You are on page 1of 4

VINAMILK

TÌM HIỂU VỀ THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI


I. Giới thiệu chung về công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk
Nhãn hiệu Vinamilk là tên dường như không còn xa lạ gì với rất nhiều người trong
chúng ta. Nhắc đến Vinamilk là người ta nghĩ ngay đến các sản phẩm sữa. Đây là một
thương hiệu mạnh dã có từ lâu đời, chiếm được tình cảm cũng như niềm tin của rất
nhiều người Việt Nam.
Tên gọi đầy đủ của công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk, được thành lập từ năm
1976, là một công ty quốc doanh. Sau đó cùng với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trường, công ty này đã cổ phần hóa doanh nghiệp, nhưng trong đó vốn nhà nước vẫn
chiếm 50.01%, số còn lại được bán ra công chúng thông qua thị trường chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh và từ đó Vinamilk chính thức chuyển sang hoạt động kinh
doanh dưới hình thức công ty cổ phần.
Sau hơn 30 năm thành lập, công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đã lớn mạnh và
trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biển sửa, hiện chiếm lĩnh
75% thị phần sửa ở Việt Nam.
Ngoài mạng lưới phản phổi rộng khắp 64/64 tỉnh và thành phố trên cả nước. Vinamilk
còn có tham vọng đưa sản phẩm của minh xuất khẩu ra các nước trên thế giới. Đó là
các thị trường nước ngoài bao gồm Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung
Đông, Đông Nam Á... góp phần đưa tên tuổi Việt Nam trở thành một trong những
thương hiệu uy tín cho bạn bè thế giới.
Những thành quả mà Vinamilk đạt được đã tạo ra bước đột phá không chỉ cho ngành
chế biến sữa của Việt Nam mà còn mở ra bước đi mới cho sự hội nhập của các doanh
nghiệp Việt Nam với thị trưởng thế giới. Chúng ta tin tưởng rằng Việt Nam có thể tự
hào về những bước phát triển mới của đất nước hướng ra năm châu để trở thực hiện
ước mơ trở thành “ con rồng châu Á”.
II. Các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến công ty Vinamilk
1. Chính sách, pháp luật
Cơ hội:
 Sữa là một trong những sản phẩm cần thiết trong cuộc sống hàng ngày của con
người, đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng của các tầng lớp nhân dân trong xã
hội. Mặt khác, các doanh nghiệp sản xuất sữa nhìn chung sử dụng nhiều lao
động và các nông sản trong nước như đường, trứng, nguyên liệu sữa…Vì vậy,
ngành sản xuất này được Nhà nước dành nhiều chính sách ưu đãi nhất
định. Cụ thể là những ưu đãi trong Luật khuyến khích đầu tư trong nước về
tiền thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu máy móc thiết bị.
 Nền chính trị của Việt Nam tương đối ổn định, chính sách giảm thuế nhập khẩu
về 0% giúp cho đầu tư nước ngoài, hỗ trợ học tập và phát triển yên tâm hơn.
 Chính sách tiêu thụ sữa ổn định và hệ thống điều tiết đang dần hoàn thiện
Thách thức:
 Cơ quan nhà nước còn buông lỏng quản lý giá cả thị trường. Quy trình thực thi
chống cạnh tranh không lành mạnh chưa thực sự hiệu quả.
 Thanh tra ngành sữa còn lỏng lẻo, chỉ tập trung vào thanh tra an toàn thực
phẩm, chưa kiểm soát được hàm lượng các chất khó hoạt động trong sản phẩm
sữa.
2. Kinh tế
Cơ hội:
 Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là khi
Việt Nam gia nhập WTO mang lại nhiều cơ hội cho nhiều doanh nghiệp làm ăn
hợp tác với các đối tác nước ngoài trong đó có sữa. Giá sản phẩm sữa trên thế
giới có xu hướng tăng cao, tạo điều kiện cạnh tranh về giá cho các doanh
nghiệp sữa Việt Nam, tiến tới mở rộng thị trường ra nước ngoài. Đồng thời các
doanh nghiệp sữa trong nước có điều kiện tiếp xúc với những công nghệ mới,
tiên tiến hơn, cùng cơ hội không ngừng nâng cao và hoàn thiện chính mình
trong môi trường cạnh tranh.
 Nền kinh tế tăng trưởng duy trì ở mức khá cao, tốc độ tăng trưởng Việt Nam
được nhận định bởi WB trong năm 2014 là 5,4 %, thu nhập bình quân của dân
chúng tăng, kéo theo nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thực phẩm trong đó có
sữa cũng tăng
Thách thức:
 Tuy có khả năng cạnh tranh về giá nhưng các doanh nghiệp sữa Việt Nam gặp
khó khăn trong chất lượng sản phẩm với các doanh nghiệp nước ngoài. Nhiều
người tiêu dùng Việt Nam còn e ngại, chưa tin tưởng thị trường sữa ở Việt Nam
nên họ sẵn sàng chấp nhận mức giá đắt hơn trên 200% để sử dụng sữa nhập
