You are on page 1of 7

2.

1 Khái quát về ngành sản xuất lúa gạo

Sản xuất kinh doanh lúa gạo đóng vai trò quan trọng trong nền phát triển kinh tế
nông nghiệp và nông thôn Việt Nam.

Sản xuất lúa gạo là nguồn thu nhập và cung cấp lương thực chính của các hộ nông
dân nên chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp nông dân và nông thôn gắn liền
với phát triển ngành hàng lúa gạo.

Trong gần ba thập kỷ qua nhờ đổi mới cơ chế quản lý, Việt Nam đã đạt được
những thành tựu lớn trong sản xuất lúa gạo, không những góp phần đảm bảo an
ninh lương thực trong nước mà hàng năm còn tham gia xuất khẩu với kim ngạch
đáng kể và đóng góp không nhỏ cho ngân sách quốc gia.

Ngành sản xuất lúa gạo là ngành đóng vai trò quan trọng trong về kinh tế, chính trị
- xã hội, và môi trường ở Việt Nam. Lúa gạo chiếm 88,6% tổng sản lượng lương
thực có hạt và chiếm khoảng 7,3% tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của
Việt Nam (MARD, 2017). Năm 2017, Việt Nam xuất khẩu khoảng 5,9 triệu tấn
gạo, đạt 2,66 tỷ USD, tăng 22,4% về khối lượng, và 23,3% về giá trị so với năm
2016. Giai đoạn 2013-2017, xuất khẩu gạo Việt Nam tăng trưởng âm -2,77%/năm
về lượng và -2,32%/năm về giá trị do ảnh hưởng của chính sách xả kho dự trữ của
Thái Lan (bắt đầu từ tháng 4/2015) và nhu cầu nhập khẩu một số thị trường truyền
thống giảm.

2.2 Thực trạng cạnh tranh của ngành sản xuất lúa gạo ở nước ta

Những năm gần đây, sản xuất lúa gạo gặp nhiều khó khăn vì dịch bệnh, thiên tai,
điều kiện tự nhiên…Nhưng vẫn đảm bảo năng suất và chất lượng.

Diện tích lúa năm 2020 ước tính đạt 7,28 triệu ha, giảm 192 nghìn ha so với năm
trước do chuyển đổi cơ cấu sản xuất và mục đích sử dụng đất; năng suất lúa ước
tính đạt 58,7 tạ/ha, tăng 0,5 tạ/ha, do diện tích gieo trồng giảm nên sản lượng lúa
ước tính đạt 42,69 triệu tấn, giảm 806,6 nghìn tấn. Như vậy, sản lượng lúa năm
2020 tuy giảm so với năm 2019 chủ yếu do giảm diện tích gieo trồng bởi tác động
của hạn hán, xâm nhập mặn và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, chuyển đổi mùa vụ nhưng đánh dấu một năm sản xuất lúa thắng lợi
với năng suất cao hơn năm trước ở tất cả các mùa vụ. Sản lượng lúa giảm nhưng
đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước, chế biến và xuất khẩu. Sản xuất lúa
tiếp tục xu hướng tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa chất lượng cao lên trên 74% (cao
hơn so với mức 50% của năm 2015) nhằm nâng cao giá trị “Thương hiệu gạo
Việt”. Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 85% gạo xuất khẩu đã góp phần
nâng giá gạo xuất khẩu bình quân từ 440 USD/tấn năm 2019 lên 496 USD/tấn năm
2020.

Sang năm 2021, diện tích lúa cả năm tuy đạt 7,24 triệu ha, giảm 38,3 nghìn ha so
với năm trước do chuyển đổi cơ cấu sản xuất và mục đích sử dụng đất nhưng năng
suất lúa ở mức cao đạt 60,6 tạ/ha, tăng 1,8 tạ/ha. Sản lượng lúa năm 2021 tăng 1,1
triệu tấn so với năm 2020, tiếp tục đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo
an ninh lương thực, phục vụ chế biến và xuất khẩu. Xuất khẩu gạo năm 2021 đạt
6,2 triệu tấn tương đương 3,3 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2020, trong đó tỷ trọng
gạo chất lượng cao chiếm trên 89%, giá gạo xuất khẩu tăng từ 496 USD/tấn năm
2020 lên 503 USD/tấn năm 2021.

