You are on page 1of 8

Bài học rút ra qua chuyến đi thực tế tại Nhà máy chế biến thức

ăn chăn nuôi cao cấp TOPFEEDS


Cơ hội
- Theo dự báo của nhiều chuyên gia, thị trường chăn nuôi toàn
cầu sẽ tăng trở lại vào nửa sau của năm 2022 do các nước cơ
bản đã khống chế được dịch, thực hiện chính sách mở cửa an
toàn, sống chung với dịch. Nếu dự báo này đúng, chuỗi cung
ứng thức ăn chăn nuôi (TĂCN) và sản phẩm chăn nuôi sẽ dần
trở lại như trước khi có dịch, giúp giá thức ăn xuống thấp theo
đúng giá trị, chi phí vận chuyển hàng hóa giảm, nguồn lao động
ngành chăn nuôi dồi dào… có thể nói đây là cơ hội lớn nhất,
quan trọng nhất của ngành chăn nuôi toàn cầu nói chung và
ngành chăn nuôi Việt Nam nói riêng trong năm 2022.
- Xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi sẽ thuận lợi hơn trước đây do
các nước tham gia Hiệp định CPTPP và EVFTA bắt buộc phải
mở của thị trường đối với nhiều sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là
các sản phẩm đã qua chế biến. Mặt khác, do đã có vài năm
chuẩn bị, nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đã sẵn sàng cho xuất
khẩu sản phẩm. Thêm một tín hiệu tích cực nữa hỗ trợ công tác
xuất khẩu đó là số lượng doanh nghiệp tham gia có xu hướng
tăng dần. Kết thúc năm 2021, cả nước có gần 300 doanh nghiệp
tham gia thị trường xuất khẩu, trong đó có khoảng 130 doanh
nghiệp quy mô công nghiệp với hệ thống dây chuyền hiện đại,
tăng hơn 12% so cùng kỳ năm 2020. Một yếu tố nữa hỗ trợ xuất
khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam trong năm 2022 đó là
nhu cầu và giá các loại thịt dự báo sẽ tăng trên thị trường toàn
cầu. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), giá thịt gia
cầm và cá dự kiến sẽ tăng 5 - 6%, thịt bò tăng 7,5 - 8,5%, thịt
heo tăng 7 - 8%.
- Sự hỗ trợ của chính quyền thông qua các chính sách, quy định
đã và đang phát huy có hiệu quả. Thực hiện Quyết định số
1520/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến
lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến
2045, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Dự thảo Nghị định về
cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn thay thế Nghị định 57/2018/NĐ-CP,
trong đó các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi được
hỗ trợ hỗ trợ tối đa 10 tỷ đồng/dự án. Ngoài ra, doanh nghiệp
còn được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 15 năm và
giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 7 năm tiếp theo.
Nếu Nghị định này được ban hành sẽ là một cú hích lớn thúc
đẩy ngành chăn nuôi phát triển.
