You are on page 1of 13

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH


------------

BÀI TIỂU LUẬN


ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH NGÀNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT
NAM

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hồng Hạnh


Lớp : INE302_222_1_D01
Mã số sinh viên : 030838220058
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Xuân Đạo
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN..................................................................................2

1.1. Khái niệm của xuất khẩu.........................................................................................2

1.2. Vai trò của xuất khẩu gạo đối với nền kinh tế Việt Nam........................................2

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM ..................3

2.1. Những vấn đề chung của sản xuất lúa gạo hiện nay................................................3

2.2. Tình hình kinh doanh lúa gạo hiện nay....................................................................4

CHƯƠNG 3: THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LÚA GẠO Ở VIỆT NAM VÀ CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU .............................4

3.1. Thị trường xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam...............................................................4

3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu lúa gạo.......................................5

CHƯƠNG 4: CÁC CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH XUẤT KHẨU GẠO VÀ


VAI TRÒ CỦA CÁC CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM.......................6

4.1. Các chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo ở Việt Nam.......................................6

4.2. Vai trò của chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo...............................................7

CHƯƠNG 5: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU GẠO .........8

5.1. Cơ hội......................................................................................................................8

5.2. Thách thức...............................................................................................................8

KẾT LUẬN..................................................................................................................10

TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................11


LỜI MỞ ĐẦU

Lúa gạo là ngành sản xuất truyền thống và quan trọng của Việt Nam, tạo ra
sinh kế của hàng chục triệu nông dân trên cả nước. Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu
ấn tượng về sản xuất lúa gạo trong những năm gần đây, góp phần quan trọng bảo đảm
an ninh lương thực quốc gia và hiện vẫn giữ vững vị trí là một trong những nước xuất
khẩu gạo hàng đầu thế giới với kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng cao.

Trung bình một năm, Việt Nam sản xuất khoảng 26 - 28 triệu tấn gạo, sau khi
dành cho tiêu thụ trong nước, khối lượng gạo xuất khẩu khoảng 6 - 6,5 triệu tấn
gạo/năm, trong đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa chính chiếm đến hơn
50% sản lượng và hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Xuất khẩu gạo có vai
trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Những năm gần đây,
ngành gạo đã có những bước phát triển vượt bậc và đạt được nhiều kết quả. Hàng
năm, lượng gạo của Việt Nam xuất khẩu chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu
toàn thế giới. Hạt gạo Việt đã có mặt trên 150 nước và vùng lãnh thổ. Thị trường xuất
khẩu chính là châu Á, trong đó, Trung Quốc và Philippines là hai thị trường chính của
xuất khẩu gạo.

Xuyên suốt quá trình phát triển, ngành hàng sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt
Nam đã đạt nhiều “kỳ tích”. Trong bối cảnh mới hiện nay với những biến động của thị
trường thế giới, biến chuyển của thị hiếu tiêu dùng cộng với biến đổi khí hậu ngày
một rõ nét, ngành lúa gạo Việt Nam đang có sự chuyển mình mạnh mẽ trong cả sản
xuất và xuất khẩu. Theo đó, ngành tập trung nâng cao chất lượng lúa gạo, mở rộng thị
trường tiêu thụ, tiến tới xây dựng thương hiệu gạo bền vững trên thị trường quốc tế.

1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu

 Khái niệm

Xuất khẩu hàng hóa là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho một quốc gia khác
nhằm mục đích kiếm lợi nhuận, dựa trên việc sử dụng tiền tệ làm phương tiện thanh
toán. Tiền tệ có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia. Mục
đích của hoạt động này là thu được một khoản ngoại tệ dựa trên cơ sở khai thác lợi thế
so sánh của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Khi việc trao đổi hàng
hoá giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt
động này.

