộc sống
của con người ngày càng được cải thiện và phát sinh thêm nhiều nhu cầu mới.

1
Cùng với sự phát triển của công nghệ, internet ngành trà sữa đẩy mạnh quảng cáo truyền thông các chương trình khuyến mãi
qua Facebook – một kênh xã hội được giới trẻ sử dụng phổ biến nhất ở nước ta. Ngoài ra, một số thương hiệu trà sữa cũng
được một số khách hàng biết tới thông qua tivi, radio,…
c. Môi trường chính trị - văn hóa
Việt Nam, hơn cả các khu vực khác của châu Á, đã sẵn sàng cho xu hướng trà sữa trân châu. Kể từ khi Pháp chiếm đóng,
quán cà phê và cửa hàng trà đã trở thành một phần của văn hoá Việt Nam. Cà phê với sữa đặc được biết đến với tên gọi dân
dã là cà phê sữa đá, đã là một phần của văn hoá đồ uống tại đây. Vì vậy, thêm sữa vào trà hoặc cà phê hiển nhiên không có
gì là mới lạ. Trước đây, Việt Nam đóng cửa văn hoá lẫn chính trị và mãi đến những năm 1980, khi bước vào thời kỳ Đổi
Mới, đất nước mới có những thay đổi được thúc đẩy bằng những cải cách kinh tế. Chính vì thế, giới trẻ Việt Nam lúc này
khao khát được thưởng thức những điều mới mẻ và kỳ lạ. Một cái gì đó dưới dạng một mốt toàn cầu ngon miệng và có liên
kết đến văn hoá quán cà phê công cộng, chứng tỏ sự pha trộn hoàn hảo giữa những điều vốn đã quen thuộc và sành điệu mới
mẻ. Cũng vì vậy, thanh niên Việt Nam thà chi 50.000 đồng (2,15 USD) cho một tách trà hơn 20.000 đồng (0,85 USD) cho
một ly cà phê sữa đá, hoặc thậm chí dưới 5.000 đồng (0,21 USD) cho một ly trà đá.

NGÀNH MÌ GÓI:

1. Môi trường Vi mô:


a. Khách Hàng:
- Theo một báo cáo được công bố mới đây của Kantar Worldpanel về thị trường mì ăn liền Việt Nam trong 2 quý đầu năm
2019, bình quân khối lượng tiêu thụ mì ăn liền tính trên đầu người mỗi năm tại khu vực nông thôn lên đến 56 gói; ở
TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ là 36 gói. Đáng chú ý, có đến 90% hộ gia đình Việt Nam sử dụng thực phẩm này
và bình quân cứ 2 ngày, thị trường lại đón nhận thêm một thương hiệu mì ăn liền mới.
- Đối với nhiều sinh viên và người lao động thì mì gói là món ăn khá quen thuộc do giá rẻ. Tại Hà Nội, một bát bún giá rẻ
cũng phải 15.000 đồng, một tô phở “nhẹ nhàng” cũng mất 20.000 đồng, mua xôi dưới 5.000 không ai bán, thì có lẽ mì gói
là một trong những món ăn ít ỏi “vừa ăn, vừa xì xụp” có thể mua với giá 3.000- 3.500 đồng.
- Với nhiều người ăn mì gói không phải vì lý do kinh tế mà vì sự tiện lợi. Trong guồng máy công việc tại nhiều đô thị, có
những người cả ngày lu bu chẳng có thời gian ra ngoài mua đồ thì mì gói được lựa chọn để họ có thể vừa ăn vừa làm việc.
Hay với nhiều người lười nấu ăn thì một bát mì nóng cũng là cứu cánh thay cho đồ hộp hay đồ ăn nguội.
- Khách hàng được phân thành 2 nhóm:
+ Khách hàng lẻ: Cũng giống như các doanh nghiệp khác, Acecook Việt Nam luôn phải đối đầu với các áp lực từ khách
hàng. Luôn phải thường xuyên có các chương trình chăm sóc khách hàng và phải làm khách hàng hài lòng. Bất cứ lúc nào
khách hàng cũng có thể từ bỏ không dùng sản phẩm của mình và chuyển sang dùng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Đây
là áp lực luôn theo đuổi các doanh nghiệp và nó không bao giờ được giảm xuống cả.
+ Khách hàng lớn như các nhà phân phối, các đại lý.
b. Đối thủ cạnh tranh:
- Thị trường mì gói Việt Nam chứng kiến sự thống trị của Acecook trong nhiều năm với thị phần lúc đỉnh cao lên đến
khoảng 50%. Tuy nhiên, với miếng bánh ngày càng nở rộ, có nhiều đơn vị cả trong và ngoài nước đang lao vào cuộc đua
tiếp cận 100 triệu người tiêu dùng.
- Hảo Hảo chiếm thị phần lớn nhất trong danh mục mì gói. Thị phần Modern lại có tỉ lệ cao nhất trong danh mục mì dạng ly.
- Nếu như năm 2010, Acecook chiếm 48,2% thị phần, hơn gấp đôi Masan (12%) và Asia Food (11,6%) cộng lại thì đến năm
2014, thị phần của Acecook chỉ còn 38,9% trong khi Masan tăng gấp đôi lên 24,6%. Sự tăng trưởng của Masan đến từ 2
thương hiệu giá thấp là Kokomi và Sagami. Năm 2010, tổng thị phần của 2 thương hiệu này chỉ là 0,9% (khi đó chưa có
Sagami) và đã tăng lên 13,3% trong năm 2014. Trong khi đó, thị phần của Omachi chỉ tăng nhẹ từ 8,4% lên 9,2%. Những
cái tên lớn nhất bên ngoài Top 3 gồm có Vifon, Saigon Ve Wong, Colusu Miliket, Thiên Hương với thị phần từ 2-6%.
- Để tạo sự khác biệt, thu hút người tiêu dùng, doanh nghiệp (DN) còn tung ra nhiều mặt hàng đặc trưng như mì trứng vàng,
mì không chiên 365, mì không chiên Mikochi hay mì Hoàng Gia có thịt, mì Ba Miền bổ sung các vitamin nhóm B… Giá
bán của các sản phẩm mì gói dao động từ 2.500-7.000 đồng/gói. Ngoài ra, một số sản phẩm mì ly nhập khẩu có giá gần
30.000 đồng/ly.

2
- Cuộc chạy đua giành thị phần mì gói không chỉ có sự tham gia của các DN sản xuất mì mà các nhà bán lẻ cũng “nhảy vào”
khai thác với nhãn hàng riêng, theo thương hiệu của siêu thị. Theo đó, nhà bán lẻ thường nắm trong tay các số liệu về thị
trường, sức mua và thị hiếu tiêu dùng nên khai thác hàng nhãn riêng vào đúng dòng sản phẩm đang tiêu thụ mạnh nhất.
Những nhãn hàng này sẽ cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm của các DN, giá rẻ hơn ít nhất 5%-10%. Chẳng hạn, nhóm hàng
mì gói, mì chua cay hiện đều có trong danh sách nhãn riêng của nhiều siêu thị. Như Big C đang bán mì tôm chua cay nhãn
riêng Wow với giá chỉ 2.200 đồng/gói, một thùng 30 gói giá 65.000 đồng…

2. Môi trường Vĩ mô:


a. Môi trường dân số - kinh tế
Việt Nam có hơn 90 triệu dân, mật độ dân số ngày càng cao, nhất là ở các thành phố lớn, cơ cấu dân số trẻ, số lượng người
trong độ tuổi lao động lớn. Do đó, Việt Nam là một thị trường có nguồn lao động dồi dào, nhân công rẻ và cũng là thị
trường tiêu thụ hàng hóa đầy hứa hẹn đối với ngành mì ăn liền.
b. Môi trường công nghệ:
Trong phạm vi môi trường kinh tế quốc dân, yếu tố kỹ thuật – công nghệ cũng đóng vai trò ngày càng quan trọng, mang
tính chất quyết định đối với khả năng cạnh tranh, và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
Xu thế hội nhập buộc các doanh nghiệp ở nước ta phải tìm mọi biện pháp để tăng khả năng cạnh tranh là giá cả, doanh
nghiệp đạt được điều này nhờ việc giảm chi phí trong đó yếu tố công nghệ đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, các doanh
nghiệp phải chú ý nâng cao nhanh chóng khả năng nghiên cứu và phát triển, không chỉ chuyên giao, làm chủ công nghệ
ngoại nhập mà phải có khả năng sáng tạo được kỹ thuật công nghệ tiên tiến. Do vậy, công nghệ tiến tiến ở nước ta hiện nay
giúp ngành mì ăn liền tăng khả năng cạnh tranh giá cả, giảm chi phí.
Sự phát triển của công nghệ hiện nay gắn chặt với sự phát triển của công nghệ thông tin. Việc ứng dụng công nghệ thông
tin vào lĩnh vực quản lý sẽ góp phần nâng cao khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin, đặc biệt là những thông tin về thị
trường. Xóa bỏ các hạn chế về không gian, tăng năng suất lao động.
Thêm vào đó, công nghệ truyền thông của Việt Nam cũng đang phát triển rất mạnh mẽ, giúp cho doanh nghiệp quảng bá về
sản phẩm của công ty một cách dễ dàng tới người tiêu dùng bằng nhiều cách khác nhau như: quảng cáo trên Internet, báo
điện tử, truyền hình, show quảng cáo, ngành mì gói đã thực hiện chiến dịch truyền thông khá tốt, đầu tư không ít vào truyền
thông để quảng bá cho mọi người biết đến thương hiệu.
c. Môi trường thiên nhiên:
Với khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, các địa phương ở miền Trung hay bị bão lũ về mùa mưa thì mì ăn liền trở thành
món cứu tế cho người dân. Do vậy thị trường mì ăn liền vào mùa mưa lũ rất sôi động.
d. Môi trường văn hóa:
Ở Việt Nam, người Bắc thì ăn nhạt, miền Trung chuộng vị mặn đậm đà, trong khi người miền Nam lại thích ăn ngọt hơn.
Việt Nam là một nước nông nghiệp thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt đới gió mùa. Ngoài ra, lãnh thổ Việt Nam được chia ra ba
miền rõ rệt là Bắc, Trung, Nam, cùng với đó là 54 dân tộc anh em. Chính các đặc điểm về địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu
đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng – miền. Mỗi miền có một nét, khẩu vị đặc trưng. Điều đó góp
phần làm ẩm thực Việt Nam phong phú, đa dạng. Đây là một văn hóa ăn uống sử dụng rất nhiều loại rau (luộc, xào, làm
dưa, ăn sống); nhiều loại nước canh đặc biệt là canh chua, trong khi đó số lượng các món ăn có dinh dưỡng từ động vật
thường ít hơn. Những loại thịt được dùng phổ biến nhất là thịt lợn, bò, gà, ngan, vịt, các loại tôm, cá, cua, ốc, hến, trai, sò,...
e. Môi trường chính trị:
Việt Nam là quốc gia có chế độ chính trị ổn định nhất khu vực châu Á. Điều đó thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư,
ngoài ra việc chính sách mở rộng thị trường, kích thích đầu tư giúp các doanh nghiệp tiếp cận với nhiều khách hàng hơn.
Mặt khác, việc Quốc hội Việt Nam lựa chọn tư tưởng chính cải cách thế hệ lãnh đạo mới thể hiện quyết tâm của Việt Nam
trong việc cải thiện quan hệ cộng đồng quốc tế thông qua con đường phát triển kinh tế. Trong những năm qua, Việt Nam đã
ban hành nhiều văn bản, luật, thông tư, nghị định đã tạo nên một cách cơ bản hành lang pháp lý cho các hoạt động kinh
doanh.
Mặc dù hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, hạn chế, nhưng nhờ vào các điều khoản pháp luật như: luật bảo vệ bản quyền,
luật chống hàng giả, hàng nhái, chính sách bảo vệ môi trường mà doanh nghiệp đã tạo được niềm tin, giữ vững thương hiệu
trong lòng khách hàng.

3
NGÀNH GIÀY THỂ THAO:

1. Môi trường Vi mô:


a. Khách Hàng:
- Trung bình người tiêu dùng chi khoảng 1-1,5 triệu cho việc sắm sửa bản thân. Trong đó mỗi khách hàng mục tiêu trung
bình 1 năm sẽ sắm giày 2 lần với giá dao động từ 200.000- 800.000 đồng. Vậy trung bình một năm khách hàng sẽ giành
khoảng từ 400.000-1.500.000 đồng cho việc mua sắm giày.
- Người tiêu dùng luôn mong muốn có được những sản phẩm có chất lượng, kiểu dáng đa dạng, phong phú, giá cả phù hợp,
tốt cho sức khỏe.
- Một số xu hướng thị trường giày đang tiếp cận tới người tiêu dùng và được người tiêu dùng phản hồi rất tích cực:
+ Xu hướng đổi mới: Sản phẩm giày thể thao luôn kèm theo tính thời trang và có thêm những đặc điểm kỹ thuật cho từng
môn thể thao chuyên biệt.
+ Xu hướng đời sống: Những hình ảnh nổi tiếng của những vận động viên thể thao, sự khuyến khích tham gia các môn thể
thao và những quảng cáo rầm rộ của các nhãn hiệu hàng đầu đã ảnh hưởng đến thói quen mua sắm của người tiêu dùng.
+ Xu hướng về phân khúc: Phân khúc giày thể thao được chi phối bởi loại giày thể thao sử dụng với mục đích thường xuyên,
dùng để đi bộ, hoặc giày thể thao có đặc tính kỹ thuật cao.
+ Xu hướng về sản phẩm: Xu hướng sử dụng các loại giày dép từ trang trọng sang thoải mái, dễ đi cũng tiếp tục tăng trong
giới tiêu dùng. Trọng lượng các đôi giày dép nhẹ hơn, đi thoải mái hơn và màu sắc nhạt và sáng hơn với chỉ màu nâu hoặc
màu đen.
b. Đối thủ cạnh tranh:
- Theo số liệu từ Hiệp hội Da giày, Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho thấy năm 2015, kim ngạch xuất khẩu giày dép, túi xách
của Việt Nam đạt 14,95 tỷ USD nhưng khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm tới 78,6%, doanh nghiệp
nội chỉ chiếm hơn 21%. Doanh nghiệp nội đang bị mất thị phần và bị yếu thế trong sân chơi của thị trường giày dép Việt,
nơi mà thương hiệu ngoại được ưa chuộng và xuất hiện đầy khắp các kệ, các cửa hàng, đại lý giày trên cả nước .

2. Môi trường Vĩ mô
a. Môi trường dân số - kinh tế
GDP thực tăng ước khoảng 7% trong năm 2019, tương tự tỉ lệ tăng trưởng năm 2018, là một trong những quốc gia có tốc
độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực. -> Tạo cơ hội cho hoạt động kinh doanh sản xuất
Việt Nam đang chứng kiến thay đổi nhanh về cơ cấu dân số và xã hội. Dân số Việt Nam đã lên đến khoảng 96.5 triệu vào
năm 2019 (từ khoảng 60 triệu năm 1986) và dự kiến sẽ tăng lên 120 triệu dân tới năm 2050. Hiện nay, 70% dân số có độ
tuổi dưới 35, với tuổi thọ trung bình gần 76 tuổi, cao hơn những nước có thu nhập tương đương trong khu vực. Nhưng dân
số đang bị già hóa nhanh. Tầng lớp trung lưu đang hình thành – hiện chiếm 13% dân số và dự kiến sẽ lên đến 26% vào năm
2026.
b. Môi trường công nghệ:
Tiến bộ khoa học công nghệ đã hỗ trợ ngành giày thể thao phát triển thành công những ý tưởng độc đáo như việc thiết đôi
giày có thể “thở”, công nghệ tiên tiến giúp giày êm ái hơn, thấm hút mồ hôi và khử mùi hiệu quả.
Bên cạnh đó trong thời đại công nghệ số các kênh quảng bá thương hiệu, marketing online cũng được phổ biến, rộng rãi
hơn góp phần xây dựng thành công của các thương hiệu giày thể thao tại Việt Nam
c. Môi trường văn hóa - chính trị:
- Trong bối cảnh hội nhập, làn sóng Sneaker từ các nước phương Tây đã thâm nhập vào Việt Nam từ lâu nhưng bùng lên vào
những năm đầu thập kỉ 10s của thế kỉ XXI. Bắt đầu xuất hiện các cộng đồng, hội nhóm, diễn đàn,... để thảo luận, đánh giá
giày Sneaker và điều này cũng ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng cũng như văn hóa tiêu dùng. Cũng từ giai đoạn, thị trường
giày Sneaker trở nên sôi động hơn, mẫu mã, kiểu dáng ra đời ngày càng đa dạng.
- Nhu cầu quý trọng đã làm thay đổi văn hóa tiêu dùng khi ngày càng nhiều người phân biệt rõ ràng lợi – hại của những sản
phẩm nhái, sản phẩm kém chất lượng. Thay vì mua theo cảm tính thì giờ đây giới trẻ bắt đầu quan tâm đến nguồn gốc sản
phẩm và một văn hóa Sneaker thực thụ thì không chấp nhận hàng nhái, hàng giả.

