You are on page 1of 25

PHẦN 1: TỔNG QUAN XÍ NGHIỆP LƯƠNG THỰC SÀI GÒN - SATAKE

1.1. Giới thiệu chung

Xí nghiệp Lương thực Sài Gòn Satake là Chi nhánh trực thuộc Công ty cổ phần Lương thực TP Hồ Chí
Minh theo quyết định số 43/QD-LT-HĐQT ngày 01/9/2016 của Hội đồng quản trị Công ty. Xí nghiệp sản xuất
và kinh doanh gạo, phục vụ nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

Lĩnh vực hoạt động; sản xuất chế biến, kinh doanh các sản phẩm từ lúa, gạo, xếp dỡ hàng hóa, cho thuê
bến cảng,…

• Đối với thị trường trong nước: quan hệ mua bán với cá nhân, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế
khác theo quy định của pháp luật.
• Đối với thị trường nước ngoài: cung ứng sản phẩm theo các hợp đồng xuất khẩu do cơ quan chủ quản
ký kết.

Hình 1: Công ty cổ phần lương thực TPHCM


Hình 2: Nhà máy xí nghiệp lương thực Sài Gòn – Satake

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

1.2.1. Lịch sử hình thành

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, việc đáp ứng nhu cầu lương thực cho dân cư TPHCM có ý
nghĩa to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội. Thời kì 1978-1980, do chiến tranh biên giới và thiên tai dồn dập, cộng
với cơ chế quản lý tập trung bao cấp đã kìm hãm sự phát triển, đe dọa thiếu hụt lương thực của nhân dân
TPHCM.

Để giải quyết các tình trạng nêu trên, Thành ủy UBND TPHCM quyết định thành lập Công ty lương
thực TPHCM và Công ty đã áp dụng biện pháp kích thích vật chất trong thu mua, vận chuyển, bảo quản, xay
xát chế biến nên chất lượng gạo ngày càng được cải thiện.

Giai đoạn này Thành phố áp dụng chế độ kinh doanh lượng thực một giá thống nhất nên đã hạn chế tình
trạng tạo nhu cầu ảo để tăng giá bán và chỉ trong vòng nửa năm đã tiết kiệm 135.000 tấn gạo góp phần ổn định
thị trường.

Ngày 8/5/1989, Thành phố ký quyết định thành lập Xí nghiệp Xay lúa Sài Gòn Satake nằm trên hương
lộ 8 (nay là đường Nguyễn Hữu Trí), xã Tân Túc (nay là thị trấn Tân Túc), huyện Bình Chánh, TPHCM với
dây chuyền xay – xát – đánh bóng công suất 200 tấn 1 ngày theo công nghệ Nhật Bản.

Qua nhiều năm phát triển, hiện nay xí nghiệp đổi tên thành Xí nghiệp lương thực Sài Gòn Satake, là đơn
vị trực thuộc Công ty Cổ phần lương thực TPHCM.
1.2.2. Tình hình hoạt động và phát triển

Từ năm 1989-1993, hoạt động với công suất 600 tấn 1 ngày đêm, nguyên liệu chủ yếu là lúa, sản phẩm
là gạo xuất khẩu, gạo tiêu dung trong nước.

Từ năm 1993-2018, nguyên liệu bao gồm lúa, gạo xí nghiệp thuộc tổng Công ty lương thực miền Nam.

Từ năm 2019 đến nay, xí nghiệp dừng hoạt động ở phân xưởng Satake, nguyên liệu chủ yếu là gạo, sản
phẩm là gạo chất lượng cao phục vụ trong nước và xuất khẩu.

Tháng 01/2000, xí nghiệp sáp nhập với xí nghiệp Cửu Long 1, Cửu Long 2.

Chức năng chủ yếu của xí nghiệp hiện nay là kinh doanh, chế biến xay xát gạo suất khẩu và nội địa, cho
thuê mặt bằng,…

1.3. Vị trí và phân xưởng

Xí nghiệp Lương thực Sài Gòn Satake là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Công ty Cổ phần Lương
thực Thành phố Hồ Chí Minh tọa lạc tại thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Khoảng cách vận
chuyển giữa nhà máy và nơi thu mua lúa nguyên liệu (chủ yếu từ các tỉnh miền Tây) từ 100 - 150 km. Ngoài
ra, khoảng cách giữa nhà máy và Cảng Sài Gòn khoảng 20 km nhờ vào đó nên việc vận chuyển hàng hóa và
phân phối đến các thị trường nội địa của TP.HCM được thực hiện rất dễ dàng.

