You are on page 1of 6

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1. Khái niệm nông nghiệp:


Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân.. Nông
nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản.
Nông nghiệp không những gắn liền với các yếu tố kinh tế - xã hội mà còn gắn liền mật
thiết với các yếu tố tự nhiên
2. Vai trò của nông nghiệp:

 Nguồn cung cấp lương thực và đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước:
Sản xuất nông nghiệp cung cấp cho con người những sản phẩm tối cần thiết đó là lương thực,
thực phẩm - yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát
triển kinh tế – xã hội của mọi quốc gia.
 Cung lao động và nguyên vật liệu cho lĩnh vực công nghiệp:
Nông nghiệp cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến. Công
nghiệp thu mua các sản phẩm nông sản thô, sau đó chế biến và tiêu thụ trên thị trường, điều này
thúc đẩy sự phát triển của cả công nghiệp và nông nghiệp nước nhà.
 Góp phần thực hiện có hiệu quả quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:
Với việc phát triển đồng bộ các ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn, kinh tế nông thôn sẽ tạo ra
một khối lượng sản phẩm với giá trị ngày càng tăng, điều này góp phần giải quyết vấn đề vốn để
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
 Tích lũy vốn:
Tận dụng lợi thế xuất khẩu nông sản sang các quốc gia phát triển, nhu cầu nhập các máy móc
nguyên vật liệu của các nước công nghiệp, ta thu được các khoản thuế nông nghiệp, thuế xuất
khẩu nông sản, thuế nhập khẩu nguyên liệu. Từ đó tạo ra nguồn thu cho chính phủ để đầu tư và
phát triển kinh tế.
 Thị trường tiêu thụ hàng hóa công nghiệp:
Quy mô dân số sống ở khu vực nông nghiệp rất lớn nên đây là thị trường chủ yếu của các sản
phẩm công nghiệp trong nước, phát triển thị trường nội địa. Phục vụ nhu cầu người tiêu dùng
(tivi, quần áo, đồ gia dụng,…) và phục vụ sản xuất nông nghiệp (phân bón, nông cụ,…)
 Góp phần bảo vệ môi trường sinh thái:
Phát triển kinh tế nông thôn góp phần gìn giữ môi trường sinh thái của con người, tạo sự gắn
bó hài hòa giữa con người với thiên nhiên. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ môi trường sản xuất
nông nghiệp, bảo tồn đa dạng sinh học giúp duy trì cân bằng sinh thái, nhờ đó làm chậm quá trình
biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu.

3. Thực trạng nông nghiệp vào những năm gần đây:


3.1 Thực trạng chung:
Trong những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể,
đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế và an ninh lương thực của đất nước. Tuy nhiên,
ngành này vẫn phải đối mặt với một số thách thức, bao gồm biến đổi khí hậu, cạnh tranh
toàn cầu và thiếu lao động.
- Năm 2020: Ngành nông nghiệp tăng trưởng 2,6%, đóng góp 14,6% vào GDP. Sản
lượng lúa gạo đạt 43,4 triệu tấn. Xuất khẩu nông sản đạt 41,5 tỷ USD.
- Năm 2021: Ngành nông nghiệp tăng trưởng 2,9%, đóng góp 14,2% vào GDP. Sản
lượng lúa gạo đạt 43,9 triệu tấn. Xuất khẩu nông sản đạt 48,6 tỷ USD.
- Năm 2022: Ngành nông nghiệp tăng trưởng 3,3%, đóng góp 13,9% vào GDP. Sản
lượng lúa gạo đạt 44,2 triệu tấn. Xuất khẩu nông sản đạt 53,2 tỷ USD.
- Năm 2023: Ngành nông nghiệp năm 2023 tăng 3,88% so với năm trước, đóng góp
lớn vào mức tăng trưởng 5,05% của nền kinh tế. Sản lượng thịt hơi các loại đạt 7,6
triệu tấn, tăng 3,5%; sản lượng thủy sản 9,3 triệu tấn, tăng 2,9% so với năm trước.
Khó khăn
– Đối với ngành trồng trọt: các vấn đề về quy hoạch vùng cây trồng, con giống hoặc
phát triển nông nghiệp công nghệ cao chưa được chú trọng, chưa có kênh tiêu thụ sản
phẩm bền vững, nhiều cây trồng rơi vào tình trạng “được mùa, mất giá”.
– Đối với lâm nghiệp: thiếu tính bền vững do ảnh hưởng của thời tiết, diện tích rừng
trồng mới tập trung giảm so với năm trước. Nhu cầu gỗ từ thị trường thế giới giảm, các thị
trường xuất khẩu chính như Mỹ và EU giảm mạnh => các đơn hàng sụt giảm, nhiều doanh
nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất.
