You are on page 1of 37

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 1


------------------------------------------

TIỂU LUẬN
KINH TẾ VI MÔ 1
Đề tài: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG SỮA TẠI VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn: Ths. Đỗ Thị Lan Anh


Nhóm môn học: 7
Nhóm thuyết trình: 6

Hà Nội, tháng 6 năm 2023


MỤC LỤC
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU ________________________________________________ 3
PHẦN HAI: NỘI DUNG _______________________________________________ 4
2.1. Khái quát về thị trường sữa ở Việt Nam___________ Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Giới thiệu về sữa và các sản phẩm từ sữa _______ Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Quy mô và tốc độ tăng trưởng của thị trường sữa ở Việt Nam ________4
2.1.3 So sánh thị trường sữa với các nước trong khu vực và trên thế giới ___6
2.1.4 Đánh giá về triển vọng ____________________ Error! Bookmark not defined.
2.2 Cầu của sữa _____________________________________________________ 9
2.2.1. Chân dung khách hàng mục tiêu của thị trường sữa _______________ 9
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới cầu hàng hóa. _________________________ 13
2.3 Cung về sữa ____________________________________________________ 20
2.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới Cung sữa____________________________ 20
2.3.2 Số lượng, quy mô, thị phần của các doanh nghiệp trong nghành _____24
2.3.3 Sơ lược 3 doanh nghiệp lớn nhất trong nghành ___________________ 27
2.4. Chiến lược cạnh tranh của Vinamilk _______________________________ 28
2.4.1 Khái quát quá trình hình thành, phát triển_____________________ 28
2.4.2 Các điểm mạnh và điểm yếu của Vinamilk so với các đối thủ cạnh tranh
________________________________________________________________ 29
2.4.3 Phân tích chiến lược cạnh cạnh tranh bằng giá và chiến lược cạnh tranh
phi giá của Vinamilk ______________________________________________ 32
PHẦN BA: KẾT LUẬN _______________________________________________ 36
Danh mục tài liệu tham khảo __________________________________________37
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống được cải thiện, nhu cầu ngày càng
cao nên sự nhìn nhận, đánh giá của khách hàng về sản phẩm ngày càng khắt khe hơn.
Các doanh nghiệp hiện đang kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm luôn không ngừng
đổi mới sản phầm để thúc đẩy hành vi mua của người tiêu dùng và các doanh nghiệp
sữa cũng không ngoại lệ. Sữa là một sản phẩm vô cùng thiết yếu và dễ dàng bắt gặp
trong hầu hết các gia đình Việt Nam. Nếu trước những năm 90 chỉ có 1-2 nhà sản xuất,
phân phối sữa, chủ yếu là sữa đặc và sữa bột ( nhập ngoại), hiện nay thị trường sữa
Việt Nam đã có rất nhiều doanh nghiệp phân phối sữa chia nhau một thị trường tiềm
năng. Để tìm hiểu sâu hơn về tình hình thực tế của thị trường sữa cũng như sự hài lòng
của người tiêu dùng, nhóm quyết định chọn đề tài “ Nghiên cứu về thị trường sữa ở
Việt Nam”. Đề tài gồm 4 nội dung như sau:
1. Khái quát chung về thị trường sữa ở Việt Nam
2. Cầu về sữa tại thị trường Việt Nam
3. Cung về sữa tại thị trường Việt Nam
4. Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp vinamilk
Bài tiểu luận được nghiên cứu theo phương pháp phân tích, tổng hợp và nghiên cứu
tìm hiểu thị trường.
PHẦN HAI: NỘI DUNG

2.1. Khái quát về thị trường sữa ở Việt Nam

2.1.1. Giới thiệu về sữa và các sản phẩm từ sữa

Kinh tế phát triển, thu nhập người dân ngày một cải thiện do đó những sản phẩm có
lợi như sữa ngày càng được quan tâm và tiêu thụ nhiều hơn. Sữa được tiêu thụ ngày
một lớn và rộng rãi, sữa và các sản phẩm từ sữa đều dễ được bắt gặp trong hầu hết các
gia đình Việt Nam. Sữa có rất nhiều loại bao gồm sữa nước, sữa chua, pho mát, bơ, và
các sản phẩm từ sữa khác. Sữa là thức uống, thức ăn mang lại giá trị dinh dưỡng cho
con người. Các loại sữa sẽ có những nguồn gốc khác nhau. Ví dụ như sữa tươi tiệt
trùng Vinamik 100% được làm hoàn toàn từ sữa bò tươi. Hay sữa Milo được làm từ
yến mạch… Sữa có rất nhiều công dụng cho con người. Sữa giúp xương chắc khỏe,
cung cấp năng lượng dễ dàng và tiện lợi, hỗ trợ miễn dịch tăng sức đề kháng… Ngoài
ra sữa chua còn có tác dụng làm đẹp. Nó giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, trắng da,chống
lão hóa…

2.1.2 Quy mô và tốc độ tăng trưởng của thị trường sữa ở Việt Nam
a. Về quy mô
 Năm 2018, doanh thu đạt 48,9 nghìn tỷ, với tốc độ tăng trưởng ổn định 10%.
CAGR dự đoán sẽ giảm những vẫn đạt gần 7% để đạt được quy mô 66 nghìn tỷ
năm 2023
 Theo thông tin từ Hiệp hội Sữa, trong hai năm 2020 và 2021, mặc dù khó khăn vì
dịch bệnh, nhưng doanh thu thị trường sữa Việt Nam năm 2020 ước tính đạt
113.700 tỷ đồng và năm 2021 ước đạt 119.300 tỷ đồng. Quy mô hơn 5 tỷ USD của
ngành sữa vẫn đang thu hút những nhà đầu tư mới, đặc biệt là tại phân khúc cao
cấp
 Vinamilk và TH true milk được đánh giá là những doanh nghiệp tiên phong của
ngành sữa nội địa Việt Nam. Với việc áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất
thức ăn, chăn nuôi, thu hoạch sản phẩm sữa đảm bảo năng suất, chất lượng sữa
luôn ở mức cao và lợi thế về quy mô, nên giá thành sản phẩm sữa của 2 doanh
nghiệp này cũng cạnh tranh hơn sữa của các trang trại nhỏ. Tỷ trọng của các doanh
nghiệp này trong ngành còn thấp, nhưng đây sẽ là định hướng phát triển và mục
tiêu của Việt Nam trong những năm sắp tới
b. Về tốc độ tăng trưởng
 Doanh thu ngành sữa Việt Nam tăng gần gấp đôi từ 4,4 tỷ USD năm 2017 lên 8,4
tỷ USD năm 2021, trong đó sản xuất trong nước đáp ứng chưa đến một nửa nhu
cầu. Giá trị các sản phẩm sữa nhập khẩu vào Việt Nam năm 2021 là 11,8 tỷ USD,
tăng 12,4% so với cùng kỳ. Báo cáo thị trường của Research and Markets cho biết.
 Theo Euromonitor, thị trường sữa Việt Nam đạt giá trị 135.000 tỷ đồng vào năm
2020, tăng 8% so với năm 2019, nhờ sự tăng trưởng nhanh chóng của phân khúc
sữa chua và sữa uống. Các ngành hàng ghi nhận mức tăng trưởng cao bao gồm sữa
nước (+10%), sữa chua (+12%), pho mát (+11%), bơ (+10%) và các sản phẩm từ
sữa khác 8% trong khi sữa bột chỉ tăng 4% về giá trị.

Hình 1: Thống kê thị trường sữa Việt Nam giai đoạn 2016-2020
 Về triển vọng ngành sữa tại Việt Nam, tiêu thụ sữa ở Việt Nam vẫn đang khá thấp
so với mặt bằng chung của khu vực. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản
lượng sản xuất sữa tươi trong nước cũng liên tục tăng trưởng qua các năm với tốc
độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR - Compounded Annual Growth rate) trong
giai đoạn 2014-2021 đạt mức 9.19%.

Hình 2: Sản lượng sản xuất sữa tươi và sữa bột trong nước giai đọan 2014-
Q1/2022
 Năm 2020, ngành sữa tăng 19,1% về giá trị vốn hóa, khả quan hơn so với chỉ số
chứng khoán VN-Index (+14,9% năm 2020). Trong đó, từ mức đáy ngày
24 3 2020, ngành sữa tăng mạnh 60% nhưng vẫn thấp hơn so với mức phục hồi
của toàn thị trường là +67,5%.
 Theo SSI Research, nhu cầu trong nước đối với các sản phẩm sữa ít bị ảnh hưởng
hơn bởi Covid-19, chỉ giảm -6,1% về giá trị so với mức giảm 7,5% đối với tiêu
thụ hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) trong 9 tháng đầu năm 2020 (nguồn Nielsen)
và tăng trưởng doanh thu bán l danh nghĩa của cả nước là 4,98% (nguồn Tổng
cục Thống kê, tính chu kỳ 9 tháng năm 2020).

Hình 3: Sự biến đổi mức tiêu thụ sản phẩm sữa(nguồn SSI Research)

 Trong tháng 12/2022, sản lượng sữa tươi của cả nước ước đạt 157,2 triệu lít, tăng
7,8% so với tháng với cùng kỳ năm 2021. Tính chung, cả năm 2022, sản lượng sữa
tươi đạt 1,8 tỷ lít, tăng 2,7% so với năm 2021.
 Sản lượng sữa bột tháng 12 2022 ước tính đạt 11,3 nghìn tấn, giảm 2,2% so với
cùng kỳ năm 2021. Tính chung cả năm 2022, sản lượng sữa bột đạt 143,8 nghìn
tấn, tăng 6,3% so với năm 2021
2.1.3 So sánh thị trường sữa với các nước trong khu vực và trên thế giới
a. Về quy mô
 Ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam được nhận định là đứng đầu khu vực Đông
Nam Á về mức độ công nghiệp hóa ngành chăn nuôi, chế biến sữa. quy mô đàn và
số lượng sữa tiếp tục tăng trưởng trong thời gian qua. Cụ thể, tổng cục thống kê,
tính đến ngày 31/12/2021, tổng đàn bò sữa đạt 375.,000 ngàn con tăng 13,17% so
với năm 2020, , sản lượng sữa bò đạt 1.200 triệu tấn , tăng 14,4% so với năm
2020.
b.Về tốc độ tăng trưởng
Đánh giá chung về toàn ngành, công ty chứng khoán bảo việt (bvsc) cho biết
thị trường sữa việt nam còn nhiều tiềm năng. Theo số liệu của euromonitor, việt nam
có mức tăng trưởng tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa là 52,5% trong giai đoạn
2015- 2020, trong đó tiêu thụ bình quân đầu người tăng trưởng 45,2%. Đây là mức
cao nhất chỉ sau campuchia trong nhóm các nước châu á mà bvsc thu thập dữ liệu.
Tuy vậy, ngay cả sau khi đã tăng trưởng ấn tượng như thế, mức tiêu thụ bình quân
đầu người tại việt nam chỉ mới ở mức trung bình và vẫn còn thấp hơn các nước khác
như thái lan, malaysia, singapore, nhật và hàn quốc. Do đó, bvsc cho rằng thị trường
sữa tại việt nam vẫn còn hấp dẫn xét trên phương diện 3 phương diện.

