You are on page 1of 5

1.

THỰC TRẠNG
Hiện nay trên những cánh đồng của Việt Nam hình ảnh quen thuộc "Con trâu đi
trước, cái cày theo sau" đã dần được thay thế bằng những chiếc máy làm đất hiện đại.
Cơ giới hóa đã giúp bà con giải phóng được sức lao động, thời vụ đảm bảo, năng suất
cao hơn và làm tăng giá trị thu nhập cho người dân.

1.1 Cơ giới hóa đã giải quyết khâu lao động nặng nhọc, tính thời vụ góp phần
nâng cao nâng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của nông sản thúc đẩy quá trình
liên kết sản xuất hình thành các tổ chức dịch vụ như làm đất, gieo cấy, phun thuốc bảo
vệ thực vật,thu hoạch lúa, thu gom rơm rạ (2008 tới 2021).

Khâu mạ khây máy cấy Tăng 31%

Năng suất và sử dụng giống Tăng 56%

Khâu chăm sóc, bảo vệ thực vật Tăng 13%

Khâu thu hoạch Tăng từ 15% lên 78%

Khâu thu gom rơm,rạ Đạt 90%

1.2 Cơ giới hóa đã làm gia tăng giá trị của nhiều ngành hàng, nâng cao sức
cạnh tranh cho nông sản, tăng hiệu quả kinh tế.

2021 2022 2023

Ngành nông nghiệp Trên 3,18% Trên 2,88% Trên 3,88%

Ngành lâm nghiệp Trên 3,85% Trên 6,13% Trên 3,74%

Ngành thủy sản Trên 1,85% Trên 4,43% Trên 3,71%

1.3 Giúp giảm chi phí đầu tư, tăng thu nhập và lợi nhuận.

Tiết kiệm công cấy 2 triệu- 2,2 triệu đồng/ha

Phun thuốc bảo vệ thực vất Giảm 1-2 phun

Tăng nâng suất 5-15%


Tăng hiệu quả kinh tế 2,77 triệu- 8,31 triệu đồng/ha

1.4 Số lượng các loại máy móc tăng về số lượng và ứng dụng ở nhiều khâu
Số lượng, chủng loại máy, thiết bị nông nghiệp có mức tăng cao, nhiều loại máy,
thiết bị được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của cả nước, giai đoạn 2011-
2021:

Số lượng máy kéo các loại Tăng 60%

Máy cấy Tăng 10 lần

Máy bơm nước Tăng 60%

Máy gặt đấp liên hợp Tăng 80%

Máy sấy nông sản Tăng 30%

Máy chế biến thức ăn gia súc Tăng 91%

Máy chế biến thức ăn thủy sản Tăng gấp 2,2 lần

Máy phun thuốc bảo vệ thực vật Tăng gấp 3,5 lần

Làm đất trồng cây Đạt 93%

Chăm sóc Trên 75%

Thu hoạch Trên 50%

Vận chuyển Gần 100%

Mức độ cơ giới hoá bình quân cả nước ở một số khâu.

Cơ giới hóa đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho sản xuất nông nghiệp,
giúp tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá trị hàng nông sản,
giải phóng sức lao động cho người nông dân và từng bước cơ cấu lại ngành nông
nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững. Quan trọng hơn, cơ giới hóa đã khiến người
nông dân đổi mới tư duy, cách làm trong sản xuất nông nghiệp. Điều này đã khẳng
định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong công tác tập trung đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa
*CHÍNH SÁCH

2. THUẬN LỢI

2.1 Tăng năng suất hiệu quả sản xuất.

- Khi vào mùa vụ gieo sạ, thu hoạch, các loại máy móc đã phát huy hiệu quả,
đẩy nhanh tiến độ sản xuất, đảm bảo luân canh, gối vụ kịp thời.

2.2 Giảm thiểu sức lao động: đồng thời thay đổi quy trình sản xuất thủ công,
góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị hóa và nâng cao hiệu quả kinh tế.

2.3 Giúp nông dân tiết kiệm được nhiều chi phí về thời gian, chi phí sản xuất.
Ví dụ: “Sử dụng hệ thống tưới phun cho 1.000 m2 rau ăn lá của gia đình giúp tiết kiệm
nhiều thời gian và công sức về công đoạn này. Thời gian tiết kiệm đó tôi có thể làm
nhiều công việc có ích khác cho gia đình.

2.4 Tăng hiệu quả sử dụng đất, tiết kiệm giống, phân bón, nước,...

- CGH trong sản xuất nông nghiệp còn có ý nghĩa lớn trong việc giảm tổn thất
sau thu hoạch, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, SXNN theo hướng phát triển sản
xuất hàng hóa và là một trong những nội dung của Chương trình mục tiêu Quốc gia về
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

Ví dụ: “Máy làm đất giúp nông dân tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí khi
sử dụng. So sánh tiền công lao động bằng chân tay và làm đất bằng máy cho thấy, nếu
thuê người cuốc đất trên 1.000 m2 để trồng rau phải tốn khoảng 01 triệu đồng, cũng
trên diện tích đó mà sử dụng máy làm đất chỉ tốn khoảng 350.000 đồng (chi phí tiền
xăng và tiền công). Nhờ có máy xới đất 01 năm nông dân có thể sản xuất từ 6 – 7 vụ
rau/năm, sản phẩm làm ra đạt năng suất cao, được các HTX thu mua với giá ổn định,
giúp cuộc sống nông dân ngày càng nâng cao”.

