You are on page 1of 14

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH


KHOA KINH TẾ

Đề bài: Lựa chọn một mặt hàng và phân tích những


nhân tố ảnh hưởng đến cung hoặc cầu của hàng hóa đó
tại Việt Nam, từ đó đưa ra dự báo về sự biến động của
giá hàng hóa đó trong thời gian tới.

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Minh Phượng


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Linh
Mã sinh viên: 205734030110131
LỜI MỞ ĐẦU
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng và là thế mạnh của Việt Nam, đóng
góp lớn vào GDP của nhà nước và giải quyết được việc làm cho đa số người
dân. Hiện nay, nước ta vẫn là một nước nông nghiệp. Với lợi thế là sản phẩm đa
dạng, phong phú nhiều chủng loại với chất lượng tốt, giá thành rẻ, các sản phẩm
nông nghiệp giúp đóng góp lớn vào ngành kinh tế, đặc biết là các loại cây lương
thực lúa gạo, ngô, khoai,…Hằng năm con số xuất khẩu các loại nông sản không
ngừng gia tang đặc biệt là lúa gạo mang lại doanh thu lớn cho quốc gia.
Thị trường xuất khẩu gạo cũng như tình hình cung cầu về gạo luôn là một vấn
đề đáng quan tâm của toàn xã hội. Viết Nam là một nước công nghiệp trên đà
phát triển công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. D ạo gần đây tình hình giá cả
mặt hàng gạo đang rất được quan tâm. Do giá gạo liên tục biến động đó làm ảnh
hưởng đến tâm lý cũng như hành vi của người tiêu dung. Điều đó góp phần
không nhỏ trong việc giá gạo biến động mạnh.
Ngoài ra, việc hạn chế xuất khẩu gạo cũng làm cho người tiêu dùng tin rằng sức
cung gạo không đủ cung ứng cho thị trường trong nước nên mới phải hạn chế
xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Do đó, ta cũng nhận rằng quan hệ cung và cầu về gạo hiện nay đang là vấn đề
nóng bỏng được bàn luận trong các chương trình thời sự trong nước và quốc tế
và trên các bài báo thường thuật.
MỤC LỤC
Phần 1.MỞ ĐẦU………………………………………………………
1. Lý do chọn vấn đề nghiên
cứu…………………………………………….
2. “Tại sao hàng hóa này cần thiết được nghiên
cứu”…………………………
Phần 2. NỘI DUNG……………………………………………………
1. Biến động về cung- cầu của hàng
hóa……………………………………….
2. Nguyên nhân dẫn đến biến
động…………………………………………….
3. Dự báo về sự biến động của giá cả hàng hóa đó trong thời gian
tới………...
4. Đề xuất giải pháp ( nếu có )………………………………………
Phần 3.KẾT LUẬN…………………………………………………………
Phần 4.TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………
Phần 1.MỞ ĐẦU
-Lý do chọn mặt hàng lúa gạo:
+ Trong một thời gian dài, lúa là một cây trồng đóng vài trò chiến lược trong an
ninh lương thực của Việt Nam. Trong nhiều thập kỷ qua, chính phủ đã nỗ lực
tăng sản lượng lúa gạo trước là cho thị trường nội địa và sau đó là thị trường
xuất khẩu. Từ năm 1993, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế
giới. Năm 2015, sản lượng lúa của Việt Nam đạt 28 triệu tấn. Tăng sản lượng và
xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam trong những năm qua phần lớn dựa vào sản
xuất lúa chất lượng thấp và xuất khẩu thông qua hình thức hợp đồng song
phương giữa hai chính phủ ở thị trường châu Á, châu Phi, và Trung Đông với
giá bán thấp. Cùng với giảm giá thành sản xuất, chính sách này đã đưa Việt
Nam trở thành một trong năm nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới.
+ Việt Nam là đất nước có những lợi thế đặc biệt trong sản xuất lúa gạo. Hiện
nay, lúa gạo đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội của
Việt Nam. Theo thống kê của Viên Nghiên cứu Lúa Quốc Tế (IRRI), diện tích
lúa chiếm 82% diên tích đất canh tác ở Việt Nam. Có khoảng 52% sản lượng lúa
Việt Nam được sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long và 18% ở đồng bằng sông
Hồng.
+ Thị trường gạo biến đổi liên tục, sự cạnh tranh từ các nước sản xuất gạo mới
nổi, cộng thêm nhu cầu gạo chất lượng cao ngày càng tăng xuất phát từ người
tiêu dung trong nước và quốc tế. Từ đầu năm đến nay, trước diễn biến phức tạp
của thời tiết và tình hình sản xuất kinh doanh đang bị trì trệ do ảnh hưởng của
đại dịch COVID 19 bùng phát lên toàn cầu đã khiến cho ngành nông nghiệp nói
chung và sản xuất lúa gạo nói riêng phải đối mặt với rất nhiều thử thách và khó
khăn. Tuy nhiên, nhờ các phương án ứng phó kịp thời và phù hợp, cũng với
những nổ lực trong tái cơ cấu sản xuất lúa gạo năm 2020 đã đạt được kết quả
tích cực. Em rất quan tâm đến vấn đề này, nhất là những nhân tố ảnh hưởng đến
cung- cầu lúa gạo Việt Nam và những dự báo về sự báo động của giá hàng hóa
nay trong thời gian tới. Vì vậy em đã chọn đối tượng nghiện cứu cho đề tài bài
tiểu luận là mặt hàng lúa gạo nước ta.
Phần 2. NỘI DUNG
- Biến động về cung của mặt hàng lúa gạo:
+ Trong bối cảnh dịch bệnh, thiên tai, thời tiết bất thường, Thủ tướng
Chính phủ chỉ đạo cần phải bảo đảm an ninh lương thực quốc gia,
không để đầu cơ, nâng giá, thiếu thốn lương thực, đồng thời tiếp tục thực
hiện xuất khẩu gạo để bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người
trồng lúa.
+ Thực trạng sản xuất, xuất khẩu lúa, gạo của Việt Nam