Hình 4: Tăng trưởng tiêu thụ sữa và sản phẩm từ sữa ở các nước châu Á
c.Đặc điểm
 Thị trường sữa tại Việt Nam với các quốc gia trong khu vực và thế giới có những
điểm giống và khác nhau tuy nhiên ta có thể nhận thấy một số điểm chung và điểm
khác biệt rõ rệt như sau:
o Điểm chung
 Sự phát triển nhanh chóng về công nghệ , cơ sở hạ tầng cũng như hệ thống sản
xuẩt của các công ty sữa ,trong những năm vừa qua không ngừng được cải thiện
và nâng cấp. Ứng dụng những kĩ thuật hiện đại, tiến bộ vào sản xuất. Tạo ra các
sản phẩm từ sữa ngày càng tốt.
 Thị trường sữa là một thị trường tiềm năng, với giá trị hàng tỷ đô. Vậy nên các
công Ty cạnh tranh với nhau một cách khốc liệt, để có thể nắm bắt được thị
phần,thị hiếu, cũng như nắm bắt được tâm lý khách hàng
 Mỗi công ty thì lại lựa chọn cho mình một hướng đi riêng, nhưng điểm tựu chung
tạo nên sự thành công ở các công ty là chất lượng , mẫu mã sản phẩm hấp , thái độ
phục vụ chân thành với khách hàng là các cái yếu tố quan trọng hàng đầu để tạo
nên sự thành công của các công ty
o Khác biệt
 Số lượng và sự phát triển của các cái công ty sữa khác nhau tùy thuộc quy mô và
tốc độ tăng trưởng, vị trí địa lý , khu vực , địa điểm
 Giá cả của các mặt hàng sữa khác nhau , tùy thuộc và chính sách giá thành của các
công ty đưa ra
 Chiến lược triển vọng của thị trường sữa trong tương lai mà các công ty hướng tới
 Các công ty sữa trong tương lai sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ mang đến cho
người tiêu dùng những sản phẩm tốt tốt hơn nữa cho sức khỏe và ứng dụng nhiều
hơn các cái khoa học kỹ thuật để tăng sản lượng và năng suất. dựa trên xu hướng
và nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng về các cái sản phẩm sữa, các công ty sữa
sẽ phát triển ra những sản phẩm để đáp ứng những nhu cầu thị hiếu của người tiêu
dùng
 Tại Việt Nam, trong những năm qua, ngành sữa Việt Nam luôn đạt tốc độ tăng
trưởng tốt. Các doanh nghiệp trong ngành đang không ngừng xây dựng, cải tiến,
đổi mới nhà máy và thiết bị, ứng dụng công nghệ có trình độ tự động hóa cao
ngang tầm khu vực và thế giới nhằm cải thiện chất lượng nguồn sữa cung cấp ra
thị trường.
 Bước sang năm 2023 theo dự kiến, công ty Vinamilk sẽ ứng dụng dây chuyền tiệt
trùng sữa sạch với công nghệ châu Âu, công nghệ lên men vi sinh tự nhiên, phát
triển các hệ kháng khuẩn chống lại vi khuẩn và tăng men ruột cho tr . Tạo ra các
sản phẩm tốt cho sức khỏe đặc biệt đối với tr em và người già. theo như các
chuyên gia, các sản phẩm mới đây của Vinamilk sẽ mở ra cơ hội, là một sản phẩm
giúp tăng cường sức đề kháng đối với tr em người già và cả đối với người trưởng
thành.
 Sự phát triển của các công ty sữa cùng với công nghệ sẽ mang đến cho người tiêu
dùng những trải nghiệm cũng như là những sản phẩm tốt cho sức khỏe, ham vọng
của các công ty sữa trong tương lai sẽ chế tạo ra các cái sản phẩm có chức năng
giúp cho sức khỏe được cải thiện này nâng cao sức đề kháng , hỗ trợ sự miễn dịch
được làm từ sữa.

Hình 5 Thị trường nhập khẩu sữa của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm
2017( tính theo Triệu USD) (Nguồn: Tổng Cục Hải quan)
Tuy nhiên, xuất khẩu sữa của Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phát triển. Điển
hình như Vinamilk với chiến lược chinh phục thị trường quốc tế, công ty chủ yếu sản
xuất sang thị trường Trung Đông và Đông Nam Á. Hồi tháng5, công ty trở thành
doanh nghiệp sữa đầu tiên của Việt Nam ký bản ghi nhớ hợp tác cung cấp sản phẩm
cho thị trường Trung Quốc.
Mảng sửa Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng kép 7,7% về doanh số trong giao
đoạn 2021-2025 nhờ: Nhu cầu sữa ngày càng tăng do các trường học mở cửa trở lại
và chính phủ thúc đẩy “ Chương trinhg Sữa học đường “- sữa được phân phối đến
các trường mầm non và tiểu học, với nổ lực cải thiện tình trạng dinh dưỡng và tầm
vóc ở tr nhỏ
Thu nhập và nhận thức về chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng thành thị cao
hơn sẽ làm tăng nhu cầu về các loại sản phẩm cao cấp hơn như các sản phẩm hữu cơ.
Trong đó, cả ba công ty lớn trong ngành sữa, bao gồm Vinamilk, FrieslandCampina
và TH Food Chain đều đã tung ra các sản phẩm sữa hữu cơ ra thị trường
Thị trường nước ngoài sẽ là động lực tăng trưởng mới cho ngành sữa trong
những năm tới khi thị trường nội địa tăng trưởng chậm. Tính đến T3 2021, đã có bảy
công ty sữa Việt Nam được cấp phép xuất khẩu sang Trung Quốc. Theo các chuyên
gia nhận định, Trung Quốc sẽ là thị trường tiềm năng với các công ty sản xuất sữa
với dân số đông nhất thế giới cũng như mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người gấp 3,5
lần Việt Nam.

Hình 6: Các doanh nghiệp sữa trên thị trường Việt Nam
b. Thách thức
 Về ngắn hạn, chi phí nguyên liệu đầu vào và tỷ giá tăng được coi là những yếu tố
bất lợi đối với hoạt động sản xuất sữa.
 Về dài hạn, lạm phát và các chính sách thắt chặt tiền tệ sẽ tạo áp lực lên triển
vọng tiêu thụ sữa vì những yếu tố này sẽ buộc người tiêu dùng phải cắt giảm chi
tiêu.
2.2 Cầu của sữa
2.2.1. Chân dung khách hàng mục tiêu của thị trường sữa
 Việc xác định khách hàng và hiểu về khách hàng cùng quan trọng trong khâu
xây dựng đnh hướng và có chiến lược phù hợp vs mỗi nhóm khách hàng, Với
một số mặt hàng đặc thù như mỹ phẩm, thời trang, đồ dùng cá nhân ,.... và sữa
cũng là một mặt hàng như vậy .Sẽ phải hướng tới một nhóm khách hàng nhất
định, để từ đó hãng sẽ có những chiến lược cụ thể tiếp cận với từng lứa tuổi
 Trên thị trường sữa hiện nay có rất nhiều loại sữa khác nhau, các loại sữa này
cũng rất đa dạng về chủng loại và giá cả phù hợp với nhu cầu và khả năng chi
trả của các nhóm đối tượng khác nhau:
a, Lứa tuổi: Số lượng khách hàng được khảo sát được phân loại theo từng độ tuổi
 Đối với thị trường tr em chiếm đến 25% tổng dân số cả nước và là đối tượng
khách hàng chính sử dụng sữa nước, vì vậy đây là đối tượng cần hướng đến
nhiều nhất.
 Người lớn (15-59 tuổi) chiếm 66% dân số cả nước một tỉ lệ khá cao. Đây là đối
tượng lao động có thu nhập và nắm giữ chi tiêu nên là đối tượng quyết định
mua hay quan tâm đến chất lượng và thương hiệu sản phẩm.
 Người già chỉ chiếm 9% dân số một tỉ lệ khá nhỏ và người già hay sử dụng sữa
bột ít dung sữa nước, vì vậy đây là đối tượng cần phải làm họ thay đổi được xu
hướng tiêu dùng sữa.
b, Giới tính
Sữa là một thị trường đa giới. Đây là loại hàng hoá mà mọi người đều cần phải
sử dụng hằng ngày. Để có thể bổ xung chất dinh dưỡng cho cơ thể .Con người thì cần
trao đổi, phát triển, cần năng lượng cho các hoạt động sinh lý hằng ngày,... và sữa như
là một thực phẩm giúp con người bổ xung các chất dinh dưỡng, để con người ta phát
triển, đầy đủ trên mọi mặt của cơ thể sống , trên mọi phương điện giúp con người tăng
trưởng một cách đồng bộ các chức năng của cơ thể sống duy trì sự tồn tại của con
người. Sữa là một phàn không thể thiếu của con người đặc biệt là tr em và người
già .Đây là một điểm mạnh cực lớn đối với các hãng sữa để có thể mở rộng thị trường
và tiềm năng khách hàng mục tiêu cho mình.
Số lượng khách hàng theo giới tính qua kết quả khảo sát được thể hiện qua
Bảng 7: Khảo sát về giới tính người dùng sữa và các sản phẩm từ sữa trên
200 người (Nguồn: Viện nghiên cứu dinh dưỡng quốc gia )
Gi Số người sử dụng Phần trăm người
ớ tính ( người ) dùng (%)
N 108 54%

N 92 46%
am
Tổ 200 100%
ng
Từ bảng 7 cho thấy, trong 200 khách hàng được phỏng vấn, có 108 khách hàng
là Nữ chiếm 54% và 92 khách hàng là Nam chiếm 46%. Tỷ lệ này cho thấy bộ số liệu
chênh lệch về khách hàng giữa nam và nữ.
c, Khu vực địa lí
Hình 8 : Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn giai đoạn 1950-2020
Đơn vị :(%) (Nguồn: Tailieumoi.vn0