4
NGÀNH DẦU GỘI
A. MÔI TRƯỜNG VI MÔ
I. Khách hàng
- Đối với thị trường dầu gội đầu, phân khúc thị trường khá đa dạng và có nhiều ngách nhỏ để đáp ứng những điểm khác biệt
về nhu cầu, mong muốn và hành vi: khách hàng mục tiêu tập trung tại các thành phố lớn, độ tuổi từ 18 đến 50, phục vụ đầy
đủ cho khách hàng ở các mức thu nhập thấp, trung bình, cao. Phân khúc thị trường lớn nhất trong ngành hàng này là theo
giới tính. Hiện nay, Clear và Sunsilk là hai nhãn hàng phổ biến nhất trong thị trường dầu gội nữ, trong khi X-Men là nhãn
hiệu được nhiều người đàn ông yêu thích nhất, theo sát với Clear-men.
- Họ là những người trong độ tuổi phát triển nhân cách, lối sống, đang tìm kiếm một sản phẩm có mùi hương đặc trưng phù
hợp với sở thích và cá tính. Họ là những người trong độ tuổi tiếp cận xã hội, đang tìm kiếm sự tự tin khi giao tiếp nên cần
chăm sóc bản thân, chú ý đến vẻ bề ngoài, đặc biệt là tóc
- Khi chọn sản phẩm dầu gội, khách hàng sẽ có các tiêu chí khác nhau. Theo nghiên cứu của Q&Me (2015), nam giới gặp
nhiều vấn đề về gàu và nữ giới gặp nhiều vấn đề về rụng tóc. Vì vậy, da đầu sạch, tóc chắc khoẻ và không gây kích ứng da
là ba yếu tố được người dùng quan tâm nhất (Vinaresearch)
- 80.5% nam gội đầu hàng ngày, 53.1% nữ gội đầu 2-3 lần/tuần. Mức độ thường xuyên mua dầu gội: 39.6% 1 lần/ tháng;
35.5% 1 lần/ 2-3 tháng; 10.6% 1 lần/ 2-3 tuần; 6.6% ít hơn 1 lần trong 3 tháng; 4.5% 1 lần 1 tuần; 3.2% hơn 1 lần 1 tuần.
- Theo vinaresearch, tỷ lệ nữ mua dầu gội tại cửa hàng chuyên bán sản phẩm chăm sóc cao gấp 2 lần so với nam. 86.2% dầu
gội được mua ở siêu thị, 57.7% ở tiệm tạp hóa; 28.8% cửa hàng bán sản phẩm chăm sóc tóc; 43.4% ở trung tâm thương mại;
33.8% mua tại cửa hàng tiện lợi.
- Những người thích thể hiện mình thường sử dụng dầu gội của những người nổi tiếng: Head&shoulder, và người có cá tính
mạnh mẽ, năng động thường thích dầu gội đầu thể hiện cá tính của mình như X-men hay Clear-men.
II. Đối thủ cạnh tranh
- Kích cỡ thị trường:
Là một trong những sản phẩm phổ biến trong ngành hàng tiêu dùng, dầu gội đầu có quy mô thị trường khá lớn ở Việt Nam,
trải dài từ Bắc tới Nam, đa dạng ở các nhóm tuổi, giới tính và thu nhập.
- Số lượng người mua
Dầu gội đầu là mặt hàng thiết yếu cho sinh hoạt thường ngày của người dân. Vì vậy, lượng người mua và sử dụng mặt hàng
này khá cao.
- Số lượng người bán
Các nhãn hàng dầu gội đầu hiện nay khá đa dạng, chủ yếu là của hai doanh nghiệp lớn: P&G và Unilever. Ngoài ra, các sản
phẩm X-men của Marico, Palmolive của Colgate-Palmolive hay Enchanteur cũng góp phần thị phần đáng kể trên thị trường.
- Độ phát triển của thị trường
Trong giai đoạn 2014-2015, ngành hàng tiêu dùng nói chung và thị trường dầu gội đầu nói riêng có tốc độ tăng trưởng ổn
định, tiềm năng lớn, khoảng 6%/ năm (Báo Công Thương 2015)
- Tiềm năng thị trường
Trên thị trường có rất nhiều loại dầu gội từ trẻ em đến người lớn, từ các loại tóc thường đến tóc khô, tóc gãy, đủ mọi lứa tuổi
và giới tính... Thị trường dầu gội cho đến lúc này dường như đã khai thác được tất cả các nhu cầu của khách hàng. Đồng thời
cũng thật khó cho những người ngoài cuộc nếu muốn gia nhập vì khách hàng ngày càng khó tính hơn và thị trường dầu gội
đang đi dần đến thế bão hòa. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những mảnh đất tiềm ẩn rất hấp dẫn đang chờ khai phá.
B. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
a. Dân số
Trong vòng năm năm qua, dân số Việt Nam tăng trung bình một triệu người mỗi năm tạo nên nguồn nhân lực dồi
dào, thị trường tiêu thụ lớn. Ngoài ra, tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh nhờ quá trình di cư và đô thị hóa (VOV 2014). Người
dân có cơ hội được tiếp cận nhiều với nền công nghiệp hiện đại, cùng với sự phát triển của cơ sở hạ tầng, trung tâm y tế –
giáo dục làm nên tỉ lệ dân trí cao. Vì vậy, họ ngày càng nhận thức cao hơn về sự tiện lợi của dầu gội đầu. Tuy nhiên, họ cũng
sáng suốt và tỉnh táo hơn đối với thông điệp, hình ảnh và hoạt động kinh doanh của các nhãn hàng.
Theo Điều tra dân số và nhà ở năm 2014, cơ cấu dân số đang có xu hướng già hoá do tốc độ gia tăng dân số tăng
chậm lại. Mặt khác, sự chênh lệch cơ cấu dân số theo giới tính đang có xu hướng tăng, cứ 112 bé trai được sinh ra mới có
100 bé gái (Nhân Dân 2014)
b. Văn hóa
5
Đối với người Việt Nam, việc sử dụng sản phẩm truyền thống, mang đậm dấu ấn dân gian như bồ kết, mật ong kết
hợp với sản phẩm dầu gội là một điều độc đáo. Hiểu rõ việc này, nhãn hàng Sunsilk đã tạo nên công thức thành công đột phá
khi tiếp cận người tiêu dùng Việt.
c. Chính trị
Theo Báo Pháp Luật (2010), Việt Nam là một đất nước có chính trị ổn định, ít dịch bệnh, không có chiến tranh, vì vậy, nền
kinh tế Việt Nam khá hấp dẫn, thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, chính sách thuế và xuất nhập khẩu đối
với các nhãn hàng nước ngoài đã dễ dàng hơn, phù hợp hơn với thời kì mở cửa và hội nhập
d. Kinh tế
Theo báo Dân Trí (2015), thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt đến 45,7 triệu đồng với mức tăng trưởng GDP
gần 6.68%, cao nhất trong vòng tám năm qua. Theo phân tích của trung tâm Dự báo nhân lực và Thị trường lao động (2015),
nguồn cung lao động ở nước ta ngày càng lớn, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế. Ngoài ra, sự gia nhập của
các công ty đa quốc gia tuy có sự tác động đến nền kinh tế, nhưng cũng là cơ hội phát triển kinh tế khi tạo ra những giá trị
kinh tế tích cực cho các ngành công nghiệp (Vietnamnet 2015). Đối với dầu gội đầu, việc đầu tư vào thị trường đang phát
triển sẽ tận dụng triệt để nguồn nhân lực, tiết kiệm chi phí vận chuyển và cơ sở hạ tầng.
Tuy nhiên, chỉ số tăng giá tiêu dùng thấp nhất 15 năm qua kèm theo sức mua giảm sẽ là một trong những nhân tố
gây khó khăn cho doanh nghiệp (VnEconomy 2014).
e. Công nghệ
Tuy có những sự phát triển mới về khoa học- kĩ thuật nhưng dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam
chủ yếu là nhập từ nước ngoài. Mức độ tự động hoá cao giúp sản phẩm được sản xuất với số lượng lớn, chất lượng cao hơn
so với quy trình thủ công truyền thống.
Đối với mặt hàng dầu gội đầu, Mạng Thông tin Khoa học và Công nghệ (2009) cho biết đã có công nghệ sản xuất
dầu gội đầu có nguồn gốc thảo mộc không gây kích ứng da. Đặc biệt hơn, cây Lô Hội – một loại thực vật lành tính – cũng đã
được đưa vào làm nguyên liệu sản xuất dầu gội. Những phát minh này là mối đe dọa tiềm ẩn đối với các nhãn hàng dầu gội
đầu hiện nay.
Một bước chuyển mình trong việc tiếp cận công nghệ mới là sự phát triển của mạng xã hội và điện thoại thông minh
trong cuộc sống hằng ngày. Điều này đã tác động lớn đến khả năng tiếp nhận, chia sẻ thông tin và bày tỏ quan điểm của mỗi
cá nhân trong cộng đồng mạng xã hội.
f. Môi trường
Tuy là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng trên thế giới nhưng việc
khai thác và sử dụng tài nguyên chưa hợp lí đã dẫn đến việc khan hiếm tài nguyên, làm chi phí sản xuất gia tăng. Xử lí chất
thải cũng là một trong những vấn đề nan giải đối với doanh nghiệp.
Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết mùa hè khá nóng sẽ làm cho da đầu ra nhiều mồ hôi, tóc nhiều chất nhờn,
giúp cho lượng tiêu thụ dầu gội đầu cao. Ngược lại, mùa đông lạnh sẽ làm giảm sức mua với mặt hàng này.
g. Luật pháp
Nhìn chung, hệ thống pháp luật nước ta khá hoàn chỉnh, phù hợp với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, luật
thương mại còn nhiều lỗ hổng, gây nhiều khó khăn cho các công ty nước ngoài tại Việt Nam (Cafef.vn 2015). Bên cạnh đó,
luật quảng cáo với những thủ tục phức tạp và quy trình xét duyệt khắt khe là rào cản lớn cho hoạt động tiếp thị của doanh
nghiệp (Báo Doanh nhân Sài Gòn 2015).
Mặt khác, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng nhái chưa được chú trọng làm ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chân chính (Thời báo Tài chính Việt Nam 2015)

C. SWOT
● Điểm mạnh:
- Thị trường giàu tiềm năng
- Cung cấp sản phẩm thiết yếu cho đời sống con người.
- Thị trường dầu gội ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ và được chú trọng hơn 1 số nước trong khu vực và trên thế giới.
- Sự chênh lệch lớn về ngoại tệ (VN thấp hơn nước ngoài) nên các công ty nước ngoài mạnh tay đầu tư kinh doanh.
- Là những thương hiệu lớn, đã gầy dựng được hình ảnh và sự tin cậy trong tâm trí khách hàng.
- Sản phẩm đa dạng, kết hợp nhiều công dụng, cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn.
- Bao bì bắt mắt, tiện lợi
6
- Giá cả cũng có nhiều mức khác nhau, phù hợp với thu nhập của người Việt Nam.
- Đa số đều là những sản phẩm của các tập đoàn lớn giàu có, dày dạn kinh nghiệm, từ những quốc gia phát triển mạnh
● Điểm yếu:
- Thiếu những sản phẩm thật bình dân (100.000VND/200ml)
- Nhiều công ty chỉ lo phát triển 1 dòng sản phẩm dầu gội mà bỏ quên các sản phẩm còn lại. (như UNZA lúc gần đây chú trọng
Enchanteur khiến Romano bị X-men bỏ xa)
- Tập trung vào khách hàng có thu nhập từ trung bình tới khá.
- Thiếu những sản phẩm dành cho trẻ em.
- Ít những sản phẩm có mùi hương đặc trưng dễ phân biệt.
- Các công ty không mạnh dạn cho ra đời dòng sản phẩm mới mà chỉ phát triển từ các dòng sản phẩm đã gầy dựng được tên
tuổi.
● Cơ hội:
- Chủ trương của các bộ ngành Việt Nam là cùng thống nhất xây dựng nền kinh tế Việt Nam theo xu hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa; trong đó ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài
- Thị trường trong nước (bán buôn, bán lẻ, lưu chuyển hàng hóa…) đã phát triển hơn nhiều.
- Cơ sở hạ tầng ở các thành phố lớn, nhất là TPHCM đã và đang được đầu tư thích đáng, trước mắt là ngang bằng với các nước
trong khu vực.
- Việt Nam có nền chính trị bình ổn.
- Khách hàng mục tiêu là giới trẻ thế hệ X (những bạn trẻ tuổi từ 18-39), hiện có phần tự lập và phóng khoáng, tự tin hơn thế
hệ trước. Họ sẽ là người đưa ra quyết định cho phần lớn các vấn đề trong cuộc sống, bao gồm việc chọn mua những sản phẩm
hàng tiêu dùng.
- Việt Nam là một quốc gia tự do về tôn giáo nên việc phân phối, quảng cáo sản phẩm không phải chịu nhiều ràng buộc quá
khắt khe như nhiều nước châu Á khác.
- Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ và phổ biến mô hình gia đình mở rộng (gồm cả ông bà, cô chú, v.v)
- Việt Nam nằm ở vị trí tương đối thuận lợi trong khu vực, có đường bờ biển dài, nhiều cảng biển lớn thuận lợi cho việc xuất
khẩu hàng hoá
● Nguy cơ:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam còn thấp cho thấy khả năng tiêu thụ sản phẩm cao.
- Bộ luật thương mại còn nhiều bất lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, nhất là chính sách thuế quan và thuế suất cao đánh vào các
mặt hàng dầu gội
- Một số ý kiến đã cho rằng chính các công ty đa quốc gia đã cổ động, mang lại lối sống hưởng thụ phương Tây, vốn xa lạ với
người châu Á mà nhất là một nước còn ít nhiều tư tưởng phong kiến, lễ giáo như Việt Nam.
- Chính sách dân số - kế hoạch hóa của chính phủ sẽ khiến trong vài thập niên nữa, lớp trẻ sẽ già đi và cơ cấu dân số già sẽ
không còn là lợi thế. Ngoài ra, những gia đình mở rộng ở mức trung lưu (cơ cấu gia đình phổ biến nhất Việt Nam), việc chọn
mua một sản phẩm, nhất là sản phẩm cao cấp, thường được cân nhắc rất kỹ lưỡng. Vì vậy, nhóm này tiêu thụ những mặt hàng
chăm sóc cá nhân (personal care) cao cấp không nhiều như nhóm SSWD (single - độc thân , separate - sống riêng , widowed
- góa phụ, divorced - ly dị) ở các nước tư bản.
- Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm không phù hợp với một số sản phẩm có xuất xứ từ công ty mẹ ở châu Âu.
- Trong bối cảnh thị trường hàng tiêu dùng cung đang lớn hơn cầu, nhiều công ty mới “chen chân” vào

NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

A. MÔI TRƯỜNG VI MÔ
I. Khách hàng
- Đế có thể dấn thân vào thị trường Thương mại Điện tử Việt Nam thật sự không hề dễ dàng đối với các nhà bán lẻ vì thói quen
tiêu dùng của người Việt Nam rất khác so với tình hình chung.
- Cụ thể là hơn 80% lượng khách mua hàng ưu tiên ship COD, có nghĩa là khách hàng chỉ thanh toán khi đã xem qua hàng và
nhận hàng. Việc này chứng minh rằng khách hàng vẫn giữ thói quen sử dụng tiền mặt và không có thói quen thanh toán

7
online vì nhiều lý do khách quan. Ngoài ra việc khách hàng chỉ ưu tiên ship COD còn cho thấy là họ thật sự chưa đặt nhiều
niềm tin vào chất lượng của các sản phẩm được mua trên mạng nói chung và sàn Thương mại Điện tử nói riêng.
- Nghiên cứu của Nielsen Việt Nam, 60% người mua sắm trực tuyến từ nữ và 40% mua sắm online từ nam. Độ tuổi mua sắm
online từ 25-29 tuổi chiếm 55%. Đa số người mua online đều là người độc thân, 55% đối tượng khách hàng là nhân viên văn
phòng sử dụng dịch vụ mua sắm online. Hiện, 35,8 triệu người sử dụng kết nối internet, con số tăng hàng năm là 11%.Google
cho biết ngày càng có nhiều người Việt Nam tham gia mua sắm trực tuyến. Theo số liệu của Temasek, trung bình một năm
có 3,2 triệu người Việt Nam bắt đầu tiến hành hình thức mua sắm trực tuyến.
- Google cho biết xu hướng này thể hiện rất rõ khi nhìn vào số lượng tìm kiếm về các sàn thương mại điện tử như Shopee,
Lazada, Tiki, Shopee. "Trong 3 năm vừa qua, số lượng tìm kiếm các từ khóa này tăng gấp 8 lần. Đây là mức tăng trưởng
khủng khiếp.”- đại diện Google nhấn mạnh.
- 3 đặc điểm chính của những người mua sắm trực tuyến tại Việt Nam:
+ Thứ nhất, họ là những người rất tò mò. Họ lúc nào cũng muốn có cái nhìn cảm hứng, ý tưởng khi mua hàng. Điều này thể
hiện rõ trong việc gia tăng những từ khóa về ý tưởng: Ý tưởng về quà cho bạn gái, nhà hàng ăn ngon nhất. Những từ khóa
này tăng ít nhất 75% so với năm trước.
+ Thứ hai, họ có yêu cầu rất cao đặc biệt đối với việc bán hàng. 75% người được khảo sát cho rằng nếu có chính sách khách
hàng trung thành tại thời điểm check out thì cho họ trải nghiệm tốt hơn rất nhiều.
+ Thứ ba, họ thiếu kiên nhẫn. 77% người khảo sát cho rằng có chính sách giao hàng dưới 2 ngày thì tác động rất nhiều đến việc
có mua hàng hay không. Về tìm kiếm từ khóa giao hàng tăng trưởng 20% trong 1 năm qua. Họ là những người cần gì là
muốn có ngay lập tức. Điều này có tác động rất lớn đến việc kinh doanh của các chủ doanh nghiệp, cửa hàng trong việc lập
website. Thống kê của Google cho thấy nếu website mất trên 3 phút để tải thì chủ cửa hàng đã mất đi khách hàng đó. Vì vậy
các doanh nghiệp cần chắc chắn có nền tảng website rất nhanh.
II. Đối thủ cạnh tranh
- Thị trường Thương mại Điện tử ở nước ta có xu hướng tăng dần đều ở những năm 2015 đến nay, tuy nhiên để nói về sự bùng
nổ thì phải nhắc đến năm 2019. Trong năm, ngành Thương mại Điện tử đã có sự tăng trưởng vượt bậc, thu về 2,7 tỷ USD
trong riêng năm 2019 và đã có hơn 35,4 triệu người sử dụng. Đặc biệt, vai trò của thương mại điện tử cũng dần trở nên quan
trọng hơn khi tỷ trọng doanh thu từ thương mại điện tử trên tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước năm 2019 đạt 4,2%, tăng 0,6%
so với năm 2018.
- Cũng trong năm 2019, lượng người sử dụng mạng tại Việt Nam là 59,2 triệu/tổng dân số cả nước, dự đoán trong năm 2021
con số này sẽ tăng trưởng lên thành 68 triệu người/tổng dân số. Số lượng người tham gia mua sắm trực tuyến trên các nền
tảng TMĐT cũng tăng vọt. Năm 2019, cả nước có 39,9 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến, tăng 11,8% so với năm
2018 và tăng gần gấp đôi chỉ sau 3 năm. Giá trị mua sắm trực tuyến bình quân đầu người đạt 202 USD, tăng 8,6%.
- Theo báo cáo eConomy SEA 2019 do Google và Temasek công bố, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam đầu
năm 2020 đạt 5 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng lên tới 81%. Đáng chú ý hơn, Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2019
được Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công thương) phát hành, chỉ ra mức tăng trưởng của thị trường TMĐT Việt
Nam đang cao nhất trong 3 năm trở lại đây.
- Lượng người sử dụng điện thoại thông minh để mua sắm cũng tăng khá rõ rệt, dự đoán cho đến năm 2021 sẽ tăng thêm 5
triệu người sử dụng, tăng từ 35 triệu lên 40 triệu người.
- Với số liệu khá khả quan như vậy, đó cũng là một trong những điều kiện rất tốt để các nhà đầu tư bán lẻ, kinh doanh nhỏ
chuyển hướng đầu tư vào mảng kinh doanh, mở shop trên các sàn Thương mại Điện tử.
- Để kể đến các sàn Thương mại Điện tử thì phải điểm mặt qua 4 ông lớn thương mại điện tử đang “nắm trùm” thị trường tại
Việt Nam đó là Tiki, Lazada, Shopee và Sendo.
+ Theo số liệu báo cáo Bảng xếp hạng các doanh nghiệp thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam do iPrice insights cập nhật
vào ngày 03/03/2020 cho thấy Shopee Việt Nam tiếp tục dẫn đầu trong cả năm 2019 về lượng truy cập website, đạt trung
bình 38 triệu lượt/tháng. Theo sau lần lượt là Thegioididong với 28 triệu lượt/tháng, Sendo với 27.2 triệu lượt/tháng, Lazada
với 27 triệu lượt/tháng và Tiki với 24.5 triệu lượt/tháng.
+ Với hỗ trợ tài chính từ công ty mẹ SEA Limited, Shopee cạnh tranh tốt trên mọi mặt trận. Shopee Việt Nam giới thiệu tính
năng Shopee Live trong tháng 3/2019, quảng cáo với Cristiano Ronaldo trong tháng 9/2019, tổ chức Shopee Show trong
tháng 11/2019, sau đó hợp tác giao hàng nhanh với Grab trong tháng 12/2019.
+ Trong bối cảnh SEA Limited đạt doanh thu năm 2019 tăng 152% so với năm ngoái thì Shopee chắc hẳn sẽ còn tiến xa trên
đường đua cạnh tranh thị phần. Đầu năm 2020, Shopee Việt Nam giới thiệu tính năng Shopee Feed mà theo họ là sẽ “cung
8
cấp các tính năng mang tính xã hội cho người dùng như tạo nội dung để tương tác với bạn bè, người mua hàng và người bán
hàng”.
+ Sendo tập trung chủ yếu vào thu hút người dùng mới. Từ quý 1 sang quý 2, lượng truy cập website của Sendo tăng đến 24%,
đưa họ lên hạng 3 toàn quốc. Đồng thời, ứng dụng di động của Sendo cũng xếp hạng 2 toàn quốc về số lượt tải về trong quý
2 và quý 3.
+ Trong khi đó, Tiki chọn cách đi chậm mà chắc khi hướng đến gia tăng trải nghiệm người dùng bằng việc ra mắt tính năng
livestream TikiLIVE và phát triển hệ thống kho bãi, giao hàng nhanh. Kết quả theo báo cáo của iPrice là Tiki nhận được các
phản hồi rất tốt, giúp họ xếp hạng 2 toàn quốc về mức độ yêu thích của người dùng mạng xã hội.
+ Cuối cùng, Lazada Việt Nam dành phần lớn thứ năm cho các hoạt động mua sắm kết hợp giải trí như Lazada Super Party,
gameshow Đoán Giá, và Đại Nhạc Hội Lazada. Vì đa phần các hoạt động này chỉ có cho di động nên Lazada tuy xếp hạng
nhì về lượng người sử dụng ứng dụng nhưng chỉ xếp hạng 5 về lượng truy cập website.
B. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
a. Kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế: Việt Nam được xem như là một quốc gia có sự chuyển mình mạnh mẽ về kinh tế Từ sau công
cuộc Đổi Mới toàn diện năm 1986, nền kinh tế có nhiều khởi sắc, sự dịch chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế
thị trường được rút ra từ các kinh nghiệm tư bản hóa của các quốc gia khác làm cho nền kinh tế Việt Nam có chuyển biến
mạnh. GDP thực tế của Việt Nam tăng nhanh hơn các quốc gia khác, với mức tăng trưởng trung bình 7,32% từ 1990 đến
2009. Việt Nam được xếp vào 1 trong 20 quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu.
b. Văn hóa
- Lòng tin trong thương mại điện tử: Một trong những trở ngại lớn nhất trong ngành thương mại điện tử ở Việt Nam là lòng
tin (trust). Theo thống kê, 42% người sử dụng Internet không tin vào thông tin họ tìm kiếm được trên mạng Internet. 60%
trong số đó không tin vào hệ thống thanh toán trực tuyến và chỉ có một số ít cảm thấy an toàn khi mua sản phẩm online
Cimigo, 2011). Xã hội ảnh hưởng đến thói quen người tiêu dùng vì mua bán ở Việt Nam không có lòng tin cao. Tương tự
như vậy trong thương mại điện tử, người bán có thể bày bán sản phẩm tốt, nhưng khi giao hàng thì sản phẩm kém hoặc khác
hẳn quảng cáo.
- Thói quen mua trực tiếp: Việt Nam vốn là quốc gia nông nghiệp. Mỗi khi sản xuất ra một sản phẩm nào đó, người dân có xu
hướng tụ tập tại chợ để trao đổi mua bán, hình thành nên một thói quen lâu dài. Khi mua trực tiếp, người mua có thể trực tiếp
cảm nhận sản phẩm. Nếu mua bán qua mạng thì người mua không có khả năng này nhưng thay vào đó là lời khuyến nghị từ
người khác. Tuy nhiên, với tập quán người Việt, họ thích mua bán trực tiếp hơn là qua mạng.
c. Dân số:
- Dân số trẻ: Việt Nam là quốc gia có hơn 90 triệu người, xếp thứ 13 thế giới và thứ 3 Đông Nam Á. Trong đó số người trong
độ tuổi từ 10-24 chiếm 30% dân số của cả nước nên theo Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) đánh giá Việt Nam bước vào
thời kỳ dân số vàng” với nhóm dân số trẻ nhất trong lịch sử đất nước. Điều này tạo cơ hội rất lớn trong việc phát triển ngành
bởi vì những người tham gia vào quá trình buôn bán, giao dịch thông qua Internet là những người trẻ tuổi, có trình độ học
vấn, am thích công nghệ.
- Giáo dục: hiện tại, Việt Nam có 407 trường đại học và cao đẳng trên cả nước đào tạo các bậc học tiến sĩ, thạc sĩ, đại học và
cử nhân cao đẳng. Không có thời kỳ nào mà người dân có thể tham gia một chương trình đại học nhiều như giai đoạn hiện
nay. Theo thống kê của bộ giáo dục và đào tạo, cả nước có 1,5 triệu sinh viên đang học đại học và cao đẳng. Hàng năm có
khoảng 300.000 sinh viên tốt nghiệp ra trường. Dân số có trình độ cao có nghĩa rằng nhận thức về công nghệ và chấp nhận
công nghệ cao, góp phần sử dụng nhiều internet và sử dụng các công cụ thương mại điện tử để buôn bán, trao đổi.
d. Công nghệ:
- Công nghệ Web 2.0: Được đưa ra bởi Dale Dougherty năm 2004, tác động mạnh mẽ đến ngành thương mại điện tử. Sự thay
đổi từ Web 1.0 sang Web 2.0 làm thay đổi cách thiết kế, lưu trữ, truy vấn dữ liệu chung website thương mại điện tử. Cái công
cụ tìm kiếm nhanh hơn trình bày giao diện shop online thân thiện hơn, kèm theo những trình các sản phẩm được trình bày,
được đánh giá bởi người mua và có thể ứng dụng trên các thiết bị di động hoặc thiết bị điện tử cầm tay nên ngày càng được
ứng dụng trong thương mại điện tử.
- Internet Banking: Internet banking tạo cơ hội mạnh cho quá trình thanh toán điện tử, chuyển tiền qua mẹ và chuyển khoản
trong các đơn hàng dễ dàng thuận tiện thuận tiện hơn. Đồng thời internet banking cũng mang đến một đe dọa đó là tội phạm
mạng như vậy tử xấu có thể hát tài khoản và sử dụng tài khoản của người khác một cách bất hợp pháp. Vấn đề an ninh mạng
trong internet banking ảnh hưởng rất lớn đến thương mại điện tử Việt Nam
9
C. SWOT
● Điểm mạnh:
- Có thể sao chép khuôn mẫu của thị trường thương mại điện tử thế giới: thương mại điện tử ở nước ngoài đã phát triển trong
một thời gian dài, và các doanh nghiệp Việt Nam chỉ cần sao chép có chọn lọc những mô hình kinh doanh đã thành công
của họ thì doanh nghiệp cũng có khả năng thành công.
- Thị trường trống: thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam là một thị trường trống, hay còn gọi là thị trường sơ khởi, chưa
có một mẫu nào được quy chuẩn cho thị trường TMDT VN, bất kỳ sản phẩm nào cũng có thể áp dụng hình thức kinh doanh
mới này, hoạt động kinh doanh nào cũng có thể thực hiện thương mại điện tử. Và càng dễ được thị trường đón nhận.
- Nguồn nhân lực rẻ: một giờ làm việc on-site của một kỹ sư lập trình web làm việc với các trang thương mại điện tử ở Việt
Nam hiện nay khoảng 5-6USD/giờ, trong khi là 30-40USD/giờ ở các nước khác.
- Hạ tầng cơ sở công nghệ đã có những thành tựu rõ rệt:
+ Theo kết quả khảo sát trên 3400 doanh nghiệp năm 2010 của Bộ Công Thương, có 100% doanh nghiệp có trang bị máy tính,
98% doanh nghiệp đã kết nối internet, 89% kết nối bằng ADSL, 81% doanh nghiệp sử dụng email trong hoạt động sản xuất
kinh doanh.
+ Cũng theo khảo sát trên, các phần mềm chuyên dụng cũng được doanh nghiệp sử dụng như kế toán, nhân sự.
● Điểm yếu:
- Chưa có hệ thống thanh toán điện tử hoàn thiện. Trong khi thanh toán điện tử là yêu cầu cấp thiết để hoàn thiện các hoạt động
thương mại điện tử. Khó khăn lớn nhất chính là nền tảng và hạ tầng thanh toán trực tuyến của Việt Nam hiện vẫn chưa phong
phú, tiện lợi và tạo được độ tin cậy từ phía người mua. Ngoài ra, hệ thống ngân hàng đứng ngoài cuộc chơi cho đến tận gần
đây mới bắt đầu triển khai các hình thức ví điện tử. Phương thức thanh toán phổ biến nhất trong thương mại điện tử Việt
Nam vẫn là tiền mặt.
- Hạ tầng cơ sơ công nghệ tại vùng nông thôn, miền núi vẫn còn yếu kém gây cản trở cho việc phát triển thương mại điện tử
trong nước. Theo thống kê của Tổng Cục Bưu Điện, máy tính ở nước ta mới phổ biến ở mức gần 5 máy trên 1000 dân, thấp
hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Chi phí truy cập mạng còn cao so với thu nhập cá nhân và các nước trong khu vực.
- Công nghiệp phần mềm Việt Nam ít phát triển, hoạt động phần mềm chủ yếu là dịch vụ cài đặt và hướng dẫn sử dụng; số
công ty sản xuất và kinh doanh phần mềm còn ít, ít có các phần mềm trọn gói có giá trị thương mại cao. Các công ty trong
nước mới đạt 10% thị phần thị trường phần mềm.
- Vấn đề bảo mật trong thương mại điện tử vẫn chưa tốt:
+ Hiệp hội an toàn thông tin Việt Nam đã tiến hành khảo sát 500 tổ chức, kết quả độ nhận thức và bảo vệ an toàn thông tin còn
thấp. 26% không nhận biết hệ thống mạng bị tấn công, 53% hệ thống mạng không có khả năng ghi nhận tấn công…và tổ
chức không định lượng được thiệt hại.
+ Có tới 50% các doanh nghiệp được khảo sát cho biết, họ chưa coi việc này là ưu tiên hàng đầu. Chưa đầy 50% doanh nghiệp
sao lưu dữ liệu hàng tuần và chỉ có 30% là sao lưu hàng ngày, và gần như rất ít doanh nghiệp quan tâm tới việc mã nguồn
của trang thương mại điện tử họ đang sử dụng có phải được chế biến lại từ những bộ mã nguồn mở miễn phí hay không.
- Nguồn nhân lực còn thiếu và yếu kém: Tuy đã có trường đào tạo về thương mại điện tử nhưng chất lượng đào tạo vẫn chưa
được như mong muốn, về phương diện tiếp cận đào tạo có 30 trường tiếp cận theo hướng kinh doanh và 19 trường tiếp cận
theo hướng công nghệ thông tin. Về giảng viên, chỉ có 19% trường có giảng viên được đào tạo chuyên ngành thương mại
điện tử, 94% trường có giảng viên ngành khác được bồi dưỡng thêm về thương mại điện tử hoặc giảng viên tự nghiên cứu
để giảng dạy thương mại điện tử, 78% giáo trình do giáo viên tự biên soạn. Đối với giáo trình giảng dạy, chỉ có 13 trường có
quy định thống nhất, 36 trường do giảng viên tự biên soạn, nguồn tài liệu chủ yếu để biên soạn giáo trình là các sách thương
mại điện tử của nước ngoài.
● Cơ hội:
- Thương mại điện tử đã phát triển trong một thời gian dài trên thế giới:
+ Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tham khảo các mô hình kinh doanh thành công trên thị trường thế giới, từ đó tìm ra
một mô hình kinh doanh thương mại điện tử phù hợp nhất với tình hình Việt Nam để triển khai. Như vậy thì cơ hội thành
công sẽ cao hơn so với việc tự tìm ra một mô hình mới. Ví dụ điển hình như Vinabook và Nhommua là hai mô hình kinh
doanh thương mại điện tử sao chép 100% từ Amazon và Groupon.
+ Ngoài ra, những thành tựu khoa học công nghệ cùng những kinh nghiệm quản lý của các nước trên thế giới sẽ là một kinh
nghiệm quý báu cho Việt Nam trong quá trình phát triển thương mại điện tử.
10
- Cho đến hiện nay, thương mại điện tử cũng không còn xa lạ với người sử dụng tại Việt Nam như giai đoạn ban đầu 2000-
2005. Đa số các doanh nghiệp đều có trang web và đa số người tiêu dùng thành thị đều sử dụng Internet để tìm kiếm mặt
hàng họ cần. Như vậy, với xu hướng mới này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào loại hình
kinh doanh mới – kinh doanh điện tử này.
- Thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam đang rất hút nhà đầu tư nước ngoài. Đây chính là một cơ hội tốt để các doanh
nghiệp thương mại điện tử Việt Nam tận dụng nguồn vốn nhằm phát triển thương mại điện tử trong nước.
- Xu hướng toàn cầu hóa đã và đang mở ra nhiều cơ hội mới để nền kinh tế Việt Nam cũng như thương mại điện tử ở Việt
Nam phát triển hòa nhập vào thế giới:
+ Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã tạo điều kiện cho thương mại điện tử Việt Nam gia nhập vào thị
trường toàn cầu. Thương mại điện tử nước ta sẽ có nhiều cơ hội để phát triển, mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác ở nhiều
quốc gia khác nhau , không bị giới hạn về cả không gian lẫn thời gian
● Nguy cơ:
- Thói quen tiêu dùng của thị trường: Ở Việt Nam hiện nay đa số người dân tiêu dùng chủ yếu bằng tiền mặt. Kiểu mua sắm
khi người tiêu dùng không thể thấy, kiểm tra hàng hóa khi mua vẫn còn xa lạ với đa số người dân.
- Nước ta tiến thẳng từ thị trường giao dịch trực tiếp lên thị trường thương mại điện tử, bỏ qua thị trường mua bán qua catalogue
do chủ trương đi tắt đón đầu của Nhà Nước, đã tạo ra rất nhiều lỗ hỗng trong tâm lý mua sắm của người tiêu dùng. Dẫn tới
những khó khăn rất quan trọng cho thương mại điện tử của Việt Nam. Người tiêu dùng coi những trang web bán hàng có
chức năng giỏ hàng như những trang giới thiệu sản phẩm mà không có ý định mua những sản phẩm đó vì họ không tin hệ
thống thanh toán trực tuyến hoặc có thể đơn giản là họ không có thẻ thanh toán trực tuyến hoặc tài khoản ngân hàng.
- Khi Việt Nam gia nhập WTO, những doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với những công ty nước ngoài thâm nhập vào
thị trường Việt Nam để kinh doanh thương mại điện tử. Khởi đầu cho làn sóng vào Việt Nam là eBay, một trong những
mạng mua bán hàng trực tuyến toàn cầu nổi tiếng qua việc liên kết với website chodientu.com.
+ Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều đối thủ hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn không chỉ trên thị trường thế giới
và ngay trên thị trường nước ta do thuế nhập khẩu phải cắt giảm từ mức trung bình 17,4% xuống 13,4%.