–Đối với nuôi trồng thủy sản : chưa có quy hoạch tổng thể riêng cho nghề nuôi tôm mà
ngành nuôi tôm vẫn nằm chung trong quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản => đến đầu
tư về cơ sở hạ tầng, hậu cần nghề nuôi, công nghệ nuôi… chưa đáp ứng thực tiễn sản xuất.
Đặc biệt là các vấn đề quy hoạch, cấp thoát nước, xử lý chất thải, nước thải, suy thoái môi
trường, bệnh dịch tôm và vấn đề cơ chế chính sách.
3.2 Thực trạng ngành chăn nuôi gia súc - gia cầm:
+ Về chăn nuôi gia súc:
Ước tính tổng số trâu của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 12 năm 2023 giảm
khoảng 1,0%, tổng số bò tăng khoảng 0,5% so với cùng thời điểm năm 2022, sản lượng
thịt trâu hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 120,4 nghìn tấn, tăng 0,2%; sản lượng thịt bò hơi
xuất chuồng cả năm ước đạt 493,2 nghìn tấn, tăng 2,5%; sản lượng sữa bò tươi cả năm ước
đạt 1165,7 triệu lít, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2022.
Ước tính tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 12 năm 2023 tăng
khoảng 4,2% so với cùng thời điểm năm 2022; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cả năm
ước đạt 4865,8 nghìn tấn, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2022.
+ Về chăn nuôi gia cầm:
Tổng đàn và sản lượng gia cầm trong năm qua tăng trưởng khá ổn định. Ước tính tổng
số gia cầm của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 12 năm 2023 tăng khoảng 3,3% so
với cùng thời điểm năm 2022; sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng cả năm ước đạt
2308,7 nghìn tấn, tăng 6,0%; sản lượng trứng gia cầm cả năm ước đạt 19,2 tỷ quả, tăng
5,2% so với cùng kỳ năm 2022.
+ Xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi:
Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi trong tháng 12 ước đạt 60 triệu USD, đưa
tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi năm 2023 đạt 515 triệu USD, tăng 26,2% so
với năm 2022. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 132 triệu USD, tăng 24,1%;
xuất khẩu thịt và phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt
157 triệu USD, tăng 36,3%.
+ Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi:
Giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 12 năm 2023 ước đạt 330 triệu USD, đưa
tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi năm 2023 đạt 3,53 tỷUSD, giảm 4,4% so với
năm 2022. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa ước đạt 1,17 tỷ USD, giảm
6,6%; giá trị nhập khẩu của thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của
động vật ước đạt 1,51 tỷ USD, giảm 0,6%.
Khó khăn
Chi phí sản xuất tăng cao: Giá nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhất là
ngũ cốc, tăng cao do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và thiên tai.
Lưu thông bị gián đoạn: Các biện pháp giãn cách xã hội, phong tỏa và kiểm dịch do
dịch Covid-19 đã gây khó khăn cho việc vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
Dịch bệnh tiềm ẩn: bệnh dịch tả lợn châu Phi, viêm da nổi cục trên trâu, bò và cúm gia
cầm…
Rào cản thương mại và an toàn thực phẩm: Một số rào cản là: tiêu chuẩn an toàn thực
phẩm cao; quy định về kiểm dịch, chứng nhận xuất xứ, nhãn mác; biện pháp bảo vệ
thương mại; chiến dịch tẩy chay sản phẩm do lo ngại về dịch bệnh.
3.3 Thực trạng ngành nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản:
2020-2021:
+ Ngành nuôi trồng thủy hải sản tăng trưởng mạnh mẽ do nhu cầu thị trường cao và giá
cả thuận lợi.
+ Đánh bắt hải sản bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, dẫn đến giảm sản lượng.
Tổng sản lượng thủy sản của cả nước năm 2021 đạt 8,73 triệu tấn, tăng 1% so với năm
2020 (8,64 triệu tấn), trong đó sản lượng khai thác đạt 3,92 triệu tấn, tăng 0,9% với năm
2020 (3,88 triệu tấn), nuôi trồng đạt 4,8 triệu tấn, tăng 1% với năm 2020 (4,76 triệu tấn).
Xuất khẩu thủy sản năm 2021 đạt 8,89 tỷ USD, tăng 5,7% so với năm 2020 (8,41 tỷ
USD
2022-2023
+ Ngành nuôi trồng thủy hải sản tiếp tục tăng trưởng, nhưng chậm lại do chi phí đầu
vào tăng và cạnh tranh trên thị trường.
