You are on page 1of 5

Kinh tế

Tổng quan
Theo báo cáo, Tổng cục Thống kê cho thấy:
 GDP của Việt Nam năm 2023 tăng 5,05% so với năm trước, cao hơn tốc
độ tăng của 2020 và 2021 - thời điểm chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-
19.
 GDP theo giá hiện hành năm 2023 ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương
đương 430 tỷ USD. GDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện
hành ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284 USD, tăng 160
USD so với năm 2022.
 Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 4,95 triệu
đồng/người/tháng, tăng 5,9% so với năm 2022.
 CPI bình quân quý IV/2023 tăng 3,54% so với quý IV/2022. Tính chung cả
năm 2023, CPI tăng 3,25% so với năm trước.
=>GDP tăng,Thu nhập bình quân đầu người tăng, chỉ số CPI tăng

Đối với thị trường chuỗi cà phê


 Theo tống kê bởi Q&Me, tính đến tháng 3/2023, số lượng cửa hàng của
14 thương hiệu chuỗi cà phê nổi bật nhất Việt Nam đã tăng thêm 133, đạt
mốc 1.657 cửa hàng trên toàn quốc
 Theo nghiên cứu của hãng Euromonitor năm 2020, giá trị thị trường cà
phê và trà Việt Nam đạt khoảng 1 tỉ USD nhưng chưa có đơn vị nào giành
thị phần áp đảo. Cộng hết những cái tên phổ biến hiện nay như Starbucks,
Highlands Coffee, The Coffee House, Phúc Long và Trung Nguyên… cũng
chưa đến 20% thị phần.
 Nghiên cứu gần đây của World Bank cho thấy, tiềm năng thị trường nội địa
của Việt Nam có thể tiêu thụ tới 70.000 tấn cà phê/năm. Nghĩa là với sản
lượng cà phê 700.000-800.000 tấn/năm, lượng cà phê tiêu thụ nội địa đạt
gần 10%
 Một khảo sát của Ipos với gần 4.000 người cho kết quả đa phần người
Việt sẽ dành khoảng từ 41.000 - 70.000 đồng cho mỗi lần đi cà phê, chiếm
44% số lựa chọn.
 Khảo sát Ipos cũng chỉ ra, mức chi 41.000-70.000 đồng một lần dùng đồ
uống phổ biến với người có thu nhập từ 5 triệu đồng một tháng trở lên.
Đặc biệt nhóm thu nhập trên 20 triệu đồng một tháng có đến 26% sẵn
sàng chi hơn 70.000 đồng. Đối với những người có thu nhập dưới 5 triệu
đồng một tháng, mức chi cho mỗi lần cà phê hay trà sữa phổ biến giảm
còn 20.000-40.000 đồng.
 Cơ hội: Thị trường cà phê ở Việt Nam là một thị trường lớn tiềm năng,
kinh tế nước ta đều có sự tăng trưởng qua các năm, là cơ hội cho
doanh nghiệp phát triển hơn. Thu nhập của người dân cũng có sự tăng
lên, Sự lạc quan của người tiêu dùng đang dần trở lại, và có những dấu
hiệu tích cực về tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Các doanh nghiệp
có thể tận dụng điều này để áp dụng chiến lược kinh doanh linh hoạt và
nhanh nhạy với biến động thị trường
 Thách thức: Thị trường tiềm năng nên sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trở nên khốc liệt

Tự nhiên
 Ở nước ta, mỗi vùng miền có những đặc điểm khí hậu riêng biệt, và đặc
điểm khí hậu là yếu tố mà Katinat cần chú ý để phục vụ khách hàng tốt
nhất.
 Người miền Nam rất thích một ly bạc xỉu thật nhiều đá, chất cà phê nhạt
hơn một chút. Đó là do khí hậu miền Nam nóng quanh năm, người ta coi
cà phê như một thức uống giải khát, họ thưởng thức cà phê cũng rất
nhanh.
 Ở Hà Nội rất chuộng cà phê nguyên chất đậm đà, người ta coi cà phê như
một thức uống để vừa thưởng thức vừa nhâm nhi, do khí hậu miền Bắc
thiên về lạnh.
 Dựa theo điều kiện thời tiết khí hậu để thiết kế không gian của quán, làm
sao để khách hàng cảm thấy thoải mái, thư giãn nhất
 Thời tiết và khí hậu, đất đai còn làm ảnh hưởng đến chất lượng hạt cà
phê. Nếu thời tiết không thuận lợi, trồng trọt cà phê bị ảnh hưởng, nguồn
cung cà phê không đảm bảo, tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh
của cửa hàng, nếu nguồn cung bị khan hiếm thì giá cà phê có thể tăng làm
phát sinh chi phí.
 Biến đổi khí hậu dưới dạng thiên tai, bão lũ, hạn hán... cũng gây ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh
 Ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng, ý thức bảo vệ môi trường ngày
càng được quan tâm, đối các chuỗi cà phê thì vấn đề bảo vệ môi trường
gắn bó khá mật thiết đó là cốc đựng cà phê, là ống hút cà phê. Hoạt động
kinh doanh phát triển, thì lượng rác thải ra cũng nhiều them
=> Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kéo theo ô nhiễm môi trường
Cơ hội : Là một nước với nền kinh tế nông nghiệp xuất khẩu cà phê đứng thứ
2 thế giới, chúng ta có nguồn cung nguyên liệu chất lượng và giá cả phải
chăng hơn. Đẩy mạnh các chiến dịch bảo vệ môi trường tạo thiện cảm với
người tiêu dùng
Thách thức :Vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn đang là thách thức lớn, Các
sản phẩm làm từ nguyên liệu thân thiện với môi trường, phân hủy nhanh
được khuyến khích sử dụng rộng rãi hơn mặc dù bước đầu tiếp cận, thay đổi
thói quen của người tiêu dùng cũng gặp không ít khó khan