1.2. Vai trò của xuất khẩu gạo đối với nền kinh tế Việt Nam

Việt Nam là nước đông dân, gạo là lương thực chính và khó có loại thực phẩm
nào thay thế được. Điều này cho thấy tầm quan trọng của sản xuất lúa gạo đối với nền
kinh tế đất nước. Hơn nữa, muốn đảm bảo an ninh lương thực thì việc xuất khẩu gạo
trong điều kiện kinh tế hiện nay có ý nghĩa quyết định đối với quá trình hội nhập của
nước ta, điều này thể hiện trên nhiều mặt, trong đó chủ yếu là:

 Xuất khẩu gạo tăng thu ngoại tệ, tích luỹ vốn cho quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước: Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta những năm gần
đây, kim ngạch từ xuất khẩu gạo chiếm một tỷ trọng khá lớn, gạo là một mặt hàng chủ
lực của nông sản Việt Nam trên trường quốc tế. Trên thực tế cho thấy xuất khẩu gạo
từ lâu đã mang lại một nguồn vốn không nhỏ cho nước ta. Theo số liệu mới nhất của
Bộ Thương mại, trong suốt 11 năm từ 1989 đến 2000, tổng kim ngạch mà xuất khẩu
gạo mang lại đạt gần 7 tỷ USD, chưa kể đến xuất khẩu tiểu ngạch sang các nước láng
giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia.

 Xuất khẩu gạo đóng vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát
triển: Ngày nay, trước xu thế hội nhập, nhiều cơ hội và thách thức, các quốc gia đều
phải phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu những sản phẩm mà mình có lợi thế so
với các nước khác. Kể từ khi lúa gạo trở thành lợi thế xuất khẩu của đất nước thì các
nước này tập trung sản xuất lúa gạo quy mô lớn với nền nông nghiệp thâm canh cao,

2
ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để tăng năng suất, sản lượng cũng như chất
lượng gạo. Vì vậy, sự tập trung sản xuất kéo theo sự phát triển của hàng loạt các nghề
phụ liên quan đến sản xuất và chế biến gạo như xay sát, bảo quản, đánh bóng... cũng
phát triển theo và sẽ kéo theo sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.

 Xuất khẩu có tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời
sống nhân dân: Xuất khẩu gạo trước hết làm tăng thu nhập của người nông dân đặc
biệt ở các vùng chuyên canh lúa nước, đời sống người dân phụ thuộc chủ yếu vào cây
lúa. Hơn nữa, khi thực hiện tăng cường xuất khẩu thì kéo theo nó là vấn đề xay xát,
chế biến phát triển, vấn đề vận chuyển hàng hoá …những công tác trên thu hút khá
nhiều lao động từ không có trình độ kỹ thuật, quản lý đến có trình độ cao. Việc tạo
việc làm ổn định cũng chính là một biện pháp hữu hiệu để tăng thu nhập, ổn định xã
hội. Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam thì xuất khẩu gạo là một
lợi thế lớn. Bởi sản xuất và xuất khẩu gạo có những lợi thế căn bản như: đất đai, khí
hậu, nguồn nước, nguồn nhân lực … Và đặc biệt yêu cầu về vốn kỹ thuật trung bình,
với các lợi thế như vậy tăng cường xuất khẩu gạo là hướng đi đúng đắn nhất.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

2.1. Những vấn đề chung của sản xuất lúa gạo hiện nay

Các vấn đề chung của sản xuất lúa gạo hiện nay bao gồm:

 Hạn chế về kỹ thuật sản xuất: Nhiều nông dân vẫn sử dụng phương pháp truyền
thống trong sản xuất lúa gạo, không áp dụng các kỹ thuật mới nhất để tăng năng suất
và chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, nông dân thiếu kinh nghiệm trong quản lý và chăm
sóc cây trồng và trong thu hoạch và bảo quản gạo.

 Thời tiết khắc nghiệt: Thời tiết khắc nghiệt như hạn hán, mưa lớn, bão lũ có thể
ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng lúa gạo.