Năm 2019, số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy cả diện tích gieo
trồng và sản lượng lúa nước ta đều giảm. Theo đó, diện tích gieo trồng lúa
cả nước đạt 7,5 triệu ha, giảm 1,3% và sản lượng đạt 43,5 triệu tấn, giảm
1,2% so với năm 2018. Có điều đáng chú ý là, tuy sản lượng gạo xuất
khẩu cả năm 2019 đạt 6,37 triệu tấn, tăng 4,4% so với năm 2018, song
kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 2,8 triệu USD, lại giảm 8,3% do giá xuất
khẩu bình quân giảm so với năm 2018.

Đầu năm 2020, tính đến trung tuần tháng 4 năm 2020, cả nước đã gieo
cấy được 3.021,3 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 96,8% cùng kỳ năm
trước; thu hoạch được xấp xỉ 1,68 triệu ha, sản lượng ước đạt 11,3 triệu
tấn. Sản lượng gạo xuất khẩu đạt 1,68 triệu tấn, kim ngạch đạt 774,6 triệu
USD.

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều quốc gia tích trữ lương
thực, đẩy giá gạo trên thị trường thế giới từ tháng 2/2020 bắt đầu nhích
lên, trong đó giá của gạo Việt Nam loại 5% tấm trong quý 1/2020 tăng
7,3% so với cùng kỳ năm 2019. Do vậy, riêng trong Quý I năm 2020, Việt
Nam xuất khẩu được 1,52 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt 700,81 triệu USD
tăng 8% về sản lượng và tăng 14,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm
2019. Tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2018 (năm giá gạo Việt
Nam đạt đỉnh cao), sản lượng chỉ tăng 2,1% và kim ngạch chỉ bằng 94,1%
Bên cạnh đó, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã khiến nhiều quốc gia
phụ thuộc vào gạo nhập khẩu bắt đầu tích trữ lương thực, đồng thời một
số quốc gia ra lệnh kiềm chế xuất khẩu khiến nhu cầu cũng như giá gạo
thế giới càng tăng cao.
+ Thời tiết xảy ra thất thường: Hạn hán, mất mùa xảy ra ở nhiều nước, song mức
độ không quá lớn, không quá nghiêm trọng như dự báo. Tổ chức Nông - Lương
Liên Hợp Quốc (FAO) và Bộ Nông nghiệp Mỹ đều dự báo sản lượng gạo thế
giới trong năm 2017 sẽ tăng.

Bên cạnh đó, dự trữ gạo của thế giới đang ở mức cao. Nguồn cung tăng sẽ khiến
cho giá gạo ổn định.