Thách Thức
- Đại dịch COVID-19 diễn biến khó lường, đặc biệt gần đây xuất
hiện thêm biến chủng mới Omicron nên dự báo sẽ tiếp tục là
khó khăn, thách thức lớn nhất đối với ngành chăn nuôi. Việt
Nam là nước bị lệ thuộc quá nhiều vào thị trường quốc tế về
nguyên liệu thức ăn nên dự báo giá TĂCN trong nước sẽ tiếp tục
tăng, đặc biệt là nửa đầu năm 2022. Theo dữ liệu của Hiệp hội
Công nghiệp TĂCN Mỹ (AFIA), giá các loại nguyên liệu thức
ăn như ngô, đậu tương, ngũ cốc đã tăng cao nhất trong vòng 10
năm qua và dự kiến sẽ tiếp tục tăng vào năm 2022 do nguồn dự
trữ đã cạn kiệt, mặt khác chi phí vận chuyển tăng 20 - 25% do
giá thuê conteiner và chi phí lao động tùng. Thêm nữa, giá
TĂCN sẽ tiếp tục tăng cao dự kiến nếu không khắc phục tình
trạng thiếu lái xe tải và công nhân bốc dỡ tại các cảng ở Mỹ và
các nước châu Âu thời gian vừa qua. Thị trường tiêu thụ sản
phẩm chăn nuôi đã có cải thiện gần đây, tuy nhiên phụ thuộc rất
nhiều vào tình hình dịch bệnh. Mặc dù phần lớn các nước đã
nâng cao tỷ lệ tiêm chủng vaccine nhưng những tháng cuối năm
số lượng người mắc COVID-19 tại Việt Nam và nhiều nước trên
thế giới có dấu hiệu tăng trở lại, do vậy nhiều nước quay trở lại
tình trạng đóng cửa, giãn cách nghiêm ngặt. Một trong những
yếu tố ảnh hưởng lớn đến tình hình chăn nuôi của nước ta đó là:
Trung Quốc là thị trường lớn nhất cả về nguyên liệu thức ăn và
sản phẩm chăn nuôi nhưng nước này thực hiện chính sách
ZERO COVID nên đã đóng cửa 2 cảng lớn nhất, gây đứt đoạn,
tắc nghẽn khoảng 20% lượng hàng hóa toàn cầu. Vì những lý do
nêu trên, cho thấy dịch COVID-19 vẫn sẽ là lực cản lớn nhất đối
với ngành chăn nuôi trong thời gian tới, đặc biệt là quý I/2022.
- Tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi vẫn diễn biến khó lường,
Dịch tả heo châu Phi, lở mồm long móng, viêm da nổi cục trên
trâu, bò còn xuất hiện ở nhiều địa phương. Gần đây, tại một số
tỉnh, thành phố đã phát hiện chủng virus cúm gia cầm A/H5N8
do vậy tiếp tục là thách thức với ngành chăn nuôi trong năm
2022.
- Việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do tạo ra nhiều cơ
hội nhưng đồng thời cũng xuất hiện nhiều thách thức với ngành
chăn nuôi do phải cạnh tranh với các sản phẩm chăn nuôi từ các
nước tham gia ký hiệp định thương mại với Việt Nam. Nhiều điều
khoản liên quan đến ngành chăn nuôi Việt Nam từ các Hiệp định
CPTPP và EVFTA sẽ có hiệu lực từ năm 2022. Bên cạnh những
thuận lợi về xuất khẩu, ngành chăn nuôi Việt Nam cũng chịu
những áp lực cạnh không nhỏ do phần lớn các nước tham gia Hiệp
định đều có quy mô chăn nuôi lớn, công nghệ tiên tiến hơn, các
nước này cũng tìm cách xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của họ vào
nước ta, điều này sẽ càng gia tăng áp lực cạnh tranh ngay tại thị
trường sản phẩm chăn nuôi trong nước.
- Những hạn chế, bất cập cố hữu của hệ thống chăn nuôi chưa có
dấu hiệu được cải thiện, đó là nền chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún,
tự phát, thiếu tính liên kết, giá thành chăn nuôi cao, hạ tầng chế
biến, kho bãi thiếu và lạc hậu, công nghệ hạn chế; Số lượng doanh
nghiệp tham gia khâu chế biến, lưu thông sản phẩm chăn nuôi
chưa tương xứng với số doanh nghiệp chăn nuôi… Những hạn
chế, bất cập nêu trên tiếp tục làm cho nền chăn nuôi nước ta thiếu
tính cạnh tranh, dễ bị tổn thương khi xuất hiện sự cố dẫn tới thừa
hoặc thiếu tạm thời một loại sản phẩm nào đó cần giải cứu như
các chiến dịch giải cứu thịt heo, thịt gà thời gian qua.
Xây dựng sơ lược 1 dự án do mình làm chủ trong
lĩnh vực chăn nuôi.
Dự án: Dự án chăn nuôi heo sinh học chất lượng cao
I, Lời mở đầu
Từ trước đến nay thịt lợn (heo) luôn là một loại thức ăn thông dụng,
phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng, khi thu nhập của người dân tăng lên,
đời sống đã được cải thiện, mọi người đều có nhu cầu nâng cao chất
lượng bữa ăn gia đình và nhu cầu về các loại thức ăn có nhiều chất
dinh dưỡng, đảm bảo an toàn thực phẩm cũng được nâng cao trong đó
có thịt lợn (heo).
