You are on page 1of 4

1.

3 Phạm vi nghiên cứu


1.3.1 Thời gian nghiên cứu
Thời gian dữ liệu: bài nghiên cứu này lấy dữ liệu nghiên cứu về các hoạt động marketing
của Vinamilk giai đoạn 2021-2023
Thời gian nghiên cứu: từ ngày 2/3/2024 đến ngày 18/3/2024
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Doanh nghiệp Vinamilk đặt tại thị trường Việt Nam
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động marketing của Vinamilk
1.3.4 Nội dung nghiên cứu
Bài nghiên cứu này nhằm phân tích rõ các hoạt động marketing của doanh nghiệp
Vinamilk và phân tích những tồn tại mà doanh nghiệp còn vướng mắc, từ đó tìm hiểu
những nguyên nhân và đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện hoạt động marketing để
doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh.
3.4 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING GIAI ĐOẠN 2021-2023
3.4.1 Môi trường vĩ mô
- Môi trường kinh tế: Theo Tổng cục Thống kê, hiện Việt Nam có hơn 28.000 trang trại
và hộ nông dân nuôi bò sữa với tổng đàn bò sữa gần 375.000 con. Sản lượng sữa tươi của
Việt Nam đạt 1,2 tỉ lít vào năm 2021, tăng 10,5% so với cùng kỳ và dự báo sẽ tăng lên 2
tỉ lít vào năm 2030, với tốc độ tăng trưởng kép 5,8%. Tính đến 2021, sản lượng sữa tươi
nội địa chỉ đáp ứng khoảng 42% nhu cầu tiêu thụ, còn lại chủ yếu dựa vào nhập khẩu.
Theo số liệu Euromonitor, quy mô thị trường sữa Việt Nam năm 2022 ước tính 135.000
tỷ đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ. Trong đó, sản xuất trong nước chỉ mới đáp ứng được
40 - 50% nhu cầu sữa trong nước Theo Tổng cục Thống kê, hiện Việt Nam có hơn 28.000
trang trại và hộ nông dân nuôi bò sữa với tổng đàn bò sữa gần 375.000 con. Sản lượng
sữa tươi của Việt Nam đạt 1,2 tỉ lít vào năm 2021, tăng 10,5% so với cùng kỳ và dự báo
sẽ tăng lên 2 tỉ lít vào năm 2030, với tốc độ tăng trưởng kép 5,8%. trường sữa Việt Nam
cũng giảm mạnh tới 48,8%, chỉ đạt 17,66 triệu USD, chiếm 4,4%. Ngoài ra tình hình
nhập khẩu từ một số thị trường khác như: từ Pháp đạt 18,22 triệu USD, chiếm 4,5%, tăng
22,7% và Thái Lan đạt 18,03 triệu USD, chiếm 4,44%, giảm 19,4%. Bên cạnh sự suy
giảm về nhập khẩu thì sản lượng sữa sản xuất trong nước cũng đối mặt với tình trạng
không tích cực hơn. Minh chứng là, theo số liệu cung cấp bởi Data Factory, quý 1/2023
vừa qua, tổng lượng sản xuất sữa và kem chưa cô đặc, chưa pha thêm đường và chất ngọt
khác, có hàm lượng chất béo không quá 6%, chỉ dừng ở mức x nghìn lít, giảm tới 40% so
với cùng kỳ năm trước. Tương tự đối với tổng lượng sản xuất sữa và kem chưa cô đặc,
chưa pha thêm đường và chất ngọt khác, có hàm lượng chất béo trên 6%, cũng chỉ dừng ở
mức x nghìn lít, giảm tới 32,47% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, sang quý 2 này,
tình hình sản xuất kinh doanh của thị trường sữa có vẻ đã phục hồi dần. Theo báo cáo của
VIRAC, về tổng chung toàn thị trường, sản lượng sữa nguyên liệu cung cấp trong 6 tháng
ghi nhận x nghìn tấn (tăng khoảng 8% so với cùng kỳ 2022).
-Môi trường chính trị và pháp luật: Môi trường chính trị pháp luật có ảnh hưởng lớn
tới các hoạt dộng marketing của doanh nghiệp. Bao gồm hệ thống luật và các văn bản
dưới luật, các công cụ, chính sách nhà nước, các cơ quan pháp luật, các cơ chế điều hành
của Nhà nước. Môi trường chính trị ổn định, không có mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chiến
tranh là điều kiện lý tưởng cho việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Hiện nay, Việt
Nam được xem như một quốc gia ổn định chính trị và an toàn nhất thế giới để thu hút các
nhà đầu tư mới ngoài. Đối với ngành sữa, chính phủ có kế hoạch đầu tư vào các trang trại
nuôi bò sữa và công nghệ chế biến sữa để tăng sản lượng sữa tươi trong nước và giảm lệ