Xí nghiệp có 2 phân xưởng được xây dựng rất sát nhau. Cả hai đều tọa lạc tại xã Tân Túc, huyện Bình
Chánh, TP.HCM, trên quốc lộ 1A. Cơ sở chế biến gạo cao cấp Tân Túc nhỏ hơn và có năng suất thấp hơn so
với phân xưởng Sài Gòn - Satake.

1.3.1. Xí nghiệp lương thực Sài Gòn - Satake

Xí nghiệp lương thực Sài Gòn – Satake được xây dựng từ năm 1988 tọa lạc tại số 9 Nguyễn Hữu Trí, xã
Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP.HCM, có 16 silo với sức chứa lên đến 25.000 tấn và diện tích kho chứa lên
đến 6794 m2.

Năng suất: Gồm 2 dây chuyền xay xát và lau bóng gạo. Năng suất của một trong số họ là 10 tấn gạo mỗi
giờ, trong khi công suất của người kia là 5 tấn gạo mỗi giờ. Ngoài ra, cơ sở này còn có hai máy phân loại quang
học và một tháp sấy khô với khả năng giảm độ ẩm trong gạo khoảng 1,5%.

1.3.2. Phân xưởng gạo cao cấp Tân Túc

Phân xưởng gạo cao cấp Tân Túc được thành lập năm 2011, tọa lạc tại 3/6 Nguyễn Hữu Trí, xã Tân Túc,
huyện Bình Chánh, TP.HCM. Kho có diện tích kho 1223 m2, sức chứa 1500 tấn, bao gồm các kho đạt tiêu
chuẩn HACCP, tổng sức chứa 1500 tấn.

Năng lực sản xuất: 1 nhà máy xay xát và lau bóng gạo, lắp đặt năm 2011, công suất 8–12 tấn gạo/giờ.
Thiết bị sàng lọc, thiết bị nhặt hạt, tháp sấy khô, máy phân loại quang học và hệ thống đóng gói với thiết bị
cân và ép cũng có sẵn. Một trong số đó là thiết bị cân nhập khẩu từ Nhật Bản được tích hợp máy ép và không
cần thao tác thủ công.

1.4. Sơ đồ mặt bằng nhà máy

Hình: Sơ đồ toạ lạc nhà máy


1.5. Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự

Hình: Sơ đồ tổ chức nhân sự nhà máy

1.6. Xử lý phế thải và vệ sinh công nghiệp

1.6.1. Xử lý phế thải

• Nước thải: chủ yếu là nước thải sinh hoạt, nước rửa máy nên không gây ô nhiễm rõ rệt, có thể xả trực
tiếp qua hệ thống cống rãnh.

• Khí thải: Hiện tại công ty chỉ tiến hành sấy bằng điện, không có khí độc thải ra môi trường qua hệ
thống trích hơi.

• Bụi công nghiệp: chủ yếu là bụi cám, được xử lý trong kho và phòng lắng, lượng bụi phát sinh có thể
bỏ qua

1.6.2. Vệ sinh công nghiệp

Thực hiện khá tốt chế độ vệ sinh công nghiệp trong quy trình sản xuất

• Vệ sinh mỗi đợt sản xuất

• Vệ sinh mỗi ngày


1.7. An toàn lao động và công tác phòng chống cháy nổ

1.7.1. An toàn lao động

Tuân thủ các quy định:

• Phải nắm vững các quy định công nghệ trước khi vận hành máy.

• Thận trọng khi thao tác gần các bộ phận đang chuyển động, các bộ phận ở vị trí cao.

• Chấp hành nghiêm chỉnh an toàn lao động và an toàn kĩ thuật lao động.