ngoại.
 Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sức mua của thị
trường. Nếu cơ sở hạ tầng yếu kém làm tăng chi phí sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm, làm tăng giá sản phẩm, từ đó sản phẩm sẽ giảm tính cạnh tranh trên thị
trường. Một khi dịch vụ phân phối và xúc tiến diễn ra chậm chạp trên thị
trường do ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng sẽ làm cho sản phẩm khó tiếp cận hoặc
tiếp cận chậm với sản phẩm của công ty.
3. Yếu tố văn hóa xã hội
Cơ hội:
 Đối với Việt Nam, thói quen sử dụng các sản phẩm đồ ngọt cũng như các sản
phẩm đóng hộp hay cả
 Với dân số đông và tốc độ tăng nhanh -1,2%, tiêu dùng nội địa có xu hướng
tăng trong năm 2013 => thị trường đang phát triển với tiềm năng rất lớn. Theo
thống kê của Bộ Công Thương, đến năm 2015, thị trường trong nước sẽ tiêu
thụ khoảng 1,3 tỷ lít sản phẩm sữa nước, tương đương 15 lít / người / năm.
 Trình độ dân trí ngày càng cao => Xu hướng giải khát các sản phẩm dinh
dưỡng, chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp ngày càng tăng. Năm 2013 ước tính thị
trường sữa nước ta là 670.000 tấn. Năm 2013, thị trường sữa bột cũng đạt
70.000 tấn, tương đương 28 nghìn tỷ đồng, sẽ tăng lên 90.000 tấn (tương đương
48 nghìn tỷ đồng) trong năm 2017. Với những dự báo khả quan này, hàng loạt
công ty sữa đã đầu tư xây dựng nhà máy để mở rộng công suất sản xuất đáp
ứng nhu cầu thị trường.
 So với các công ty nước ngoài, các công ty Việt Nam có lợi thế lớn hơn trong
việc phát triển các sản phẩm phù hợp với người Việt Nam.
 Một trong những đặc điểm về hình thể của người Việt là cân nặng cũng như
chiều cao là thấp so với trên thế giới. Vì lẽ đó, một trong những điểm nhấn
mạnh vào quảng cáo của công ty Vinamilk là hình thành nên một phong cách
sống khỏe mạnh, phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ => hiệu quả vô cùng
lớn.
Thách thức:
 Tâm lý tiêu dùng hàng ngoại, không tin hàng Việt Nam vẫn tồn tại
4. Điều kiện tự nhiên
Cơ hội:
 Khí hậu Việt Nam mang đặc điểm của khí hậu gió mùa, nóng ẩm. Tuy nhiên,
 có nơi có khí hậu ôn đới như tại Sa Pa, tỉnh Lào Cai; Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng;
có nơi thuộc khí hậu lục địa như Lai Châu, Sơn La thích hợp trồng cỏ cho chất
lượng cao. Mặc dù khí hậu nóng ẩm nhưng nhìn chung các điều kiện tự nhiên
khá thích hợp cho việc phát triển ngành chăn nuôi bò lấy sữa đặc biệt là ở các
tỉnh Tuyên Quang, Lâm Đồng, Ba Vì, Nghệ An, Sơn La… Như vậy công ty sẽ
có thể dễ dàng có được nguồn nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất
như nguyên liệu sữa chưa tươi, đường…với chi phí thấp hơn rất nhiều so với
việc sản xuất các sản phẩm mà phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ nước
ngoài.
 Các nguyên liệu lại rất đa dạng và luôn trong tình trạng tươi mới chứ không
mất đi chất dinh dưỡng ban đầu nếu phải bảo quản khi đặt mua từ nơi khác.
Thách thức:
 Khí hậu không thuận lợi trong bảo quản và chế biến ảnh hưởng đến chất lượng
sữa
5. Công nghệ:
Cơ hội:
 Công nghệ ngày càng phát triển đã đem lại cho Vinamilk nhiều cách thức tạo ra
sản phẩm mới để khẳng định thương hiệu cho sản phẩm của mình. Vinamilk đã
ứng dụng nhiều thành tựu mới về các loại máy móc trang bị sản xuất ra các sản
phẩm vừa đạt hiệu quả về chất lượng vừa tiện nghi.
 Mặt khác khoa học công nghệ tác động tới khâu quảng cáo và mức độ truyền
tin về sản phẩm: Khoa học phát triển đã đáp ứng được nhu cầu cung cấp sản
phẩm cho người tiêu dùng bởi nhu cầu của người tiêu dùng càng gia tăng về
chất lượng và số lượng.
 Đồng thời khoa học công nghệ còn tạo ra một lực lượng sản xuất mới rất hiệu
quả cho doanh nghiêp giúp giảm bớt thời gian sản xuất sản phẩm và nâng cao
hiệu quả sản xuất sản phẩm.
Thách thức:
 Cần phải cảnh giác với việc sa đà đầu tư quá nhiều chi phí cho quảng cáo
dẫn tới tăng giá thành của sản phẩm gây thiệt hại nhiều cho doanh nghiệp.
 Các sản phẩm có chứa nhiều yếu tố khoa học công nghệ thường rất khó kéo
dài chu kỳ sống bởi những đòi hỏi không nhỏ từ người tiêu dùng,dẫn đến
việc lạc hậu về kỹ thuật của những dòng sản phẩm trên thị trường. Chính vì
vậy thách thức đặt ra là việc không ngừng thay đổi công nghệ sản xuất sản
phẩm.

You might also like