o Đối tượng mục tiêu của thị trường sữa chủ yếu tập trung ở các khu vực thành thị và
các thành phố lớn, nơi người dân có mức thu nhập cao và quan tâm đến vấn đề sức
khỏe. Tuy nhiên hiện nay, thị trường sữa ở khu vực nông thôn cũng đang có dấu
hiệu khởi sắc và ngày càng nhộn nhịp theo sự phát triển của xã hội. Cụ thể:
 Dân thành thị chiếm đến 29,6% dân số cả nước và đang có xu hướng tăng. Mật
độ người dân ở thành thị cao nên rất dễ dàng trong việc phân phối sản phẩm,
thu nhập của người dân thành thị cao hơn nên họ quan tâm đến sức khỏe hơn và
thường sử dụng sữa cho cả nhà.
 Dân nông thôn chiếm một tỉ lệ cao 70,4% dân số cả nước nhưng mức sống của
người dân thấp hơnvà ít khi cho con uống sữa. Mật độ phân bố dân cư so với
thành thị là thấp.
d, Nghề nghiệp:
Bảng 9 : Khảo sát nghề nghiệp trên 100 khách hàng
Nghề nghiêp Số lượng sử dụng Phần
(người) Trăm (%)
Học sinh – 40 40
sinh viên
Công nhân 7 7
Cán bộ - công 14 14
chức
Kinh doanh – 23 23
bán l
Các nghề khác 16 16
Tổng 100 100
Nguồn:( Công ty cổ phần VinaMilk)
Bảng 9 cho thấy, nghề nghiệp của các đối tượng nghiên cứu cũng khá đa dạng
trong đó cán bộ - công chức có 14 người chiếm tỷ lệ cao nhất (14%), sinh viên - học
sinh có 56 người chiếm 56%, kinh doanh bán l có 23 người chiếm 23%, công nhân có
7 người chiếm 7% , các ngành nghề khác có 16 người chiếm 16%. Điều này cho thấy
các sản phẩm từ sữa được mọi đối tượng tham gia sử dụng. Là loại sản phẩm phổ biến
trong đời sống của mỗi người
e, Thu nhập người tiêu dùng
Bảng 10: Khảo sát thu nhập trên 200 khách hàng
Thu Nhập Số người Phần
( người ) Trăm (%)
Dưới 3 triệu 11 5.5
Từ 3 triệu đến dưới 35 17.5
5 triệu
Từ 5 triệu đến 10 68 34
triệu
Trên 10 triệu 86 43
Tổng 200 100
Nguồn : (theo thống kê của cục thị trường Việt Nam )
• Kết quả phân tích từ bảng 6 cho thấy, số lượng khách hàng có thu nhập từ 3
triệu - dưới 5 triệu có 35 khách hàng với tỷ lệ 17,5% đứng thứ hai. Đứng thứ hai là
lượng khách hàng có thu nhập 5 triệu - dưới 10 triệu có 68 khách hàng với tỷ lệ 34%.
Đứng thứ 1 và thứ 4 là nhóm khách hàng có thu nhập trên 10 triệu là 86 người chiếm
tỷ lệ 43% và thu nhập dưới 3 triệu có 11 người chiếm tỷ lệ 5,5%. Vậy đối tượng khách
hàng mục tiêu của các sản phẩm sữa hướng tới là nhóm khách hàng có thu nhập trên
10 triệu đồng. Đây là nhóm khách hàng tiềm năng mà các công ty sữa hướng tới
f, Hành vi
o Hành vi sống: Đối tượng khách hàng mục tiêu quan tâm đến vấn đề sức
khỏe và dinh dưỡng, thích những món ăn dinh dưỡng, có lợi cho sức
khỏe thể chất và tinh thần.
o Hành vi mua sắm:
 Nơi mua sắm: Đối tượng khách hàng mục tiêu thường mua sản phẩm tại Các kênh
tiêu dùng tại nhà (Siêu thị, Siêu thị Mini, Cửa hàng tiện lợi, Chợ, v.v.); Các kênh
tiêu thụ tại chỗ (Trường học, v.v.)
 Dịp mua sắm: Đối tượng khách hàng mục tiêu thường sử dụng sản phẩm Mua
cho bữa ăn (thường là bữa Sáng).
 Mục đích mua sắm: Đối tượng khách hàng mục tiêu thuộc nhóm người mua
Habitual (Mua hàng theo thói quen) và Problem Solving (Mua hàng để giải quyết
vấn đề); tùy loại sản phẩm.
o Hành vi sử dụng:
 Tần suất sử dụng: Đối tượng khách hàng mục tiêu thường sử dụng sản phẩm 1-
2 lần ngày; 4-5 ngày tuần.
 Lượng sử dụng: Đối tượng khách hàng mục tiêu thường sử dụng sản phẩm 6-10
lít tháng trở lên.
g, Tâm lý: Đối tượng khách hàng mục tiêu thuộc nhóm tính cách Cẩn thận, chu đáo,
nhạy cảm.
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới cầu hàng hóa.
a,Thu Nhập
Qua số liệu điều tra có 34% số người được hỏi có thu nhập từ 1 triệu – 3 triệu,
32% có thu nhập từ 500 nghìn – 1 triệu, 26% có thu nhập < 500 nghìn. điều đó chứng
tỏ càng thu nhập cao họ càng sử dụng nhiều sữa hơn.
Như vậy thu nhập của người tiêu dùng tác động mạnh đến nhu cầu mua sắm hàng
hoá của họ. Người giàu thì đòi hỏi số lượng cũng như chất lượng sản phẩm nhiều hơn
người nghèo, tức là nhu cầu của người giàu > người nghèo. Sự thay đổi thu nhập của
người mua làm thay đổi nhu cầu thay đổi của họ. Tuy nhiên việc tăng hay giảm nhu
cầu khi thay đổi thu nhập còn tuỳ thuộc ở chỗ hàng hoá đang xét là hàng bình thường
hay hàng cấp thấp. Đối với hàng bình thường thu nhập tăng làm tăng nhu cầu ngược
lại thu nhập giảm làm giảm nhu cầu. đối với hàng hoá cấp thấp thu nhập tăng làm giảm
nhu cầu, thu nhập giảm làm tăng nhu cầu. Sữa là hàng hoá thông thường nên thu nhập
tăng làm tăng nhu cầu là điều đương nhiên. Nhưng mức độ tiêu dùng nhiều hay ít
không chỉ phụ thuộc vào thu nhập mà nó còn chịu ảnh hưởng của một loạt các yếu tố
tâm lý khác như: no, đói, khát ...
Theo BCG, thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam sẽ tăng từ 1.400 USD năm
lên 3.400 USD năm vào 2020. Phân khúc thu nhập trung lưu và giàu có dự kiến tăng
gấp đôi, từ 12 triệu lên 24 triệu, trong giai đoạn 2020– 2023. Các lựa chọn mà họ nhận
được từ thị trường sữa cũng tăng theo cấp số nhân.
Vì vậy, giống như diễn biến của xu hướng “hương vị mới lạ” trên thế giới”, câu
hỏi “có gì mới” sẽ thường trực trong tâm trí người tiêu dùng Việt Nam.
b, Giá cả
Giá cả cũng là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới cầu của người tiêu dùng.
Do vậy việc nghiên cứu sự quan tâm của khách hàng đến giá cả sản phẩm là không thể
thiếu. Trong một cuộc điều tra, có 28% người có quan tâm đến giá cả việc này xác
định sự nhạy cảm với giá cả của khách hàng với sản phẩm sữa tươi
Nhận thấy những người quan tâm đến giá cả là những người có thu nhập từ
500.000 đồng- 1.000.000 đồng. Đây là mức thu nhập không cao. Nhóm khách hàng
này luôn nhạy cảm với giá cả nếu giá sữa tươi tăng họ sẽ thay thế sản phẩm khác phù
hợp với thu nhập của mình hơn. Không thay đổi thì thực tế cho thấy, nhu cầu sẽ tăng
nếu giá giảm và ngược lại giá giảm thì nhu cầu tăng. Nhóm khách hàng có thu nhập
cao hoặc không có thu nhập, họ ít quan tâm đến giá cả. Theo kết quả điều tra khách
hàng có thu nhập, họ ít quan tâm đến giá cả. Những người không có thu nhập ở đây
thường là họ sinh lứa tuổi này ít quan tâm đến giá cả vì có thể là không là đối tượng đi
mua.
Cũng trong cuộc điều tra này, có 28% số người được hỏi trả lời có quan tâm đến
giá cả việc xác định sự nhạy cảm với giá cả của khách hàng với sản phẩm sữa tươi
giúp cho các nhà quản trị đưa ra một chính sách giá hợp lý. Những người nhạy cảm
với giá là những người khi mua sẽ quan tâm nhiều đến việc so sánh giữa chất lượng
của sản phẩm này với sản phẩm thay thế con số 28% chúng to đối với sản phẩm sữa
tươi người tu không quan tâm nhiều đến giả cả
Nhận thấy những người quan tâm nhiều hơn đến giá là những người có thu nhập
từ 500.000 đồng 2.000.000 đồng. đây là mức thu nhập không cao. Nhóm khách hàng
này luôn nhạy cảm với giả cả. Nếu giá sữa tươi tăng họ có thể tìm ngay đến một sản
phẩm khác thay thế với giá r hơn. Họ không quan tâm lắm đến nhãn hiệu. Nếu coi các
yếu tố khác như: thu nhập, giá cả của hàng hoá có liên quan, hàng hoá thay thế thị hiếu
và mục tiêu mua sắm. Không đối thì thực tế cho thấy, nhu cầu sẽ tăng nếu giả giảm và
ngược lại giá tăng thì nhu cầu sẽ giảm. Nhóm khách hàng có thu nhập cao hoặc không
có thu nhập, họ ít quan đến giá cả. Theo kết quả điều tra những người không có thu
nhập ở
c, Giá hàng hóa liên quan
Có hai nhóm hàng hóa liên quan ảnh hưởng đến lượng cầu về hàng hóa đang
đượcnghiên cứu là hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung.
Sữa là nguồn thực phẩm cung cấp canxi, vitamin D và kali ở chế độ ăn của người
lớn và tr em. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sản phẩm sữa khác nhau như
sữa uống, sữa bột và sữa đặc. Các loại sản phẩm sữa đa dạng nhưng sản phẩm được
người tiêu dùng sử dụng nhiều nhất là sữa uống nguyên vị. Tuy vậy người tiêudùng
luôn tìm kiếm những “hương vị mới lạ” trên thế giới, đồng thời họ cũng luôn tìm kiếm
các loại sữa tốt cho sức khỏe. Cộng thêm việc giá của sữa tươi tăng 1-3%nên nhu cầu
với các loại sữa khác như sữa thực vật, sữa bột đang dần tăng lên.
Trước tình hình giá bột sữa tăng mạnh, có xu hướng đẩy chi phí sản xuất 6 tháng
cuối năm tăng, Vinamilk sẽ tăng giá bán thêm 1 - 3% để hỗ trợ biên lợi nhuận nếugiá
bột sữa tiếp tục xu hướng tăng trong các tháng tới. Trong các năm qua, thị phầnsữa bột
cho tr nhỏ của Vinamilk tăng chủ yếu nhờ các thương hiệu Optimum (tạicác thành
phố) và Grow Plus. Tuy nhiên nhờ sản phẩm đặc thù, kết hợp với mức giá trung bình
thấp hơn 10-15% so với đối thủ, NutiFood đang dần có được thị phần tăng trưởng tốt
trên thị trường sữa bột.
d, Thị hiếu
Cùng với sự phát triển kinh tế, mọi người cũng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe
của bản thân. Sữa là một trong những nguồn dinh dưỡng mang lại cho con người sự
ngon miệng và bổ dưỡng. Phần lớn người tiêu dùng thường chọn sữa tươi vì nó phù
hợp để cung cấp dinh dưỡng với mọi lứa tuổi từ tr nhỏ, người trưởng thành đến người
cao tuổi.
Tiêu chí lựa chọn các sản phẩm sữa của người tiêu dùng
Theo một điều tra người tiêu dùng sữa của IPSARD, tiêu chí ảnh hướng tới việc
lựa chọn sản phẩm sữa, có tới 80% người tiêu dùng quyết định lựa chọn sử dụng
các sản phẩm từ sữa dựa trên tiêu chí cung cấp dinh dưỡng. Sữa tươi là một loại hàng
hóa thông thường thiết yếu thì mức độ khách hàng quan tâm tới các nhãn hiệu, thành
phần dinh dưỡng trong sữa cũng cao hơn nhiều nhãn hàng để lựa chọn để phù hợp với
thu nhập của mỗi người nhằm đáp ứng nhu cầu của mỗi người.
 Uy tín thương hiệu
 Càng ngày người tiêu dùng càng khắt khe với những thông tin về sản phẩm
vàthương hiệu sữa họ đang tiêu thụ. Cũng theo báo cáo của Nielsen 88%
người tiêu dùng Việt Nam đọc rất kỹ thông tin trên bao bì sản phẩm sữa trước
khi mua, 76% đòi hỏi được biết mọi thứ về sản phẩm: thông tin thành phần
dinh dưỡng, các chất phụ gia, hạn sử dụng, công nghệ sản xuất…
 Thái độ dẫn đến thích hay không một nhãn hiệu nào đó. Nếu khách hàng có
thái độ tốt với 1 nhãn hiệu sản phẩm thì người ta sẽ đến với nó và ngược lại
với giới tr thì mọi thói quen ý thích sẽ dễ dàng thay đổi hơn.
 Hương vị: Sữa phải vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe trong cả ngắn và dài hạn.
Tới 80% ngườidùng Việt Nam quan tâm đến tác động lâu dài của những thành
phần “nhân tạo” có trong sữa, cao hơn 5% so với tỷ lệ chung toàn cầu. Chịu
ảnh hưởng từ xu hướng “Organic – non GMO” trên thế giới, người Việt Nam
hiện nay cũng nhạy cảm không kém với những cụm từ “hữu cơ”, “tự nhiên”,
“không biếnđổi gen”, “không GMO”… Bên cạnh đó, xu hướng “Giảm – Tăng”
góp phần tác động tới nhận định Hương vị lành mạnh: giảm đường, giảm béo,
hoặc bổ sung omega-3, canxi, vitamin… để tốt cho sức khỏe hơn.
 Tiêu dùng sữa thực vật: Sữa thực vật là dạng truyền thống và xuất hiện sớm
nhất. Hiện đại hơn, sữa đậu nành đóng hộp ra đời với Vinasoy – hiện đang giữ
vị trí “ngôi vương” với hơn 80% thị phần, còn lại nắm giữ bởi Vinamilk,
Tribeco, Nutifood, Tân Hiệp Phát và một số đơn vị nước ngoài như Homesoy
hay Soy Secretz… Theo nghiên cứu của Nielsen, lượng tiêu thụ sữa đậu nành
nước ta đứng thứ 3 trên thế giới tính đến cuốinăm 2015.
 Tiêu dùng sữa từ các loại hạt: Trong các siêu thị, người tiêu dùng cũng
thường dễ dàng bắt gặp các sản phẩm sữa thực vật (hạnh nhân, óc chó, gạo lứt,
hạt d cười…) nhập khẩu từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ… Tuy nhiên, do hạn
chế về thói quen, nhận thức của người tiêu dùng trong nước, hay do điều kiện
sản xuất chưa phù hợp, có thể nói rằng phân khúc sữa hạt (trừ sữa đậu nành)
chưa thực sự phổ biến, vẫn đang trong giai đoạn khởi đầu tại Việt Nam và sẽ
hứa hẹn nhiều cuộc cạnh tranh hơn nữa trong tương lai.
Sữa là nguồn thực phẩm cung cấp canxi, vitamin D và kali ở chế độ ăn của người
lớn và tr em. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sản phẩm sữa khác nhau như
sữa uống, sữa bột và sữa đặc. Các loại sản phẩm sữa đa dạng nhưng sản phẩm được
người tiêu dùng sử dụng nhiều nhất là sữa uống nguyên vị.
Tuy vậy người tiêu dùng luôn tìm kiếm những “hương vị mới lạ” trên thế giới,
đồng thời họ cũng luôn tìm kiếm các loại sữa tốt cho sức khỏe. Cộng thêm việc giá của
sữa tươi tăng 1-3% nên nhu cầu với các loại sữa khác như sữa thực vật, sữa bột đang
dần tăng lên. Sữa đậu nành đóng hộp ra đời với Vinasoy – hiện đang giữ vị trí “ngôi
vương” với hơn 80% thị phần, còn lại nắm giữ bởi Vinamilk, Tribeco, Nutifood, Tân
Hiệp Phát và một số đơn vị nước ngoài như Homesoy hay Soy Secretz…
Việt Nam đứng thứ 3 thế giới, sau Trung Quốc, Thái Lan về lượng tiêu thụ sữa
đậu nành với khoảng 613 triệu lít năm và thứ 7 thế giới tính theo bình quân đầu người
với 6,8 lít người năm (nguồn AC Nielsen Việt Nam). Ngành sữa đậu nành tăng trưởng
5% trong năm 2022 và tiêu thụ đạt 265 triệu lít.
Tiếp đó là các sản phẩm sữa bột, Vinamilk luôn đứng đầu phân khúc sữa bột với
thị phần 40,6% nhưng Vinamilk vẫn gặp không ít khó khăn do các đối thủ nhỏ hơn
như Nutifood, Dutch Lady và TH true Milk tung ra các sản phẩm mới.
Là một quốc gia đông dân (99,63 triệu người (2022))và mức tăng dân số cao
khoảng 1.6% năm, thị trường sữa tại Việt Nam có tiềm năng lớn. Tỷ lệ tăng trưởng
GDP
8-10% năm, thu nhập bình quân đầu người tăng 14.2% năm, kết hợp với xu thế
cải thiện sức khỏe và tầm vóc của người Việt Nam khiến cho nhu cầu tiêu thụ các sản
phẩm sữa luôn giữ mức tăng trưởng cao( nhưng vẫn khá thấp so với trung bình
cácnước). Trong tháng 12 2022, sản lượng sữa tươi của cả nước ước đạt 157,2 triệu lít,
tăng 7,8% so với tháng với cùng kỳ năm 2021. Tính chung, cả năm 2022, sản lượng
sữa tươi đạt 1,8 tỷ lít, tăng 2,7% so với năm 2021. tấn, tăng 6,3% so với năm 2021.
Việt Nam thuộc top các quốc gia có mức tiêu thụ sữa khá thấp, chỉ với 26-27
kg người năm (trung bình thế giới đạt khoảng 100 kg người năm và trung bình tại
châu Á đạt 38 kg người năm).
f, Kỳ vọng
Trong thời kỳ hiện đại với công việc bộn về hay những ngày dịch bệnh kéo dài
vừa qua, làm sao để vừa tiết kiệm chi tiêu lại vừa mua được các sản phẩm dinh dưỡng
cần thiết để duy trì sức khỏe cho bản thân cùng các thành viên trong gia đình luôn là
một bài toán khó cho mỗ người. Hầu hết các sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu như sữa
tươi, sữa hạt,…đều được người tiêu dùng lựa chọn vì sự tiện lợi và giá trị dinh dưỡng.
Ngoài ra với sự phát triển của công nghệ, việc giao hàng online đã góp phần giúp đỡ
việc mua sắm của người dân an toàn, hiệu quả hơn. Chính sản phẩm chất lượng và
những chương trình hỗ trợ về giá hợp lý đã đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng và
tạo được sự tin dùng cho người mua làm cho cầu sữa tăng.
Mỗi người, khi tiêu dùng một loại hàng hoá, dịch vụ nào đó đều nhằm một mục
đích riêng của cá nhân họ. 56% số người được hỏi sử dụng sữa với mục đích cung cấp
dinh dưỡng cho cơ thể và phát triển chiều cao. Phần lớn những người trong số họ rơi
voà lứa tuổi từ 12 tuổi – 50 tuổi. Lứa tuổi trên 12 tuổi: đây là giai đoạn giậy thì do vậy
dinh dưỡng có bổ xung canxi là yếu tố quan trọng giúp họ cải thiện chiều cao cũng
như sức kho . 30% số người trả lời: Sử dụng sữa với mục đích làm dẹp da, đa số họ là
những người độc thân, nghề nghiệp ổn định thu nhập khá họ quan tâm hơn đến nhu
cầu chăm sóc sắc đẹp.
Nguyên nhân của sự đa dạng về nhu cầu:
Ngày nay, khi mua bất kỳ một sản phẩm gì người tiêu dùng không chỉ nhằm thoả
mãn một nhu cầu, mà nhiều nhu cầu nối tiếp nhau (hay còn gọi là chuỗi nhu cầu)
Những nhu cầu này có mối liên hệ chặt chẽ tác động qua lại với nhau trong quá tình
quyết định mua sắm của khách hàng. Điều này giải thích tại sao có những người sử
dụng sữa nhằm rất nhiều mục đích khác nhau: Cung cấp dinh dưỡng, làm đẹp da ....mà
không dừng lại ở chỉ một mục đích.
Giai đoạn trước, Việt Nam được đánh giá là "dân số vàng" nhưng giai đoạn hiện
tại tỷ lệ già hóa đã bắt đầu tăng cao. Giờ đây, cùng với kinh tế và dân trí tăng lên,
người dân đã nhận thấy sức khỏe là tài sản quý giá của con người. Vì thế, việc tiêu
dùng những sản phẩm dinh dưỡng dành cho người cao tuổi bắt đầu tăng. ví dụ như Vin
amilk cũng đầu tư sản xuất nhiều sản phẩm dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe ngườicao
tuổi, như sữa toàn diện Vinamilk Sure Prevent, sữa dành cho người tiểu đường
Vinamilk Diecerna, Vinamilk CanxiPro, Vinamilk giảm cân, sữa bột nguyên kemcó
đường Vinamilk dinh dưỡng. Ngoài ra còn có sữa đậu nành bổ sung canxi và vitamin.
Công ty Nutifood có sữa dành cho người cao tuổi mới ốm dậy, người bị tiểu đường,
loãng xương....
Thịtrường sữa bột dành cho người cao tuổi tại Việt Nam đã và đang tăng trưởng.
Các doanh nghiệp cũng bắt đầu đầu tư nhiều hơn để làm phong phú và đa dạng nhóm
sản phẩm này.2.5 Kỳ vọng: Kì vọng của bạn về tương lai có thể tác động tới nhu cầu
của bạn ởhiện tại. Chẳng hạn, nếu bạn dự kiến sẽ kiếm được nhiều tiền hơn trong
tương laithì bạn sẽ có thể sẵn sàng bỏ một số tiền tiết kiệm ra để mua hàng hóa. Hoặc
bạn dự kiến giá một mặt hàng nào đó sẽ giảm trong thời gian tới thì bạn sẽkhông mua
hàng hóa đó ở hiện tại.
Sữa hạt đang dần trở thành xu hướng mới với sức tăng trưởng mạnh mẽ trong
những năm gần đây. Không chỉ trên thế giới mà ngay cả ở thị trường Việt Nam, người
tiêu dùng đang dần chuyển sang sử dụng sữa hạt xen kẽ hoặc thay thế sữa động vật.
Sữa hạt hiện đang là nhóm sản phẩm có tốc độ tăng trưởng rất nhanh trên thị trường
thế giới. Theo số liệu gần đây của Innova Market Insights, thị trường toàn cầu đối với
các loại đồ uống có nguồn gốc từ thực vật tăng tới 16,3 tỷ USD trong năm 2018, gấp
hai lần mức 7,4 tỷ USD của năm 2010. Theo Nielsen, ước tính thị trường sữa thực vật
toàn cầu đạt 11,9 tỷ USD vào năm 2017 và sẽ tăng trưởng tới mức 34 tỷ USD vào năm
2024. Tại Việt Nam, xu hướng sử dụng sữa hạt cũng đang gia tăng mạnh mẽ. Theo kết
quả khảo sát, có tới 66% người tiêu dùng Việt mong muốn có nhiều sảnphẩm hơn nữa
được làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên. Các lựa chọn thay thế sữa bò như sữa đậu
nành, sữa hạnh nhân, sữa gạo, sữa yến mạch, sữa dừa, sữa hạt điều… sẽ ngày càng trở
nên hấp dẫn với người tiêu dùng, với nhu cầu khác nhau tùy theo vùng. Theo số liệu
thống kê từ Tổng cục Thống kê, sản lượng sữa nước trong Q1 2020 đạt 369 triệu lít,
tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu sữa nước trong Q1 2020 đạt 15.3 nghìn
tỷ đồng. Thị trường sữa nước Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đạt 14%
trong giai đoạn 2016 - 2021. Dự báo, sản lượng sữa nước tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng
trong vài năm tới do nguồn vốn đầu tư vào các nông trại sản xuất sữa ngày càng nhiều
nhằm giảm sự lệ thuộc vào sữa nhập khẩu.
g, Chính sách về giá
Về chính sách giá thì chính phủ không quy định sâu vào giá cả, mà quy định về
thuế Giá bán các sản phẩm sữa tăng liên tục trong thời gian qua đang gây nhiều tranh
cãi. Chính phủ đang dự định đưa ra các biện pháp để ngăn chặn tình trạng này, và các
hãng sữa cũng sẽ chịu nhiều áp lực để kiểm soát giá sữa. Do đó, giá bán sản phẩm sữa
sẽ không tăng nhiều như thời gian qua. Bên cạnh đó, thị trường nông thôn có thể tiềm
năng cho các hãng sữa trong nước như Vinamilk, FriesCampina-Dutch Lady Việt
Nam..., với giá bán hợp lý hơn sản phẩm nhập khẩu của các hãng sữa nước ngoài.
Nhìn chung thị trường sữa Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển khi mức
sống của dân cư ngày càng được nâng cao, với tốc độ tăng GDP trung bình trong
những năm tới được dự đoán khoảng 6% năm. Thêm vào đó chính phủ rất chú trọng
phát triển ngành sữa và vùng nguyên liệu sữa với Quyếtđịnh số 10 2008 QĐ-TTg về
định hướng phát triển chăn nuôi trong thời kì tới với mục tiêu nâng mức sữa tiêu dùng
bình quân đầu người năm đạt kết quả. Thông tư của Bộ Công Thương có nhiều sự đổi
mới. Cụ thể, Thông tư mới tôn trọng quyền tự định giá của doanh nghiệp đối với hàng
hóa của mình và chịu trách nhiệm đối với mức giá kê khai theo đúng chế độ hạch toán
kế toán hiện hành. Các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền sẽ giám sát và kiểm
tra việc kê khai, đăng ký và thực hiện giá bán này. Tập trung vào việc quản lý giá bán
l hàng hóa do đây mới là mức giá mà người tiêu dùng được tiếp cận và cũng chính là
mục tiêu quản lý của Nhà nước đối với giá các mặt hàng nhạy cảm này.
Bên cạnh việc quản lý giá bán của hàng hóa, Nhà nước cũng yêu cầu doanh
nghiệp khai báo về hệ thống phân phối sản phẩm để giúp các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền giám sát việc thực hiện giá bán trên thị trường, đồng thời gắn trách nhiệm
của nhà sản xuất, nhập khẩu đối với chất lượng và giá hàng hóa của mình đến người
tiêu dùng cuối cùng. Một điểm đáng chú ý mới của Thông tư này là trong phạm vi điều
chỉnh giá bán với biên độnhỏ (dưới 5%), doanh nghiệp được giữ quyền chủ động về
việc thay đổi giá nhưng vẫn có sự giám sát thông qua việc doanh nghiệp gửi thông báo
điều chỉnh giá cho cơ quan Nhà nước theo phân cấp để các cơ quan này nắm được
thông tin đầy đủ, liên tục đối với giá hàng hóa. Đại diện Tiểu ban Thực phẩm dinh
dưỡng (NFG) của Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), ông
Matthew Garland nhận định, Thông tư 08 đề ra một hướng quản lý mới, tập trung vào
quản lý hệ thống phân phối và giá bán l cuối cùng đến tay người tiêu dùng. Chính phủ
đã triển khai Quyết định về áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành
cho tr em dưới 6 tuổi. Bên cạnh đó, giá sữa dành cho tr em dưới 6 tuổi tiếp tục được
Bộ Tài chính triển khai thực hiện các biện pháp bình ổn giá theo quy định.
h, Uy tín
Trên thị trường có rất nhiều nhóm khách hàng mỗi nhóm có một nhu cầu nhất
định, có nhóm quan tâm đến nhãn hiệu chất lượng, nhóm các loại quan tâm đến giá
cả.
Thật vậy, một nhãn hiệu mạnh là một nhãn hiệu có uy tín cao. Uy tín của nhãn
hiệu này càng cao, sự trung thành với nhãn hiệu càng lớn, mức độ biết đến tên tuổi
chất lượng được nhận thấy càng cao hơn, sự gắn bó với nhãn hiệu càng mạnh hơn. Vì
vậy không còn cách nào khác, các doanh nghiệp phải tạo cho mình một chỗ đứng
trong tâm trí khách hàng.
Để tạo được uy tín của nhãn hiệu đối với khách hàng không phải là chuyện dễ
đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, mức độ quan tâm đến nhãn hiệu của
người tiêu dùng đối với các loại sản phẩm là khác nhau. Thông thường, những hàng
hoá đòi hỏi chi phí cao, những đồ dùng lâu bền như đồ điện tử, ti vi người ta quan tâm
nhiều hơn đến nhãn hiệu. Bởi khách hàng không chỉ mua những đặc tính của sản phẩm
mà họ còn mua những lợi ích. Lợi ích ở đây không chỉ là lợi ích thuần tuý, mà nó còn
là một sự thoả mãn về vị thế uy tín danh tiếng do sản phẩm mang lại.
Nhưng sữa tươi là một loại hàng hóa thông thường thiết yếu thì mức độ quan tâm
của khách hàng đối với nhãn hiệu cũng ít hơn. Hơn nữa ở mỗi độ tuổi khác nhau, thu
nhập khác nhau thì mức độ quan tâm đến nhãn hiệu cũng khác nhau.
Khác với giới tr , những người lớn tuổi luôn tồn tại một thói quen một định kiến
nào đó khó thay đổi. Họ để ý nhiều đến uy tín, niềm tin. Từ đó hình thành nên thái độ
tốt hay xấu đến sản phẩm. Niềm tin và thái độ tạo nên những hình ảnh của sản phẩm
cũng như nhãn hiệu và người ta hành động theo những hình ảnh đó.
Thái độ dẫn đến thích hay không thích một đối tượng nào đó. Nếu người ta có
thái độ tốt đối với 1 nhãn hiệu sản phẩm thì người ta sẽ đến với nó. Và ngược lại với
những người tr tuổi, tính cách sôi động, mọi ý thích hay thói quen đều dễ dàng thay
đổi hơn những người lớn tuổi.
i, Một số yếu tố khác
Ngoài những yếu tố trên mức độ tiêu dùng sữa của mỗi cá nhân còn chịu ảnh
hưởng bởi các yếu tố động cơ, nhận thức, tri thức, niềm tin và thái độ. Tại bất kỳ một
thời điểm nào con người cũng có nhiều nhu cầu. Nhu cầu về sữa là nhu cầu sinh học.
Chúng nảy sinh từ trạng thái căng thẳng về sinh lý như đói khát ... Một nhu cầu sẽ trở
thành động cơ khi nó tăng lên đến một mức độ đủ mạnh. Một động cơ là một nhu cầu
đã có đủ sức mạnh để thôi thúc người ta hành động. Việc thoả mãn các nhu cầu bằng
cách sử dụng sữa cho đỡ đói hay đỡ khát ... sẽ làm giảm bớt cảm giác căng thẳng.
Theo thứ bậc nhu cầu của Maslow thì nhu cầu sử dụng sữa là nhu cầu cơ bản,
phải được thoả mãn đầy đủ trước khi thoả mãn các nhu cầu khác cao hơn. Bởi khi
người ta đói hay khát, họ sẽ không quan tâm đến những gì vừa mới sảy ra trong thế
giới nghệ thuật, hay thậm trí cả đến không khí mà họ đang hít thở có trong sạch không.
Nhưng mỗi khi nhu cầu được thoả mãn, thì nhu cầu quan trọng nhất tiếp theo sẽ nổi
lên.
2.3 Cung về sữa
2.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới Cung sữa
Cung cấp hàng phá về giữa và sự cung cấp các sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực
của sữa như bơ , phô mai , sữa đặc , sữa tiệt trùng , váng sữa .... vào cuộc sống. Có các
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cung hàng hóa trong ngành sữa , bao gồm :
a. Công nghệ sản xuất
 Công nghệ là yếu tố quan trọng việc sản xuất. Một doanh nghiệp nếu muốn
cạnh tranh được với đối thủ thì có dây truyền sản xuất tốt, trang thiết bị hiện đại
sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu đi chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản
phẩm, tăng sản lượng sản xuất.
 Kết quả từ DDEF cho thấy, chỉ có đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật, ứng
dụng công nghệ cao, kết hợp việc quản lý chặt chẽ các quy trình chăn nuôi,
kiểm soát an toàn dịch bệnh và nguyên liệu đầu vào-đầu ra 1 cách đồng bộ thì
mới mang lại hiệu quả cao cho nghề nuôi bò sữa.