• Trước khi vận hành máy phải kiểm tra máy xem có hư hỏng hay không. Nếu có hiện tượng phá hoại
thì phải báo với giám đốc và bộ phận bảo vệ để xử lý. Không có bất cứ ai lại gần máy để xem hoặc sờ
vào máy đang hoạt động nếu không có sự cho phép của ban quản lý.

• Mỗi máy phải có hồ sơ, lý lịch máy, bản quy trình, quy phạm gắn với máy.

• Đảm bảo đúng quy trình nhập liệu để máy không quá tải.

• Chú ý tiếng máy, còi báo động để phòng rủi ro xảy ra.

• Tổ sửa chữa cơ điện cần được huấn luyện và tuân thủ chặt chẽ an toàn và vận hành mọi cơ cấu thiết
bị, máy móc để tránh xảy ra sự cố.

• Bảo dưỡng máy định kỳ.

1.7.2. Công tác phòng chống cháy nổ

Có hệ thống nguồn cấp nước rộng khắp xí nghiệp.

Nguyên nhân có hể dẫn đến cháy nổ:

• Sự cố về điện.

• Vi phạm nội quy an toàn phòng chống cháy nổ.

Công tác kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC):

• Đề ra nội quy, quy định an toàn về PCCC cho từng khu vực.

• Thực hiện các kiến nghị của đọi PCCC thành phố và huyện.

• Đề ra biện pháp PCCC cho từng khu vực sản xuất, bảo quản, vận chuyển vật tư hàng hóa
PHẦN 2: DÂY TRUYỀN CÔNG NGHỆ

2.1. Nguyên liệu và chỉ tiêu nguyên liệu

2.1.1. Mô tả chung về đặc tính nguyên liệu

2.1.1.1. Giới thiệu về lúa

Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới, cùng với bắp (Zea Mays L., tên khác:
ngô), lúa mì (Triticum sp, tên khác: tiểu mạch), sắn (Manihot esculenta Crantz, tên khác: khoai mì) và khoai
tây (Solanum tuberosum L.). Lúa là loài thực vật thuộc một nhóm các loài cỏ đã thuần dưỡng. Lúa sống một
năm, có thể cao từ 1-1,8 m, đôi khi cao hơn, với các lá mỏng, hẹp (khoảng 2-2,5 cm) và dài 50–100 cm. Rễ
chùm, có thể dài từ 2–3 m/cây trong thời kỳ trổ bông. Tuỳ thời kì sinh trưởng, phát triển mà lá lúa có màu khác
nhau. Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Các hoa nhỏ, màu trắng sữa, tự thụ phấn mọc thành các cụm hoa phân
nhánh cong hay rủ xuống, dài 35–50 cm. Hạt là loại quả thóc (hạt nhỏ, cứng của các loại cây ngũ cốc) dài 5–
12 mm và dày 1–2 mm. Cây lúa non được gọi là mạ.

Vỏ trấu: là phần vỏ cứng của hạt lúa được bao bọc phía ngoài hạt thóc và là cơ quan bảo vệ các bộ phận
bên trong của hạt thóc (chiếm trọng lượng khoảng 20-21% so trọng lượng hạt thóc. Một số giống lúa phía đỉnh
vỏ trấu có râu.

Phôi nhũ: nằm dưới bụng hạt, đây là bộ phận sau này sẽ phát triển thành mầm phôi và rễ phôi. Bộ phận
này có trọng lượng rất nhỏ, không đáng kể so với khối lượng toàn hạt.

Nội nhũ (hạt gạo): được tạo bởi chủ yếu là tinh bột, đường, prôtêin và các chất béo – đó chính là kho
thức ăn dự trữ để nuôi phôi và hàm lượng tinh bột chiếm đến 80% hạt gạo, còn khoảng 20% là các chất khác.

Nằm phía trong vỏ trấu và bao bọc phía ngoài nội nhũ là vỏ quả (biểu bì), vỏ lụa và tầng Alơran.

2.1.1.2. Thành phần của lúa

❖ Vỏ trấu

Trấu là lớp bảo vệ bên ngoài cứng, không ăn được. Vỏ trấu được loại bỏ khi hạt được xay xát. Ngoài
việc bảo vệ lúa trong mùa sinh trưởng, vỏ trấu sau này có thể được sử dụng làm phân bón, vật liệu cách nhiệt
hoặc nhiên liệu.