NGÀNH ĐẶT MÓN TRỰC TUYẾN

A. MÔI TRƯỜNG VI MÔ
I. Khách hàng
- Những người sử dụng dịch vụ giao đồ ăn hầu hết là nữ, từ 20 – 24 tuổi. Những thành phố lớn thường sử dụng dịch vụ này
phổ biến hơn so với các tỉnh thành khác, nhất là TP Hồ chí Minh, chiếm 19%.
- Nghiên cứu của GCOMM cho thấy, tần suất sử dụng các dịch vụ đặt món trực tuyến của người thành thị hiện khá cao, mở ra
tiềm năng to lớn cho thị trường này tại Việt Nam trong thời gian tới. Cụ thể, 99% số người tham gia khảo sát cho biết sử
dụng các dịch vụ đặt thức ăn trực tuyến ít nhất 2-3 lần/tháng. Đáng chú ý, có đến 39% số người tham gia khảo sát đặt món
thông qua ứng dụng 2-3 lần/tuần. Và dù còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ 1%, nhưng thị trường đã bắt đầu hình thành một nhóm
khách hàng trẻ có thói quen bật ứng dụng trên điện thoại di động để đặt thức ăn mỗi ngày.
- Cũng theo nghiên cứu mới được Kantar TNS Vietnam công bố, năm tiêu chí quan trọng nhất được khách hàng xem xét khi
quyết định lựa chọn dịch vụ đặt món, bao gồm: Tốc độ giao hàng nhanh chóng (65%); Món ăn được đóng gói gọn gàng, sạch
sẽ (58%); Món ăn được giao đến với chất lượng bảo đảm (56%); Món ăn được giao chính xác theo đơn hàng đã đặt (50%);
Có nhiều món ăn với giá cả phải chăng (45%). Trong nhóm dịch vụ giao thức ăn trực tuyến hiện tại, GrabFood được đánh
giá cao nhất về tốc độ với khoảng 80% khách hàng đánh giá là dịch vụ giao thức ăn “nhanh nhất Việt Nam”.
II. Đối thủ cạnh tranh
- Theo công ty nghiên cứu thị trường và dữ liệu người tiêu dùng Statista, doanh thu trong mảng giao nhận thực phẩm trực
tuyến tại Việt Nam ước đạt 146 triệu USD năm 2019. Trong đó, mảng giao đồ ăn trực tiếp từ nhà hàng cho khách đạt 127
triệu USD, với 7,3 triệu người dùng; trong khi giao dịch qua cổng ứng dụng (platform to consumers) là 19 triệu USD, tương
đương 1,2 triệu người dùng và tăng trưởng 68,8% hằng năm.
- Dù đang chiếm một phần nhỏ trên thị trường, mảng giao nhận đồ ăn trực tuyến đang tăng trưởng nóng, thể hiện qua hình ảnh
phổ biến các tài xế xếp hàng trước mỗi cửa hàng để chờ nhận đồ ăn.

11
- Thị trường đang chứng kiến cuộc đua giành thị phần mạnh tay giữa ba cái tên đáng lưu ý nhất gồm Now, Grab (GrabFood),
tân binh GO-VIET (GoFood).
+ GrabFood và GoFood đang đẩy nhanh các chương trình để người dùng sử dụng dịch vụ đặt món ăn trên cổng ứng dụng, quá
trình được các giáo trình kinh doanh mô tả nhằm “giáo dục khách hàng.” Trong khi Now đang giao nhiều mặt hàng và dịch
vụ khác nhau, từ thực phẩm, tới thuốc, hoa, thú cưng, giặt ủi, GrabFood và GoFood là hai cái tên đáng chú ý hiện nay trong
mảng giao nhận đồ ăn gần đây, với các chiến dịch cạnh tranh bằng giá, tiếp thị lớn, khuyến mại, trợ cấp, giảm giá cho các
đối tác (khối nhà hàng, quán ăn và khối khách hàng), đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng thị phần nhanh chóng.
+ Grab Food đứng đầu thị trường giao đồ ăn, có doanh số khoảng 96 triệu USD (chiếm 65% thị phần) năm 2018 với tốc độ
tăng trưởng bình quân 197%/năm trong giai đoạn 2016 – 2018. Theo khảo sát của Kantar TNS, GrabFood đang là ứng dụng
gọi món phổ biến nhất tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, chiếm khoảng 68% đơn hàng.
+ Đứng vị trí thứ hai, Now có doanh thu khoảng 11 triệu USD (chiếm 7%) năm 2018 với tốc độ tăng trưởng bình quân
182%/năm trong giai đoạn 2016 – 2018
+ Thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam không phân mảnh. Chính vì vậy, việc chiếm lĩnh thị phần trong thị trường của các công
ty mới sẽ vô cùng khó khăn trong tương lai.
B. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
a. Dân số:
Tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam ngày càng gia tăng, xu hướng đô thị hóa ở Việt Nam đang và có xu hướng mở rộng
sang các thành phố vừa và nhỏ. Dự đoán đến năm 2030, Việt Nam sẽ có một đô thị trên 10 triệu dân, một đô thị từ 5 - 10
triệu dân và bốn đô thị từ 1 - 5 triệu dân. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến thị trường hoạt động của các thương hiệu giao đồ
ăn nhanh hiện nay. Tỉ lệ đô thị hóa tăng dần dẫn đến số lượng dân cư đô thị ngày càng tăng làm thay đổi hành vi sinh hoạt
hằng ngày, mọi người có xu hướng tiêu dùng mới, đặt đồ ăn ngoài thay vì vào bếp. Không những thế, thu nhập tại thành thị
cũng cao hơn khu vực nông thôn hay bị núi nên việc bỏ tiền ra đặt đồ ăn trực tuyến hoàn toàn dễ hiểu.
Đi đôi với tốc độ dép toàn đô thị hóa, việc tập trung nhiều dân cư ở các thành phố lớn cũng làm cho việc sử dụng
phương tiện giao thông nhiều hơn. Vào giờ cao điểm, thật không khó để thấy tình trạng ùn tắc giao thông và các thành phố
lớn, gây bất tiện trong di chuyển nhất là trong những ngày nắng nóng hay mưa lớn, việc mọi người ra đường tự tay mua đồ
ăn là một vấn đề nan giải. Chính vì thế dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến cũng đã giúp phần đông dân số đô thị giải quyết được
vấn đề này
b. Công nghệ
Tính đến cuối năm 2019, Việt Nam có 43.7 triệu người đang sử dụng điện thoại thông minh (smartphone), Việt Nam
nằm trong top 15 nước có lượng người sử dụng smartphone cao nhất thế giới.Không khó để khẳng định rằng điện thoại thông
minh đang dần trở thành vật bất ly thân của người Việt. Ngoài việc nghe gọi và giải trí, cái ứng dụng đặt món trực tuyến của
các thương hiệu cũng xuất hiện ngày càng nhiều, việc liên kết với các ví điện tử như Momo, Zalopay, Airpay,... khiến các
bước thanh toán trở nên thuận lợi và an toàn hơn, tiết kiệm được thời gian hơn.
Thời đại công nghệ 4.0, Khi người dân đang dần quen với cuộc sống đi đôi với công việc, việc đặt xe, đặt hàng, hay
cả đặt đồ ăn cũng trở thành điều giản đơn khi lướt điện thoại, điều này khiến thị trường đặt đồ ăn giao đến tận tay người tôi
dùng ngày càng phổ biến và không hề xa lạ.
c. Kinh tế
Tăng trưởng kinh tế: Việt Nam được xem như là một quốc gia có sự chuyển mình mạnh mẽ về kinh tế Từ sau công
cuộc Đổi Mới toàn diện năm 1986, nền kinh tế có nhiều khởi sắc, sự dịch chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế
thị trường được rút ra từ các kinh nghiệm tư bản hóa của các quốc gia khác làm cho nền kinh tế Việt Nam có chuyển biến
mạnh. GDP thực tế của Việt Nam tăng nhanh hơn các quốc gia khác, với mức tăng trưởng trung bình 7,32% từ 1990 đến
2009. Việt Nam được xếp vào 1 trong 20 quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu.

NGÀNH GỌI XE CÔNG NGHỆ


C. MÔI TRƯỜNG VI MÔ
I. Khách hàng
- Khách hàng mục tiêu là sinh viên, nội trợ, công nhân, nhân viên văn phòng, độ tuổi từ 18 - 50.
- Lối sống bận rộn, có nhu cầu đi lại nhiều nhưng không muốn tự lái xe.
- Tính cách: thích sự thuận tiện, an toàn, nhanh chóng.