Ngày nay yếu tố công nghệ được coi là yếu tố quan trọng trong cạnh
tranh, thay đổi về công nghệ có thể cho ta thu được lợi nhuận rất cao
và đặt biệt là các công nghệ mới có phù hợp với xu thế phát triển của
xã hội, đòi hỏi nhiều yếu tố: xã hội, môi trường, sinh thái chất lượng,...
Vì vậy chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm từ những cơ sở đi trước về
phương pháp chọn giống phù hợp, chuồng trại, thức ăn, kỹ thuật chăn
nuôi như thế nào để thu được chất lượng thịt tốt, chống ô nhiễm môi
trường, năng suất và trọng lượng cơ thể lợn (heo) được cải thiện và có
hiệu quả cao.
Xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng thịt của thị trường ngày một tăng
cao, trong khi đó người dân trong vùng chỉ đáp ứng được khoảng từ
60% đến 70% thịt mỗi ngày, cho thấy lượng thịt thiếu so với nhu cầu
thị trường là rất lớn, nguyên nhân chính là cung cấp lượng thịt hơi cho
các lò mổ không đủ.
Bên cạnh đó do mức sống của người dân không ngừng được cải
thiện và nâng cao thêm, đòi hỏi lượng thịt mỗi ngày cũng phải tăng
theo để đảm bảo dinh dưỡng, chất đạm, chất béo và an toàn thực
phẩm cho người dân. Đặc biệt, nhu cầu chăn nuôi của bà con rất cao,
nhưng vì ảnh hưởng môi trường xung quanh, nguồn lương thực sẵn có
còn để lãng phí rất nhiều, nguồn vốn còn hạn chế,... Do đó đây là lý
do để chủ đầu tư chúng tôi thực hiện dự án.
II, Sự cần thiết phải đầu tư
Góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, tăng thu nhập đồng thời tận
dụng những loại lương thực thừa có sẵn trong nông nghiệp như: rau,
bắp, sắn, cám gạo,… đặc biệt nguồn phân lợn (heo) sau khi thải ra đã
được xử lý bằng men sinh học, hạn chế trên 95% mùi hôi thối, có thể
dùng làm phân sinh học trồng cây, góp phần cải thiện môi trường sinh
thái trong sạch. Tuy mô hình chưa được đi sâu vào cộng đồng, nhưng
với quyết tâm, chúng tôi hi vọng mô hình sẽ được đông đảo bà con
hưởng ứng và được quý cơ quan nhà nước hỗ trợ cùng nhau phát triển.
III. Kế hoạch dự án
3.1. Rủi ro kinh doanh
Thịt lợn (heo) là hàng hóa thiết yếu, là loại thịt có hàm lượng đạm
cao, dễ chế biến, ngon miệng và cung cấp lượng chất dinh dưỡng cao
nhất cho cơ thể con người, xu hướng tiêu thụ thịt lợn (heo) ngày càng
tăng không chỉ tại địa phương mà còn trên phạm vi diện rộng cả nước.
Rủi do trong kinh doanh chỉ có thể đến do dịch bệnh, nguồn cung ứng
không đảm bảo hoặc do nguồn tiêu thụ không ổn định, các yếu tố khác
như: lạm phát, sự thay đổi cơ chế giá cả không ảnh hưởng tới khả năng
kinh doanh lợn (heo) thịt. Rủi do kinh doanh là rất thấp do trên thị
trường không có đối thủ cạnh tranh một cách gay gắt, sản phẩm cung
cấp có ưu điểm là rất ổn định và đảm bảo.
3.1.1. Nguồn cung cấp không đảm bảo
Nguồn đầu vào của dự án phải nhập lợn (heo) giống của địa phương
nên nguồn giống ban đầu là rất quan trọng. Dự án sẽ phải thu mua giống
lợn (heo) ở địa phương, nếu số lượng không đủ sẽ phải mua ở các địa
phương lân cận, như vậy sẽ gặp phải khó khăn trong thu mua. Đồng
thời cũng phải kể đến những người cung ứng khác trong quá trình chăn
nuôi như không mua được rau, bắp, cám …Vì vậy chủ đầu tư chúng tôi
sẽ phải liên hệ với một trang trại lợn (heo) giống để mua con giống
thường xuyên (đảm bảo được giống khỏe, hay ăn chóng lớn...) cần có
kế hoạch dự trữ cám bắp, cám gạo, (đã được phơi sấy khô) để phòng
những lúc khan hiếm,… như vậy sức rủi ro từ phía nguồn cung cấp đầu
vào không phải là lớn.