Tuy nhiên, xét ở góc độ hẹp, có tác động trực tiếp rõ nét đến gạo Việt Nam.
Trong số các nước được mùa, có cả Malaysia và Philippines- hai khách hàng lớn
và truyền thống của Việt Nam, nên có khả năng hai nước này sẽ giảm nhập
khẩu.

-Nguyên nhân dẫn đến sự biến động mặt hàng lúa gạo:

+Xét trên góc độ cung-cầu thì về mặt dài hạn, hoàn toàn không có chuyện thiếu
hụt gạo khi mà sản lượng lúa của đồng bằng lớn nhất Việt Nam không hề suy
giảm. Việc cấm xuấ khẩu gạo của chính phủ sẽ góp phần đảm bảo an ninh lương
thực của Việt Nam.

+Khi cầu lớn hơn cung gấp nhiều lần thì chắc chắn giá buộc phải tăng để cân
bang cung-cầu. Nguyên nhân cầu gạo tăng vọt bởi vì tin đồn đã tích tụ đủ năng
lượng cần thiết: những thông tin về khủng hoảng lương thực trên thế giới được
báo chí đăng tải liên tục trong thời gian vừa qua đã khiến cho người dân tin rằng
thế giới bị thiếu gạo. Điều đó dẫn đến hành động đổ xô đi mua gạo ở các siêu thị
cửa hàng khiến cho cầu về gạo tăng vọt.

Hiện nay thị trường gạo của Việt Nam đang biến động rất mạnh, do nguồn khan
hiếm nên giá hầu hết tăng lên. Dự báo giá gạo thế giới sẽ tiếp tục tăng trong thời
gian tới vì cung cầu gạo trên thế giới năm nay sẽ tiếp tục biến động. Do chủ
trương của chính phủ hạn chế nhằm bảo đảm vững chắc an ninh lương thực
trong nước, cung cấp đủ gạo cho dân, với giá cả hợp lý. Sau đó mới xuất khẩu,
không kìm giữ, nhưng phải theo dõi sát sao, cân đối giữa sản xuất- tiêu dùng.

-Dự báo về sự biến động của giá cả mặt hàng lúa gạo trong thời gian tới:

+ Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 608.768
tấn gạo các loại trong gần 2 tháng đầu năm, đạt hơn 336,18 triệu USD, giảm
khoảng 34% về khối lượng và 22% về kim ngạch. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo từ
đầu năm đến nay lại tăng về giá, đạt trung bình 551,7 USD/tấn, tăng 3,4% so với
tháng 12/2020 và tăng 15,4% so với tháng 1/2020. Theo nhiều doanh nghiệp
xuất khẩu gạo, điều này cho thấy những tín hiệu lạc quan về xuất khẩu gạo trong
năm 2021 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp.

+ Trong thời gian tới chúng ta có đủ sức để cạnh tranh với gạo của các nước
trên thị trường thế giới. Bởi vì như đã phân tích, chúng ta đã có sự chủ động
trong việc nâng cao giá trị hạt gạo; chúng ta cũng đã có sự thay đổi kịp thời các
chủng loại gạo để sản xuất, đáp ứng nhu cầu, tín hiệu thị trường.

Chúng ta cũng đã xây dựng được thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường thế
giới. Ví dụ như: gạo ST25 trong thời gian vừa qua liên tục đứng vị trí thứ nhất,
thứ nhì về sản phẩm gạo ngon nhất thế giới. Và chúng ta cũng đã áp dụng được
khoa học kỹ thuật vào trong quá trình từ nghiên cứu giống cho đến sản xuất, chế
biến, bảo quản để xuất khẩu.

Đồng thời, trong thời gian qua các hiệp hội, DN xuất khẩu gạo cũng đã có sự
chủ động trong việc tìm kiếm thị trường cũng như trong việc thay đổi chủng loại
gạo xuất khẩu phù hợp với nhu cầu và đáp ứng các nhu cầu khắt khe của các
nước nhập khẩu, đồng thời thông tin cho người nông dân để có sự điều chỉnh
trong quá trình sản xuất. Và người nông dân cũng đã có sự thay đổi rất tích cực
trong thời gian qua khi đã chủ động tìm hiểu và áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật
cao vào trong sản xuất; cũng đã nắm được các thông tin cơ bản về các hiệp định
thương mại tự do có thể đem lại để tận dụng được các cơ hội từ hiệp định để sản
xuất ra các loại gạo có giá trị gia tăng cao để xuất khẩu.