Hình 11: Mô hình ứng dụng công nghệ 4.0 và công nghệ chăn nuôi bò sữa tiên
tiến của Công ty cổ phần sữa Việt Nam tại Trang trại bò sữa Tây Ninh. (Nguồn:
M.C, 2020)
 Song trên thực tế thì có hơn 95% số bò sữa ở nước ta được nuôi phân tán trong
các nông hộ với quy mô nhỏ l , thiếu chuyên nghiệp. Trong 32 tỉnh chăn nuôi
bò sữa, chỉ có 10 tỉnh có kinh nghiệm 80-33 năm, chiếm 80% số bò sữa, còn lại
22 tỉnh mới nuôi từ 3-6 năm, kinh nghiệm còn hạn chế. Phần lớn các hộ chăn
nuôi ở những tỉnh này gặp nhiều khó khan, gây thiệt hại cho người mới lần đầu
chăn nuôi. Người dân không được hướng dẫn bài bản về kỹ thuật chăn nuôi,
biện pháp phòng trừ bệnh tật. và người nuôi bò hoàn toàn thụ động trước các
tác động kinh tế, xã hội.
 Ngày nay ngành công nghiệp chế biến sữa ngày càng phát triển, cho ra đời
nhiều phương pháp chế biến và bảo quản sữa. Trong đó phổ biến nhất là
phương pháp tiệt trùng. Qua đó, sữa tươi sẽ được kiểm tra chất lượng và phải
trải qua quy trình sản xuất khép kín.
Hình 12: Công nghệ chế biến, đóng gói sữa ở Việt Nam (nguồn vfa.gov.vn)