❖ Cám gạo

Lớp da mỏng bên dưới vỏ trấu là lớp cám và mầm. Lớp này tạo màu cho gạo lứt. Cám chủ yếu bao gồm
chất xơ, phức hợp Vitamin B, protein và chất béo, và là phần bổ dưỡng nhất của hạt gạo. Gạo trắng là một
dạng gạo lức đã được loại bỏ lớp cám và mầm.
❖ Nội nhũ

Nội nhũ là phần bên trong của hạt gạo, cứng và có màu trắng, thành phần chủ yếu là tinh bột. Tinh bột
gạo bao gồm chủ yếu 2 loại tinh bột là amyloza và amylopectin. Hỗn hợp chính xác của những thứ này quyết
định kết cấu nấu của cơm.

2.1.1.3. Thành phần hóa học của thóc

Thành phần Lúa gạo


Canxi (mg) 68
Đồng (mg) 0.3
Kali (mg) 340
Kẽm (mg) 2.2
Mangan (mg) 6
Magiê (mg) 90
Phốt pho (mg) 285
Sắt (mg) 1.2
Lipid (g) 1.3-2.1
Protid (g) 7.5-10
Glucid (g) 73-75
Xơ cellulose (g) 0.9
Vitamin B1 (g) 0.33
Vitamin B2 (g) 0.09
Vitamin PP (g) 4.9
Vitamin B3 (g) 1.2
Vitamin B6 (g) 0.79
Năng lượng (kcal) 360

Bảng 1: Thành phần hóa học của thóc

Glucid là thành phần dinh dưỡng chính của gạo, chiếm khoảng 70-80% tổng trọng lượng. Hàm lượng
glucid trong gạo có thể được đánh giá qua màu sắc, với gạo trắng hơn thì hàm lượng glucid càng cao. Glucid
chủ yếu trong gạo là tinh bột, trong khi một lượng nhỏ đường đơn và đường đôi nằm trong màng của hạt gạo.

Tên các thành phần Tinh bột (%) Đường (%) Xơ cellulose (%)

Toàn bộ hạt 59 4.34 2.76

Nội nhủ 79.56 3.54 0.15


Phôi Rất ít 25.12 2.46
Vỏ và lớp aleurone Rất ít 4.18 16.20

Bảng 2: Sự phân bố glucid trong từng thành phần của thóc


Trong các bộ phận thì tinh bôt tập trung chủ yếu ở nội nhủ và phôi. Trong lớp aleurone thì chỉ có một
số thành phần đường 6-8%, cellulose 7-10%.

Thành phần Cực tiểu Cực đại Trung bình


Tinh bột 47.7 68 56.2
Xơ cellulose 8.74 12.22 9.41
Đường 0.2 4.5 3.2
Dextrin 0.8 3.2 1.3
Bảng 3: Hàm lượng glucid trong thóc

Tinh bột gạo thuộc loại phức tạp, kích thước nhỏ (nhỏ nhất so với tinh bột các loại hạt ngũ cốc khác).

Tinh bột lúa tẻ: 17% Amilose và 83% Amilopectin

Tinh bột lúa nếp: 100% Amilopectin

Đường trong lúa bao gồm các loại như: Glucozơ, Saccaroza, Fructozơ, Raffinoza. Ngoài ra còn có
maltôza (chỉ xuất hiện ở hạt nảy mầm).

Hạt càng lớn thì hàm lượng tinh bột càng cao, hàm lượng xơ cellulose càng thấp và ngược lại. nhiệt đồ
hồ hóa của tinh bột gạo là 68-78oC.

2.1.2. Chỉ tiêu chất lượng nguyên liệu

2.1.2.1. Các nguyên liệu chính và phụ

Nguyên liệu chính là gạo, chủ yếu là gạo xuất khẩu chất lượng cao. Tùy theo yêu cầu của khách hàng,
xí nghiệp sản xuất các loại gạo khác nhau từ 5-25% tấm. có nhiều loại gạo khác nhau:

- Gạo hạt rất dài: L > 7mm.