2.5 Góp phần thay đổi nhận thức của nông dân trong ứng dụng khoa học kỹ
thuật.
3. KHÓ KHĂN

3.1 Chưa có sự đồng bộ về các khâu trong sản xuất:

Mức độ cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp mới tập trung ở một số khâu làm đất,
nước, thức ăn và áp dụng với một số sản phẩm chủ lực như lúa, mía, cà phê, gia súc,
gia cầm, tôm nhưng vẫn chưa đồng bộ.

Các khâu còn lại trong quy trình chăm sóc như phun thuốc, gieo trồng, bón
phân... chỉ dừng lại ở dạng trình diễn, chưa được áp dụng rộng rãi vì thiếu nguồn lực
đầu tư.

Việc cơ giới hóa giữa các vùng miền trong tỉnh vẫn chưa đồng đều.

3.2 Tập quán sản xuất của người dân còn nhỏ lẻ, đất đai manh mún. Cơ sở
hạ tầng nông thôn chưa phát triển, địa hình không bằng phẳng do đó rất khó khăn
trong việc ứng dụng cơ giới hóa .

3.3 Công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình cơ giới hóa đồng bộ
từ sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ chưa được quan tâm đúng mức.

3.4 Thiếu thốn về nguồn vốn ,cơ sở vật chất và khoa học công nghệ còn yếu
kém:

Cơ sở vật chất: Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ và các tiêu chuẩn, quy
chuẩn chất lượng quốc gia, quốc tế còn hạn chế. Việc chế tạo máy móc, thiết bị chưa
đáp ứng được yêu cầu về chủng loại và số lượng. Vì vậy, máy móc đa phần được nhập
khẩu từ các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ.

Nguồn vốn: thu nhập của người dân còn thấp, điều kiện kinh tế còn khó khăn,
trong khi đó nguồn vốn đầu tư mua sắm máy móc phục vụ nông nghiệp khá lớn nên
khả năng đầu tư còn hạn chế( ví dụ như máy đập liên hợp). Việc đầu tư mua sắm máy
móc còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch theo từng địa bàn, có nơi người dân đầu tư
mua sắm máy móc thừa công suất so với nhu cầu địa phương dẫn đến tình trạng lãng
phí trong đầu tư, chi phí sản xuất cao, thu hồi vốn chậm.

3.5 Chính sách Nhà nước chưa được áp dụng thực sự hiệu quả với nông hộ,
doanh nghiệp, HTX:

Triển khai thực hiện Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp được xem là giải pháp hiệu
quả nhằm đẩy mạnh thực hiện cơ giới hóa trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình
triển khai, bên cạnh những mặt đạt được vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Tuyên truyền,
phổ biến đến người dân nông thôn đã được chú trọng, tuy nhiên vẫn còn nhiều tổ chức,
cá nhân chưa thực sự nắm bắt, tiếp cận được chính sách.

Trên địa bàn tỉnh số doanh nghiệp thực hiện ký kết hợp đồng liên kết sản xuất,
tiêu thụ nông sản, dịch vụ cơ giới hóa với tổ hợp tác, HTX hoặc nông dân còn ít, vì
vậy số doanh nghiệp được hưởng chính sách này không nhiều..

4. GIẢI PHÁP

4.1 thúc đẩy cơ giới hoá đồng bộ bằng cách hình thành các trung tâm cơ giới
hóa cấp vùng

là trung tâm tập hợp các nhà khoa học, doanh nghiệp, hợp tác xã có năng lực về
cơ giới hóa, công nghệ mới, công nghệ thông minh để hợp tác, liên kết và cung ứng
dịch vụ cơ giới hóa và công nghệ thông minh phục vụ sản xuất nông nghiệp; là nơi đặt
hàng cho công tác nghiên cứu, đào tạo của các trường đại học, viện nghiên cứu; cũng
là nơi hỗ trợ cơ giới hóa các vùng nguyên liệu quy mô lớn đạt chuẩn.

Đồng bộ ở đây được hiểu là đồng bộ giữa việc trang bị các loại máy, thiết bị,
công nghệ trong các khâu sản xuất nông nghiệp với hạ tầng kỹ thuật sản xuất và nguồn
nhân lực được đào tạo, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động; đồng bộ trong toàn bộ chuỗi
liên kết từ sản xuất, vận chuyển, sơ chế, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm.

4.2 chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp, trau dồi kinh nghiệm

Định hướng “tri thức hoá nông dân” có thể được kết hợp với chương trình đào
tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng sử dụng công nghệ, nhất là các công nghệ
thông minh, công nghệ chính xác và bảo vệ môi trường cho người sử dụng máy, thiết
bị trong sản xuất nông nghiệp.

tìm hiểu kỹ hơn về cơ hội, điều kiện cần thiết để các cơ sở, doanh nghiệp cơ khí
nông nghiệp của Việt Nam có thể tiếp cận, nâng cao năng lực, tiếp nhận chuyển giao
công nghệ, tiệm cận dần trình độ kỹ thuật- công nghệ của khu vực, đáp ứng tốt hơn
yêu cầu đa dạng và điều kiện đặc thù của ngành nông nghiệp trong nước

4.3 phát triển tín dụng trong sản xuất nông nghiệp.

Triển khai hiệu quả chính sách tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, hỗ trợ
người dân trong quá trình cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp. Cần có chính sách,
nguồn lực đủ mạnh để tạo đột phá thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn ĐBSCL

You might also like