+ Trong năm 2020, chúng ta cũng đã tận dụng rất tốt cơ hội từ các Hiệp định
thương mại tự do mới được ký kết và có hiệu lực như: EVFTA, UKVFTA… với
những ưu đãi về mặt thuế quan đã giúp thương hiệu gạo Việt Nam được biết đến
nhiều hơn. Nhờ đó, Việt Nam đang dần mở rộng xuất khẩu sang các thị trường
tiêu dùng gạo cao cấp, gạo đặc sản với giá bán cao hơn so với gạo trắng, góp
phần đem lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp và nông dân… Đây là bước tiền
đề để cho các sản phẩm gạo của chúng ta có chỗ đứng trên thị trường thế giới.

Trong thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cũng đã tích cực
trong việc hỗ trợ các hiệp hội, DN cũng như các hộ sản xuất lúa gạo trong công
tác thông tin định hướng tình hình thị trường, trong công tác quy hoạch sản xuất,
xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu quả DN. Và một yếu tố quan
trọng nữa là sự vào cuộc kịp thời của Chính phủ, sự chỉ đạo của Chính phủ và sự
phối hợp của các bộ, ngành trong điều hành xuất khẩu gạo thời gian qua. Những
yếu tố đó đã tác động và tạo nên vị thế, giá trị gia tăng gạo của chúng ta.
+ Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng như người nông dân, cần chủ
động tìm hiểu về các FTAs; chủ động nghiên cứu và thực hiện tốt văn bản
hướng dẫn thực thi FTAs của Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan, đặc biệt là
các hiệp định CPTPP, EVFTA, RCEP...; chủ động chuẩn bị năng lực, nguồn
hàng, nâng cao sức cạnh tranh thông qua việc xây dựng kế hoạch dài hạn, bài
bản, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh thông qua ứng dụng khoa học và
công nghệ nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, học tập, áp dụng các mô hình thành
công đã có để có sự chuẩn bị tốt nhất khi phải đối mặt với áp lực cạnh tranh
ngay trên “sân nhà”. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc và tuân thủ chặt chẽ các
quy định về truy xuất nguồn gốc; tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật trong khâu sản xuất, chế biến của mình để phục vụ xuất
khẩu; kiểm soát tốt vấn đề về kiểm dịch thực vật, đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm trong toàn bộ chuỗi bảo quản, chế biến để có gạo hàng hóa chất lượng
cao, đáp ứng yêu cầu của các nước nhập khẩu.

Bên cạnh đó, phải nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thông qua chất lượng
và giá cả, đồng thời xây dựng và bảo vệ được thương hiệu để thúc đẩy xuất khẩu
bền vững, duy trì và đa dạng hóa được thị trường; cần chuẩn bị các biện pháp
đối phó với các vụ kiện về phòng vệ thương mại thông qua việc theo dõi tình
hình thị trường, giá cả, các điều kiện trong giao thương, nâng cao năng lực.

