You are on page 1of 7

UBND TỈNH BẮC GIANG CỘNG HO XÃ HỘI CHỦ NGHĨA I T NAM

Ở N NG NGHI P PTNT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 84 /TTr-SNN Bắc Giang, ngày 24 tháng05 năm 2021

TỜ TRÌNH
V/v phê duyệt đề án “Hỗ trợ các cơ sở sản xuất giống dê trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2021 - 2025”

Kính gửi: Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang

Căn cứ Nghị định 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 về Khuyến nông; Nghị


định số 98/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát
triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị quyết
số 44/2020/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2020 của HĐND tỉnh Bắc Giang
ban hành Quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 401-
NQ/TU ngày 03/4/2019 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang về Chiến lược phát
triển nông nghiệp tỉnh Bắc Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035; “Quy
hoạch tỉnh Bắc Giang, thời kỳ 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2050”; Công văn số
2564/UBND-NN ngày 12/6/2020 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc tham mưu ban
hành các đề án, chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển nông nghiệp giai đoạn 2021-
2025; Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 03/3/2021 của UBND tỉnh Triển khai
Chương trình hành động của của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu
Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra; yêu cầu từ thực tế phát
triển chăn nuôi dê trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây
dựng đề án “Hỗ trợ các cơ sở sản xuất giống dê trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai
đoạn 2021 – 2025”.
Trong quá trình xây dựng đề án, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã
tiến hành khảo sát thực trạng chăn nuôi dê tại các huyện trong tỉnh, xin ý kiến và
nhận được ý kiến góp ý bằng văn bản của các Sở, ngành, các huyện (Sơn Động,
Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Lạng Giang, Yên Dũng, Hiệp Hòa) và
các đơn vị, phòng ban chuyên môn của Sở.
Sau khi tiếp thu các ý kiến đóng góp vào Dự thảo đề án, Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt đề án: “Hỗ trợ các cơ
sở sản xuất giống dê trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2021 – 2025” với
các nội dung chủ yếu như sau:
1. Tính cấp thiết của đề án
Bắc Giang là tỉnh trung du miền núi có tiềm năng lớn về phát triển sản xuất
nông nghiệp.Trong những năm qua, nông nghiệp của tỉnh có bước phát triển
2

