You are on page 1of 2

Giới thiệu thị trường sản phẩm

Theo thống kê của Hiệp hội chè Việt Nam, nước ta có 34 tỉnh, thành phố trồng chè với tổng diện tích
123 nghìn ha, năng suất bình quân đạt gần 95 tạ/ha, sản lượng đạt 1,02 triệu tấn chè búp tươi. Việt Nam
hiện đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè, đứng thứ 7 về sản xuất chè toàn cầu. Sản phẩm chè của
Việt Nam hiện đã được xuất sang 74 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, ước tính xuất khẩu chè tháng 12/2019 đạt 15.095 tấn, trị
giá 24,33 triệu USD, tăng 6% về lượng và tăng 7,8% về kim ngạch so với tháng 11/2019...

Năm 2019, xuất khẩu chè đạt 137.102 tấn, thu về 236,43 triệu USD.

*Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, ước tính xuất khẩu chè tháng 12/2019 đạt 15.095 tấn, trị
giá 24,33 triệu USD, tăng 6% về lượng và tăng 7,8% về kim ngạch so với tháng 11/2019 và cũng tăng
28,8% về lượng và tăng 13,2% về kim ngạch so với tháng 12/2018.

*Tính chung cả năm 2019, xuất khẩu chè đạt 137.102 tấn, thu về 236,43 triệu USD, tăng 7,7% về lượng
và tăng 8,5% về kim ngạch so với năm 2018.Giá xuất khẩu bình quân chè tháng 12/2019 đạt mức 1.611,8
USD/tấn, tăng 1,7% so với tháng 11/2019 nhưng giảm 12,1% so với tháng 12/2018. Tính trung bình
trong năm 2019, giá xuất khẩu bình quân chè đạt mức 1.724,5 USD/tấn, tăng 0,8% so với năm 2018.

*Cây chè được coi là cây có hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng khác, đóng vai trò xoá đói giảm
nghèo và góp phần quan trọng để làm giàu cho địa phương. Hiện cả nước có 130.000 ha diện tích trồng
chè với hơn 500 cơ sở sản xuất chế biến, công suất đạt trên 500.000 tấn chè khô mỗi năm. Nhiều vùng
chè cho năng suất cao và chất lượng tốt, nổi tiếng trong nước như: Tân Cương (Thái Nguyên), Mộc Châu
(Sơn La), Bảo Lộc (Lâm Đồng)… Các sản phẩm chè ngày càng đa dạng, phong phú về chủng loại, đảm bảo
phục vụ nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng trong và ngoài nước như: Chè sao lăn, chè xanh, chè Ô
Long, chè Hương, chè Thảo dược... Phát triển ngành chè góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp, tạo công
ăn việc làm cho người nông dân, đồng thời giúp người nông dân tăng thu nhập, nâng cao mức sống, xoá
đói giảm nghèo cho các vùng, đồng thời việc trồng chè đã nâng cao việc sử dụng hiệu quả đất đai vùng
miền núi trung du, giúp người dân tộc có thu nhập và dần chuyển từ du canh du cư sang định canh định
cư. Tốc độ phát triển của ngành chè đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội, từ đó làm giảm đi sự cách biệt giữa
vùng thành thị và vùng miền núi,...

Các đối thủ cạnh tranh :

Cho đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc và Ấn Độ là những đối thủ cạnh tranh lớn của chè Việt Nam trên
thị trường quốc tế, do 2 thị trường này đều được xếp vào danh sách những nhà sản xuất chè lớn nhất
thế giới. Cùng với đó, sản xuất chè Việt Nam còn nhiều hạn chế, bất cập, như: quy mô sản xuất nhỏ lẻ,
phương thức canh tác truyền thống, cũng như thiếu công nghệ chế biến và nghiên cứu khoa học

Phương pháp :

Để nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chè xuất khẩu của Việt Nam, cần thực hiện nhiều
biện pháp khác nhau.

Thứ nhất, cần chú trọng đến chất lượng sản phẩm chè, xác định việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm đồng thời nâng cao chất lượng thực phẩm là ưu tiên hàng đầu. Để nâng cấp và duy trì vệ sinh an
toàn thực phẩm cho các sản phẩm chè Việt Nam, cần nỗ lực thắt chặt kiểm soát đầu vào nông nghiệp,
bao gồm thuốc trừ sâu hoặc phân bón được sử dụng trong quá trình canh tác và đảm bảo sử dụng đúng
cách theo hướng dẫn của nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất.

Thứ hai, cần tăng cường hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị, từ đó gắn kết các doanh nghiệp
thượng nguồn và hạ nguồn, nâng cao hiệu quả sản xuất. Tương tự, bằng cách hình thành mối liên kết
giữa tất cả các tác nhân trong chuỗi giá trị trong nước sẽ thúc đẩy các cơ chế hợp tác để giải quyết mọi
vấn đề phức tạp có thể nảy sinh, chẳng hạn như xây dựng năng lực hoặc huy động đủ nguồn lực.

Thứ ba, việc tìm ra các phương án thu hút cả cơ hội đầu tư công cũng như các nguồn tài chính tư nhân
sẽ giúp các nhà sản xuất chè Việt Nam tiếp cận thêm nguồn vốn cần thiết để phát triển sản phẩm.

Thứ tư, việc hỗ trợ các sáng kiến xây dựng thương hiệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc
quảng bá lịch sử, chất lượng, hương vị, phương pháp kỹ thuật sản xuất độc đáo chỉ có ở Việt Nam, là
một phần không thể thiếu để nâng cao nhận thức về xuất khẩu sản phẩm chè Việt Nam và tạo hình ảnh
hấp dẫn đối với khách hàng nước ngoài tiềm năng.

You might also like