+ Giá gạo xuất khẩu gần đây có xu hướng giảm nhưng theo các doanh nghiệp
đây chỉ là biến động trong ngắn hạn.
Thời gian tới, giá gạo xuất khẩu vẫn có khả năng tăng trở lại, nhưng quan trọng
nhất là phải kiểm soát tốt dịch Covid-19 trong nước để việc lưu thông, vận
chuyển được dễ dàng hơn.
Theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 7-2021
ước đạt 550 nghìn tấn với giá trị đạt 289 triệu USD.
Như vậy, tổng khối lượng xuất khẩu gạo 7 tháng đạt 3,58 triệu tấn với giá trị
1,94 tỷ USD, giảm 10,6% về khối lượng và giảm 0,6% về giá trị so với cùng kỳ
năm 2020.
Philippines là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam trong 6 tháng năm
2021 với 35,2% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 1,09 triệu tấn
với 579,8 triệu USD, giảm 20,6% về khối lượng và giảm 8,6% về giá trị so với
cùng kỳ năm 2020.
Trong 6 tháng năm 2021, thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là
Bangladesh với mức tăng gấp 142 lần. Ngược lại, thị trường có giá trị xuất khẩu
gạo giảm mạnh nhất là Indonesia với mức giảm 60,5%. Giá gạo xuất khẩu bình
quân 6 tháng đầu năm đạt 544 USD/tấn, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2020.
+ Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở Nam bộ khiến thiếu lao động bốc xếp và
đơn vị muốn mua hàng nhưng cũng không có người làm. Chưa kể, nếu phát hiện
một chuyến hàng hay một nhà máy có lao động bị nhiễm Covid-19 là tất cả bị
“đóng băng.”
Hiện nay, các doanh nghiệp chủ yếu thu mua lúa qua thương lái. Thương lái lại
gặp khó khăn trong hoạt động. Theo quy định, lao động làm việc không đảm bảo
được phòng dịch cũng không được hoạt động, trong khi hoạt động bốc xếp lúa
gạo đòi hỏi nhiều lao động.
Các nhà máy của Tập đoàn Intimex vẫn hoạt động bình thường nhờ tổ chức
phương án “3 tại chỗ” sớm. Hệ thống máy móc trong nhà máy tự động hóa
nhiều nên cũng không phải sử dụng nhiều lao động.
Tuy nhiên, khâu bốc xếp hàng hóa thì cần lực lượng lao động bên ngoài và rất
khó khăn. Hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó tình trạng này
+ Tuy nhiên, thực hiện giãn cách, nhân lực của doanh nghiệp nghỉ đến 2/3 nên
không đủ năng lực sản xuất, chế biến phục vụ xuất khẩu. Với 1/3 công nhân
hiện tại không thể đảm đương được hết các công đoạn từ sản xuất, đóng hàng,
vận chuyển.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho biết họ đã ký kết hợp đồng và phải giao
hàng. Trong bối cảnh hiện nay, các công ty đang cố gắng đàm phán tìm tàu và
container đóng hàng để kịp giao hàng. Thậm chí, có doanh nghiệp không dám
ký hợp đồng mới.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, do phải thực hiện nghiêm quy định về
phòng chống dịch nên việc thu mua, chế biến, xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp
rất khó khăn. Nhưng đây chỉ là khó khăn nhất thời, về tổng quan thì tổng nhu
cầu gạo trên thị trường thế giới sẽ tăng, trong khi nguồn cung từ các quốc giá
xuất khẩu gạo lớn như Ấn Độ, Thái Lan sẽ giảm. Đây là cơ hội để gạo Việt đẩy
mạnh xuất khẩu.
-Đề xuất giải pháp:
+ Giá cả luôn là tín hiệu tốt nhất góp phần bình ổn thị trường.
+ Giải pháp tốt nhất để bình ổn giá gạo là tăng cung gạo một cách từ từ và liên
tục cho đến khi giá ổn định trở lại. Chỉ cần các siêu thị do nhà nước chi phối bán
gạo với giá thấp hơn giá thị trường 500-1.000 đồng và đảm bảo đủ gạo để bán
thì ngay lập tức giá trên thị trường sẽ chững lại bởi vì sức cầu đã bị các siêu thị
hút hết. Để có thể cạnh tranh với các siêu thị nhà nước, thị trường gạo tư nhân sẽ
giảm giá gạo ngang bằng hoặc thấp hơn so với giá của siêu thị để hút khách. Các
siêu thị lại tiếp tục giảm giá gạo xuống thấp hơn 500-1.000 đồng, và cứ thế quá
trình giảm giá sẽ tiếp diễn cho đến khi giá gạo giảm đến mức hợp lý dể cân bằng
cung-cầu.
+ Khi giá giảm từ từ và liên tục đồng thời đảm bảo nguồn cung thì sẽ giải tỏa
tâm lý Việt Nam thiếu gạo của người dân. Khi tất cả mọi người thấy rằng giá
ngày hôm sau thấp hơn ngày hôm trước, đồng thời lúc nào cũng mua được gạo
thì họ sẽ “hoãn” nhu cầu mua gạo hiện tại lại để ngày hôm sau có thể mua gạo