Có được những thành công trong sản xuất lúa gạo, bên cạnh sự chỉ đạo sát sao và
ứng phó kịp thời trước những diễn biến phức tạp của thời tiết nhằm điều tiết mùa
vụ hợp lý. Thời gian qua, ngành lúa gạo cũng đã có chuyển đổi mạnh mẽ theo
hướng thực hiện quy trình sản xuất lúa tiên tiến được ứng dụng hiệu quả ở nhiều
địa phương. Theo đó, hiện nay hầu hết các hộ trồng lúa đã ứng dụng chương trình
“một phải, năm giảm” – tức là: Phải sử dụng giống lúa có chứng nhận và thực hiện
năm giảm: Giảm lượng giống gieo sạ, giảm phân bón, giảm nước tưới qua kỹ thuật
ngập – khô xen kẽ, giảm số lần sử dụng thuốc trừ sâu, giảm thất thoát sau thu
hoạch. Ðây được xem là chiến lược chính để cải thiện tính bền vững của ngành sản
xuất lúa gạo ở Việt Nam; Chương trình “ba giảm, ba tăng” – giảm lượng giống,
giảm thuốc bảo vệ thực vật và giảm phân bón nhưng vẫn tăng năng suất, tăng hiệu
quả kinh tế và tăng chất lượng sản phẩm.

Cùng với đó, ngành Nông nghiệp luôn đôn đốc các địa phương huy động mọi
nguồn lực về lao động, máy móc để làm đất, gieo trồng đảm bảo thời vụ; đẩy mạnh
đầu tư, thâm canh cây trồng, kiểm tra, quản lý chặt chẽ nguồn nước từ các công
trình thủy lợi, sử dụng nguồn nước tưới đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và có kế hoạch
tích nước để phục vụ sản xuất. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
cũng đang chỉ đạo các địa phương triển khai các đề án quản lý dịch hại tổng hợp
(IPM), đề án liên quan tới các biện pháp sinh học sử dụng trong sản xuất nông
nghiệp để bảo đảm hướng tới nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Đây là
những hướng đi đúng đắn giúp cho ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam ngày càng
phát triển đạt được những thắng lợi vừa qua.

Trong bối cảnh nông nghiệp đang được đẩy mạnh, tính cạnh tranh trong nước tăng
nên cơ cấu lại ngành lúa gạo theo hướng nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững
là hướng đi cần thiết. Với mục tiêu: Đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước,
bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; nâng cao chất lượng, giá trị dinh dưỡng, bảo
đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; hình thành và nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa
gạo; nâng cao thu nhập của nông dân và lợi ích cho người tiêu dùng; xuất khẩu gạo
đạt chất lượng và giá trị cao. 
Ngoài ra ngành còn cạnh tranh với các nước sản xuất lúa gạo lớn khác như Phi-líp-
pin, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan…

2.3.2 Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả cạnh tranh của ngành
sản xuất lúa gạo

Để nâng cao hiệu quả cạnh tranh của ngành sản xuất lúa gạo trong nước, nâng cao
năng suất sản xuất thì nước ta đang áp dụng các chương trình như: “một phải, năm
giảm”, chương trình “ba giảm, ba tăng”.

Ngoài ra, ta còn cần phải để ý tới các vấn đề khác để có thể nâng cao hiệu quả cạnh
tranh.

Thực hiện, hoàn thiện và đổi mới cơ chế, chính sách: Chính phủ ban hành Nghị
định khuyến khích tập trung, tích tụ đất đai cho sản xuất nông nghiệp, theo đó tạo
điều kiện tích tụ đất lúa, tăng quy mô sản xuất lúa nông hộ và thu hút doanh nghiệp
đầu tư sản xuất lúa quy mô lớn.

Nhà nước có chính sách đặc thù như ưu tiên tích tụ đất lúa, đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng, hiện đại hóa sản xuất, phát triển chuỗi giá trị, nâng cao hiệu quả ngành
lúa gạo và thu nhập nông dân; chuyển đổi hỗ trợ cho các địa phương theo diện tích
trồng lúa sang hỗ trợ cho các vùng sản xuất lúa trọng điểm và vùng lúa có luân
canh với rau màu hoặc thủy sản.

Bổ sung chính sách hỗ trợ nguồn vốn vay cho doanh nghiệp đủ lớn và kéo dài thời
hạn vay để doanh nghiệp có điều kiện liên kết tiêu thụ lúa cho nông dân và dự trữ
lúa, gạo với sự tham gia hỗ trợ của ngành ngân hàng trong cho vay theo chuỗi giá
trị.

Hoàn thiện chính sách bảo hiểm nông nghiệp, đối với cây lúa mở rộng chính sách
hỗ trợ bảo hiểm cho các địa bàn sản xuất lúa tập trung, phát triển loại hình sản
phẩm bảo hiểm theo chỉ số năng suất có ứng dụng công nghệ viễn thám giúp giảm
thiểu chi phí, thời gian và tăng tính minh bạch, chính xác.

Chính sách ưu tiên các doanh nghiệp có liên kết sản xuất - tiêu thụ, ứng dụng công
nghệ cao, xuất khẩu gạo có thương hiệu, chế biến sâu.

Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ: Xây dựng và triển khai
chương trình nghiên cứu lúa gạo quốc gia giai đoạn 2021-2030 với các trọng tâm
sau: Chọn tạo, phát triển giống lúa, nghiên cứu và phát triển hệ thống các quy trình
thực hành sản xuất tốt, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, nghiên cứu cơ giới
hóa và nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo, nghiên cứu sử dụng hiệu quả và bảo vệ tài
nguyên tự nhiên, nghiên cứu về thể chế và chính sách, thị trường và thương mại
lúa gạo.