- Gạo hạt dài: L = 6-7mm,
- Gạo hạt ngắn: L= 6mm.
- Gạo hạt nguyên.
Phân loại theo mức xát của gạo thì có:

- Gạo lứt.
- Gạo sô sầy.
- Gạo sô trắng.
- Gạo trắng.
Nguyên liệu phụ bao gồm tấm và cám. Trong đó, có 2 loại cám phổ biến: cám to và cám mịn.

Phế phẩm của quá trình xử lý thóc: trấu


2.1.2.2. Phương pháp kiểm tra chất lượng

Chất lượng gạo nguyên liệu cũng như thành phẩm được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:

Hạt nguyên vẹn Hạt sọc đỏ và hạt đỏ


Tấm Tổng tạp chất
Tâm mẵn Thóc lẫn
Hạt bạc phấn Độ ẩm
Hạt vàng Gạo xay và gạo nếp
Hạt hư hỏng và hạt xanh non
Bảng 4: Các chỉ tiêu dùng trong đánh giá chất lượng gạo

Bộ phận KCS (Kiểm tra Chất lượng Sản phẩm) sẽ thực hiện kiểm tra các yếu tố theo yêu cầu của khách
hàng để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Quy định cụ thể về kích thước tấm, phần trăm gạo nguyên, và phần
trăm gạo gãy sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại gạo từ 5% đến 25% tấm. Trong trường hợp tỷ lệ tấm vượt quá hoặc
không đạt mức cho phép, chúng tôi sẽ điều chỉnh tỉ lệ phối trộn bằng hệ thống điều khiển. Mẫu gạo sẽ được
lấy theo phương pháp chìa chéo.

Hình 8: Thước chuyên dụng để đo độ dài tấm và gạo

Để đo độ ẩm của gạo, sử dụng máy đo độ ẩm và tiến hành quá trình đo khoảng 9 lần để giảm sai số. Sai
số được chấp nhận trong khoảng 2%. Độ ẩm của gạo thành phẩm thường là khoảng 14.5%. Nếu độ ẩm cao
hơn mức này cần thực hiện quá trình sấy gió để giảm độ ẩm xuống.

Hình 9: Thiết bị chuyên dụng đo độ ẩm gạo


2.1.2.3. Chỉ tiêu chất lượng nguyên liệu thóc

Để đảm bảo chất lượng, độ ẩm của nguyên liệu lúa phải nằm trong khoảng 14.8% - 15%. Tuy nhiên, độ
ẩm có thể thay đổi tùy theo thời vụ trong năm:

Trong vụ Đông Xuân, lúa có độ ẩm dao động từ 16% đến 18%.

Trong vụ Hè Thu, lúa có độ ẩm dao động từ 18% đến 20%.

Đối với thiết bị sấy lúa, nhiệt độ sấy được yêu cầu trong khoảng từ 50 đến 60 độ C, thường là 55 độ C.
Đối với lúa trong vụ Đông Xuân, chỉ cần sấy một vòng, trong khi đối với lúa trong vụ Hè Thu, cần sấy qua hai
vòng.

Tùy thuộc vào thời gian tồn trữ lúa trước khi xay xát, yêu cầu độ ẩm của hạt lúa sẽ khác nhau. Độ ẩm
tối ưu của hạt lúa sau khi sấy là 14.5%, tuy nhiên, do chi phí năng lượng cao, đôi khi độ ẩm sau khi sấy vẫn
còn 15-16%.

Trong quá trình tồn trữ, việc kết hợp thông gió được thực hiện để tránh bốc nóng khối hạt và đảm bảo
không có biến dạng hạt lúa.