 Giá thành cao: Giá thành sản xuất lúa gạo cao do chi phí đầu vào như giống cây
trồng, phân bón, thuốc trừ sâu và các chi phí khác.

3
 Cạnh tranh giá cả: Lúa gạo Việt Nam đang phải cạnh tranh với các nước khác
trong khu vực và trên thế giới.

 Chất lượng sản phẩm không đảm bảo: Một số sản phẩm lúa gạo không đạt tiêu
chuẩn chất lượng do sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu không đúng cách.

2.2. Tình hình kinh doanh lúa gạo hiện nay

Hệ thống các doanh nghiệp thu mua lúa gạo ở Việt Nam hiện nay là các doanh
nghiệp Quốc doanh. Các doanh nghiệp này thường thu mua với khối lượng lớn xong
họ lại không chủ động trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ gạo sau khi thu mua. Do
vậy đôi khi dẫn đến tình trạng thiếu hệ thống kho chứa lúa. Đặc biệt là khó khăn lớn
nhất hiện nay của các doanh nghiệp này là thiếu hệ thống kho chứa lúa, thiếu điện để
sản xuất dẫn đến ảnh hưởng chất lượng trong việc chế biến hạt thóc. Vì vậy nếu hoạt
động thu mua lúa gạo chững lại thì bà con nông dân lại lo lắng không bán được lúa.

Hoạt động kinh doanh lúa gạo của các doanh nghiệp: Hệ thống các doanh
nghiệp kinh doanh lúa gạo hầu như còn rất non yếu, không chủ động tìm kiếm các
cách thức tiêu thụ mà thụ động phục vụ theo nhu cầu là chính.

CHƯƠNG 3: THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LÚA GẠO Ở VIỆT NAM VÀ CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU

3.1. Thị trường xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam

Từ năm 1989 đến 2019, tròn 30 năm hạt gạo Việt Nam góp mặt vào thị trường
toàn cầu, chấm dứt thời kỳ thiếu gạo, chuyển sang xuất khẩu. Giai đoạn 1976 - 1987,
Việt Nam còn phải nhập khẩu gạo của các nước trong đó có Indonesia cho tiêu dùng
trong nước, nhưng đến năm 1989 chúng ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo. Dần dần
ngành gạo xuất khẩu vươn mình lớn mạnh, trở thành 1 trong 3 nước xuất khẩu lớn
trên thế giới.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam đang chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất
khẩu của thế giới. Hạt gạo Việt Nam có mặt tại trên 150 nước và vùng lãnh thổ. Thị

4
trường xuất khẩu chính là châu Á, trong đó, Trung Quốc và Philippines là 2 thị trường
chính của xuất khẩu gạo.

Dự báo, xuất khẩu gạo sẽ tiếp tục đà tăng trưởng đến cuối năm do lượng gạo
tiêu thụ trên thế giới tăng cao kỷ lục trong niên vụ 2022-2023, trong khi tồn kho gạo
toàn cầu giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Theo số liệu của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, xuất khẩu gạo tháng 5/2023 ước đạt 1
triệu tấn, trị giá 489 triệu USD, đưa tổng khối lượng xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm
2023 đạt gần 3,9 triệu tấn, trị giá 2,02 tỷ USD, tăng 40,8% về khối lượng và tăng 49%
về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

Đáng chú ý là trong khi giá gạo Việt Nam thường ổn định ở mức cao thì giá
gạo của Thái Lan và Ấn Độ thường có sự trồi sụt theo ngày. Như vậy phần nào có thể
thấy, giá của gạo Việt Nam tăng cao ổn định thời gian qua một phần là do nhu cầu tiêu
thụ trên thế giới tăng, nhưng phần khác cũng khẳng định chất lượng, uy tín hạt gạo
Việt Nam đang được khẳng định ngày càng rõ nét ở nhiều phân khúc hàng hóa khác
nhau.