nhanh và toàn diện, đặc biệt lĩnh vực chăn nuôi luôn nằm trong tốp 10 tỉnh, thành
có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn nhất nước. Với diện tích đất tự nhiên 3.823km2,
trong đó đất nông nghiệp chiếm 32,4 , đất lâm nghiệp 28,9 , còn lại là đ i núi
và các loại đất khác, đ ng thời có khí hậu thuận lợi để phát triển đa dạng nhiều
loại cây công nghiệp, rau, củ, quả, cây lương thực. Đây là điều kiện thuận lợi để
phát triển các mô hình kinh tế vườn đ i, vườn rừng gắn với phát triển chăn nuôi
nói chung và chăn nuôi dê nói riêng.
Trong những năm qua, đàn dê của tỉnh đã tăng nhanh về số lượng: năm 2015
tổng đàn dê 19.336 con, sản lượng thịt hơi xuất chu ng 209,6 tấn, năm 2020 tổng
đàn tăng lên 29.000 con, chủ yêu là tăng dê thương phẩm, sản lượng thịt hơi xuất
chu ng 412 tấn (tăng 50 so với năm 2015). Đàn dê phân bổ không đều trên địa
bàn tỉnh, tập trung chủ yếu ở các huyện trung du, miền núi (Tân Yên, Lạng Giang,
Yên Dũng, Yên Thế, Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn Động) đàn dê 25.619 con, chiếm
89,1% tổng đàn, các huyện vùng đ ng bằng (Hiệp Hòa, Việt Yên, thành phố Bắc
Giang) đàn dê 3.173 con, chỉ chiếm 10,9% tổng đàn. Về cơ cấu giống: dê Cỏ thuần
chiếm khoảng 35% tổng đàn, dê Cỏ lai chiếm 55 , dê Bách thảo lai dê Boer chỉ
khoảng 10%.
Đàn dê thương phẩm quy mô trên 25.000 con, quay vòng 2,5 lứa/năm, nhu
cầu cung cấp trên 62.500 con dê giống; đàn dê giống trên địa bàn tỉnh chỉ sinh ra
khoảng 10.800 con dê con, đáp ứng 17,3% nhu về con giống thương phẩm, còn
82,7% con giống người chăn nuôi phải nhập từ địa phương khác về. Con giống chủ
yếu được mua qua các thương lái thu gom từ nhiều tỉnh, không r ngu n gốc, tiềm
ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm mới có khả
năng lây sang người. Các cơ sở sản xuất dê giống trên địa bàn tỉnh chủ yếu là nhỏ
lẻ, tự phát, thiếu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; chưa thật sự chú
trọng đến việc cải tạo nâng cao chất lượng đàn giống (chưa nắm chắc quy trình
chăn nuôi, phòng bệnh; chưa được tiếp cận nhiều với những tiến bộ khoa học k
thuật; chưa chủ động tr ng các loại cây thức ăn, chủ yếu v n là chăn thả tự do; con
giống thường được lựa chọn từ dê sinh ra trong đàn hoặc mua của các hộ trong khu
vực, dê đực giống chậm thay thế hiện tượng cận huyết v n xảy ra) làm giảm sức
sống dê con, tầm vóc, độ đ ng đều, năng suất và chất lượng con giống d n đến sức
cạnh tranh trên thị trường dê giống yếu, hiệu quả kinh tế thấp và kém bền vững.
Để khắc phục được những hạn chế đó, cần phải chủ động ngu n con giống
chất lượng cao tại chỗ là trọng tâm, tập huấn phổ biến kiến thức quy trình chăn
nuôi, phòng chống dịch bệnh, hỗ trợ liên kết trong chăn nuôi cho người dân và các
cơ sở chăn nuôi dê sinh sản để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả
kinh tế trong chăn nuôi.
2. Tên đề án
“Hỗ trợ các cơ sở sản xuất giống dê trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai
đoạn 2021 – 2025”.
3

3. Cơ quan chủ trì thực hiện


Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang.
4. Thời gian thực hiện đề án:
Thực hiện 05 năm, từ năm 2021 đến hết năm 2025.
5. Mục tiêu của đề án
5.1. Mục tiêu chung
Thực hiện đề án là bước cụ thể hoá nhiệm vụ chỉ đạo tái cơ cấu trong chăn
nuôi của tỉnh, phấn đấu đến năm 2025 tỷ trọng giống dê lai có năng suất, chất
lượng cao chiếm 65 - 70 tổng đàn.
Chủ động ngu n cung con giống chất lượng cao tại chỗ, đáp ứng nhu cầu
phát triển chăn nuôi hàng hóa. Nâng cao năng suất và chất lượng đàn dê tỉnh Bắc
Giang thông qua việc áp dụng tiến bộ k thuật mới trong chăn nuôi, tổ chức lại sản
xuất theo hướng liên kết chuỗi từ sản xuất tới tiêu thụ sản phẩm, tăng năng suất,
chất lượng góp phần tăng hiệu quả cho người chăn nuôi. Tác động tích cực, góp
phần hình thành các vùng sản xuất dê hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao, giảm
thiểu gây ô nhiễm môi trường, phát triển ổn định, bền vững nghề chăn nuôi dê trên
địa bàn tỉnh.
5.2. Mục tiêu cụ thể
- Hỗ trợ xây dựng thành công 10 mô hình điểm về sản xuất giống dê trên địa
bàn tỉnh, trong 5 thực hiện đề án cung cấp cho người chăn nuôi 2.631 con dê cái
(Boer x Bách thảo) giữ lại làm nái sinh sản có năng suất, chất lượng tốt; 4.886 con
dê giống thương phẩm đảm bảo năng suất, chất lượng cao. Số lượng dê cái sinh sản
và dê giống thương phẩm sẽ tiếp tục được nhân lên trong các năm tiếp theo sau khi
kết thúc đề án (Cụ thể tại phụ lục 11).
- Thông qua các mô hình giúp thúc đẩy mở rộng các cơ sở nuôi dê sinh sản,
góp phần tích cực chủ động sản xuất con giống dê thương phẩm cho các hộ chăn
nuôi trong tỉnh, hạn chế nhập con giống không r ngu n gốc, giúp phát triển bền
vững nghề chăn nuôi dê tỉnh Bắc Giang.
- Tập huấn 16 lớp cho 688 lượt người về chăn nuôi dê theo quy trình
VietGAHP, bảo đảm an toàn sinh học, cơ chế chính sách hỗ trợ liên kết trong sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các hộ tham gia đề án và các hộ chăn nuôi dê trên
địa bàn tỉnh, giúp thay đổi tập quán chăn nuôi, chủ động ứng dụng khoa hoạc k
thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả chăn nuôi dê
trên địa bàn tỉnh. Đ ng thời giúp nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công
tác chuyển giao quy trình chăn nuôi theo hướng VietGAHP, chăn nuôi an toàn sinh
học, quy trình phòng bệnh hiệu quả cho đàn dê.
4