+ Đánh bắt hải sản phục hồi dần, nhưng vẫn chưa đạt được mức trước đại dịch.
+ Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 9.312,3 nghìn tấn, tăng 2,2% so với năm 2022. Bao
gồm: Cá đạt 6.612,6 nghìn tấn, tăng 1,8%; tôm đạt 1.356,1 nghìn tấn, tăng 5%; thủy sản
khác đạt 1.343,6 nghìn tấn, tăng 1,7% so với năm trước.
+ Nuôi trồng thủy sản điều chỉnh cơ cấu nuôi hợp lý, phát triển các vùng nuôi tôm, cá
tập trung ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường. Sản phẩm nuôi
trồng thủy sản chủ lực là cá tra và tôm đã mang lại kết quả khá, sản lượng cá tra đạt
1.752,2 nghìn tấn, tăng 2,8% so với năm trước; tôm thẻ chân trắng đạt 858,6 nghìn tấn,
tăng 7,1%; tôm sú đạt 275 nghìn tấn, tăng 2%.
Khó khăn:
+ Biến đổi khí hậu: mưa bão, thiên tai, nước biển dâng đang ngày càng diễn biến
phức tạp. Cùng với đó là tình trạng xả thải, xả rác ra biển gây ô nhiễm môi trường sống
của hải sản.
+ Ô nhiễm môi trường: tình trạng xả thải, xả rác ra biển gây ô nhiễm môi trường
sống của hải sản.
+ Cơ sở hạ tầng: thiếu sót, lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành,
không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
+ Chất lượng con giống, thức ăn cho nuôi trồng thủy sản còn yếu kém, không đa
dạng và không ổn định
3.4 Thực trạng ngành trồng trọt:
Năm 2022:
- Hiệu quả sản xuất trên 01 đơn vị diện tích không ngừng tăng qua các năm, trong đó
giá trị 01 ha đất trồng trọt năm 2022 đạt 104,2 triệu đồng, tăng 0,6% so với năm 2021.
- Sản xuất lúa: Sản lượng đạt trên 42,66 triệu tấn , giảm 1,2 triệu tấn (giảm 2,7%)
- Cây lương thực, thực phẩm khác: Ngô: Diện tích 888 nghìn ha, giảm 1,6%; sản lượng
4,41 triệu tấn, tương đương cùng kỳ; Sắn: Diện tích 530 nghìn ha, tăng 1,1%, sản lượng
10,65 triệu tấn, tăng 0,8%.
- Cây ăn quả: Diện tích 1,21 triệu ha, tăng 41,3 nghìn ha; sản lượng khoảng 18,68 triệu
tấn. Sản lượng và chất lượng hầu hết các cây ăn quả chủ lực, có lợi thế của cả nước và
từng vùng đều tăng, như: Xoài 1.022 nghìn tấn, tăng 2,25%; thanh long trên 1.197
nghìn tấn, giảm 13,7%; bưởi 1,1 triệu tấn, tăng 6,73%,...
- Cây công nghiệp lâu năm: Tổng diện tích khoảng 2,2 triệu ha, giảm 9,2 nghìn ha;
nhưng hầu hết sản lượng đều tăng: Cà phê: Diện tích 713 nghìn ha, tăng 3 nghìn ha; sản
lượng cà phê nhân 1,82 triệu tấn, giảm 25 nghìn tấn. Cao su: Diện tích 930 nghìn ha,
giảm 0,5 nghìn ha; sản lượng mủ khô trên 1,27 triệu tấn, tăng 2,2 nghìn tấn. Chè: Diện
tích 123,5 nghìn ha, tăng 01 nghìn ha; sản lượng búp gần 1,1 triệu tấn, tăng 9,5 nghìn
tấn...
Năm 2023, diện tích trồng cây lâu năm đạt 3.760,3 nghìn ha, tăng 1,1% so với năm
2022, trong đó nhóm cây ăn quả đạt 1.267,3 nghìn ha, tăng 4,1%.Sản lượng thu hoạch
một số loại cây chủ yếu tăng so với năm 2022: Cam đạt 1.780,5 nghìn tấn, tăng 1% so
với năm trước; xoài đạt 965,9 nghìn tấn, tăng 5,2%; sầu riêng đạt 863,5 nghìn tấn, tăng
37,3%; nhãn đạt 627 nghìn tấn, tăng 5,2%; vải đạt 375,3 nghìn tấn, tăng 2,5%.
- Khó khăn
Đối với ngành trồng trọt, phụ thuộc vào thời tiết khí hậu, các vấn đề về quy hoạch vùng
cây trồng, con giống hoặc phát triển nông nghiệp công nghệ cao chưa được chú trọng,
chưa có kênh tiêu thụ sản phẩm bền vững, nhiều cây trồng rơi vào tình trạng “được mùa,
mất giá”.