3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu lúa gạo

Có nhiều yếu tố tác động đến thị trường gạo Việt Nam, trong đó có thể kể đến
những yếu tố cơ bản sau:

 Nhu cầu của thị trường về sản phẩm gạo: Gạo là hàng hóa thiết yếu, giống như
những loại hàng hóa khác, cầu về gạo cũng phụ thuộc vào thu nhập, cơ cấu, dân cư,
thị hiếu,...Khi thu nhập cao thì cầu về số lượng gạo giảm nhưng cầu về gạo chất lượng
cao có xu hướng tăng lên, ngược lại cầu về gạo chất lượng thấp giảm đi. Chính vì vậy
tỉ trọng tiêu dùng cho gạo trong tổng thu nhập vẫn tăng.

 Cung gạo trên thị trường là một nhân tố quan trọng: Các doanh nghiệp tham
gia cung cấp gạo cần phải tìm hiểu kỹ về khả năng cung cấp từng loại gạo của mình
cũng như khả năng của các đối thủ cạnh tranh. Trên thị trường, sản phẩm gạo rất đa
dạng, phong phú, cầu về gạo co giãn ít so với giá do đó nếu lượng cung tăng quá
nhiều có thể dẫn đến dư cung. Điều đó là bất lợi cho doanh nghiệp.

5
 Giá cả: Giá cả chính là thước đo sự cân bằng cung - cầu trong nền kinh tế thị
trường, tuy giá gạo trên thị trường ít biến động nhưng đối với những sản phẩm gạo
đặc sản như gạo Tám xoan Hải Hậu, gạo hương lài,... thì giá có vai trò quyết định khá
lớn.

 Công nghệ sản xuất: Các yếu tố về cơ sở vật chất, công nghệ kỹ thuật và tiêu
thụ quan trọng trong việc tăng khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ gạo.
Hệ thống chế biến với công nghệ dây chuyền hiện đại sẽ giúp nâng cao chất lượng,
sản lượng và giá trị gạo.

CHƯƠNG 4: CÁC CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH XUẤT KHẨU GẠO VÀ


VAI TRÒ CỦA CÁC CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM

4.1. Các chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo ở Việt Nam

Từ năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về kinh
doanh xuất khẩu gạo, thay thế cho Nghị định số 109/2010/NĐ-CP, có nhiều điểm mới
thể hiện tư duy đổi mới trong quản lý của Chính phủ, của Bộ Công thương về kinh
doanh xuất khẩu gạo như: loại bỏ quy định về địa bàn đầu tư xây dựng, quy mô kho
chứa, cơ sở xay xát chế biến thóc, gạo; khuyến khích thương nhân đầu tư sản xuất,
xuất khẩu các mặt hàng gạo có chất lượng, giá trị cao; thương nhân có thể thuê kho
chứa, cơ sở xay xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh… Đây là
những bước tiến mới về thể chế theo hướng mở, tạo thuận lợi cho thương nhân khi
gia nhập thị trường xuất khẩu gạo.

Ngoài ra, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp cùng các bộ, ngành, Hiệp hội
Lương thực Việt Nam triển khai và hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện hiệu quả
các FTA đã ký kết để tận dụng tối đa cơ hội mở rộng khai thác các thị trường như
Hàn Quốc, EU... Cùng với đó, Bộ sẽ thực hiện các giải pháp về cơ chế chính sách,
tháo gỡ rào cản kỹ thuật và thương mại, nội luật hóa các cam kết quốc tế, thủ tục hải
quan, logistics… giúp doanh nghiệp xuất khẩu gạo khai thác tốt thị trường.

6
4.2. Vai trò của chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo

Thông qua chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo, đã giúp tăng thu nhập ngoại
tệ cho tài chính và cho nhu cầu nhập khẩu cũng như tạo cơ sở cho phát triển hạ tầng là
một mục tiêu quan trọng nhất của chính sách thương mại. Trong những năm qua,
chúng ta đã giải quyết tốt mối quan hệ nhà nước, xã hội và thị trường trong các hoạt
động quản lý nhà nước. Bình quân cả giai đoạn 2006 – 2017, GDP tăng trưởng 6,19%
cao hơn tốc độ tăng GDP của thế giới.