- Hỗ trợ, tác động tích cực hình thành các Tổ hợp tác, Hợp tác xã chăn
nuôi dê; phát triển 01 chuỗi chăn nuôi dê khép kín trên địa bàn huyện Yên Thế.

6. Nội dung thực hiện


6.1. Tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật
- Đối tượng: Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ chăn nuôi dê sinh sản, dê
thương phẩm, hộ có nhu cầu phát triển chăn nuôi dê, cán bộ Phòng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ k thuật nông nghiệp các huyện: Yên Thế,
Tân Yên, Hiệp Hòa, Lạng Giang, Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn Động.
- Nội dung: Tập huấn phổ biến kiến thức về quy trình k thuật chăn nuôi dê
đảm bảo an toàn sinh học, theo quy trình VietGAHP, cơ chế chính sách hỗ trợ liên
kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Số lớp tập huấn: 16 lớp trong 02 năm 2021 và 2022, tổng số 688 lượt
người tham dự.
- Kinh phí thực hiện: 160.000.000 đ ng, mỗi lớp 10.000.000 đ ng; NSNN
hỗ trợ 100 (Theo Nghị định 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 về Khuyến nông).
6.2. Thông tin tuyên truyền
Hỗ trợ 100 kinh phí thông tin tuyên truyền, quảng bá trên Đài truyền hình
Bắc Giang về: nội dung thực hiện đề án, các quy định của nhà nước trong phòng
chống dịch bệnh trên đàn dê, quy trình chăn nuôi (Theo Nghị định 83/2018/NĐ-CP
ngày 24/5/2018 về Khuyến nông).
Kinh phí thực hiện: 120.000.000 đ ng/04 năm (2022-2025), mỗi năm
30.000.000 đ ng.
6.3. Hỗ trợ thực hiện mô hình đề án
(Theo Nghị định 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 về Khuyến nông)
6.3.1. Hỗ trợ mua dê giống
- Đối tượng: 10 cơ sở chăn nuôi dê sinh sản tại 8/10 huyện (Yên Thế, Tân
Yên, Hiệp Hòa, Lạng Giang, Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn Động) là các
huyện phù hợp và có dư địa phát triển chăn nuôi dê trong tỉnh đã đăng ký kinh
doanh và thực hiện việc công bố tiêu chuẩn cơ sở chất lượng dê giống sản xuất ra
được lựa chọn tham gia đề án. Đảm bảo các điều kiện chăn nuôi theo yêu cầu và cam
kết thực hiện đúng, đầy đủ các yêu cầu về quy trình k thuật chăn nuôi do cơ quan
chuyên môn tập huấn.
- Về con giống: hỗ trợ mua dê đủ tiêu chuẩn làm giống theo quy định về tiêu
chuẩn giống (TCVN 9715:2013), đã thành thục về tính, dê cái là dê Bách thảo có
khối lượng trung bình 25kg/con trở lên, dê đực là dê Boer thuần có khối lượng
trung bình 35kg/con trở lên; có ngu n gốc r ràng, được cơ quan chuyên môn kiểm
tra, thẩm định.
- Mức hỗ trợ: hỗ trợ 50 kinh phí mua con giống, mỗi cơ sở hỗ trợ mua 100
con dê cái và 05 dê đực giống.
5