12
- Khu vực: chủ yếu ở các thành phố lớn: HCM, Hà Nội, Đà Nẵng
II. Đối thủ cạnh tranh
- Nghiên cứu gần nhất về thị phần gọi xe được ABI Research phát hành năm ngoái cho biết Grab, be, GoViet (nay là Gojek)
chiếm lần lượt 73%, 16% và 10% thị phần. Chỉ 1% thị phần dành cho các hãng còn lại.
- Ngoài 3 ứng dụng này thì thị trường còn Fastgo, Tada, Vato, Mygo... nhưng độ phổ biến không nhiều, cả ở trên đường phố
lẫn trên màn hình điện thoại người dùng. Trong khi FastGo từng bị đồn đoán về sự sáp nhập, Vato ngày càng vắng bóng và
Aber thì "biến mất" không dấu vết
- Theo báo cáo của Google và Temasek, quy mô thị trường ứng dụng gọi xe Việt Nam khoảng 500 triệu USD với tốc độ tăng
bình quân hơn 40% mỗi năm. Đến 2025, sân chơi này có thể đạt giá trị 4 tỷ USD.
+ Miếng bánh đó, các gương mặt cũ đều đã "xí phần". Grab có lượng dịch vụ hầu như phủ mọi mặt trận, từ gọi xe 4 bánh, 2
bánh, đến giao hàng, gọi đồ ăn hay các dịch vụ mới hơn như đi siêu thị hộ. Gần đây, Grab còn nghĩ ra dịch vụ cho thuê xe
máy kèm tài xế theo giờ để hành khách linh hoạt đi lại. Động thái này, được bà Nguyễn Thái Hải Vân, Giám đốc điều hành
Grab Việt Nam, lý giải là "chiến lược bản địa hoá" để tiếp tục tung ra các dịch vụ sát nhu cầu thực tế nhất của thị trường.
+ Gương mặt nội địa duy nhất trong top 3 là "be" có khá nhiều hoạt động mới từ đầu năm 2020, sau nửa cuối năm 2019 im hơi
lặng tiếng. Cùng chạy đua đa dạng hóa dịch vụ, "be" cho phép thanh toán thêm SmartPay, MoMo, ra mắt beTaxi, đi chợ hộ,
cung cấp gói thành viên và cho đối tác bán bảo hiểm trên nền tảng… Số liệu đến tháng 9 cho biết, be đã được tải xuống trên
hơn 8 triệu thiết bị di động, có hơn 100.000 tài xế, khoảng 350.000 chuyến xe được yêu cầu mỗi ngày và hoạt động ở 10 tỉnh
thành.
+ Trong khi đó, GoViet đổi thành Gojek từ đầu tháng 7 và có CEO mới. Ứng dụng này sở hữu khoảng 150.000 đối tác tài xế
và đối tác 80.000 nhà hàng. CEO Gojek Việt Nam tiếp tục hứa sẽ có dịch vụ gọi xe 4 bánh và thanh toán không tiền mặt,
nhưng không xác định thời gian cụ thể. Điều này khiến Gojek khó có cơ hội bứt phá trong tương lai gần. Bù lại, Gojek vốn
có công ty mẹ tiềm lực tốt và giá cước gọi xe 2 bánh thuộc hàng "phải chăng" nhất thị trường nên khả năng các ứng dụng
còn lại chiếm vị trí của Gojek trong top 3 cũng khó diễn ra.
+ Một số ứng dụng khác thì "tồn tại" nhờ những thị trường ngách nhất định. Ví dụ, Tada chủ yếu phục vụ cộng đồng người
Hàn Quốc ở TP HCM, hoạt động tại quận 7 và các quận trung tâm.
D. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
GIỐNG ĐẶT MÓN TRỰC TUYẾN

NGÀNH NƯỚC GIẢI KHÁT


A. MÔI TRƯỜNG VI MÔ
I. Khách hàng
- Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ, với độ tuổi trong nhóm 15-54 tuổi chiếm gần hơn 62.2%, trong đó độ tuổi 15-40 cấu
thành một phân khúc thị trường mục tiêu ngày càng hấp dẫn cho các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh, trong đó có
ngành hàng nước giải khát.
- Lý do lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng hiện nay: chất lượng quyết định 36%, ngoài ra giá cả cũng là yếu tố quan
trọng quyết định mua sản phẩm. Trong tương lai, yếu tố quyết định cho việc mua và sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng
là: chất lượng sản phẩm (40%) và sự nổi tiếng của công ty (25%). 50% người tiêu dùng được hỏi cho rằng thức uống pha sẵn
giúp tiết kiệm được thời gian, 57% chọn các loại thức uống có bao bì tiện dụng vì có thể uống ngay mà không cần ly tách.
- Động lực để người tiêu dùng chọn một loại thức uống là thích (20,7%), mát (19,7%), sức khỏe sảng khoái và thêm năng
lượng. Xu hướng khách hàng thay đổi từ sản phẩm có nhiều phụ phẩm hóa học tạo màu sang các sản phẩm giải khát được
chế biến từ các loại hoa quả tươi, giữ nguyên hương vị, giàu vitamin mà không sử dụng các phụ phẩm hóa học tạo màu khác
và nhất là phải có hương vị mới lạ.
- Người tiêu dùng thích sử dụng nước giải khát ở nơi công cộng như hàng quán, khu vui chơi chiếm tỷ trọng cao.
- Người tiêu dùng VN ngày càng ý thức nhiều hơn về vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm, cũng như quan tâm nhiều hơn về
giá trị dinh dưỡng, lợi ích sức khỏe khi lựa chọn các sản phẩm đồ uống.
- Ngược lại với nhu cầu nước giải khát có gas, nhu cầu nước giải khát không gas, đặc biệt là nước trái cây tại VN tăng rất
mạnh, tăng xấp xỉ 30%/năm. Kết quả bán hàng được thống kê tại các công ty cho thấy, gần 50% người tiêu dùng trong thành
phố chuyển sang các loại nước uống chứa nhiều vitamin, ít ngọt, mùi vị tự nhiên.

13
II. Đối thủ cạnh tranh
- Đối với thị trường nước giải khát, sự phát triển và cường độ cạnh tranh giữa các hãng, cơ sở sản xuất ngày càng gia tăng.
Theo thống kê của Hiệp hội Bia - rượu - nước giải khát Việt Nam, cả nước hiện có hơn 1.800 cơ sở sản xuất nước giải khát,
hàng năm mức tăng trưởng đạt 6 - 7%, trong đó nước giải khát có ga (nước ngọt) chiếm 23,74% thị phần, nước giải khát dưới
dạng trà chiếm 36,97%; nước tăng lực chiếm 18,28%, nước ép hoa quả 10,91%, nước khoáng là 5,45%.
- Trên thị trường thức uống, đồ uống có cồn (gồm bia, rượu vang, rượu mạnh) là ngành hàng lớn nhất, chiếm tới hơn 70%
tổng giá trị bán lẻ đồ uống. Mặc dù nhận được mức tăng trưởng kép hàng năm khiêm tốn (CAGR) là 3,5% cho đến năm 2020,
ngành bia ở Việt Nam được coi là có cơ hội lớn để đầu tư vì mức tiêu thụ của đất nước nằm trong top 10 của khu vực châu
Á và có mức tiêu thụ bình quân đầu người thuận lợi ở mức 42 lít vào năm 2020.
- Xét về tốc độ tăng trưởng, cà phê là sản phẩm có mức tăng cao nhất (trên 14%), do cà phê đang dần trở thành “sự lựa chọn
hàng đầu của giới trẻ” tại Việt Nam trong thời gian vừa qua. Đồng thời, sự gia tăng về thu nhập của nhóm đối tượng này
cũng đòi hỏi các sản phẩm có giá trị chất lượng cao hơn, thúc đẩy sự tăng trưởng cả về chất và lượng của ngành cà phê.
- Cũng là sản phẩm chủ yếu dành cho giới trẻ, nước ngọt và nước ngọt có ga cũng đang dần chiếm được thị phần khá lớn và
tăng trưởng ổn định chỉ sau cà phê. Cùng với sự phát triển của đồ ăn nhanh tại Việt Nam trong những năm gần đây, đồ uống
có ga, điển hình như Pepsi hay Coca Cola, đang phải cạnh tranh khốc liệt để dành sự quan tâm lựa chọn của khách hàng.
- Ba công ty đang nắm giữ đa số thị phần trên thị trường nước giải khát không cồn. Nếu như
Pepsi và Coca Cola làm chủ thị trường nước có ga, thì Tân Hiệp Phát thành công với dòng
nước không ga. Bên cạnh đó, các công ty nhỏ khác vẫn tìm được thị trường riêng cho mình tại
khu vực nông thôn. Tuy nhiên, thị phần của các công ty lớn này đang co dần lại do sự tham
gia của rất nhiều các công ty mới với các loại sản phẩm khác nhau, mang đến sự đa dạng và
cạnh tranh cho thị trường này.
B. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
1. Môi trường tự nhiên
Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới, khí hậu này đã và sẽ giúp gia tăng nhu cầu sử dụng nước giải khát. Miền Bắc có
4 mùa, miền Trung và miền Nam có 2 mùa mưa nắng, vì vậy sản lượng tiêu dùng của miền Nam cao hơn ở miền Bắc và miền
Trung. Bên cạnh đó, thiên nhiên Việt Nam ưu đãi với nhiều loại hoa quả, nguồn nước khoáng, mạch nước ngầm… tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp phát triển nhiều loại nước khác nhau. Tuy nhiên, với địa hình dàn trải, việc vận chuyển, phân phối
hàng hóa tốn nhiều thời gian và chi phí.
2. Môi trường chính trị
Bộ máy hành chính đang có sự cải cách tích cực, tuy nhiên vẫn còn rườm rà, chồng chéo, nhiều thủ tục, quan liêu. Vấn đề
chống tham nhũng chưa đạt hiệu quả, chỉ số minh bạch còn thấp, các chính sách, quyết định của nhà nước không nhất quán,
dễ thay đổi và chưa có tầm nhìn dài hạn.
Theo kế hoạch của tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Việt Nam khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản
xuất nước giải khát từ các nguyên liệu sản xuất trong nước, trong đó ưu tiên tăng năng lực sản xuất nước quả, không đầu tư
tăng năng lực sản xuất nước giải khát có gas pha chế từ hương liệu nhập khẩu. Còn rượu bia là những sản phẩm mà Nhà nước
không khuyến khích sử dụng. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách có tác động đến ngành rượu bia để đảm bảo sự ổn
định của xã hội.
3. Môi trường văn hóa
- Người tiêu dùng Việt Nam đang có xu thế thay rượu bằng bia và bia bắt đầu được coi là một trong những loại nước giải
khát không thể thiếu trong các bữa tiệc. Nhưng xu thế lựa chọn ngành nghề liên quan đến: tài chính, ngân hàng, du lịch, ngoại
giao… ngày càng cao cùng với với việc đào tạo chuyên môn sinh, hóa, dược phẩm tại các trường hiện nay ở Việt Nam chưa
đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành nước giải khát.
- Bên cạnh đó, tình trạng làm giả nước giải khát vẫn còn khá cao, làm khó khăn cho khâu kiểm soát và phát triển ngành.
- Theo tập quán và thói quan tiêu thụ của người VN, trên 90% tổng sản lượng nước giải khát được tiêu thụ on-premise (sản
phẩm đến tay người tiêu thụ cuối cùng được thực hiện tại các quán giải khát bên đường, quán ăn, các điểm bán giải khát tại
nơi công cộng, khách sạn, nhà hàng). Tỷ lệ ít hơn 10% tổng sản lượng tiêu thụ trên off-promise (sản phẩm được tiêu thụ tại
nhà riêng khách hàng). Trong số lượng nước giải khát tiêu thụ theo hình thức off-promise, hơn 80% mang nhãn hiệu ngoại
nhập và sản phẩm các công ty nước ngoài tại Việt Nam theo dạng chai PET và lon. Tuy nhiên, các chương trình bình chọn

14
các sản phẩm nước giải khát hàng VN chất lượng cao ngày càng nhận được sự quan tâm ủng hộ nhiệt tình và rộng rãi của
người tiêu dùng.
4. Môi trường công nghệ
- Xét về trình độ máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất NGK ở VN thì máy móc, thiết bị đang được sử dụng có đến 52%
là lạc hậu đến rất lạc hậu, 38% trung bình, chỉ có 10% hiện đại.
- Tỷ lệ sử dụng công nghệ cao mới chỉ có 2% (trong khi Thái Lan tỷ lệ này là 31%, Malaysia là 51% và Singapore là 73%).

CHUỖI KINH DOANH CAFE


A. MÔI TRƯỜNG VI MÔ
I. Khách hàng
- Hiện nay, mức sống của người dân Việt Nam ngày càng cao; nên nhu cầu ăn, uống, mặc, ở càng được chú trọng. Một trong
những thói quen ưa thích của người dân Việt Nam là đi uống cafe với bạn bè và người thân. Cafe đã du nhập vào nước ta từ
lâu và là một thức uống rất được người dân Việt Nam, cafe không chỉ là thức uống giải khát mà còn có lợi cho sức khỏe của
người tiêu dùng nếu uống với liều lượng thích hợp. Cafe lại thích hợp với nhiều đối tượng tiêu dùng như học sinh, sinh viên,
công nhân viên chức và các tầng lớp lao động khác.
- Khách hàng bắt đầu đến quán cà phê từ 15 tuổi. Tuy nhiên, học sinh cấp ba từ 15 đến 17 tuổi đến quán cà phê rất ít, phần
lớn các đối tượng này chưa làm chủ về mặt tài chính và chịu sự kiểm soát tài chính chặt chẽ từ gia đình nên mục đích đến
quán cà phê chủ yếu để vui vẻ trò chuyện cùng bạn bè.
- Khách hàng từ đủ 18 tuổi trở lên có xu hướng bán cà phê nhiều hơn với mục đích như gặp bạn bè, gặp gỡ người yêu thường
chọn những quán có phong cách trẻ trung sôi động. Các mối quan hệ giao tiếp dần được mở rộng làm phát sinh nhu cầu đến
quán. Nhu cầu đến quán cafe sẽ kéo dài đến tuổi nghỉ hưu (50 - 60t). Tuy sau 60 tuổi vẫn có những đối tượng đến cà phê
nhưng số lượng rất ít và có những yêu cầu đặc biệt dành riêng cho tuổi già.
II. Đối thủ cạnh tranh
- Trong những năm gần đây thị trường cà phê tại Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng bước vào giai
đoạn bùng nổ. Theo thống kê của tổ chức cà phê thế giới từ năm 2008 - 2011, lượng cà phê độ tiêu thụ tại Việt Nam tăng
65%. Tính riêng năm 2010, mức tăng trưởng là 31% so với các nước trên thế giới. Điều này cho thấy tiềm năng tiêu thụ cà
phê tại Việt Nam rất cao
- Do sức hút của thị trường cà phê đến từ việc thay đổi thói quen của người tiêu dùng và thu nhập ngày càng tăng tại những
đô thị lớn, thị trường cửa hàng cafe có sự góp mặt từ các startup như Cộng cà phê, Urban Station Coffee, cho tới những tên
tuổi lớn hơn như Phúc Long, Highlands, Trung Nguyên, The Coffee House hay sự du nhập của những người khổng lồ thế
giới như Starbucks hay Coffee Bean.
- Theo thống kê vào năm 2018, Việt Nam có 540.000 nhà hàng lớn nhỏ và có tới 430.000 trong số đó là quầy hàng đường
phố. Ngay cả 5 chuỗi cà phê lớn nhất Việt Nam cũng mới chỉ nắm giữ 15,3% thị trường; trong đó chuỗi cà phê Highlands
Coffee đứng đầu với 7,2%, Starbucks chiếm 2,9% thị phần. Thị trường cà phê Việt Nam trị giá khoảng tầm 1 tỷ USD.
- Theo khảo sát của VIRAC (Công ty CP Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt
Nam), năm 2018, Highlands Coffee dẫn đầu về số lượng cửa hàng với con số
240, doanh thu 1.628 tỉ đồng. The Coffee House cũng tăng trưởng liên tục với
doanh thu gần 669 tỉ đồng, 140 cửa hàng, áp sát ở vị trí thứ 2. Chuỗi cửa hàng
của Phúc Long vốn nổi tiếng với các loại thức uống từ trà nhưng cũng đã lấn
sân và phát triển mạnh mẽ đồ uống café với xếp hạng thứ 3. Doanh thu năm
2018 của thương hiệu này đạt 473 tỉ đồng, tăng trưởng 39% so với năm 2017.

B. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
1. Môi trường kinh tế:
Việt Nam được biết là 1 trong 3 quốc gia trong Đông Nam Á lọt vào top 50 nền kinh tế có môi trường kinh doanh tốt nhất
trên thế giới do tạp chí Bloomberg thực hiện.
Nước ta đang phát triển với GDP tăng trưởng ổn định. Vì thế thu nhập của người dân tại Việt Nam đều tăng ở mức độ từ thấp
tới cao. Tuy vậy, lạm phát trong nước vẫn rất cao dẫn đến giá cả của các mặt hàng tiêu dùng, sinh hoạt tăng mạnh.

15
2. Môi trường văn hóa
Người Việt có phong cách thưởng thức cà phê rất riêng họ không có cà phê là thức uống nhầm có tác dụng chống buồn ngủ
như người Mỹ và thưởng thức cà phê như một thứ văn hóa.
Hiện nay đã có sự thay đổi lớn trong các cách thưởng thức cà phê của một bộ phận không nhỏ người dân tại các thành phố
lớn. Đi cà phê không còn đơn thuần là hành động nạp vào người thứ chất lòng màu đen có chứa cafein nữa, nó trở thành động
từ thể hiện việc gặp gỡ, giao tiếp, chia sẻ trải nghiệm không gian, thức uống.
3. Môi trường chính trị:
Nước ta được biết đến với nền chính trị bình ổn, cùng với môi trường kinh tế và đầu tư ngày càng mở rộng hơn. Từ đó các
nước ngoại quốc dễ dàng vào xây dựng đầu tư phát triển kinh doanh trong nước ta.
4. Môi trường xã hội:
Dân số ở thành phố Hồ Chí Minh cao với hơn 8 triệu dân, mật độ dân cư đông đúc 4000 người/km2 (Theo cục thống kê
2011). Văn hóa xã hội đa dạng phong phú, đặc biệt ảnh hưởng mạnh của văn hóa Phương Tây, Hàn Quốc, Thái Lan….Đây
cũng là thị trường kinh doanh quán cà phê lớn cho nhiều nhà đầu tư & dân kinh doanh vì số lượng người thích uống cafe tại
Việt Nam rất đông.
5. Môi trường tự nhiên:
Với vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bị ảnh hưởng thiên tai, lũ lụt. Môi trường và thị trường này cực thích
hợp kinh doanh, buôn bán. Môi trường ở Việt Nam chưa bị ô nhiễm nặng: nguồn nước, không khí, tiếng ồn,…Người dân tại
đây rất ưa chuộng không gian yên tĩnh, thoải mái thư giãn.

NGÀNH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG


A. MÔI TRƯỜNG VI MÔ
I. Khách hàng
- Theo kết quả nghiên cứu dựa trên gần 800 phiếu điều tra về hành vi người tiêu dùng dịch vụ viễn thông của TS. Lưu Tiến
Đạt - Đại học Kinh tế Quốc dân (2014) thì:
+ 78,4% người tiêu dùng không có ý định đổi số trong vòng 12 tháng tới, chỉ có 5,4% người được hỏi có ý định thay đổi nhà
cung cấp dịch vụ;
+ Về hành vi sử dụng thêm dịch vụ, 40% trả lời sẽ sử dụng thêm dịch vụ của nhà cung cấp hiện tại, 25,6% sẽ sử dụng của nhà
cung cấp khác;
+ Về hành vi giới thiệu với bạn bè, người thân về dịch vụ đang sử dụng, có 48,3% trả lời sẽ giới thiệu dịch vụ cho bạn bè,
người thân; 12,7% trả lời là không giới thiệu.
+ Về hành vi nói tốt về nhà mạng, 45,5% sẽ nói tốt về nhà mạng mà họ sử dụng; trong khi có 8.5% sẽ không nói tốt về nhà
mạng họ đang sử dụng với người khác.
- Loại hình thuê bao có ý định ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng, theo đó thuê bao trả trước có ý định tích cực hơn
thuê bao trả sau.
- Theo thống kê của We are Social - Công ty nghiên cứu toàn cầu có trụ sở tại 8 nước trên thế giới thì tính đến ngày
01/01/2015:
+ Việt Nam có 128,3 triệu người dùng điện thoại, chiếm 141% dân số, trong đó có 89% số người dùng thuê bao trả trước, 11%
dùng thuê bao trả sau và 26% số người dùng di động sử dụng các dịch vụ 3G và 4G.
+ Về internet, Việt Nam có 39,8 triệu người sử dụng tăng 10% so với 1/1/2014. Trong đó, có tới 32.4 triệu người sử dụng
internet qua điện thoại (36% tổng dân số).
+ Về mạng xã hội, tổng số tài khoản mạng xã hội của Việt Nam là 28 triệu tăng, 41% so với thời điểm 01/01/2014. Facebook
đang là mạng xã hội được yêu thích nhất với 21% dân số sử dụng, ứng dụng nhắn tin của facebook chiếm 14%, Google Plus
13%, Skype 12%…
=> Như vậy, hành vi người tiêu dùng dịch vụ viễn thông đang có sự thay đổi đáng kể. Đây là kết quả tất yếu của sự phát triển
nhanh chóng các thiết bị có kết nối, đặc biệt là điện thoại thông minh và máy tính bảng. Điều này đã gây ra sự chuyển biến
mạnh mẽ trong thói quen sử dụng dịch vụ viễn thông của người tiêu dùng, đó là hướng đến sử dụng các loại hình dịch vụ
mới thay thế các dịch vụ thoại và tin nhắn cũ với tần suất và thời gian sử dụng nhiều hơn.

II. Đối thủ cạnh tranh

16
- Trong cơ cấu doanh thu dịch vụ di động của các nhà mạng, doanh thu từ các dịch vụ truyền thống (thoại, tin nhắn) vẫn
chiếm chủ yếu tới 76,6% tổng doanh thu. Doanh thu từ data (dữ liệu) chỉ đạt 23,4% trong cơ cấu tổng doanh thu của nhà
mạng - đây cũng là mức các nhà mạng Việt Nam đạt thấp hơn so với trung bình thế giới (hơn 43%). Điều này cho thấy, tuy
nhà mạng đạt tăng trưởng cao về doanh thu từ dịch vụ số, song giá trị tuyệt đối của nhóm dịch vụ này vẫn còn thấp.
- Số liệu thống kê trong Sách Trắng CNTT-TT 2017 cũng cho thấy, thời gian qua thị trường viễn thông, Internet của Việt
Nam tiếp tục có sự cạnh tranh tích cực. Năm 2016, cả nước có 74 doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ viễn thông di động
mặt đất, giảm 6 doanh nghiệp so với năm 2015; số doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ Internet là 51, giảm 1 doanh nghiệp
so với năm 2015. Tổng doanh thu lĩnh vực viễn thông, Internet năm 2016 đạt 136.499 tỷ đồng, tương đương 6,16 tỷ USD,
tăng 1,6% so với năm 2015.
- Theo số liệu thống kê trong Sách Trắng CNTT-TT năm 2017, trong năm 2016, thị trường cung cấp dịch vụ viễn thông di
động (gồm cả 2G và 3G) tiếp tục có sự góp mặt của 5 doanh nghiệp là Viettel, VNPT, MobiFone, Vietnamobile và GTel.
Tuy nhiên, so với số liệu tại thời điểm năm 2013 đã được công bố trong Sách Trắng CNTT năm 2014, trong khi 2 doanh
nghiệp lớn là Viettel và VNPT nâng được tỷ lệ nắm giữ trong “miếng bánh” thị trường dịch vụ di động, thì 3 nhà mạng khác
là MobiFone, Gtel và Vietnamobile đều bị thu hẹp thị phần dịch vụ viễn thông di động.
- Trong đó, nếu xét riêng về thị phần (thuê bao) dịch vụ 2G, Viettel dẫn đầu, chiếm 42,5%; tiếp đó là MobiFone và VNPT,
lần lượt nắm giữ 30% và 21,5% thị phần. Tương tự, đối với thị trường cung cấp dịch vụ 3G, năm 2016 số thuê bao di động
3G của mạng Viettel chiếm tới 57,7% tổng số thuê bao 3G, tăng hơn 16% so với năm 2013. Còn thị phần dịch vụ 3G của
VNPT là 23,9%, tăng 1,4% so với năm 2013; thị phần dịch vụ 3G của MobiFone bị giảm từ 33,5% năm 2013 xuống còn
16,1% năm 2016.
- Về thị phần (thuê bao) của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ băng rộng cố định mặt đất, trong số các doanh nghiệp đang
triển khai kinh doanh dịch vụ này, năm 2016, thị phần của VNPT vẫn lớn nhất, chiếm 46,1%; tiếp đó là Viettel, chiếm 26,1%;
FPT chiếm 18,6%; SCTV chiếm 5,7%; và 3,5% thi phần dịch vụ băng rộng cố định mặt đất thuộc về các doanh nghiệp khác
như CMC, SPT, NetNam, GDS, VTC…
B. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
1. Môi trường kinh tế
- Trong những năm qua, sau quá trình đổi mới, cải cách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nền kinh tế VN đã thu được những
thành quả to lớn đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng GDP ổn định ở mức 7 - 7,5%/năm. Thu nhập bình quân GDP cũng tăng
lên, mức sống của người dân được cải thiện, chất lượng cuộc sống không ngừng tăng cao. Cơ cấu kinh tế đã có những bước
thay đổi và chuyển dịch tích cực.
- Các chính sách phát triển kinh tế của chính phủ để làm gia tăng mạnh mẽ của hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại,
đầu tư trong nước và nước ngoài vào Việt Nam. Thu nhập và trình độ dân trí tăng lên, theo đó là nhu cầu về các dịch vụ về
điện thoại, internet ngày càng gia tăng mạnh mẽ.
2. Môi trường văn hóa
Cùng với chính sách mở cửa nền kinh tế, phát triển kinh tế xã hội, tham gia quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc
tế, Việt Nam đã đón nhận và du nhập nhiều xu hướng, trào lưu, phong cách sống và làm việc mới mẻ, phong phú và muôn
hình muôn vẻ. Người dân ngày càng có xu hướng sử dụng những loại dịch vụ viễn thông chứa đựng trong đó công nghệ hiện
đại, thuận tiện, nhanh chóng và mang lại nhiều giá trị và tiện ích.
3. Môi trường dân số
Ngày nay, với thị trường 86 triệu dân, hầu hết mọi người từ các nhà doanh nghiệp người nông dân sinh viên công chức cho
đến học sinh đều có nhu cầu liên lạc và có những nhu cầu dịch vụ khác nhau. Đây là cơ hội cho các công ty dịch vụ viễn
thông hoạt động và chiếm lĩnh thị trường giàu tiềm năng này.
4. Môi trường chính trị
Môi trường pháp lý của Việt Nam trong lĩnh vực BCVT và CNTT trong thời gian qua đã từng bước được xây dựng và hoàn
thiện. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng đã được Chính phủ và bộ BCVT ban hành theo hướng tăng cường hiệu
lực, hiệu quả quản lý nước, từng bước mở cửa thị trường, đẩy mạnh cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. Môi trường pháp
lý về viễn thông đã tạo được một hành lang pháp lý đồng bộ, rõ ràng, minh bạch cho các hoạt động viễn thông, internet theo
đúng quy định của các bộ luật chung trong nước phù hợp với luật thông lệ quốc tế và viễn thông
THỨC ĂN NHANH

Thực trạng và tiềm năng thị trường thức ăn nhanh

17
Ở Việt Nam quan niệm việc sử dụng thức ăn nhanh là cập nhật xu thế hiện đại.

Với tình hình xã hội phát triển, thu nhập người dân ngày càng tăng kéo theo đó là mọi người cũng ngày càng bận rộn trong
guồng quay của công việc, cuộc sống nên nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh ngày càng cao do sự hạn hẹp của thời gian.

Theo số liệu của tổ chức nghiên cứu Euromonitor International, thị trường thức ăn nhanh của Việt Nam vẫn đang tăng
trưởng mạnh đạt 18%-20% mỗi năm.

Đây được đánh giá là phân khúc thị trường màu mỡ trong ngành thức ăn và đồ uống

I. MÔI TRƯỜNG VI MÔ

Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Nói
như vậy để thấy khách hàng quan trọng như thế nào đối với bất kỳ ngành nào. Ngành hàng thức ăn nhanh cũng không phải
là một ngoại lệ, khách hàng chủ yếu của thức ăn nhanh chủ yếu là khách hàng lẻ và đây cũng là đối tượng chủ yếu gây nên
áp lực cho các hãng trong ngành. Có thể kể đến một vài lý do để thấy tại sao áp lực từ khách hàng lại không hề nhỏ ở Việt
Nam cho các ngành hàng thức ăn nhanh. Với lượng dân số đông và tỷ lệ tăng dân số ở thành thị ngày càng nhanh đã tạo
nên một bộ phận lớp trẻ có thu nhập khá cao và kèm theo đó là khả năng sẵn sang chi trả là khá lớn. Có một thực tế rằng
mỗi gia đình người Việt Nam sẵn sang chi trả cao hơn cho những bữa ăn ngon miệng và chất lượng. Xa rồi thời kì “rẻ mà
ngon” là khẩu hiệu, người dân chúng ta ngày càng ý thức rõ về mặt giá cả so với giá trị họ đã có sự chuyển biến nhất định
về mặt này. Và đi kèm với khả năng chi trả cao hơn thì yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm cũng tăng theo thời gian, đa số
người tiêu dung đã và đang quan tâm đến vấn đề chất lượng và sức khỏe. Hơn thế nữa với người dân nhu cầu ăn uống luôn
là một nhu cầu cấp thiết hàng ngày, với một nước đông dân như nước ta thực sự nhu cầu cho các ngành hàng là rất lớn đặc
biệt là các ngành thức ăn nhanh.

1. Đối tượng sử dụng đồ ăn nhanh


● Nhóm đối tượng sử dụng thức ăn nhanh chủ yếu là từ 16-35 tuổi, nữ giới có xu hướng dùng Fastfood nhiều hơn nam giới.
2. Dịp dùng
● 60,7% người được khảo sát dùng Fastfood khi được mời. Ngoài ra họ dùng vào dịp cuối tuần hay khi cảm thấy thèm.
● Với những người chưa có con thì họ dùng bất cứ khi nào họ thích. Đối tượng có con rồi thì hay cùng con ăn Fastfood vào
dịp cuối tuần.
● Nhóm 16-23 tuổi: Họ thường đi ăn khi cảm thấy thèm.
● Nhóm 23-29 tuổi: Thường dùng vào dịp cuối tuần.
● Nhóm trên 30 tuổi: Chỉ hay dùng vào các dịp lễ/tết lớn.

Nhìn chung 3 nhóm khách hàng này thường ăn Fastfood khi người khác rủ rê.

3. Thời gian dùng


● Các khách hàng thường dùng chủ yếu vào buổi trưa, từ 16h00-18h00 và chủ yếu là buổi tối, buổi đêm.
4. Đi cùng ai
● Nhóm 16-20 tuổi: thường đi cùng bạn bè.
● Nhóm 23-30 tuổi: thường đi cùng bạn bè, người yêu.
● Nhóm trên 30 tuổi: đi cùng gia đình.

Rất ít người có nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh 1 mình tại quán. Chính vì thế các nhà kinh doanh cần lưu ý bày trí không
gian theo các nhóm khác nhau. Ví dụ không gian gia đình, không gian bạn bè,…

Khai thác nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh

1. Ý muốn sở hữu đồ ăn nhanh nhất, kịp thời đáp ứng cơn thèm ăn của khách hàng.
2. Nhu cầu bảo vệ sức khỏe với những lựa chọn nơi uy tín đảm bảo về nguồn nguyên liệu sạch.