Ngoài ra, các chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo còn giúp thúc đẩy các
ngành kinh tế theo hướng xuất khẩu, khuyến khích khu vực tư nhân mở rộng xuất
khẩu để giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập, ngoại tệ cho đất nước.

Năng suất lao động của Việt Nam có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều
qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực
ASEAN. Năng suất lao động toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 đạt 102
triệu đồng/lao động (tương đương 4.512 USD), tăng 346 USD so với năm 2017. Hiệu
quả sử dụng vốn đầu tư thể hiện qua chỉ số ICOR đang dần được cải thiện, từ mức
6,42 năm 2016 giảm xuống còn 6,11 năm 2017 và là 5,97 năm 2018.

Đến hết năm 2018, Việt Nam hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo, tăng gần gấp đôi so với số liệu năm 2015. Với sự phát triển mạnh
mẽ của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đến năm 2020, Việt Nam sẽ có
khoảng một triệu doanh nghiệp, trong đó có 5.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Báo cáo về xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2018 cho thấy, Việt Nam
tiếp tục cải thiện vị trí, đứng thứ 45/126 quốc gia và nền kinh tế được xếp hạng, tăng 2
bậc so với năm 2017, 14 bậc so với năm 2016.

7
CHƯƠNG 5: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU GẠO

5.1. Cơ hội

Các chuyên gia ngành gạo dự báo, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2023 sẽ
thuận lợi, giá gạo vẫn duy trì ở mức cao do những bất ổn về kinh tế, chính trị toàn cầu
khiến nhu cầu thu mua lương thực tăng lên.

Sự kỳ vọng này dựa vào việc giá gạo tăng do Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo.
Giá gạo Ấn Độ có vị thế cạnh tranh yếu hơn do chịu mức thuế cao hơn, từ đó sẽ thúc
đẩy người mua chuyển hướng sang gạo của Thái Lan và Việt Nam. Vì vậy, kỳ vọng
các nhà sản xuất gạo sẽ có biên lợi nhuận gộp cao hơn trong 2023 nhờ giá bán tăng.

Hiện Philippines là khách hàng nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Bởi
nguồn cung trong nước của Philippines đang ở mức thấp do tồn kho cho năm 2023
khá thấp. Ngoài ra, sản lượng gạo được dự báo sẽ giảm do thiệt hại mùa màng từ hậu
quả của cơn bão Noru.

Thời tiết khắc nghiệt gần đây ở các nước xuất khẩu gạo lớn tại châu Á như
thiếu mưa ở Ấn Độ, hạn hán ở Trung Quốc và lũ lụt ở Bangladesh… có thể ảnh
hưởng đến triển vọng sản xuất trong niên vụ 2022-2023. Do sản lượng trong nước
giảm, nhập khẩu gạo của Trung Quốc dự kiến cũng sẽ tăng lên mức kỷ lục.

VNDIRECT cho biết, sự gia tăng bảo hộ mậu dịch của các nước trên thế giới
nhằm đảm bảo an ninh lương thực từ khi những tranh chấp địa chính trị gần đây.
Trong bối cảnh nguồn cung giảm trong khi nhu cầu ổn định, gạo thế giới và gạo xuất
khẩu Việt Nam sẽ còn tiềm năng tăng giá trong 2023.

5.2. Thách thức

Tín hiệu thị trường khả quan song Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam (BSC) cho rằng các doanh nghiệp xuất khẩu gạo vẫn phải đối mặt với
thách thức tăng trưởng do áp lực cạnh tranh và chi phí đầu vào cao.