- Thời gian hỗ trợ: thực hiện trong 03 năm (2022-2024).


- Tổng số hỗ trợ: 10 cơ sở (dự kiến năm 2022 hỗ trợ 03 cơ sở, năm 2023 hỗ
trợ 03 cơ sở, năm 2024 hỗ trợ 04 cơ sở).
- Số lượng giống hỗ trợ: 1.050 con, trong đó: dê cái 1.000 con, dê đực 50 con.
Kinh phí thực hiện: 8.327.500.000 đ ng, NSNN hỗ trợ 4.163.750.000 đ ng.
6.3.2. Hỗ trợ mua vật tư
- Hỗ trợ 50 kinh phí mua 04 loại vắc xin tiêm phòng các bệnh: Đậu Dê, Tụ
huyết trùng, Lở m m long móng, Viêm ruột hoại tử, mỗi loại 02 liều tiêm/con/năm
trong 01 năm đầu khi hỗ trợ dê giống. Số lượng vắc xin hỗ trợ: Tổng 8.400 liều
(2.100 liều/loại)/tổng số 51.317 liều để thực hiện mô hình.
Kinh phí: NSNN hỗ trợ 50.930.000 đ ng/tổng số 659.997.834 đ ng mua vắc
xin thực hiện mô hình.
- Hỗ trợ 50 kinh phí mua thức ăn công nghiệp cho cho các cơ sở tham gia
đề án trong 01 năm đầu khi hỗ trợ dê giống (định mức dê đực 0,5kg/con/ngày, dê
cái 0,4kg/con/ngày). Số lượng thức ăn hỗ trợ: 155.125 kg/tổng số 585.165 kg thực
hiện mô hình.
Kinh phí: NSNN hỗ trợ 775.625.000 đ ng/tổng số 5.851.649.000 đ ng mua
thức ăn công nghiệp để thực hiện mô hình.
- Hỗ trợ 50 kinh phí mua thức ăn bổ sung (khoáng chất – đá liếm), hỗ trợ
01 năm đầu khi hỗ trợ dê giống. Số lượng hỗ trợ: 1.050 con x 5kg/con =
5.250kg/tổng số 22.742kg thực hiện mô hình.
Kinh phí: NSNN hỗ trợ 91.875.000 đ ng/tổng số 795.963.000 đ ng mua
thức ăn bổ sung thực hiện mô hình.
- Hỗ trợ 50 kinh phí mua chế phẩm sinh học để ủ thức ăn thô xanh trong
01 năm đầu khi hỗ trợ dê giống, trung bình 01kg chế phẩm/con/năm. Số lượng hỗ
trợ: 1.050 kg chế phẩm/tổng số 3.045kg thực hiện mô hình.
Kinh phí: NSNN hỗ trợ 189.000.000 đ ng/tổng số 1.096.200.000 đ ng mua
chế phẩm sinh học thực hiện mô hình.
- Hỗ trợ 50 kinh phí mua thẻ tai, kìm bấm thẻ tai cho dê bố mẹ, in ấn sổ
sách quản lý theo d i quá trình chăn nuôi, phục vụ truy xuất ngu n gốc xuất xứ.
Kinh phí thực hiện: 33.900.000 đ ng. NSNN hỗ trợ 16.950.000 đ ng.
6.4. Hỗ trợ kinh phí cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn thực phẩm
Kiểm tra, đánh giá, cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn thực phẩm cho 10 cơ
sở sản xuất giống dê trên địa bàn tỉnh:
Mức hỗ trợ 700.000 đ ng/cơ sở, tổng kinh phí hỗ trợ 7.000.000 đ ng, NSNN
hỗ trợ 100% (Theo Nghị định 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 về Khuyến nông).
6.5. Hỗ trợ kinh phí hội nghị triển khai, sơ kết và tổng kết đề án
Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức hội nghị triển khai đề án,
sơ kết đánh giá kết quả hàng năm và hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện
6