 Ngoài dây chuyền khép kín từ khâu tiếp nhận sữa nguyên liệu, chế biến, thanh
trùng, tiệt trùng đến đóng gói sản phẩm hoàn toàn tự động, còn có hang chục
robot chuyên làm nhiệm vụ vận chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm. Trong
khi đó, hệ thống kho thông minh tối ưu hóa diện tích và được lập trình hết sức
khoa học, các robot tự động vận chuyển, xuất nhập hang nhanh chóng mà
không cần đến sức người.
 Trong sản xuất sữa chua, Việt Nam áp dụng nhiều công nghệ khác nhau để lên
men sữa chua như sử dụng lên men tự nhiên chủng vi khuẩn lactic hoặc sử
dụng enzim thủy phân sữa và bổ sung các chất phụ gia tạo độ đặc. Hỗ trợ cho
công nghệ lên men sữa chua hiện đại tại các cơ sở lớn là hệ thống thiết bị lên
men được điều khiển tự động để đảm bảo các thông số công nghệ về nhiệt độ
lên men, chế độ thông khí, mật độ vi sinh vật, pH, chế độ thanh trùng… Các
chủng vi khuẩn lên men sữa chua của các Công ty khác nhau là khác nhau và
chủ yếu được nhập khẩu từ Pháp, Đan Mạch, Hà Lan để tạo ra các hương vị
sản phẩm mang tính riêng biệt của từng Công ty.
 Trong sản xuất sữa bột, đã có những đổi mới trong công nghệ ở công đoạn sấy
và chiết lon như chuyển sấy phun từ công nghệ gõ sang công nghệ thổi khí;
bơm hỗn hợp khí Nitơ, khí Hydro vào trong quá trình đóng gói để hạn chế ôxy
trong sản phẩm.
b. Giá yếu tố đầu vào
 Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng trên toàn cầu, giá nhiều nguyên
liệu đã tăng liên tiếp trong những tháng qua. Chi phí nguyên liệu đầu vào của
nhiều doanh nghiệp theo đó cũng tăng mạnh, có thể sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất
lợi nhuận của các doanh nghiệp trong năm 2021.
Hình 13: Tình hình giá yếu tố đầu vào giai đoạn dịch covid
 Tại Vinamilk, khoảng 30% giá vốn hàng bán (sữa bột và đường ) phải nhập
khẩu, trong khi giá nguyên liệu đã tăng 35-40% trong hơn 4 tháng đầu năm.
Vinamilk đã bảo hiểm rủiro hơn ½ lượng sữa nhập khẩu. Do vậy, chi phí đầu
vào sữa và đường chỉ có khả năng tăng 16% trong năm nay. Điều này sẽ làm
giảm tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty khoảng 6 %( tỷ suất lợi nhuận gộp của
VNM là 47% vào năm 2019), nhưng cạnh tranh trên thị trường sữa có thể gây
khó khăn cho việc chuyển những chi phí đầu vào cao hơn đó cho khách hàng.
 Theo SSI, yếu tố tích cực đến từ việc chi phí đầu vào giảm xuống. Cụ thể, các
chuyên gia dự báo giá sữa nguyên kem, sữa bột tách béo và chất béo khan
(AMF) đã điều chỉnh lần lượt 28%, 32% và 19% so với mức đỉnh hình thành
trong tháng 3 2022, điều này có thể giúp cải thiện tỉ suất lợi nhuận của các công
ty sữa từ quý I 2023, đặc biệt là đối với VNM do 65% nguyên liệu phụ thuộc
vào sữa bột nhập khẩu.
 Nguồn thức ăn cho bò sữa còn hạn chế và phải nhập khẩu (kể cả thức ăn tinh và
thức
c. Chính sách của chính phủ
 Nhóm chính sách về phát triển chăn nuôi bò sữa Ngày 26 10 2001, Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quyết định số 167 2001 QĐ - TTg về một số biện pháp và
chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010. Trong
năm 2014, Bộ NN & PTNT đã đưa ra Quyết định số 458 QĐ - BNN - CN về
chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò sữa đến năm 2020, tầm
nhìn đến 2030. Cũng trong năm 2014, Bộ NN & PTNT ban hành Quyết định số
984 QĐ - BNN - CN phê duyệt đề án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, trong đó đưa ra các tiêu chí
phấn đấu cho ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam đến năm 2020. Theo đó, vào
năm 2020 tổng đàn bò đạt 300.000 con, tổng sản lượng sữa đạt hơn 0,9 triệu tấn,
100% bò sữa được nuôi theo hình thức trang trại và chăn nuôi công nghiệp, chỉ
phát triển chăn nuôi bò sữa ở những vùng truyền thống và có khả năng đầu tư
công nghệ cao. Nhóm chính sách về phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa
Ngày 28 6 2010, Bộ Công thương ban hành Quyết định số 3399 QĐ-BCT phê
duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2025
 Nhóm chính sách về quản lý giá sữa Từ năm 2014, Chính phủ đã triển khai
Quyết định số 1097 QĐ-BTC ngày 20 5 2014 về áp dụng biện pháp bình ổn giá
đối với sản phẩm sữa dành cho tr em dưới 6 tuổi. Bên cạnh đó, giá sữa dành
cho tr em dưới 06 tuổi tiếp tục được Bộ Tài chính triển khai thực hiện các biện
pháp bình ổn giá theo quy định. Tính đến ngày 30 11 2015, đã có 787 sản phẩm
sữa dành cho tr em dưới 06 tuổi được công bố giá tối đa, giá đăng ký, giá kê
khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính và Sở Tài chính các địa
phương
d. Số lượng người sản xuất
 Trong thị trường hiện nay, có rất nhiều hãng sản xuất cạnh tranh nhau dẫn tới
nhiều sản phẩm mới được ra đời. Từ đó mà các công ty phải tăng trưởng lượng
cung để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
 Danh sách các doanh nghiệp lớn trong nghành:
1. Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk)
2. Công ty Abbott Nutrition Việt Nam
3. Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội (Hanoimilk)
4. Công ty TNHH Mead Johnson Nutrition (Việt Nam)
5. Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế (IDP)
6. Nhà máy sữa Đậu nành Việt Nam
7. Công ty Cổ phần Sữa Ba Vì
8. Công ty FrieslandCampina Việt Nam
9. Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
10. Công ty CP Sữa Sức sống Việt Nam (VitaDiary)
11. Công ty TNHH Nestle Việt Nam
12. Công ty Cổ phần Thực phẩm Hanco
13. Công ty Cổ phần Sữa TH Truemilk
14. Công ty TNHH Yakult Việt Nam
15. Công ty TNHH Vietnam Foremost
e. Kỳ vọng của nhà sản xuất
 Các doanh nghiệp, nhà sản xuất luôn mong muốn đáp ứng đủ nhu cầu của
người tiêu dùng, mong muốn đưa tới những sản phẩm tốt nhất, chất lượng sữa
cao cấp, an toàn, tươi ngon, bổ dưỡng và “sạch”, xứng đáng với những gì
người tiêu dùng bỏ ra, quyết tâm trở thành thương hiệu thực phẩm đẳng cấp thế
giới được mọi nhà tin dùng, mọi người yêu thích và quốc gia tự hào.
 Giới phân tích nhận định, giá bột sữa sẽ hạ nhiệt trong 2023 do nhu cầu nhập
khẩu từ Trung Quốc giảm và nhu cầu tiêu thụ sữa trên toàn cầu có thể yếu
trong ngắn hạn. Do vậy, các nhà sản xuất sữa sẽ ghi nhận biên lợi nhuận gộp
phục hồi trong năm 2023, khi áp lực từ chi phí nguyên vật liệu giảm bớt.Theo
nhóm phân tích tới từ Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT
(VNDIRECT), biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp sữa có khả năng được
cải thiện trong năm 2023 do giá bột sữa (USD/tấn) - nguyên liệu sản xuất sữa
đã hạ nhiệt. Tính đến ngày 21/3/2023, giá bột sữa đã giảm 29,8% so với cùng
kỳ và thấp hơn 32,1% so với mức đỉnh vào tháng 3 2022.
 Là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành sữa, mới đây, CTCP Sữa Việt Nam
(Vinamilk, mã chứng khoán: VNM) lên kế hoạch trình ĐHĐCĐ thường niên
2023 với doanh thu tăng 5,5% và lợi nhuận tương đương kết quả thực hiện của
năm 2022, ở mức 10.496 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ
8.514 tỷ đồng, tương đương kết quả năm 2022. ĐHĐCĐ thường niên 2023 của
Vinamilk sẽ tổ chức vào lúc 8h30 ngày 25/4/2023