với giá rẻ hơn. Thị trường gạo sẽ trở lại là thị trường của người mua chứ không
phải là thị trường của người bán như hiện nay. Giá gạo lúc đó sẽ bình ổn trở lại.
+ Chính phủ chỉ đạo một số giải pháp điều hành đẩy mạnh xuất khẩu, tiêu thụ
lúa gạo trong dân, chỉ đạo các doanh nghiệp tiếp tục thu mua lúa gạo trong dân,
đồng thời đẩy mạnh việc đàm phán, ký kết các hợp đồng xuất khẩu gạo và điều
hành giá xuất khẩu một cách linh hoạt, xem xét tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục
xuất khẩu cho doanh nghiệp.
+ Bộ Tài chính xây dựng công thức tính giá thành sản xuất một cách thống nhất,
nghiên cứu đưa ra cơ chế điều chỉnh thuế xuất khẩu đối với loại gạo có chi phí
giá thành cao, có gói bao bì. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tính toán,
cân đối cung-cầu cho vụ Đông Xuân cũng như niên vụ tới, nhất là về cơ cấu
giống.
+ Nhà nước cần tiếp tục theo dõi những tác động, không để tái phát sốt, điều hòa
lượng cung gạo tại các khu vực, đồng thời sẽ theo dõi them tình hình thế giới.
Ngoài ra còn phải kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã
hội và tăng cường bền vững. Đề xuất cơ chế chính sách bảo đảm nguồn cung
lương thực, thực phẩm.
+ Giải pháp phát triển thị trường lúa gạo có thể xem là biện pháp lâu dài để
kích thích và ổn định sản xuất, giảm thiểu rủi ro cho nông dân và gia tăng lợi
nhuận.
a . Nghiên cứu chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo
Nghiên cứu chuỗi giá trị trong sản xuất lúa gạo, tìm giải pháp nâng cao
chuỗi giá trị từ khâu sản xuất, xử lý giảm thất thoát sau thu hoạch, tăng cường
đầu
tư kho tàng bảo quản tồn trữ, bảo đảm chất lượng, cơ sở hạ tầng, lưu thông phân
phối...tạo cơ chế cân đối và phát huy tối đa lợi nhuận của chuỗi giá trị.
b . Xây dựng thương hiệu lúa gạo
Từ cánh đồng mẫu lớn, tiến tới vùng chuyên canh, với sản lượng lớn đồng
đều nghiên cứu xây dựng thương hiệu lúa gạo giúp người sản xuất hướng đến thị
trường, sản xuất theo tiêu chuẩn, bảo đảm chất lượng, tăng giá trị gạo và tăng
thu
nhập.
c . Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin thị trường và thông tin quảng bá
Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin thị trường và thông tin quảng bá
rất
cần thiết để giúp người sản xuất dễ dàng quyết định sản xuất và có kế hoạch sản
xuất, dự đoán được thị trường, giảm thiểu rủi ro do dư thừa và rớt giá.
d. Một số chính sách của nhà nước
-Chính sách quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo.
- Chính sách tín dụng, ưu đãi, bảo hộ cho sản xuất và xuất khẩu gạo.
- Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất và xuất khẩu gạo.
- Chính sách thực hiện giải pháp đồng bộ cho sản xuất lúa gạo.
- Chính sách Marketing mở rộng thị trường xuất khẩu gạo.
Phần 3. KẾT LUẬN
Với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, tham gia vào tổ chức
thương mại WTO, ngành lúa gạo Việt Nam đang đứng trước những khó khăn và
thách thức lớn về chất lượng gạo và ổn định thị trường tiêu thụ. Điều kiện mới
đặt
ra những yêu cầu tất yếu mà mọi khâu: “ sản xuất - chế biến – tiêu thụ” lúa gạo
của
nước ta phải tiến hành qui trình liên kết đồng bộ. Trong đó mở rộng thị trường
tiêu
thụ nước ngoài và ổn định thị trường trong nước của hàng hoá lúa gạo là vấn đề
then chốt. Do đó, Nhà nước cần có những biện pháp, chính sách thích hợp để
thúc
đẩy phát triển thị trường gạo trong và ngoài nước.
Mặt khác nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế thị trường phát triển
năng động,đa phương đa chiều, bởi vậy không thể áp dụng một phương pháp cố
định mà cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa hai phương án này: một mặt giúp cân
bằng nền kinh tế thị trường, mặt khác lại tỏ rõ được tầm quan trọng, sáng suốt
của chính phủ trong quá trình hoạch định chèo lái con thuyền kinh tế của đất
nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Kinh tế vi mô, Đại Học Vinh
2. KInh tế vi mô, Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh và những trang mạng
truyền thông khác…

You might also like