You are on page 1of 14

Tìm hiểu:sản xuất nông

nghiệp thông minh ở Thái


Nguyên
NGUYỄN MINH QUYÊN 10A6
Khái niệm:Nông nghiệp thông minh
Nông nghiệp thông minh có thể hiểu là nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao (cơ giới hóa, tự động hóa…); công nghệ sản xuất, bảo quản sản phẩm an
toàn (hữu cơ, theo GAP…); công nghệ quản lý, nhận diện sản phẩm theo
chuỗi giá trị… gắn với hệ thống trí tuệ nhân tạo (công nghệ thông tin).
Thái nguyên áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo


hướng nâng cao giá trị gia tăng, tăng cường liên
kết chuỗi và phát triển bền vững gắn với mục tiêu
xây dựng nông thôn mới; trọng tâm là phát triển
các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực, thế
mạnh của tỉnh; hình thành các vùng sản xuất hàng
hóa tập trung, quy mô lớn, sản xuất nông nghiệp
an toàn, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao… là
mục tiêu đã được đề ra trong Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025.
Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề phát triển nông nghiệp
công nghệ cao theo hướng nào vẫn đang là bài
toán cần lời giải đối với Thái Nguyên.
Thái Nguyên bắt nhịp với nông nghiệp công nghệ
cao
Phát triển nông nghiệp công nghệ
cao (NNCNC) là xu hướng tất yếu
của thời đại. Tại Thái Nguyên, mặc
dù chưa hình thành các mô hình
NNCNC quy mô lớn nhưng cũng đã
xuất hiện những nông dân "dám
nghĩ, dám làm". Theo đó, nhiều
người đã mạnh dạn ứng dụng công
nghệ trong chăn nuôi, nuôi trồng
thủy sản, đặc biệt là trong lĩnh vực
trồng trọt, bước đầu mang lại những
kết quả khả quan...
Mô hình dâu tây trồng theo công nghệ cao được Trung
tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản tỉnh thực hiện
thí điểm tại huyện Đại Từ.
Hiện nay, trên địa bàn xã Thịnh Đức (TP. Thái Nguyên) có
hơn 10 hộ dân trồng dưa, rau xanh trong nhà lưới.
Sản xuất chè hữu cơ theo tiêu chuẩn TCVN
Dự án Ứng dụng khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình thâm
canh cây Na rải vụ giúp người dân có thể chủ động về thời
gian thu hoạch, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn
Phương pháp thâm canh na rải vụ đã giúp người trồng
na ở xã Phú Thượng (Võ Nhai) chủ động thời gian thu
hoạch, đảm bao năng suất, cải thiện thu nhập.
Thành viên Hợp tác xã Chăn nuôi bò và Dịch vụ sản xuất
nông nghiệp xã Nga My (Phú Bình) chăm sóc đàn bò 3B.
Sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao tại
xã Dương Thành, huyện Phú Bình (Thái Nguyên).
Nông dân Thái Nguyên đã đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ cao, khoa học kỹ thuật
tiên tiến, mở rộng diện tích sử dụng nhà
màng, nhà lưới; ứng dụng công nghệ tưới
phun, tưới nhỏ giọt có hệ thống điều
khiển bán tự động; kỹ thuật canh tác giá
thể; công nghệ sản xuất an toàn theo tiêu
chuẩn VietGAP; sản xuất hữu cơ… Qua
đó, góp phần nâng giá trị sản phẩm thu
được trên 1ha đất trồng trọt (năm 2022,
đạt 123,2 triệu đồng/ha). Đồng thời, góp
phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn, thực hiện cơ
cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông
thôn mới.
Trong đó, cây chè Thái nguyên tiếp tục khẳng
định vị thế là cây trồng chủ lực, thế mạnh của
tỉnh. Tổng diện tích chè toàn tỉnh hiện đạt 22,2
nghìn héc-ta, năng suất bình quân đạt 124,7
tạ/ha, sản lượng chè búp tươi (năm 2022) đạt
260,1 nghìn tấn, giá trị sản phẩm chè sau chế
biến đạt 10,4 nghìn tỷ đồng. Diện tích trồng chè
áp dụng thực hành nông nhiệp tốt theo tiêu
chuẩn VietGAP được cấp chứng nhận đạt
4.356,7ha; cấp chứng nhận tiêu chuẩn UTZ
Certified và hữu cơ đạt 76ha; xây dựng, thiết lập
được 29 vùng trồng gắn mã số vùng trồng đạt
yêu cầu theo TCCS 774:2020/BVTV và được
định vị trên hệ thống toàn cầu GPS để thực hiện
theo dõi truy xuất nguồn gốc
Có thể khẳng định, trong những năm
qua, ngành Nông nghiệp nhờ vào việc áp
dụng công nghệ caoThái Nguyên đã có
bước phát triển mạnh mẽ theo hướng sản
xuất hàng hóa, giá trị kinh tế cao, bắt
nhịp với xu thế phát triển chung của nền
nông nghiệp trong nước và thế giới.
Sự phát triển đa dạng và tốc độ tăng
trưởng ổn định của các lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp đã minh chứng một nền
nông nghiệp đa dạng và còn nhiều dư địa
phát triển trong thời gian tới.

You might also like