Hình 14: Kỳ vọng biên LN gộp cải thiện 1,9/1,2 điểm % trong 2023-24
2.3.2 Số lượng, quy mô, thị phần của các doanh nghiệp trong nghành
a. Số lượng
 Ngành sữa Việt Nam được đánh giá là đã có bước phát triển khá nhanh với chỉ
1-2 nhà sản xuất và phân phối sữa vào thời điểm trước những năm 1992 thì đến
năm 2005 cả nước có 39 doanh nghiệp. Sau hơn 10 năm số doanh nghiệp này
đã tăng gấp đôi. Tính đến năm nay đã tăng lên hơn 80 doanh nghiệp với hàng
trăm nhãn hiệu, hầu hết đều đã tham gia là thành viên của Hiệp hội Sữa Việt
Nam. Trong đó, các doanh nghiệp sản xuất sữa có quy mô vừa và lớn gồm 10
doanh nghiệp với tổng cộng 26 nhà máy chế biến sữa (trong đó riêng Vinamilk
có 13 nhà máy) còn lại chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
 Bên cạnh đó là sự thâm nhập của các thương hiệu sữa nước ngoài như Abbott,
Babysan, Dumex, Dutch Lady (Frieslandcampina), Meiji, Nestlé… Sự cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất, chế biến sữa trong nước với các thương
hiệu sữa nhập ngoại làm cho ngành sữa Việt Nam đứng trước các thách thức
lớn nhưng cũng có không ít cơ hội để phát triển và chiếm lĩnh thị trường.
b. Quy mô
 Theo Euromonitor, báo cáo ngành sữa thị trường sữa Việt Nam ước tính đạt
135 nghìn tỷ đồng trong năm 2022 (+8.3% so với cùng kỳ), nhờ tốc độ tăng
trưởng nhanh của các ngành hàng sữa chua và uống tăng. Các ngành hang tang
trưởng cao hơn bao gồm sữa uống (+10%), sữa chua (+12%), phô mai (+11%),
bơ (+10%), và các sản phẩm từ sữa khác (+8%) trong khi nhà máy sản xuất sữa
bột chỉ tang 4% về giá trị, theo ước tính của Euromonitor.

Hình 15: Doanh thu của các nhà sản xuất sữa niêm yết(tỷ đồng) và tăng
trưởng(%)
 Dự báo tăng trưởng sản lượng sữa Việt Nam từ năm 2015 – 2045 như sau:
+ Giai đoạn 2015 – 2025: Tăng trưởng 12,0% năm.
+ Giai đoạn 2026 – 2035: Tăng trưởng 5% năm.
+ Giai đoạn 2036 – 2045: Tăng trưởng 3,0% năm.
 Trong số các ngành hàng tiêu dùng nhanh, ngành hàng sữa, bao gồm sữa bột và
sữa tươi, cũng đang chứng tỏ là một ngành tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu
ở mức 2 con số. Và theo xu hướng chung của thị trường thế giới thì ngành sữa
Việt Nam vẫn đang trong chu kỳ tăng trưởng. Nhóm hàng sữa đã đóng góp
13% trong tổng doanh thu ngành hàng tiêu dùng. Nhưng, số lợi nhuận khổng lồ
từ ngành sữa mang lại hiện đang phải chia thị phần cho các hãng sữa ngoại và
các nhà cung cấp nguyên liệu nước ngoài.
 Tốc độ tăng trưởng được dự đoán đạt 5,3% hàng năm và ước tính đạt mức
doanh thu khoảng 593 tỷ đô la vào năm 2023. Báo cáo của Research and
Market cho thấy, sữa thực vật được dự đoán sẽ đạt mức tăng trưởng 10,18% và
doanh thu khoảng 21.52 tỷ đô la vào năm 2024.
c. Thị phần
Hình 16: Thị phần các nhãn sữa lớn tại Việt Nam năm 2021

 Thị trường sữa nước (sữa tiệt trùng 84%, sữa thanh trùng 4%) có tính cạnh
tranh ít hơn so với mảng sữa bột vì các doanh nghiệp trong nước có lợi thế về
nguồn cung. Phân khúc này có tốc độ tăng trưởng gộp bình quân năm khoảng
14,6% trong 5 năm qua. Vinamilk là doanh nghiệp giữ thị phần số 1 trong
mảng này. Mảng sữa nước chiếm khoảng 42% doanh thu và 42% lợi nhuận
gộp của công ty trong năm 2022.
 Sữa thay thế khác (Sữa đậu nành, Sữa hạt 12%) là phân khúc được dự báo có
tốc độ CAGR trong năm tới cao nhất 18% do xu hướng thay thế dần sữa bò
sang sữa hạt của 1 bộ phận người tiêu dùng.
 Theo số liệu mới nhất của Nielsel IQ trong 6 tháng đầu năm 2022 về thị phần
các nhà sản xuất sữa bột tại Việt Nam (theo kênh phân phối truyền thống),
Abbott đang dẫn đầu với 20,4%, Vinamilk tụt xuống vị trí thứ hai với 19,6%
và VitaDairy chiếm thị phần 10,1% - đứng thứ ba trong bảng xếp hạng.

Hình 17: Thị phần sữa bột tại Việt Nam(kênh truyền thông) 6 tháng năm 2022
(nguồn ndh.vn)
2.3.3 Sơ lược 3 doanh nghiệp lớn nhất trong nghành
a. Vinamilk
 Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy
Products Joint Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các
sản phẩmtừ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Thành lập
ngày 20 8 1976, đến nay Vinamilk đã trở thành công ty hàng đầu Việt Nam về
chế biến và cung cấp các sản phẩm về sữa, được xếp trong Top 10 thương
hiệu mạnh Việt Nam. Vinamilk không những chiếm lĩnh 75% thị phần sữa
trong nước mà còn xuất khẩu các sản phẩm của mình ra nhiều nước trên thế
giới như: Mỹ, Pháp, Canada…

Hình 18: Cơ cấu doanh thu của VNM( tỷ đồng)


 Nắm bắt xu hướng thị trường, VNM đã xây dựng hệ thống 13 trang trại bò
sữa, 13 nhà máy trên khắp cả nước đáp ứng các tiêu chuẩn Global GAP,
Organic, đẩy mạnh đầu tư cho hoạt động R&D, hợp tác với các nhà khoa học,
viện nghiên cứu dinh dưỡng hang đầu thế giới nhằm đưa ra những sản phẩm
dinh dưỡng chất lượng cao như sữa tươi và sữa bột Organic, sữa tươi chứa tổ
yến, sữa chua Love Yogurt, sữa bột tr em Yoko…
 Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và
sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt
uống, kem và phô mát
b. VitaDairy Việt Nam
 Công ty Cổ phần sữa VitaDairy Việt Nam là đơn vị hàng đầu chuyên sản xuất
phân phối các sản phẩm Sữa bột, Sữa bột pha sẵn, thực phẩm dinh dưỡng có uy
tín trên thị trường Việt Nam. Với những nỗ lực phát triển vượt trội, VitaDairy
là đại diện độc quyền và hiện đang là đối tác lớn nhất trong lĩnh vực dinh
dưỡng của các đơn vị cung cấp nguyên liệu lớn trên thế giới như Anh, Pháp,
Mỹ ... Đồng thời VitaDairy là đối tác duy nhất đồng hành cùng Bộ Y tế trong
chuỗi hội thảo hành động miễn dịch.
 Trải qua quá trình hình thành và phát triển VitaDairy đang dần khẳng định vị
thế trong nước và trở thành đơn vị phân phối các sản phẩm dinh dưỡng hàng
đầu tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Với phương châm “Nghĩa Vụ Vun
Bồi Sức Sống”. Bằng sự nỗ lực không mệt mỏi VitaDairy tự hào đem đến cho
khách hàng những sản phẩm Sữa bột, Sữa bột pha sẵn và thực phẩm dinh
dưỡng uy tín, chất lượng mang giá trị về sức khỏe, sự an tâm và luôn đặt mục
tiêu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng lên hàng đầu…
c. Nutifood
 Thành lập:1989; 32 năm trước (Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Đồng
Tâm); 2000; 21 năm trước (Nutifood)
 Hệ giá trị cốt lõi: Trung thực - Lợi ích cho sức kho - Chăm sóc con người -
Công bằng. Với slogan “Giải pháp dinh dưỡng của chuyên gia”, được coi là
kim chỉ nam cho định hướng hoạt động của mình, NutiFood đầu tư mạnh mẽ
vào nghiên cứu phát triển sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt.
 Nutifood đã chủ động đầu tư vào trang trại bò sữa ở cao nguyên Gia Lai để
nâng cao chất lượng tương đương với sữa tươi nhập từ châu Âu. Bên cạnh
những dòng sản phẩm đã làm nên tên tuổi như Nutifood GrowPLUS+, Nuti IQ
Gold, Famna, doanh nghiệp này còn liên tục ra mắt các dòng sản phẩm mới từ
thảo dược, sâm ngọc linh… để phục vụ đa dạng nhu cầu người Việt.
 Với sự hợp tác của các chuyên gia dinh dưỡng trong và ngoài
nước, NutiFood là công ty đầu tiên trong nước đưa ra thị trường các loại sữa
đặc trị dành cho người bệnh có thể nuôi ăn qua ống thông dạ dày với giá chỉ
hơn phân nửa so với sản phẩm nhập ngoại; sản phẩm đặc trị cho người bệnh
tiểu đường, cho tr biếng ăn, cho người béo phì; các dòng sản phẩm theo vòng
đời từ tr sơ sinh, đến các lứa tuổi cần phát triển trí não, phát triển chiều cao,
cho bà mẹ mang thai và cho con bú, cho đến người già cần bổ sung canxi…
2.4. Chiến lược cạnh tranh của Vinamilk
2.4.1 Khái quát quá trình hình thành, phát triển
a.Giới thiệu chung về công ty Vinamilk
 Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy
Products Joint Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các
sản phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam
 Vinamilk là công ty sản xuất sữa lớn nhất tại Việt Nam, được thành lập vào
năm 1976. Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất sữa, Vinamilk
đã trở thành một trong những thương hiệu sữa nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam
mà còn trên toàn thế giới.
b.Quá trình hình thành, phát triển của Vinamilk
 Ngày 20 08 1976, Vinamilk được thành lập dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà
máy sữa do chế độ cũ để lại, gồm Nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà
máy Foremost), Nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà máy Cosuvina)
và Nhà máy sữa Bột Dielac (tiền thân là nhà máy sữa bột Nestlé).
 Năm 1995, Vinamilk chính thức khánh thành Nhà máy sữa đầu tiên ở Hà
Nội. Từ năm 2001, Vinamilk liên tục mở rộng sản xuất với nhiều nhà máy
đặt tại Cần Thơ, Bình Định, Nghệ An,...
 Năm 2010, Vinamilk liên doanh với công ty chuyên sản xuất bột sữa nguyên
kem tại New ealand dây chuyền công suất 32,000 tấn năm. Ngoài ra,
Vinamilk còn đầu tư sang Mỹ và mở thêm nhà máy tại nhiều quốc gia, kim
ngạch xuất khẩu chiếm 15% doanh thu và vẫn đang tiếp tục tăng cao.
 Năm 2015, Vinamilk chính thức ra mắt thương hiệu Vinamilk tại Myanmar,
Thái Lan và mở rộng hoạt động ở khu vực ASEAN.
 Năm 2016, công ty tiên phong mở lối cho thị trường thực phẩm Organic cao
cấp tại Việt Nam với sản phẩm Sữa tươi Vinamilk Organic chuẩn USDA
Hoa Kỳ.
 Cho đến thời điểm hiện tại, Công ty Sữa Vinamilk đã cung cấp hơn 250 loại
sản phẩm khác nhau.