STT CHỈ TIÊU ĐVT LOẠI 1 LOẠI 2


1 Độ ẩm (tối đa) % 15 - 15.5 15 - 16
2 Tạp chất (tối đa) % 2.5 3
3 Lật sạch (tối thiểu) % 79 78
4 Lật bẩn (tối thiểu) % 77 75.7
5 Hạt rạn gãy (tối đa) % 8 15
Chất lượng (tối đa)
Hạt bạc bụng % 7 10
6 Hạt xanh non % 5 7
Hạt vàng % 0.5 1.5
Hạt đỏ % 4 8
Hạt hư hỏng % 2.5 5
Bảng 5: Chỉ tiêu phân loại gạo loại 1, loại 2

Để xác định mức độ xát trắng của các loại gạo nguyên liệu, việc đưa ra chỉ tiêu chính xác về tỉ lệ phần
trăm cảm đã được tách là khó khăn. Do đó áp dụng 4 định mức quy định cho 4 loại gạo nguyên liệu dựa trên
mức độ bóc cám.
2.1.2.3.1. Chỉ tiêu nguyên liệu gạo lứt

Gạo lứt có mức bóc vỏ cám khoảng 0% - 2.5%

STT CHỈ TIÊU ĐVT 10% 15% 20% 25%


1 Độ ẩm % 15 - 16 15 - 16 15 - 16 15 - 16
2 Tạp chất tối đa % 0.3 0.4 0.5 0.5
3 Tấm % 10 15 20 25
4 Hạt lúa (tối đa) Hạt/kg 150 150 200 200
5 Nguyên vẹn (tối thiểu) % 70 65 60 60
6 Hạt rạn (tối thiểu) % 6 7 8 8
Chất lượng tối đa
Hạt bạc bụng % 7 8 9 10
7 Hạt đỏ % 4 6 7 8
Hạt vàng % 0.7 1 1.2 1.5
Hạt xanh non % 4 4.5 5 5.5
Hạt hư hỏng % 2.5 3 3.5 3.5
Bảng 6. Chỉ tiêu nguyên liệu gạo lứt

2.1.2.3.2. Chỉ tiêu nguyên liệu gạo sô sầy

Gạo sô sầy có mức bóc cám khoảng từ trên 2.5% - 5.5%, loại gạo nguyên liệu này khi chế biến sẽ qua
máy xát trắng và máy đánh bóng.

STT CHỈ TIÊU ĐVT 10% 15% 20% 25%


1 Độ ẩm % 15 - 16 15 - 16 15 - 16 15 - 16
2 Tạp chất tối đa % 0.3 0.4 0.5 0.5
3 Tấm % 10 15 20 25
4 Hạt lúa (tối đa) Hạt/kg 150 150 200 200
5 Nguyên vẹn (tối thiểu) % 70 65 60 60
6 Hạt rạn (tối thiểu) % 6 7 8 8
Chất lượng tối đa
Hạt bạc bụng % 7 8 9 10
7 Hạt đỏ % 4 6 7 8
Hạt vàng % 0.7 1 1.2 1.5
Hạt xanh non % 4 4.5 5 5.5
Hạt hư hỏng % 2.5 3 3.5 3.5
Bảng 7: chỉ tiêu nguyên liệu gạo sô sấy
2.1.2.3.3. Chỉ tiêu nguyên liệu gạo sô trắng

Gạo sô trắng có mức bóc cám khoảng từ 5.5% - 8%, loại gạo nguyên liệu này khi chế biến sẽ qua máy
sát trắng và máy đánh bóng.

STT CHỈ TIÊU ĐVT 5% 10% 15% 20% 25%


1 Độ ẩm % 14.5 - 14.5- 14.5-15.5 14.5-15.5 14.5-15.5
15.5 15.5
2 Tạp chất tối đa % 0.2 0.2 0.3 0.3 0.5
3 Tấm % 5 10 15 20 25
4 Hạt lúa (tối đa) Hạt/kg 60 60 70 80 80
5 Nguyên vẹn (tối thiểu) % 65 60 55 50 50
6 Hạt rạn (tối thiểu) % 2.5 3 3 4 4
Chất lượng tối đa
Hạt bạc bụng % 7 7 8 9 10
7 Hạt đỏ % 3 4 5.5 6.5 7
Hạt vàng % 0.5 0.7 0.8 1 1.2
Hạt xanh non % 2 2.5 2.5 3 3.5
Hạt hư hỏng % 1.5 1.5 2 2.5 3
Bảng 8: Chỉ tiêu nguyên liệu gạo sô trắng

2.1.2.3.4. Chỉ tiêu nguyên liệu gạo trắng

Gạo trắng có mức bóc cám khoảng trên 8% - 10%, loại gạo nguyên liệu này khi chế biến chỉ qua máy
đánh bóng.