18
3. Nhu cầu tìm kiếm cảm giác mới lạ, mang lại trải nghiệm mới với đa dạng các món ăn.
4. Ý muốn thể hiện bản thân hay chạy theo xu hướng với những lựa chọn thương hiệu nổi tiếng trong ngành Fastfood.
5. Ý muốn hòa nhập với đám đông khi xu hướng bạn bè, đồng nghiệp đều sử dụng và bàn về Fastfood.
6. Ý muốn tiết kiệm thời gian nấu ăn để có nhiều thời gian làm những điều họ muốn.
7. Nhu cầu muốn được yêu thương và trao đi yêu thương bằng cách dành thời gian cho người yêu, bạn bè, gia đình và hưởng
thụ cùng họ với những món ăn, không gian tại cửa hàng.
8. Họ có nhu cầu với những sản phẩm có nhiều gia vị lạ, hợp khẩu vị, nhiều món ăn nhẹ.
9. Nhu cầu của họ tiêu dùng những gói sản phẩm nhỏ, tiện lợi mang theo và sử dụng trên đường đi.

Đối thủ cạnh tranh:

Đứng đầu ngành hàng thức ăn nhanh, các chuỗi gà rán tại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng doanh thu nhưng bắt đầu có phân
hóa ở nhóm đứng đầu.
Lĩnh vực kinh doanh đồ ăn nhanh (fastfood) có nhiều phân nhánh nhỏ, gồm các mô hình pizza, burger, dịch vụ ẩm thực,
cửa hàng bánh, kem… Trong số những phân nhánh nhỏ, kinh doanh chuỗi nhà hàng chuyên gà là một trong những phân
khúc lớn nhất nếu xét về doanh thu.
Trong đó, KFC, Lotteria và Jollibee là ba cái tên gần như thống trị phân khúc thị trường này. Năm 2019, tổng doanh thu
của ba chuỗi này đạt gần 4.300 tỷ đồng, tăng hơn 11% so với năm 2018.
Báo cáo tài chính riêng 2019 của Công ty Liên doanh TNHH KFC Việt Nam ghi nhận doanh thu gần 1.500 tỷ đồng, chỉ
tăng gần 1,3% so với năm 2018. Mức tăng trưởng vẫn dương, nhưng thấp hơn mức tăng 7,5% và 18,3% của giai đoạn hai
năm trước.
So với KFC, tăng trưởng của Lotteria trong năm trước có phần nhỉnh hơn khi chuỗi này đạt doanh thu hơn 1.680 tỷ đồng,
tăng gần 8%. Con số này cải thiện so với mức tăng chỉ 2% của năm 2018 so với 2017, nhưng thấp hơn ngưỡng trung bình
hai con số trong giai đoạn 2014-2016.
Trong khi hai cái tên dẫn đầu có phần chững lại, chuỗi Jollibee của Công ty TNHH Jollibee Việt Nam đang thu hẹp khoảng
cách. Thương hiệu từ Philippines đã cán mốc doanh thu nghìn tỷ đồng trong năm 2019, tăng hơn 40% so với năm 2018.
Tốc độ tăng trưởng trung bình trong ba năm gần nhất đạt hơn 37%, so với mức hơn 4% của KFC và 5% của Lotteria. Xuất
phát điểm thấp hơn,Jollibee tăng trưởng nhanh hơn, trong khi quy mô của KFC và Lotteria đã vượt qua ngưỡng nghìn tỷ
đồng từ cách đây nhiều năm.
Tuy nhiên, không chỉ tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của các chuỗi này cũng có sự phân hóa cao, dù chỉ tiêu này
không được tính là thước đo về quy mô của các chuỗi trên thị trường.
Sự khác biệt lớn nhất là chênh lệch về biên lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh. Trong khi chuỗi KFC chỉ đạt từ 16-18%
thì Lotteria và Jollibee duy trì trong khoảng 50-60%, tương đồng với nhiều chuỗi nhà hàng quy mô lớn. Kết quả này có thể
do cách hạch toán khác nhau về chi phí sản xuất, liên quan đến những nguyên liệu đầu vào hoặc công thức từ phía công ty
mẹ.
Dù vậy, KFC lại là chuỗi có lợi nhuận tích cực nhất. Ba năm gần đây, chuỗi này duy trì lợi nhuận trên 100 tỷ đồng. Trong
khi đó, đã cải thiện đáng kể nhưng Lotteria vẫn chịu lỗ, tương tự với Jollibee.
Báo cáo của Euromonitor từng đánh giá, KFC hay Lotteria vẫn giữ vị thế dẫn đầu nhưng tốc độ tăng đã chậm lại đáng kể,
một phần do sức nóng trên thị trường “fast-food” được đẩy lên cao khi các mô hình cửa hàng tiện lợi kèm đồ ăn nhanh mở
rộng.

19
Các chuỗi cửa hàng tiện lợi kèm đồ ăn như Circle K hay 7-Eleven đẩy nhanh tốc độ mở rộng đã tạo áp lực lớn đối với phân
khúc này, thu hẹp miếng bánh thị phần của những chuỗi “fast-food” lâu đời như KFC hay Lotteria. Bên cạnh đó, nhóm sản
phẩm đồ ăn nhanh cũng chịu ảnh hưởng từ sự thay đổi trong tư duy tiêu dùng của khách hàng, khi sức khỏe được ưu tiên
hơn.
II. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

Môi trường vĩ mô môi trường nhân khẩu học trong phần này sẽ đề cập ba khía cạnh là:

Lứa tuổi: khi chủ yếu nhằm vào giới trẻ từ 17 đến 29 tuổi gia đình có trẻ em. Do nhiều nguyên nhân mà ngành này đã chọn
thị trường là giới trẻ độ tuổi dưới 30, chủ yếu đánh vào xu hướng năng động, khả năng tiếp cận văn hóa nhanh của các bạn
trẻ Việt Nam.

Thu nhập: Việt Nam là nước có thu nhập người đầu người thấp. Vì vậy, đây cũng là một khó khăn khi xâm nhập vào thị
trường Việt Nam của ngành thức ăn nhanh. Những người có thu nhập khá ổn định chính là đoạn thị trường mà ngành này
chú trọng. Với những người có thu nhập khá thì việc sử dụng sản phẩm thường xuyên, còn những người có thu nhập thấp
cũng có thể trở thành khách hàng nhưng mức độ sử dụng có thể không thường xuyên.

Nghề nghiệp: việc chọn hai thành phố đó chính là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì ngành thức ăn nhanh có thể tiếp
xúc thị trường lớn là học sinh, sinh viên, các bạn trẻ làm việc ở khu vực trung tâm thành phố. Vì số lượng các trường đại
học cao đẳng dạy nghề ở đây rất nhiều và điều đó cũng phù hợp với định hướng của ngành.

NGÀNH RẠP CHIẾU PHIM

I. MÔI TRƯỜNG VI MÔ
1. Số lượng khách hàng:
- Theo khảo sát cho thấy, 55% người Việt đến rạp chiếu phim một lần trong tháng hoặc thường xuyên hơn.
- Thị trường đang tăng trưởng mạnh khi lượng khán giả đến rạp xem phim, nhất là ở nhiều đô thị tăng lên. Theo thống kê của
Cục Điện ảnh, số lượng phòng chiếu phim trên cả nước năm 2018 là 901 phòng với 130.900 ghế, ước tính doanh thu chiếu
phim thương mại là 3.500 tỷ đồng.
- Theo thông tin công bố từ công ty mẹ CJ CGV, trong năm 2019 chuỗi rạp chiếu phim CGV thu về khoảng 3.660 tỉ đồng tại
thị trường Việt Nam, tăng hơn 35% so với năm 2018. Số người đến rạp cũng tăng đạt 57,5 triệu người.

1. Nhu cầu khách hàng đến CGV:


Giải trí: Đi xem phim là hình thức giải trí được các bạn trẻ yêu thích nhất hiện nay. Theo số liệu thống kê số lượng người
đến rạp xem phim vào các ngày cuối tuần chiếm khoảng 70% trên tổng số người.
Nhu cầu giải trí sau những giờ lao động, học tập căng thẳng là điều rất cần thiết. Rạp phim đem tới những giá trị thư
giãn tinh thần lớn mà ít phương tiện chiếu phim khác có được: hình ảnh chân thực, âm thanh mãn nhĩ, cảm giác như thật, và
kể cả… những phút giây sảng khoái của hiệu ứng đám đông.
Hẹn hò: Bầu không khí yên tĩnh và nghệ thuật trong rạp chiếu rất phù hợp cho các cặp tình nhân, đặc biệt là các cặp trẻ tuổi.
Sau khi xem phim, bạn còn có thể cùng người ấy bình luận, chia sẻ cảm nghĩ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng trò
chuyện và trao đổi có thiện chí là một trong những cách tốt nhất để giữ gìn tình cảm lứa đôi. Việc thảo luận về bộ phim sẽ
giúp hai người thấu hiểu lẫn nhau hơn.
Thể hiện sự hiểu biết: Phim có nhiều thể loại: Phim khoa học viễn tưởng, tâm lý-xã hội, phim kinh dị, phim lịch sử, địa lý
hay phim về kinh tế - chính trị... Mỗi loại phim thể hiện một vấn đề xã hội, một tư tưởng, một ý nghĩa riêng. Chính những
nội dung đó đã phản ánh vào nhận thức của người xem khiến họ tò mò, thích thú rồi tiếp nhận và suy nghĩ về những vấn đề
ẩn chứa trong bộ phim đồng thời cảm xúc và suy nghĩ của họ cũng sẽ thay đổi.

1. Các đối thủ cạnh tranh:

20
CGV ở Việt Nam
● Mua lại MegaStar từ tháng 7/2011 với giá 73,6 triệu USD nhưng đến 15/1/2014, CGV mới chính thức tiếp quản và điều hành
hệ thống rạp chiếu phim lớn nhất Việt Nam này với thương hiệu cùng tên gọi hoàn toàn khác.
● Tính đến nay đã có gần 70 rạp chiếu phim, một tháng tiếp đón ước chừng 10 triệu lượt khách. Trong thị trường Việt Nam,
nắm giữ 45% thị phần chiếu phim đứng đầu cả nước và lớn hơn cả 4 doanh nghiệp cộng lại (Lotte, BHD, Rạp chiếu phim
Quốc Gia và Galaxy)
● Tại Việt Nam, tầm nhìn của CGV là trở thành điểm đến số 1 cho các hoạt động xem phim và giải trí; giữ vững vị trí dẫn đầu
và cung cấp các sản phẩm dịch vụ “beyond cinema” (Vượt xa điện ảnh) CGV sẽ thực hiện mục tiêu này bằng cách mở rộng
mạng lưới rạp chiếu phim tại Việt Nam, luôn cố gắng nâng cấp những rạp chiếu hiện có bao gồm: hình ảnh mới, phim đa
dạng hơn, nhiều lựa chọn hơn về ẩm thực, nhiều ưu đãi hơn cho thành viên và nhiều công nghệ xem phim hơn.
● Chiến lược đầu tư của Cgv là mở rộng và đầu tư tại các thành phố lớn, luôn cố gắng nỗ lực tham gia sôi nổi các chương trình
hay tài trợ cho các hoạt động lớn liên quan đến phim ảnh Việt Nam, sẵn sàng hợp tác và bắt tay với các hãng làm phim, thậm
chí cả cụm rạp khác khi có nhu cầu ra mắt một tác phẩm phim nào đó
● Hai sản phẩm độc đáo đầu tiên mà CGV mang đến cho khán giả Việt Nam đó là công nghệ xem phim 4DX và ghế đôi
Sweetbox
Lotte Cinema
- Có thể thấy tại Việt Nam, thị phần CGV là cao nhất và theo sau chính là Lotte cinema
- Về giá cả:
● Giá vé CGV dao động từ 55.000 - 115.000 đồng đối với phim 2D và 85.000-165.000 đồng đối với 3D.
● Giá vé Lotte dao động từ 55.000 - 105.000 đồng đối với phim 2D và 100.000 - 150.000 đồng đối với 3D
● => Xét về giá vé 2D, CGV và Lotte đều không chênh lệch nhau quá nhiều, tuy nhiên, khi xét đến giá vé 3D, do CGV tính
theo phương thức cộng phụ thu chứ không có bảng giá cố định như Lotte nên nhìn chung giá 3D của Lotte rẻ hơn. Tại CGV
có thứ 4 vui vẻ đồng giá 80.000 cho vé 2D thì tại Lotte có Lovely Tuesday đồng giá 60.000 cho vé 2D => Lotte vẫn rẻ hơn
so với CGV khi xét về ngày đặc biệt
- Về số lượng rạp:
● CGV: tổng cộng có 82 rạp trên khắp 30 tỉnh thành, trong đó tại TPHCM và Hà Nội đều có đến 22 rạp
● Lotte Cinema: tổng cộng có 48 rạp trên khắp cả nước. Tuy số lượng rạp ít hơn CGV nhưng phân bổ rạp lại rộng hơn CGV.
Thay vì tập trung nhiều vào các thành phố lớn với số lượng dày đặc, Lotte chỉ mở ở TPHCM 10 rạp, Hà Nội 6 rạp, còn lại
mở ở các thành phố nhỏ, nơi CGV chưa có như Phủ Lý, Thái Bình, Hạ Long, Tuyên Quang, Việt Trì,... Đây là những thị
trường nhỏ, tuy nhiên đang dần phát triển. Việc đánh vào những khu vực chưa có sự xuất hiện của CGV là 1 nước cờ hay,
nhằm giúp Lotte tăng thêm thị phần và độ nhận diện
- Về chất lượng rạp:
● CGV: để tối đa hóa doanh thu cũng như trải nghiệm của người tiêu dùng CGV ra mắt loại rạp mới IMAX (Màn hình cong
đưa người xem đến cảm giác chân thực, bố trí của hệ thống âm thanh lan tỏa đều 8 góc gian phòng,...)
● Lotte: Để không đánh mất vị thế của mình, Lotte cũng cho ra đời loại rạp SUPERPLEX (thân thiện với môi trường so với
máy chiếu thường nhiều công suất hơn, độ tương phản và sắc nét cao hơn máy chiếu bình thường, công nghệ DP4K hiện đại
được đưa vào lần đầu tiên tại Việt Nam nhằm đưa đến cảm giác chân thực nhất cho người xem)
● Tại CGV ngoài ra cũng còn 1 số loại rạp đặc biệt đánh vào phân khúc cao cấp như 4DX, Gold Class, L’amore, Starium,
Premium,... tuy nhiên những loại rạp này giá rất cao, không phổ biến với đại đa số mọi người
- Về các chính sách khuyến mãi:
● Tại CGV chủ yếu là các giảm giá, khuyến mãi khi liên kết với các app ứng dụng, cửa hàng khác, chẳng hạn “[CGV x Vision
Care]”, “[CGV x SKECHERS]”, “[CGV x ZaloPay]”, “[CGV x CIMB Bank]”,... Tuy nhiều khuyến mãi thế nhưng phải điều