đề án, tổng 05 hội nghị (01 hội nghị triển khai đề án, 03 hội nghị sơ kết (năm 2022-
2024), 01 hội nghị tổng kết đề án năm 2025).
Tổng kinh phí thực hiện: 75.000.000 đ ng, mỗi hội nghị 15.000.000 đ ng.
6.6. Chi phí quản lý chung của đề án
Hỗ trợ 100 chi phí hỗ trợ: đi khảo sát xây dựng đề án, đi lựa chọn mô
hình; kinh phí kiểm tra, chỉ đạo k thuật triển khai mô hình, nghiệm thu mô hình,
làm thêm giờ, kinh phí văn phòng phẩm, in ấn chứng từ thanh quyết toán, chi phí
đấu thầu mua thức ăn công nghiệp, chế phẩm sinh học để ủ thức ăn. Kinh phí hỗ
trợ không quá 3 kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ để triển khai đề án. Số tiền
hỗ trợ: 169.424.000 đ ng.
(Theo Nghị định 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 về Khuyến nông).
7. Kinh phí thực hiện đề án
7.1. Tổng kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí thực hiện: 27.179.671.000 đồng, trong đó: ngân sách tỉnh hỗ
trợ 5.819.555.000 đồng, kinh phí đối ứng của các cơ sở sản xuất giống tham gia đề
án 21.360.115.000 đ ng.
7.2. Phân nguồn kinh phí
- Năm 2021: 138.237.000 đ ng, trong đó:
+ Vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ: 138.237.000 đ ng.
+ Vốn đối ứng của các cơ sở giống: 0 đ ng.
- Năm 2022: 4.978.352.000 đ ng, trong đó:
+ Vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ: 1.752.578.000 đ ng.
+ Vốn đối ứng của các cơ sở giống: 3.225.774.000 đ ng.
- Năm 2023: 6.574.166.000 đ ng, trong đó:
+ Vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ: 1.673.518.000 đ ng.
+ Vốn đối ứng của các cơ sở giống: 4.900.648.000 đ ng.
- Năm 2024: 9.852.685.000 đ ng, trong đó:
+ Vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ: 2.201.905.000 đ ng.
+ Vốn đối ứng của các cơ sở giống: 7.650.780.000 đ ng.
- Năm 2025: 5.636.229.000 đ ng, trong đó:
+ Vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ: 53.317.000 đ ng.
+ Vốn đối ứng của các cơ sở giống: 5.582.912.000 đ ng.
Đề án đã được Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng, xin và nhận được ý kiến
tham gia góp ý của các Sở, ngành, các huyện, đơn vị liên quan bằng văn bản; Sở đã
tiếp thu, chỉnh sửa kính trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
7

Nơi nhận: KT. GIÁM ĐỐC


- Như trên; PHÓ GIÁM ĐỐC
- UBND tỉnh (để b/c);
- Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, Sở công thương;
- GĐ Sở, PGĐ Lê Bá Thành;
- Lưu: VT, CNTY.

Lê Bá Thành

You might also like