Hình 19: Sữa và các sản phẩm từ sữa của Vinamilk


2.4.2 Các điểm mạnh và điểm yếu của Vinamilk so với các đối thủ cạnh tranh
trong ngành.
Đối thủ cạnh tranh : Xét về tính thương hiệu, Vinamilk dường như chiếm trọn lòng
tin của người tiêu dùng Việt Nam. Tuy nhiên ít ai biết rằng, thương hiệu đình đám
này cũng luôn bị đe dọa bởi rất nhiều đối thủ cạnh tranh đáng gờm trên thị trường.
Do có danh mục sản phẩm đa dạng, mỗi một phân khúc sản phẩm của Vinamilk sẽ có
một đối thủ cạnh tranh nhất định. Tính đến thời điểm hiện tại, các đối thủ cạnh tranh
trực tiếp với Vinamilk phải kể đến là:
 Dutch Lady
Dutch Lady là một thương hiệu sữa đến từ Hà Lan, dù “nhập gia” muộn và
đang chơi trên sân khách nhưng thương hiệu này nhanh chóng khẳng định vị
thế không thua kém Vinamilk tại thị trường Việt Nam. Trong nhiều năm qua,
Dutch Lady liên tục tung ra những chiến lược cạnh tranh mới nhằm khiêu chiến
với đối thủ Vinamilk.
Ngoài sữa tươi cô gái Hà Lan “huyền thoại”, Dutch Lady có nhiều dòng sản
phẩm khác đang dần chiếm lĩnh thị trường như: Sữa Yomost, Fristi, Ovaltine,
Sữa chua thanh trùng Dutch Lady, Sữa bột Dutch Lady.
 TH True Milk
Trong các đối thủ cạnh tranh của Vinamilk, TH True Milk được đánh giá là một
đối thủ bạo dạn và nhiều tham vọng. Ngay từ khi mới thành lập, thương hiệu
này đã đặt mục tiêu chiếm lĩnh 50% thị phần sữa Việt Nam vào 2020. Tham
vọng này là hoàn toàn có cơ sở bởi hàng loạt các chiến lược đầu tư vô cùng
quyết liệt của TH True Milk.
Ngoài cách phân phối thông thường là qua hệ thống siêu thị và cửa hàng bán l ,
TH True Milk còn xây dựng một hệ thống các chuỗi cửa hàng mini. Hiện đã có
hơn 250 cửa hàng TH True Mart hoạt động trên toàn quốc. Với chiến lược trên,
TH True Milk ngầm khẳng định giá trị thương hiệu ở phân khúc cao cấp trên thị
trường.
 Nutifood
Nếu như Dutch Lady 1 đấu 1 với các sản phẩm của Vinamilk, TH True Milk lại
quyết chiến trên phân khúc sữa tươi thì Nutifood là đối thủ số 1 của Vinamilk
trong phân khúc sữa bột.
Nutifood thành danh ở mảng sữa bột pha sẵn, đặc biệt là sữa bột công thức dành
các nhóm đối tượng cụ thể như tr em thấp còi và người già. Thương hiệu này
đã có nhiều năm liền đứng top thị phần sữa bột trong thị trường Việt. Đáng nói
hơn, Nutifood có giá thành vô cùng phải chăng, thấp hơn 10-15% so với
Vinamilk. Đây chính là bệ đỡ để nhãn hàng này trở thành một nguy cơ lớn đối
với Vinamilk ở phân khúc bình dân.
Ngoài những đối thủ mạnh như Dutch Lady, TH true Milk, Nutifood… đối thủ
cạnh tranh của Vinamilk còn có Nestle, Abbout Hoa Kỳ, CTCP Sữa Quốc tế (IDP),
Frieslandcampina, Mead Johnson… Các hàng này đều có năng lực tốt về marketing
và nghiên cứu, phát triển sản phẩm. Do vậy luôn luôn là nguy cơ cạnh tranh với
Vinamilk.
a.Điểm mạnh của Vinamilk so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành
o Thương hiệu nổi tiếng lâu đời :
 Thương hiệu sữa Vinamilk với hơn 40 năm xây dựng và phát triển lớn mạnh,
ngày càng khẳng định vị trí là thương hiệu sữa tươi số 1 Việt Nam, với các sản
phẩm sữa tươi không chỉ được người dùng trong nước tin tưởng mà còn xuất
khẩu sang những thị trường nước ngoài khó tính nhất.
 Là doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam với thị phần 37%, trong đó chiếm 45%
thị phần trong thị trường sữa nước, 85% thị phần về sữa đặc và sữa chua. Bởi
vậy nên Vinamilk có khả năng định giá bán trên thị trường trong nước.
 Vinamilk được người tiêu dùng bình chọn “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng
cao” từ năm 1995 – 2009.
o Giá thành ổn định
 Giá thấp hơn sản phẩm nhập ngoại cùng loại và sở hữu thị phần lớn nhất Việt
Nam trong số các nhà cung cấp sản phẩm cùng loại.
 Về tính cạnh tranh, giá cả có thể coi là điểm mạnh của Vinamilk so với các sản
phẩm của các đối thủ trong nước và ngoại nhập : Như sữa tươi TH True Milk
đang có giá cao hơn sữa tươi Vinamilk.
 Sản phẩm đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của mọi đối tượng. Với giá thành phù
hợp với người tiêu dùng của từng phân khúc. Đặc biệt dòng sản phẩm sữa đặc
“Ông Thọ và Ngôi sao” là sản phẩm giá r , phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của
đa số người dân Việt Nam hiện nay
o Mạng lưới phân phối phủ rộng
 Mạng lưới phân phối sản phẩm sữa Vinamilk trải dài khắp cả nước và còn xuất
khẩu sang thị trường nước ngoài, kết hợp nhiều kênh phân phối hiện đại và
truyền thống.
 Vinamilk hiện đã phủ rộng mạng lưới phân phối khắp 64 tỉnh thành, hơn 250
nhà phân phối và hơn 135.000 điểm bán hàng trên toàn quốc. Với mạng lưới
rộng lớn này giúp Vinamilk chiếm lĩnh được số lượng lớn khách hàng và đảm
bảo việc đưa ra các sản phẩm mới và các chiến lược tiếp thị hiệu quả trên cả
nước.
 Hệ thống phân phối đa kênh: Có mặt tại tất cả các kệ hàng trong siêu thị, cửa
hàng. Thậm chí người dùng cũng có thể dễ dàng đặt mua trực tuyến trên
website hoặc các trang thương mại điện tử.
o Đầu tư trang thiết bị và công nghệ hiện đại, chất lượng cao
 Tất cả các nhà may sản xuất sữa của Vinamilk đều được đầu tư công nghệ hiện
đại và tân tiến, nhập khẩu từ các nước châu Âu như Đức, Ý, Thụy Sĩ để ứng
dụng vào dây chuyền sản xuất. Vinamilk là công ty duy nhất tại Việt Nam sở
hữu hệ thống máy móc sử dụng công nghệ sấy phun do Niro của Đan Mạch,
đảm bảo sản phẩm sữa chất lượng đến với người tiêu dùng.
 Như Dutch Lady có điểm hạn chế lớn là vẫn chỉ phân phối sản phẩm qua các
bên trung gian, chưa có nhà phân phối độc quyền. Đồng thời với bất lợi của một
thương hiệu ngoại nhập, Dutch Lady vẫn chưa thể vượt qua Vinamilk để chiếm
lĩnh vị trí số 1 tại thị trường sữa Việt Nam.
o Chiến lược Marketing bài bản, chuyên nghiệp
 Thương hiệu này đã phát triển và cho ra mắt gần 20 sản phẩm với nhiều phân
khúc và ngành hàng không giống nhau trên thị trường. Một trong đó phải kể
đến là hàng hóa sữa bột của Yoko, sữa bột Organic… và các kế hoạch phong
phú hóa hàng hóa có nguồn gốc từ thực vật cũng rất được chú trọng như sinh tố
sữa, sữa hạt, nước ép trái cây,…
Hình 20: Chiến lược phát triển sản phẩm của Vinamilk hướng tới mọi độ
tuổi
 Mới đây, Vinamilk đã chính thức ra mắt sản phẩm mới Sữa tươi tiệt trùng chứa
tổ yến để mang đến lựa chọn về dinh dưỡng cao cấp cho người tiêu dùng.
o Nguồn sữa tự nhiên, trang trại đạt chuẩn quốc tế
Bên cạnh mô hình chăn nuôi bò sữa tập trung, Vinamilk còn mở rộng thêm mô
hình trang trại bò sữa Organic. Đây là trang trại bò sữa Organic đầu tiên tại Việt Nam
được Tổ chức Chứng nhận Quốc tế Control Union công nhận đạt chuẩn Organic châu
Âu.
b.Điểm yếu của Vinamilk so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành
o Chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu
 Nguồn cung cấp nguyên liệu chế biến sữa của Vinamilk đến từ trang trại mà
công ty tự phát triển và các hộ nông dân nhỏ l . Nhược điểm của nguồn cung
này là người nông dân chưa có kỹ thuật chăm sóc tốt, chủ yếu là tự phát, nghiệp
dư nên chất lượng sữa thường không ổn định.
 Nguồn cung còn lại đến từ nguyên liệu nhập khẩu nước ngoài. Với đối tượng
nhà cung cấp này, Vinamilk chịu thế bị động khi phải phụ thuộc vào thuế và
biến đổi giá thị trường.
o Thị phần sữa bột Vinamilk chưa cao
Hiện nay, người dùng có xu hướng sử dụng sữa bột nhập khẩu cao hơn sữa bột
được sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, thị trường xuất hiện ngày càng nhiều thương
hiệu sữa ngoại được nhập khẩu từ châu Âu nên thị phần sữa bột của Vinamilk vốn giữ
vị trí độc quyền đang có xu hướng tuột dốc.
2.4.3 Phân tích chiến lược cạnh cạnh tranh bằng giá và chiến lược cạnh tranh phi
giá của Vinamilk
a. Chiến lược cạnh cạnh tranh bằng giá của Vinamilk
o Chiến lược định giá tối đa
 Vinamilk đã sử dụng chiến lược này cho các sản phẩm cao cấp của mình như
sữa tươi UHT (Ultra High Temperature), bơ… Thông thường, giá cả của các
sản phẩm này cao hơn so với các sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh
tranh.
 Ví dụ, sữa tươi UHT của Vinamilk thường có giá dao động từ 25,000 đến
30,000 đồng một lít, trong khi các sản phẩm tương tự của các đối thủ cạnh tranh
như Dutch Lady, TH True Milk, và FrieslandCampina thường có giá thấp hơn
khoảng 5,000-10,000 đồng một lít. Tương tự, bơ của Vinamilk có giá khoảng
140,000 đồng một kg, trong khi bơ của đối thủ cạnh tranh Lurpak có giá khoảng
100,000 đồng một kg.
 Vinamilk chỉ áp dụng chiến lược định giá tối đa cho một vài sản phẩm ở phân
khúc cao cấp. Đôi khi, việc định giá cao có thể tạo ra ấn tượng về chất lượng và
giá trị cao hơn cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Một số khách hàng có xu hướng liên
kết giá cả cao với chất lượng cao hơn. Vì vậy, áp dụng chiến lược định giá tối
đa có thể giúp xây dựng hình ảnh cao cấp và uy tín cho Vinamilk.
o Chiến lược định giá cạnh tranh
 Để cạnh tranh với các đối thủ trong thị trường sữa bột, Vinamilk đã áp dụng
chiến lược định giá cạnh tranh bằng cách giảm giá sản phẩm và tạo ra các
chương trình khuyến mại để thu hút khách hàng. Ví dụ như sản phẩm sữa bột
Grow Plus+. Khách hàng khi mua sữa bột Grow Plus+ của Vinamilk thường
được tặng kèm các quà tặng như Vali kéo, Gối ôm, hoặc những phần quà khác
tuỳ thời điểm. Đây là một chiến lược định giá phổ biến và được sử dụng rộng
rãi trong các thị trường cạnh tranh.
o Chiến lược định giá giảm dần
 Chiến lược này được Vinamilk sử dụng cho các sản phẩm mới được giới thiệu
vào thị trường. Trong giai đoạn đầu, sản phẩm có giá cao hơn so với sản phẩm
cùng loại của các đối thủ cạnh tranh nhằm tận dụng khách hàng sẵn sàng trả giá
cao cho sự mới lạ và độc đáo của sản phẩm. Sau đó, giá cả sẽ được giảm dần
khi sản phẩm trở nên phổ biến hơn.
 Một ví dụ cụ thể là sản phẩm sữa đặc Ông Thọ của Vinamilk được giới thiệu
với giá khoảng 35.000 đồng/hộp 360g , sau đó giá cả được điều chỉnh giảm dần
và hiện tại ở mức khoảng 27.000 đồng/hộp.
o Chiến lược giá theo gói
 Đây là chiến lược định giá mà các sản phẩm được bán kèm cùng nhau với một
giá cả hợp lý hơn là bán l mỗi sản phẩm. Ví dụ, khi mua hai lốc sữa, khách
hàng có thể được tặng kèm một một hộp sữa với giá cả hợp lý hơn so với mua
riêng l .
b. Chiến lược cạnh tranh phi giá của Vinamilk
b1. Chiến lược quảng cáo vinamilk
Vinamilk áp dụng chiến lược Vinamilk có độ tận dụng đa dạng như kênh TV,
báo đài, billboard, fanpage, truyền hình,.... Nhằm mục đích quảng bá sản phẩm
tốt hơn. Chiến lược quảng bá sản phẩm đa kênh sẽ có độ phủ sóng lớn giúp
Vinamilk triển khai chiến dịch hoàn hảo.
 Quảng cáo qua fanpage
Fanpage Vinamilk thu hút 660.467 người thích trang và 679.340 người theo dõi,
giúp viral định vị kênh thương hiệu tiếp cận đến khách hàng dễ dàng hơn. Bên
cạnh đó, Vinamilk rất thường xuyên đăng tải nhiều bài post nhằm mục đích để
quảng cáo sản phẩm, chương trình khuyến mãi, cuộc thi,.... trên trang mạng xã
hội Fanpage.
Vinamilk thường xuyên đăng tải nhiều bài post để quảng bá sản phẩm, chương
trình khuyến mãi, cuộc thi,... nằm trên Fanpage. Khi đăng bài quảng cáo,
Vinamilk luôn nhấn mạnh vào lợi ích mà khách hàng có thể sở hữu khi sử dụng
thương hiệu này. Bên cạnh đó, hình ảnh thu hút, độc đáo và bắt mắt USP
Vinamilk.