21
kiện áp dụng là phải mua hàng hoặc sử dụng app điện tử, nhiều khách hàng vẫn chưa tiếp cận và sử dụng được, chính vì vậy
các khuyến mãi này vẫn không quá giá trị với người tiêu dùng
● Ngược lại với CGV, Lotte cũng chạy các khuyến mãi nhưng chúng dễ tiếp cận hơn, điều kiện áp dụng dễ đạt hơn, đa số giảm
giá vào các ngày lễ hoặc gắn với các bộ phim đặc biệt, giúp giá vé thật sự được giảm đáng kể
- Về truyền thông trên MXH:
● CGV có lượt tương tác và thảo luận nhiều nhất, chiếm hơn 50%, trong khi đó Lotte xếp thứ 2 với 35,4%. Giải thích lý do vì
sao CGV có thị phần thảo luận cao đó là vì ngoài việc nhắc đến tên các thương hiệu như là một nơi chiếu các bộ phim bom
tấn, do CGV thường xuyên kết hợp với các nhãn hàng khác, chính vì vậy, một lượng lớn các thảo luận nhắc đến CGV đến từ
trang Facebook fanpage của các nhãn hàng khác mà trong đó voucher xem phim của các rạp là giải thưởng dành cho người
chiến thắng các mini game.
● Các hoạt động trên social media của CGV cũng mạnh thế hơn so với Lotte khi có rất nhiều những chiến dịch khác nhau. Điều
này khiến lượt tương tác của Lotte bị thua thiệt hơn với CGV.
Như vậy nhìn chung, Lotte Cinema khi so sánh với CGV vẫn chưa phải đối thủ quá đáng gờm tuy nhiên vẫn có sức ảnh
hưởng đáng kể đến thị phần của CGV. Nếu CGV đánh mạnh vào chất lượng và phân khúc người có thu nhập từ ổn định trở
lên, tại các thành phố lớn thì Lotte tập trung vào phân khúc bình dân, nổi tiếng với giá rẻ và các thị trường tỉnh lẻ
Galaxy Cinema
- Giá vé: chỉ từ 45.000 đến 70.000 cho phim 2D và 90.000 cho phim 3D => So sánh trong hầu hết các cụm rạp thì Galaxy có
giá vé rẻ nhất
- Số lượng và vị trí rạp: tổng cộng chỉ có 18 rạp, trong đó 9 rạp ở TPHCM, 2 rạp ở Hà Nội và các rạp còn lại nằm rải rác ở
các thành phố khác như Hải Phòng, Đà Nẵng, Cà Mau,... Có thể nói về số lượng rạp Galaxy thua kém hơn CGV và Lotte rất
nhiều. Ngay tại TPHCM, các vị trí của rạp cũng không phải tại các địa điểm đắc địa, tập trung đông giới trẻ, các rạp tại các
thành phố khác cũng đều ở những nơi đã có CGV và Lotte phủ sóng rất nhiều
- Chất lượng rạp: các loại phòng bình thường và đa phần có kích thước từ trung bình đến nhỏ, màn hình chiếu nhỏ và ghế
ngồi không thoải mái
Kết luận : Tóm lại, cụm rạp Galaxy có thể nói có được vị thế cạnh tranh lại CGV bởi cụm rạp này có giá vé rẻ đi cùng với
chất lượng vừa phải, chấp nhận được.
BHD Star Cineplex
- Khuyến mãi: khi nhắc đến BHD, đa phần khách hàng sẽ nói đến ưu điểm về số lượng chương trình khuyến mãi rất nhiều và
xuyên suốt quanh năm
- Số lượng và vị trí rạp: chỉ có 10 rạp, tập trung tại TPHCM và Hà Nội, 1 rạp tại Huế. Tuy nhiên vị trí các rạp của BHD lại
đều là những vị trí đắc địa, ngay trung tâm, nơi đông người, trong đó kể đến BHD Bitexco là một điểm mạnh cho BHD giữ
được 1 phần thị phần nhất định cho mình.
- Chất lượng rạp: các loại phòng bình thường và đa phần có kích thước từ trung bình đến nhỏ, màn hình chiếu nhỏ và ghế
ngồi không thoải mái
- Giá vé: không tương đồng giữa các rạp
Kết luận : BHD vẫn còn giữ được mình trên thị trường vì nó đánh sâu vào phân khúc cao và gia đình của họ, lấp đầy khoảng
trống mà các hãng rạp khác trong đó có CGV không cung ứng được.

22
NGÀNH NGHE NHẠC TRỰC TUYẾN

23
24
NGÀNH GIA VỊ

Bên cạnh thị trường gia vị đa dạng và tiềm năng, Việt Nam cũng là quốc gia xuất khẩu số lượng lớn các loại nguyên liệu
như tỏi, ớt, bột quế, sả, gừng, hạt tiêu,…

Các gia đình Việt đều sử dụng nhiều loại gia vị trong mỗi bữa ăn. Từ đó, thị trường gia vị Việt trở nên hấp dẫn, tạo ra sự
cạnh tranh giữa các nhà sản xuất khi tung ra hàng loạt thương hiệu để thu hút khách hàng trong thời gian gần đây.

Đa dạng và hấp dẫn

Theo thống kê của Hiệp hội Gia vị thế giới, Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về sản lượng quế, đứng thứ 2 sau Trung Quốc về
sản lượng hồi. Quế hồi được tiêu thụ mạnh ở các thị trường Ấn Độ, Trung Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các nước
châu Âu, đạt doanh thu xuất khẩu khoảng 400 triệu USD/năm.

Ở các nước có ngành công nghiệp chế biến phát triển, quế và hồi là nguyên liệu chính trong sản xuất mỹ phẩm và dược
phẩm. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ quế và hồi còn tương đối khiêm tốn so với các sản phẩm gỗ khác
nhưng với hơn 200.000 ha rừng, quế và hồi hiện đang là sinh kế bền vững cho hơn 200.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại
các tỉnh vùng sâu, vùng xa.

Đặc biệt, trong số các loại gia vị của Việt Nam, hồ tiêu cũng là loại gia vị rất nổi tiếng trên thị trường thế giới và chiếm tỷ
trọng kim ngạch xuất khẩu cao. Việt Nam hiện vươn lên là nước sản xuất hồ tiêu lớn nhất thế giới với 40% sản lượng, xuất
khẩu sang 110 quốc gia.

Không dừng lại ở việc xuất khẩu các sản phẩm gia vị ở dạng thô, Việt Nam hiện cũng đang phát triển các loại gia vị dạng
bột và dạng nước. Tại lễ hội “Tinh hoa gia vị Việt” được tổ chức vào ngày 28/4/2022 ở TP.HCM đã quy tụ hơn 1.000 sản
phẩm gia vị của gần 100 doanh nghiệp khắp cả nước.

Theo nhận định của các chuyên gia, gia vị Việt Nam hiện đang được thị trường thế giới lựa chọn. Các mặt hàng như muối
tôm, muối ớt, nước mắm, nước chấm,... ngày càng trở nên phổ biến ở nước ngoài. Điển hình như các mặt hàng về muối
chấm Tây Ninh, sốt chấm của thương hiệu Dh Foods đã chinh phục được thị trường các nước khó tính như: Nhật, Đức,
Hàn, Anh, Mỹ, Úc, Nga,…

Bên cạnh đó, các thương hiệu gia vị Việt Nam của nhiều doanh nghiệp lâu đời khác như Masan, Cholimex, Nosafood,
Vianco, Trí Việt Phát,... cũng nỗ lực hết mình để cạnh tranh với các thương hiệu gia vị ngoại đầy kinh nghiệm cả trong và
ngoài nước.

Nhiều tiềm năng phát triển

Trong thói quen nấu nướng của người Việt, những loại gia vị như ớt, tiêu, nước mắm, nước tương,... không thể thiếu để chế
biến các món ăn. Với gần 100 triệu dân, Việt Nam là nơi tiêu thụ lượng lớn gia vị. Với diện tích đất dành để trồng các loại
cây như tiêu, ớt, gừng, quế,... chiếm tỉ trọng lớn, cùng nghề đánh bắt hải sản làm nước mắm đã tạo nên sự đa dạng cho gia
vị Việt. Không chỉ là nơi tiêu thụ, Việt Nam còn đầy tiềm năng xuất khẩu gia vị.

Tại buổi toạ đàm “Kinh tế gia vị từ góc nhìn nhà kinh doanh” tổ chức vào ngày 22/4/2022 ở TP.HCM, bà Vũ Kim Hạnh –
Chủ tịch Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao chia sẻ với lợi thế địa lý trải dài trên nhiều vùng khí hậu, thổ
nhưỡng khác nhau, Việt Nam có sự đa dạng sinh học để tạo ra được những sản phẩm gia vị chất lượng rất đặc trưng, khác
biệt với những sản phẩm cùng loại trên thế giới.

Đặc biệt, ngành nông nghiệp và công nghiệp sản xuất gia vị và hương liệu của Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển đổi
ấn tượng, đưa Việt Nam trở thành nguồn cung quan trọng cho thị trường thế giới.

25
Theo một báo cáo của Euromonitor, ngành hàng gia vị có quy mô thị trường khoảng 33.500 tỷ đồng, với 64% đóng góp từ
nước chấm.

Trong phân khúc nước chấm, nước mắm chiếm tỷ trọng lớn nhất với tổng quy mô đạt 15.000 tỷ đồng. Cả nước có hơn
4.200 cơ sở tham gia sản xuất nước mắm; có hơn 1.000 cơ sở sản xuất nước mắm nguyên chất; hơn 60 cơ sở đóng chai và
hơn 3.100 hộ tham gia sản xuất nước mắm. Tiếp sau là nước tương với quy mô 2.800 tỷ đồng và tương ớt 2.600 tỷ đồng.

Thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam đã thay đổi rõ rệt từ khi dịch Covid-19 bùng phát năm 2020 và càng
khẳng định rõ hơn nữa trong năm 2021 khi xã hội phải giãn cách, phong tỏa nghiêm ngặt, số lượng người lao động phải
làm việc tại nhà cũng như tập trung tại các cơ sở sản xuất, nhà máy trong thời gian dài. Sức khỏe, an toàn thực phẩm và tiện
lợi là mối quan tâm hàng đầu của các hộ gia đình.

Trong năm 2022, khi đại dịch vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn thì người tiêu dùng vẫn sẽ hợp lý hóa chi tiêu của mình
hơn. Tuy nhiên, mặc dù tiết kiệm hơn, đặc biệt với các mặt hàng tùy ý, họ cởi mở hơn cho chi tiêu tiêu dùng trong nhà và
chi trả nhiều hơn cho các lựa chọn tốt cho sức khỏe. Nhìn chung, xu hướng của toàn ngành hàng hướng là cao cấp hoá sản
phẩm dựa trên chất lượng sản phẩm và nhiều thành phần tốt cho sức khoẻ hơn.

Tại Masan Consumer, doanh số ngành hàng gia vị năm 2021 đạt 10.028 tỷ đồng bao gồm cả xuất khẩu, tăng trưởng 18,4%
so với năm 2020 nhờ cao cấp hóa ngành hàng gia vị và phục vụ nhu cầu gia vị tăng mạnh trong một năm người tiêu dùng
dành nhiều thời gian nấu nướng tại nhà.

Tại Việt Nam, Chin-Su (Masan) đang dẫn đầu thị trường tương ớt với 60% thị phần. Mục tiêu của Masan Consumer, đến
năm 2030, tương ớt Chin-Su sẽ trở thành một trong 10 thương hiệu tương ớt mạnh nhất thế giới, góp phần đưa nông sản
chế biến kỹ thuật cao của Việt Nam ra quốc tế.

Bên cạnh tương ớt Chin-Su, nước mắm Nam Ngư cũng là thương hiệu được nhiều người Việt ở nước ngoài và người bản
xứ ưa chuộng.

Tại triển lãm Foodex Japan, nhiều người tiêu dùng Nhật Bản đánh giá cao vị mặn mà của Nam Ngư - thương hiệu nước
mắm chiếm thị phần số 1 tại Việt Nam. Đơn vị nhập khẩu cũng có kế hoạch phát triển hàng loạt công thức nấu ăn kết hợp
giữa ẩm thực Nhật và các thương hiệu nước chấm Việt Nam để ngày càng nhiều người Nhật biết đến những sản phẩm này.

Từ những thành công bước đầu kể trên, với lợi thế về vị trí địa lý, thời tiết, thổ nhưỡng cùng quá trình sản xuất, Việt Nam
có rất nhiều điều kiện tốt để nâng cao và phát triển các thương hiệu gia vị. Tuy nhiên, hiện nay các loại gia vị Việt vẫn chịu
sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các thương hiệu nước ngoài như Knorr, Aji-ngon, Maggi,.. và đặc biệt là các sản phẩm gia vị có
xuất xứ từ Ấn Độ.

Ông Bùi Phước Hoà, chuyên gia tư vấn Gia vị chuẩn hội nhập chia sẻ: "Gia vị Việt Nam rất phong phú nhưng để đẩy mạnh
hướng đến nhiều người tiêu dùng thì chúng ta phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Chúng ta cần phải có một hệ thống
quản lí đảm bảo được an toàn thực phẩm. Thứ hai phải ổn định được chất lượng sản phẩm đưa ra thị trường".

26
NGÀNH SNACK OISHI

27
NGÀNH SỮA ĐẬU NÀNH FAMI

Soya number 1, Vfresh, Vinamilk, truyền thống

28
NGÀNH TRÁI CÂY SẤY KHÔ VINAMIT

29
NGÀNH NƯỚC YẾN KHÁNH HÒA

30
31
NGÀNH DẦU ĂN

32
NGÀNH HẠT NÊM

33
34
SAFOCO

35
36
37
A. MÔI TRƯỜNG VI MÔ

I. Khách hàng
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Nói
như vậy để thấy khách hàng quan trọng như thế nào đối với bất kỳ ngành nào.
II. Đối thủ cạnh tranh
B. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
1. Môi trường kinh tế
- Trong những năm qua, sau quá trình đổi mới, cải cách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nền kinh tế VN đã thu được những
thành quả to lớn đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng GDP ổn định ở mức 7 - 7,5%/năm. Thu nhập bình quân GDP cũng tăng
lên, mức sống của người dân được cải thiện, chất lượng cuộc sống không ngừng tăng cao. Cơ cấu kinh tế đã có những bước
thay đổi và chuyển dịch tích cực.
- Các chính sách phát triển kinh tế của chính phủ để làm gia tăng mạnh mẽ của hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại,
đầu tư trong nước và nước ngoài vào Việt Nam. Thu nhập và trình độ dân trí tăng lên, theo đó là….
2. Môi trường văn hóa
Cùng với chính sách mở cửa nền kinh tế, phát triển kinh tế xã hội, tham gia quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc
tế, Việt Nam đã đón nhận và du nhập nhiều xu hướng, trào lưu, phong cách sống và làm việc mới mẻ, phong phú và muôn
hình muôn vẻ….
3. Môi trường dân số
Ngày nay, với thị trường 86 triệu dân, hầu hết mọi người từ các nhà doanh nghiệp người nông dân sinh viên công chức cho
đến học sinh đều có nhu cầu liên lạc và có những nhu cầu dịch vụ khác nhau....
4. Môi trường chính trị
Môi trường pháp lý của Việt Nam trong lĩnh vực BCVT và CNTT trong thời gian qua đã từng bước được xây dựng và hoàn
thiện. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng đã được Chính phủ và bộ BCVT ban hành theo hướng tăng cường hiệu
lực, hiệu quả quản lý nước, từng bước mở cửa thị trường, đẩy mạnh cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. Môi trường pháp
lý về viễn thông đã tạo được một hành lang pháp lý đồng bộ, rõ ràng, minh bạch cho các hoạt động viễn thông, internet theo
đúng quy định của các bộ luật chung trong nước phù hợp với luật thông lệ quốc tế và viễn thông
5. Môi trường tự nhiên:
Với vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bị ảnh hưởng thiên tai, lũ lụt. Môi trường và thị trường này cực thích
hợp kinh doanh, buôn bán. Môi trường ở Việt Nam chưa bị ô nhiễm nặng: nguồn nước, không khí, tiếng ồn,…Người dân tại
đây rất ưa chuộng không gian yên tĩnh, thoải mái thư giãn.

Tuy là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng trên thế giới nhưng việc khai thác
và sử dụng tài nguyên chưa hợp lí đã dẫn đến việc khan hiếm tài nguyên, làm chi phí sản xuất gia tăng. Xử lí chất thái cũng
là một trong những vấn đề nan giải đối với doanh nghiệp. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết mùa hè khá nóng sẽ làm
cho da đầu ra nhiều mồ hôi, tóc nhiều chất nhờn, giúp cho lượng tiêu thụ dầu gội đầu cao. Ngược lại, mùa đông lạnh sẽ làm
giảm sức mua với mặt hàng này.

38

You might also like