3.1.2. Nguồn tiêu thụ
Nguồn tiêu thụ luôn được đảm bảo ,số lượng xuất ra không lớn đối
với các cơ sở giết mổ tại địa bàn, tuy nhiên nếu trong khoảng thời gian
nhất định không bán được lợn (heo) (lợn (heo) đã đến kỳ xuất ) thì sẽ
làm tăng thêm chi phí cho dự án (mất thêm tiền chăm sóc cho lợn (heo)
mà lợn (heo) chỉ béo đến một giới hạn nhất định). Do vậy khi dự án đi
vào hoạt động ổn định cần có những hợp đồng tiêu thụ cụ thể và rõ ràng
với các cơ sở giết mổ để có kế hoạch bán lợn (heo) hợp lí.
3.1.3. Dịch bệnh
Trong trường hợp có dịch bệnh lây lan trong vùng, cần phải có các
biện pháp phòng dịch thích hợp, nếu trong chuồng xuất hiện lợn (heo)
mắc bệnh cần nhanh chóng cách ly khỏi đàn để theo dõi và điều trị,
tránh lây lan cho các con khác, tiến hành phun vệ sinh phòng dịch toàn
bộ chuồng...Tuy nhiên khả năng lợn (heo) bị bệnh là rất thấp vì lợn
(heo) là giống vật dễ nuôi, khả năng miễn dịch tốt, hàng tháng lợn (heo)
luôn được tiêm phòng bệnh, được tắm hàng ngày, hệ thống chuồng trại
đạt tiêu chuẩn vệ sinh phòng dịch đồng thời đảm bảo cho lợn (heo)
thoáng mát. Như vậy khả năng xảy ra dịch bệnh là ít, dù có cũng dễ
dàng khắc phục, không nguy hiểm.
3.2. Kế hoạch hoạt động
3.2.1. Nguồn cung ứng con giống cho dự án
Để đảm bảo cho lợn (heo) giống phục vụ dự án sinh trưởng và phát
triển tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao cho chủ đầu tư, cần phải xác định
rõ nơi cung cấp con giống cho dự án một cách rõ ràng đáng tin cậy trên
cơ sở đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật sau:
+ Thứ nhất: Cần nắm vững được xuất xứ, thể trạng, hình dáng của lợn
(heo) mẹ chính là thể hiện tốt tính di truyền của bố mẹ.
+ Thứ hai: Tai phải to rũ về phía trước, mình dài cân đối, lưng thẳng
mông tròn bụng thon gọn, chân thanh thẳng và vững chắc.
+ Thứ ba: Nhanh nhẹn, mắt tinh sáng, ham hoạt động chạy nhảy khỏe
mạnh, da mỏng hồng hào.
Dựa trên cơ sở phương pháp lựa chọn lợn (heo) con giống ở trên chủ
đầu tư chúng tôi đi đến thống nhất địa điểm mua con giống cho dự án
là: Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh, đây là địa điểm đáng tin cậy của
người dân trong và ngoài vùng cách địa điểm đặt dự án chừng 100 km,
tuy vận chuyển khá xa, nhưng giống heo được lựa chọn kỹ và kháng
bệnh cao, năng suất và chất lượng giống tốt.