Hình 21 ( nguồn dvn.com.vn )


 Quảng cáo sản phẩm qua billboard ngoài trời
Quảng cáo ngoài trời là cách tiếp cận khách hàng hướng đến mục tiêu chính là
tạo độ nhận diện thương hiệu. Một cách tiếp cận khách hàng mục tiêu có mặt rất
sớm nhưng vẫn mang lại hiệu quả đối với chiến dịch marketing doanh nghiệp.
Bạn có thể dễ dàng bắt gặp lại quảng cáo ngoài trời ở các giao lộ lớn, có đông
người qua lại. Billboard phải thu hút, tạo được ấn tượng cho người xem. Nhiều
doanh nghiệp đưa ra ý tưởng đặt quảng cáo trên thang máy, tòa nhà trên xe bus
để thu hút khách hàng tiềm năng hơn.
b2. Chiến lược truyền thông qua TVC
Quảng cáo sản phẩm qua truyền hình một trong những chiến lược hiệu quả của
Vinamilk. Ưu điểm là vừa có sự kết hợp giữa âm thanh và hình ảnh giúp cho khách
hàng dễ dàng nhận biết được ý nghĩa, thông điệp truyền thông giúp quảng cáo dễ dàng
thu hút hơn. Phải nói rằng, những đoạn quảng cáo TVC Vinamilk cực kỳ sống động,
đong đầy cảm xúc gắn kết tình cảm người tiêu dùng với thương hiệu Vinamilk với
thương hiệu. Một chiến dịch quảng bá TVC điển hình có thể kể đến “ 6 triệu ly sữa”.
b3. Chiến lược tài trợ cuộc thi và chương trình học bổng
Một trong những chiến lược marketing vinamilk đem lại hiệu quả trong việc thu
hút khách hàng và tăng được độ nhận diện thương hiệu cho các cuộc thi và chương
trình nhận học bổng. Rất nhiều chiến dịch tài trợ cho các cuộc thi và chương trình học
bổng được Vinamilk tổ chức và triển khai đều được báo chí, người dân, trường học và
chính phủ ủng hộ. Tài trợ cuộc thi và chương trình học bổng với ý nghĩa cao đẹp và
hoạt động tích cực xã hội làm cho thương hiệu Vinamilk trở nên uy tín với người dùng
Việt Nam hơn.
b4. Chiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩm được triển khai bao gồm:
 Đổi mới thiết kế bao bì, cách đóng gói: Vinamilk đã hợp tác với Tetra Pak -
doanh nghiệp hàng đầu về chế biến và đóng gói thực phẩm lỏng.
 Không ngừng cải tiến giúp tăng tuổi thọ sản phẩm trong phân phối, lưu trữ thực
phẩm lỏng, không cần làm lạnh.
 Phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường bằng cách dùng hộp giấy do
Tetra Pak cung cấp toàn bộ sản phẩm sữa và đồ uống dạng lỏng.
 Nâng cao chất lượng sữa: Vinamilk đã dành khá nhiều công sức để đầu tư nuôi
bò sữa: trồng cỏ, xây dựng chuồng, chuẩn bị cho bò ăn, chuẩn bị thuốc thú y và
xây dựng nhà máy trang trại, chuẩn bị bữa ăn cho bò, chuẩn bị sữa, thuốc thú y,
xây dựng nhà máy, trang trại hiện đại,...
PHẦN BA: KẾT LUẬN
 Theo như kết quả khảo sát và qua quá trình phân tích đánh giá có thể nhận thấy
được 3 thương hiệu sữa lớn tại thị trường sữa Việt Nam là Vinamilk, Dutch
Lady và TH True Milk. Trong đó, Vinamilk là thương hiệu được người tiêu
dùng lựa chọn nhiều nhất và là một thương hiệu rất gần gũi với hầu hết tất cả
mọi người ở nhiều lứa tuổi.
 Thị trường sản phẩm sữa của Việt Nam thời gian qua đạt được tốc độ tăng
trưởng hết sức ấn tượng cả về giá trị và sản lượng so với thị trường sữa thế giới.
Ngành sữa Việt Nam đang từng bước phát triển bền vững, theo hướng hiện đại,
đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến thành phẩm, có khả năng cạnh tranh để chủ
động hội nhập với khu vực và thế giới, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của
xã hội.
 Vấn đề chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm cũng ảnh hưởng lớn đến tâm lý
người tiêu dùng. Do thiếu tiêu chí đánh giá cộng với quy trình kiểm định chất
lượng sữa lỏng l o, nhiều loại sữa không rõ bao bì nhãn mác vẫn được bày bán
một cách công khai.
 Sau khi gia nhập WTO, doanh nghiệp sữa Việt Nam chịu sức ép cạnh tranh
ngày một gia tăng do việc giảm thuế cho sữa ngoại nhập. Tâm lý “sính ngoại”
của người Việt cũng tác động tiêu cực đến số lượng tiêu thụ các sản phẩm sữa
Việt Nam.
 Đứng trước những khó khăn, thách thức đó, một số doanh nghiệp trong ngành
sữa đã tìm cách đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường với nhiều ý tưởng
kinh doanh sáng tạo và thiết thực, đưa ra thị trường các loại sữa có nguồn gốc
từ thực vật: sữa yến mạch, sữa dừa hay từ các loại hạt dinh dưỡng,...Cũng như
đa dạng hóa sản phẩm nguồn gốc từ sữa: kem, phô mai, sữa chua, sữa chua
uống,... Hay áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới như hệ thống lên men vi sinh lợi
khuẩn của Vinamilk..
 So với các nước trong khu vực, thị trường sữa Việt Nam còn khá thấp. Tuy
nhiên, các chuyên gia trong ngành sữa nhận định, trong tương lai ngành sữa vẫn
được coi là tiềm năng bởi ngành sữa Việt Nam luôn đạt tốc độ tăng trưởng tốt.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-ha-long/quan-tri-
logistics/phan-tich-yeu-to-anh-huong-den-cung-cau/20732332
2. https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-kinh-te-dai-hoc-quoc-
gia-ha-noi/quan-tri-hoc/tieu-luan-phan-tich-thi-truong-san-pham-sua-tai-viet-
nam-nhung-nam-gan-day/38537619
3. https://www.gso.gov.vn/tin-tuc-khac/2023/03/viet-nam-tich-cuc-chuan-bi-su-
kien-quy-mo-dan-so-ca-nuoc-cham-moc-100-trieu-dan-nam-2023/
4. https://www.sggp.org.vn/ky-vong-thi-truong-sua-tiep-tuc-tang-truong-
post651275.html
5. http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/chi-trong-4-nam-doanh-thu-mot-nganh-cua-
viet-nam-tang-tu-44-ty-usd-len-84-ty-usd-20230421141201025.htm
6. https://gmp.com.vn/thi-truong-sua-viet-nam-2022-n.html
7. https://fili.vn/2022/06/vnm-da-den-thoi-diem-cho-dau-tu-dai-han-ky-1-582-
974361.htm
8. https://cafebiz.vn/bvsc-thi-truong-sua-viet-nam-con-kha-hap-dan-so-voi-cac-
nuoc-trong-khu-vuc-20210324163825693.chn
9. https://investvietnam.gov.vn/vi/nghanh.nghd/15/sua-va-cac-san-pham-sua.html
10. https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-duy-tan/tiep-thi/cung-
ve-sua-tai-thi-truong-viet-nam/35968495
11. https://toplist.vn/top-list/cong-ty-sua-lon-tai-viet-nam-50258.htm
12. https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-thang-long/quan-tri-
kinh-doanh/gioi-thieu-doanh-nghiep-vinamilk/21359038
13. https://careerbuilder.vn/vi/nha-tuyen-dung/cong-ty-co-phan-sua-vitadairy-
viet-nam.35A83A90.html
14. https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-fpt/digital-
marketing/tong-quan-ve-nutifood-nhom-2/23012122
15. https://amis.misa.vn/39883/chien-luoc-dinh-gia-san-pham-cua-vinamilk/
16. https://amis.misa.vn/24388/chien-luoc-noi-dung-cua-vinamilk/
17. https://giaiphapmarketing.vn/doi-thu-canh-tranh-cua-vinamilk/

You might also like