4. Định hướng và giải pháp cho nông nghiệp ở Việt Nam:
Định hướng phát triển nông nghiệp các vùng
- Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
+ Trồng trọt : phát triển cây hàng hoá; xuất khẩu chè, cà phê, cây ăn quả nhiệt đới;
khoanh nuôi tái sinh; phát triển vùng rừng nguyên liệu; phục hồi rừng vùng sông Đà.
+ Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi hàng hoá: bò thịt, trâu, bò sữa
+ CN chế biến: Phát triển công nghiệp chế biến chè, thức ăn chăn nuôi, đồ gỗ
+Thuỷ lợi: Đầu tư thuỷ lợi nhỏ; xây dựng ruộng bậc thang; thâm canh các sản phẩm
như ngô, đậu tương,..
- Vùng Đồng bằng sông Hồng:
+ Trồng trọt : xây dựng vùng lúa chất lượng cao; mở rộng diện tích cây vụ đông; hình
thành vùng sx tưới tiêu rau quả
+ Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi trang trại
+ CN chế biến: Phát triển CNCB rau quả, thức ăn chăn nuôi thuỷ sản; phát triển làng
nghề.
+Thuỷ lợi: Đầu tư phục hồi nâng cấp các công trình đã có đảm bảo cho tưới tiêu
- Vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ:
+ Trồng trọt : chuyển đổi cơ cấu mùa vụ; phát triển ngô; hình thành vùng sx hàng hoá
tập trung: cao su, chè, cây ăn quả
+ Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi hàng hoá:bò thịt, trâu, bò sữa
+ CN chế biến: Phát triển CNCB đường, thuỷ sản, cây ăn quả, chè,..
+Thuỷ lợi: đầu tư nâng cấp casc công trình hiện có; kiên cố hoá kênh mương
- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ:
+ Trồng trọt : xd các vùng sản xuất hàng hoá tập trung cây ăn quả, lạc, cao su,..; bảo vệ
rừng
+ Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi hàng hoá: lợn, bò thịt, gia cầm
+ CN chế biến: Phát triển CNCB đường, thuỷ sản, đồ gỗ xuất khẩu
+Thuỷ lợi: xd các hồ chứa nước; ưu tiên công trình tưới cho cây trồng cạn
- Vùng Tây Nguyên:
+ Trồng trọt : hình thành vùng sx hàng hoá tập trung: cao su, chè,..; trồng mới rừng tập
trung.
+ Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi hàng hoá: lợn, bò thịt, bò sữa
+ CN chế biến: Phát triển CNCB cà phê, chè, cao su, bông,..
+Thuỷ lợi: xd các hồ chứa đập dâng giữ nước tưới cho sx lúa ngô, cà phê, hồ tiêu,..
- Vùng Đông Nam Bộ
+ Trồng trọt : hình thành vùng sx hàng hoá tập trung: cao su, mía, lạc, bông,..; trồng
mới rừng.
+ Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi hàng hoá: lợn, gia cầm, bò sữa theo hình thức trang
trại
+ CN chế biến: Phát triển CNCB với sản phẩm tinh chế chất lượng cao
+Thuỷ lợi: xd các hồ chứa đập dâng giữ nước tưới cho lúa, rau màu.
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Trồng trọt : hình thành vùng sx hàng hoá tập trung: cao su, mía, lạc, bông,..; trồng
mới rừng.
+ Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm,..
+ CN chế biến: Phát triển CNCB đường, các loại quả, thịt.
+Thuỷ lợi: điều chỉnh lại quy hoạch sx; Xây dựng công trình chống sạt lở; Thau chua
xổ phèn, ngăn mặn giữ nước ngọt.
Giải pháp
+ Coi trọng mô hình kinh tế trang trại
+ lựa chọn xây dựng các “ đầu tàu” trong mỗi ngành hàng nông sản thực phẩm
+ Thị trường trong nước: xây dựng và phát triển các vùng nông nghiệp chuyên canh; Phát
triển cây trồng, con nuôi chuyên hoá
+Thị trường xuất khẩu: thực hiện tốt chiến lược đa dạng hoá thị trườnng xuất khẩu tránh
phụ thuộc vào 1 vài thị trường nhất định tránh rủi ro
+ Nông nghiệp đang hội nhập => cần thiết hỗ trợ cho NN qua những chương trình, dự án
phù hợp:
 Chương trình hỗ trợ các vùng miền
 Chương trình về môi trường
 Chương trình hỗ trợ mang tính kinh tế- xã hội

You might also like