thuộc vào sữa bột nhập khẩu.
- Môi trường công nghệ: Việt Nam có 2 công ty thu mua và chế biến sữa chủ yếu là
Vinamilk (khoảng 60%) và Dutchlady (khoảng 25%) lượng sữa sản xuất trong nước. Có
rất ít nhà máy chế biển nhỏ công nghệ thấp và thị phần cùng không đáng kể. Một dây
chuyền sản xuất sửa có giá trị trung bình khoảng vài chục tỷ, đó là một khoản đầu tư
không nhỏ chưa tỉnh đến chi phí xây dựng nhà máy. Trong quá trình chế biên sữa,
nguyên liệu đầu vào và đầu ra ảnh hương rất lớn tới chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, tại
Việt Nam đã xuất hiện một số trang trại bò sữa quy mô lớn, chuồng trại hiện đại, công
nghệ tiên tiên, những mô hình này sẽ là động lực thúc đẩy ngành chăn nuôi bò sữa Việt
Nam phát triển theo hưởng sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
- Môi trường xã hội: Việt Nam không phải là nước có truyền thống sản xuất sữa, vì vậy
đại bộ phận dân số không có thói quen tiêu thụ sữa. Tuy nhiên, hiện nay để khắc phục
thói quen này. Việt Nam bắt đầu xây dựng chương trình sữa học đường, cung cấp giá rẻ
cho các cháu mẫu giáo và học sinh tiểu học. Điều này không chỉ giúp các cháu phát triển
thể chất, còn giúp các cháu có thói quen tiêu thụ sữa khi lớn lên.
- Môi trường tự nhiên: Đặc điểm địa lý và khí hậu nhiệt đới xen với vành đai ôn đới tại
Việt Nam rất thuận lợi cho phát triển đàn bò sữa. Các đồng có như Hà Tây, Mộc Châu,
Bình Dương... cung cấp nguồn thức ăn dồi dào, phong phú và điều kiện sinh trưởng tốt.
Tuy nhiên sự gia tăng nguồn thức ăn và đồng cỏ không tương xứng với tốc độ tăng đàn
bò sữa. Thức ăn cho bỏ sữa mà đặc biệt là thức ăn xanh không đủ về số lượng, kém về
chất lượng. Việc phát triển đồng có làm thức ăn cho bò sữa hiện nay rất khó khăn. Có
những vùng nuôi bò sửa chủ yếu dựa vào nguồn có ở bải chăn thả kém chất lượng và
không an toàn cho bỏ sữa do ảnh hưởng của chất hóa học, chất thải độc hại của nhà máy.
Ước tỉnh lượng cỏ xanh tự nhiên và có trống hiện nay mới đáp ứng khoảng 30% nhu cầu
thức ăn thô xanh của đàn bò, những tháng mùa khô thì có xanh thiếu trầm trọng, nguồn
thức ăn rơm rạ khô không đủ giá trị dinh dưỡng.
4.4.3 Đề xuất xây dựng chiến lược giá
Để xây dựng một chiến lược giá phù hợp, doanh nghiệp cần:
• Chiến lược giá phải phù hợp với mục tiêu chiến lược của công ty - đây là yêu cầu bắt
buộc của việc định giá.
• Phân tích khách hàng đối thủ cạnh tranh, tình hình kinh tế phải được thực hiện nghiêm
túc và khách quan nhất.
• Cập nhật biến động thị trường, sức cạnh tranh để có chiến lược giá phù hợp. Liên tục đo
lường biển động doanh số, sức mua, mức độ chi trả, thỏa mãn của khách hàng sau mỗi
đợt điều chỉnh giá để có chiến lược phù hợp.
• Xét về cơ sở định giá dựa vào đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ có những phân tích
về sản phâm, mục tiêu marketing ngắn hạn hay dài hạn của họ và đối thủ canh tranh
• Chiến lược giá còn có thể xuất phát từ yếu tố kinh tế: lạm phát, xu hướng tiêu dùng,
chính sách quản lý.. là những cơ sở quan trọng để định giá sản phẩm.
• Vinanmilk cần có một cơ quan độc lập kiểm tra chất lượng sữa và công bố chất lượng
đó đến người tiêu dùng. Nếu có cơ quan như vậy, người tiêu dùng sẽ biết sữa nào tốt để
mua. Khi chất lượng sửa được công khai thì mặt bằng giá sẽ bình ổn được. Điều chỉnh
giá cho từng kênh phân phối.
• Đối với từng kênh bán lẻ: Vinamilk có hệ thống giá riêng biệt phù hợp với đặc tính kinh
doanh của từng kênh nhằm đáp ứng mua hàng của người tiêu dùng được thỏa mãn nhất.
• Đối với nhà phân phối: nhà phân phối được chỉ định phân phối sản phẩm của công ty
theo chính sách giá nhất định ra thị trường và thu lợi nhuận từ hoa hồng sản phẩm.

You might also like