Ứng dụng khoa học công nghệ: Đổi mới hoạt động khuyến nông và chuyển giao
công nghệ theo chuỗi giá tri lúa gạo. Phát triển các dịch vụ tư vấn khuyến nông
ứng dụng công nghệ thông tin để cung cấp thông tin về kỹ thuật, thị trường, dự báo
khí hậu, thời tiết cho nông dân.

Tăng đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ: Tăng kinh phí cho
nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và khuyến nông từ ngân sách nhà
nước, nguồn đóng góp từ doanh nghiệp và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lúa gạo.

Đầu tư cơ sở hạ tầng: Phát triển hệ thống thủy lợi, Phát triển kết nối hệ thống giao
thông ở các vùng sản xuất lúa, Hỗ trợ xây dựng hệ thống điện phục vụ sản xuất cho
các vùng sản xuất lúa tập trung, Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng kho lúa khô, Xây
dựng hạ tầng kỹ thuật phát triển hệ thống thông tin về thị trường, Đầu tư hạ tầng
cho các vùng sản xuất lúa mang tính di sản văn hóa, đặc thù kết hợp phục vụ du
lịch…
Ta còn cần phải chú ý đến vấn đề xuất khẩu, giảm thiểu tối đa các hao hụt khi xuất
khẩu gạo qua các nơi tiêu thụ:

Thị trường Trung Quốc là một trong số nơi tiêu thụ lớn nhất của nước ta, việc xuất
khẩu gạo sang thị trường này, nhất là xuất qua biên giới theo đường tiểu ngạch,
mặc dù có những tác dụng nhất định trong việc góp phần tiêu thụ lúa gạo hàng hóa
cho người sản xuất và phát triển thương mại khu vực biên giới song cũng tiềm ẩn
nhiều rủi ro đối với thương nhân xuất khẩu gạo tương tự như đối với nhiều mặt
hàng nông sản của ta đã gặp phải thời gian qua như vấn đề bảo quản, ảnh hưởng
bất lợi về chất lượng, tình trạng quá tải, ách tắc trong, vận chuyển, nguy cơ bị ép
giá và những rủi ro trong thanh toán, giao hàng… nên ta cần tìm con đường khác
hoặc rút ngắn thời gian vận chuyển để đảm bảo chất lượng và tiết kiệm chi phí.

Thị trường xuất khẩu gạo lớn tiếp theo của Việt Nam phải kể đến Châu Phi. Khó
khăn lớn nhất trong hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường châu Phi chính là
khâu thanh toán. Các nhà nhập khẩu châu Phi thường đề nghị mua gạo trả chậm,
hình thức CIF (giao hàng tại cảng đến) và không mở L/C (do chi phí cao). Một trở
ngại nữa là doanh nghiệp hai bên thường thiếu thông tin về thị trường, đối tác của
nhau. Vì vậy, để tránh rủi ro, các doanh nghiệp Việt Nam thường xuất khẩu qua
các công ty trung gian quốc tế. Điều này làm cho giá gạo xuất khẩu Việt Nam bị
đội lên, làm giảm tính cạnh tranh và đôi khi thương hiệu gạo Việt Nam không
được người tiêu dùng biết đến. Ta cần tìm một bên trung gian khác hoặc tìm hiểu
thông tin về thị trường Châu Phi để có thể trực tiếp thực hiện việc xuất khẩu để tiết
kiệm chi phí và nâng cao giá trị thương hiệu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHÁT TRIỂN LÚA GẠO THEO HƯỚNG HIỆU QUẢ, BỀN VỮNG,
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/05/phat-trien-lua-gao-
theo-huong-hieu-qua-ben-vung/

“Nâng cao tính cạnh tranh, bảo đảm giá trị của hạt gạo Việt Nam trên thị trường
quốc tế”, https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/-nang-cao-tinh-canh-
tranh-bao-dam-gia-tri-cua-hat-gao-viet-n.html?fbclid=IwAR1YsSmHKnT23KqA-
VqpwzQBHxSNE-Xn0NIf5zzb4kqlGm5k1-WMinx2Q0k

Gạo, https://psav-mard.org.vn/gao.htm?
fbclid=IwAR0mPJ0YdcdzR_RhFxS0bxXSh8b-
y9C7RSqSzylmWVwmIdfpI_Wuvbfp1Ds#:~:text=Th%C3%B4ng%20tin%20chung
%20v%E1%BB%81%20ng%C3%A0nh%20h%C3%A0ng&text=L%C3%BAa
%20g%E1%BA%A1o%20chi%E1%BA%BFm%2088%2C6,tr%E1%BB%8B
%20so%20v%E1%BB%9Bi%20n%C4%83m%202016

You might also like