Nhân khẩu học


Dân số

Theo thống kê năm 2023 , dân số Việt Nam hơn 100 triệu người, đứng
thứ 15 thế giới, thứ 8 châu Á và thứ 3 cộng đồng ASEAN.

Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng với 66,6 triệu người trong độ
tuổi lao động, chiếm 68% tổng dân số cả nước.

=> Dân số đông

Phân bố dân cư

Dân số trung bình khu vực thành thị là 38,2 triệu người, chiếm 38,1%; khu vực
nông thôn là 62,1 triệu người, chiếm 61,9%. Ở thành thị có sự tập trung của
các công ty, doanh nghiệp tập đoàn lớn mật độ dân cư cũng gấp nhiều lần so
với nông thôn hay miền núi

=> phân bố dân cư không đồng đều

Giới tính

Ở Việt Nam tỷ lệ nam giới chiếm 49,9%, nữ giới chiếm 50,1%.

Kết quả khảo sát iPOS cho thấy nam giới có xu hướng đi cà phê mỗi ngày
nhiều hơn so với nữ giới.
Khoảng 13% nam giới tham gia khảo sát, cho biết họ ngồi cà phê mỗi
ngày, trong khi tỷ lệ nữ lui đến các quán cà phê mỗi ngày chỉ nhỉnh hơn
một nửa so với con số đó, khoảng 7%.
khảo sát cũng cho thấy phụ nữ sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho việc đi cà phê.
Cụ thể, 48% phụ nữ cho biết họ sẵn sàng chi 41.000 - 70.000 đồng cho mỗi lần
cà phê, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mức chi tiêu đối với nữ.
Trong khi đó, nam giới có xu hướng chi tiêu cho cà phê thấp hơn nữ. Mức chi
phí 41.000 - 70.000 đồng cho mỗi lần cà phê chỉ phổ biến đứng thứ hai, với tỷ lệ
35%. Đối với nam giới, mức giá 20.000 - 40.000 đồng cho mỗi lần cà phê là phổ
biến nhất.
=> Tỷ lệ nam và nữ dùng cà phê cũng khác nhau, nhu cầu, xu hướng chi tiêu
cho cà phê khác nhau

Nghề nghiệp
Đối tượng sử dụng cafe nhiều nhất thường là giới trẻ và nhân viên văn phòng.
Học sinh, sinh viên thường hay thay đổi thói quen mua sắm và sở thích tiêu
dùng, thính những nơi mới lạ, view đẹp và không gian để học tập, trò chuyện,
checkin, chụp ảnh

Nhân viên văn phòng vì tính chất công việc nên thường uống cafe để thư giãn,
cũng như làm cho đầu óc tính táo, chống buồn ngủ hoặc gặp đối tác công việc

Mức tiêu thụ cà phê cũng tăng mạnh ở lao động giản đơn.

Cơ hội: Quy mô dân số lớn và tốc độ tăng dân số của Việt Nam cao=> mở
rộng quy mô thị trường, quy mô sản phẩm đồng nghĩa với quy mô thị trường
trong nước của Katinat có nhiều cơ hội được mở rộng, quy mô thị trường của
nhiều loại sản phẩm cũng tăng lên. Ở các khu cực nông thôn hay miền núi là
một thị trường tiềm năng chưa được khai thác nhiều chiếm lĩnh được thị
trường và thay đổi thói quen uống cà phê của người dân sẽ tạo nên đột phá
cho Katinat

Thách thức: Việc nghiên cứu quảng bá và đưa ra các sản phẩm khác nhau
tùy theo độ tuổi, sở thích, công việc... đa dạng hóa sản phẩm mà tín c vẫn giữ
được uy tín về chất lượng sản phẩm với người tiêu dùng là một công việc khá
khó khăn của Doanh nghiệp. Các khu vực nông thôn, miền núi khá kén chọn
doanh nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với từng đối tượng KH tùy theo
độ tuổi sở thích công việc khá thách thức

You might also like