3.2.2. Phương án kinh doanh trong tương lai
Khi hoạt động của dự án đi vào ổn định chủ đầu tư chúng tôi sẽ mở
rộng quy mô nuôi đi sâu vào dân, giúp người dân chăn nuôi tăng thu
nhập, có thể dùng mô hình này xóa đói giảm nghèo trong vùng nông
thôn. Bên cạnh đó chúng tôi sẽ tận dụng tối đa nguồn lao động sẵn có
của địa phương và nguồn lương thực dư thừa, đồng thời nâng cao chất
lượng nuôi hơn nữa để lợn (heo) thịt có trọng lượng nặng hơn. Như vậy
hiệu quả kinh doanh sẽ cao hơn, sản phẩm lúc đó không chỉ dừng lại ở
lợn (heo) thịt xuất bán cả con cho lò mổ nữa mà xây dựng hệ thống
giết mổ ở ngay cạnh dự án, thực hiện việc giết mổ trước khi đưa ra thị
trường mà vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm,
tiến tới thay thế một phần cho lợn (heo) thịt nhập khẩu. Khi đó chúng
ta có thể tự nhân giống, cải tạo về giống kết hợp với một khẩu phần ăn
hợp lí hơn để có thể cung cấp lợn (heo) thịt với chất lượng cao nhất,
đồng thời cần thiết lập một kênh phân phối với chiến dịch marketing
phù hợp để lo phần tiêu thụ sản phẩm của trang trại.
IV. CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT
4.1. Nguyên tắc của chăn nuôi an toàn
4.1.1. Giữ đàn vật nuôi trong môi trường được bảo vệ
+ Khu vực chăn nuôi phải cách xa nhà ở;
+ Có hàng rào ngăn cách với các khu vực khác;
+ Hạn chế tối đa người lạ đi vào khu vực chăn nuôi;
+ Trước cổng, trước mỗi dãy chuồng phải có hố sát trùng;
+ Phải thường xuyên định kỳ tiêu độc khử trùng dụng cụ và khu vực
chăn nuôi;
+ Chất thải chăn nuôi được thu gom và xử lý bằng các biện pháp thích
hợp.
4.1.2. Chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý tốt đàn vật nuôi
+ Cung cấp đầy đủ thức ăn chất lượng tốt;
+ Nước uống sạch cho gia súc;
+ Chuồng nuôi đúng quy cách và đảm bảo mật độ nuôi hợp lý;
+ Định kỳ tiêm phòng và tẩy giun sán cho vật nuôi.
4.1.3. Kiểm soát mọi thứ ra vào khu vực chăn nuôi
+ Phải biết rõ lai lịch nguồn gốc, tình trạng bệnh tật của đàn vật nuôi
mới nhập
+ Vật nuôi mới mang về phải nuôi cách ly theo quy định
+ Kiểm soát thức ăn chăn nuôi và dụng cụ chăn nuôi đưa vào trại
+ Không để chim hoang dã, các loài gặm nhấm, chó, mèo, chuột và
người lạ vào khu vực chăn nuôi.
4.1.4. Sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn cho người sử dụng
+ Thời gian ngưng thuốc trước khi bán để giết mổ đúng quy định.
+ Có sổ sách ghi chép thời gian dùng vacin và thuốc phòng trị bệnh cụ
thể của từng đàn, cá thể.
V. Kết Luận
Trong những năm gần đây mô hình trang trại lợn ở nước ta đã và
đang phát triển mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, góp phân tích cực
giải quyết nhu cầu thực phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, ngoài
ra còn có thể tận dụng được phân lợn (heo) cho cây công nghiệp.
Hoạt động của dự án “Trại chăn nuôi sinh học chất lượng cao” sẽ ổn
định và những quy định chăn nuôi ít thay đổi chủ đầu tư không phải lo
nghĩ nhiều về chiến lược cạnh tranh người lao động địa phương có được
thu nhập ổn định mà không yêu cầu trình độ cao.Bên cạnh đó dự án sẽ
góp phần giảm bớt thất nghiệp cho địa phương đồng thời tạo ra thu
nhập rất vừa với điều kiện lao động ở địa phương khai thác có hiệu quả
tiềm năng thế mạnh của từng miền vùng đất đai, khí hậu, lao động….tạo
bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn
thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nông nghiệp hóa ngoài ra dự án còn
đóng vai trò là hình mẫu để các cá nhân đơn vị khác có những hình thức
đầu tư thích hợp nhân rộng mô hình không chỉ trong chăn nuôi lợn thịt
mà còn trong những lĩnh vực khác.

You might also like