Khối phân tích cũng chỉ ra những rủi ro đó là giả định việc Ấn Độ hủy bỏ lệnh
cấm xuất khẩu gạo sẽ gây áp lực cạnh tranh cho gạo của Việt Nam và giảm giá xuất

8
khẩu. Bên cạnh đó, dự báo thời tiết cho thấy pha Trung tính khả năng cao sẽ xảy ra
vào năm 2023 (lượng mưa ít hơn pha La Nina) có thể ảnh hưởng đến sản lượng gạo.

BSC phân tích năng lực cạnh tranh của gạo xuất khẩu của Việt Nam chưa cao
do chủ yếu cạnh tranh với các đối thủ về giá bán, phần lớn chưa đảm bảo được yêu
cầu về quy trình sản xuất và đảm bảo chất lượng để xuất khẩu sang các thị trường lớn
như EU, Nhật… Điều này khiến mức tăng giá kỳ vọng có thể thấp hơn mức tăng giá
xuất khẩu trung bình thế giới.

Mặt khác, vấn đề chi phí đầu vào, logistics của Việt Nam cao hơn các đối thủ,
trình độ chuyên môn hoá và năng lực sản xuất còn hạn chế, diện tích canh tác manh
mún… sẽ tiếp tục tạo áp lực lên biên lợi nhuận của doanh nghiệp ngành gạo.

Tính đến hết tháng 10, khối lượng gạo xuất khẩu ước đạt 600 nghìn tấn với giá
trị đạt 296 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 11 tháng năm
2022 đạt lần lượt 6,69 triệu tấn và 3,24 tỷ USD, tăng 16,3% về khối lượng và tăng
6,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Giá gạo xuất khẩu bình quân 11 tháng năm
2022 ước đạt 485 USD/tấn, giảm 8,1% so với cùng kỳ năm 2021.

9
KẾT LUẬN

Qua việc phân tích ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam, chúng ta đã thấy được
Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu ấn tượng về sản xuất lúa gạo trong những năm gần
đây, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và hiện vẫn giữ vững
vị trí là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới với kim ngạch xuất
khẩu không ngừng tăng cao. Hạt gạo Việt đã có mặt trên 150 nước và vùng lãnh thổ.
Thị trường xuất khẩu chính là châu Á, trong đó, Trung Quốc và Philippines là hai thị
trường chính của xuất khẩu gạo.

Xuyên suốt quá trình phát triển, ngành hàng sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt
Nam đã đạt nhiều “kỳ tích”. Trong bối cảnh mới hiện nay với những biến động của thị
trường thế giới, biến chuyển của thị hiếu tiêu dùng cộng với biến đổi khí hậu ngày
một rõ nét, ngành lúa gạo Việt Nam đang có sự chuyển mình mạnh mẽ trong cả sản
xuất và xuất khẩu. Theo đó, ngành tập trung nâng cao chất lượng lúa gạo, mở rộng thị
trường tiêu thụ, tiến tới xây dựng thương hiệu gạo bền vững trên thị trường quốc tế.

Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, tham gia vào tổ chức thương mại
WTO, ngành lúa gạo Việt Nam đang đứng trước những khó khăn và thách thức lớn về
chất lượng gạo và ổn định thị trường tiêu thụ. Do đó, Nhà nước cần có những biện
pháp, chính sách thích hợp để thúc đẩy phát triển thị trường gạo trong và ngoài nước.

10
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://vioit.org.vn/vn/chien-luoc-chinh-sach/xuat-khau-gao-viet-nam--co-hoi-va-
thach-thuc-4396.4050.html

2. https://nhandan.vn/chu-de/lua-gao-viet-nam-704544.html

3. https://vnbusiness.vn/goc-nhin-chuyen-gia/nen-dieu-tiet-xuat-khau-gao-bang-
cong-cu-thue-1067412.html

4. https://doanhnhantrevietnam.vn/xuat-khau-gao-viet-van-doi-mat-voi-nhieu-thach-
thuc-d7067.html

5. https://voh.com.vn/kinh-te/xuat-khau-gao-nam-2023-thach-thuc-va-co-hoi-
459795.html

11

You might also like