STT CHỈ TIÊU ĐVT 5% 10% 15% 20% 25%


1 Độ ẩm % 14.5 - 14.5- 14.5-15.5 14.5-15.5 14.5-
15.5 15.5 15.5
2 Tạp chất tối đa % 0.2 0.2 0.3 0.3 0.5
3 Tấm % 5 10 15 20 25
4 Hạt lúa (tối đa) Hạt/kg 50 60 70 70 70
5 Nguyên vẹn (tối thiểu) % 65 60 55 50 50
6 Hạt rạn (tối thiểu) % 2.5 3 3 4 4
Chất lượng tối đa
Hạt bạc bụng % 7 7 8 9 10
7 Hạt đỏ % 2 3 5 6 7
Hạt vàng % 0.5 0.7 0.8 1 1.2
Hạt xanh non % 1.5 2 2 2.5 3
Hạt hư hỏng % 1 1.5 2 2 2.5
Bảng 9: Chỉ tiêu nguyên liệu gạo trắng

Tất cả các bao gạo nhập vào đều được lấy mẫu đem so sánh với mẫu bên bán. Nếu hạt gạo không đạt
các chỉ tiêu trên KCS sẽ báo lại với phòng kinh doanh để định giá lại.
2.2. Năng lượng sử dụng và tiện nghi hỗ trợ sản xuất

2.2.1. Điện

Lượng điện của xí nghiệp được tính trên đơn vị nguyên liệu sản xuất. Trung bình để sản xuất một tấn
gạo lứt ra gạo thành phẩm cần 22-36 kW/h

Máy phát điện dự phòng công suất nhỏ 30kW, chỉ phòng để chuyển nguyên liệu vào silo.

Máy có khả năng hoạt động liên tục (24h/24h). Tuy nhiên thường né khung giờ 18h-20h vì lúc này giá
điện sẽ rất cao nên được sử dụng để làm thời gian giao ca

2.2.2. Nước

Nước chủ yếu dùng cho mục đích sinh hoạt, vệ sinh máy và đánh bóng gạo

Nguồn cung là nước máy từ cây nước Chợ Lớn.

2.2.3. Khí nén

Khí nén dùng để cung cấp các air-cylinder và kết hợp với nước để đánh bóng gạo. Máy nén có áp suất
7-12kg/m2. Khi đưa vào máy đánh bóng được khử màu, khử mùi bằng thiết bị đặc biệt được vệ sinh sau mỗi
đợt sản xuất.

2.3. Sản phẩm và chỉ tiêu sản phẩm

2.3.1. Sản phẩm

Các sản phẩm của phân xưởng:

− Sản phẩm chính: gạo, chủ yếu là xuất khẩu gạo chất lượng cao. Tuỳ theo đơn đặt hàng của khách hàng
mà phân xưởng cung cấp các loại gạo khác nhau.

− Sản phẩm phụ: tấm, cám

Gạo trắng được phân hạng thành các hạng chất lượng nêu trong bảng 2 và như sau:

− 100% loại A

− 100% loại B

− 5%, 10%, 15%, 20% và 25%


2.3.2. Chỉ tiêu sản phẩm

Sau đây là một số chỉ tiêu của gạo trắng thành phẩm theo TCVN 11888:2017

2.3.2.1. Chỉ tiêu cảm quan của gạo trắng

Các chỉ tiêu cảm quan gạo trắng được quy định trong bảng 1

Tên chỉ tiêu Yêu cầu

1.Màu sắc Màu trắng đặc trưng cho từng giống

2.Mùi, vị Mùi đặc trưng cho từng giống, không có mùi, vị lạ

3.Côn trùng sống nhìn thấy bằng mắt thường Không được có

Bảng 10: Chỉ tiêu cảm quan của gạo trắng thành phẩm
2.3.2.2. Chỉ tiêu chất lượng của gạo trắng

Chỉ tiêu chât lượng của gạo trắng được quy định trong bảng 2:

Tỉ lệ hạt theo Độ
Thành phần của hạt,
chiều dài, % Các loại hạt khác, % khối lượng không lớn hơn Tạp ẩm,
%khối lượng Thóc
khối lượng chất, %
lẫn, số
% khối khối
Nhóm Hạng Hạt hạt/kg Mức
Hạt lượng lượn
gạo gạo rất Hạt sọc Hạt Hạt bị Hạt Hạt không xát
ngắn, Hạt Tấm Hạt Hạt không g
dài, Tấm đỏ + hạt bạc hư gạo xanh lớn
L<6,0 nguyên nhỏ đỏ vàng lớn khôn
L>7,0 xát dối phấn hỏng nếp non hơn
mm hơn g lớn
mm
hơn
100 %
≥ 10 ≤ 10  60  4𝑎 ≤ 0,1 0 0,25 0,2 3,0 0,25 1,0 0 0,05 3 14,0 Rất kỹ
loại A
100 %
≥ 10 ≤ 10 ≥ 60  4,5𝑎 ≤ 0,1 0 0,5 0,2 5,0 0,5 1,0 0 0,05 4 14,0 Rất kỹ
loại B
5% ≥5 ≤ 15 ≥ 60 ≤ 7𝑏 ≤ 0,2 2,0 0,5 6,0 1,0 1,5 0,2 0,1 5 14,0 Kỹ
Gạo
hạt 10 % ≥5 ≤ 15 ≥ 55 ≤ 12𝑐 ≤ 0,3 2,0 1,0 7,0 1,25 1,5 0,2 0,2 5 14,0 Kỹ
dài Vừa
15 % - < 30 ≥ 50 ≤ 17𝑑 ≤ 0,5 5,0 1,25 7,0 1,5 2,0 0,3 0,2 7 14,0
phải
Vừa
20 % - < 50 ≥ 45 ≤ 22𝑒 ≤ 1,0 5,0 1,25 7,0 2,0 2,0 0,5 0,3 7 14,5
phải
Bình
25 % - < 50 ≥ 40 ≤ 27 𝑓 ≤ 2,0 7,0 1,5 8,0 2,0 2,0 1,0 0,5 10 14,5
thường
5% - > 75 ≥ 60 ≤ 7𝑏 ≤ 0,2 2,0 0,5 6,0 1,0 1,5 0,2 0,1 5 14,0 Kỹ
10 % - > 75 ≥ 55 𝑐 ≤ 0,3 2,0 1,0 7,0 1,25 1,5 0,2 0,2 5 14,0 Kỹ
≤ 12
Gạo Vừa
15 % - > 70 ≥ 50 ≤ 17𝑑 ≤ 0,5 5,0 1,25 7,0 1,5 2,0 0,3 0,2 7 14,0
hạt phải
ngắn Vừa
20 % - > 70 ≥ 45 ≤ 22𝑒 ≤ 1,0 5,0 1,25 7,0 2,0 2,0 0,5 0,3 7 14,5
phải
Bình
25 % - > 70 ≥ 40 ≤ 27 𝑓 ≤ 2,0 7,0 1,5 8,0 2,0 2,0 1,0 0,5 10 14,5
thường
Bảng 11: Chỉ tiêu chất lượng của gạo trắng
2.3.2.3. Chỉ tiêu về an toàn thực phẩm

Phụ gia thực phẩm: Sử dụng theo quy định hiện hành.

Thuốc bảo vệ thực vật: Gạo trắng không được có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng theo quy
định hiện hành. Mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cho phép có trong gạo trắng theo quy định
hiện hành.

❖ Kim loại nặng

Hàm lượng tối đa kim loại nặng trong gạo trắng được quy định trong bảng 3:

Tên chỉ tiêu Yêu cầu

1.Hàm lượng cadimi, mg/kg 0,4

2.Hàm lượng asen, mg/kg 1,0

3.Hàm lượng chì, mg/kg 0,2

Bảng 12: Chỉ tiêu an toàn thực phẩm về kim loại nặng

❖ Độc tố vi nấm

Hàm lượng độc tố vi nấm trong gạo trắng được quy định trong bảng 4:

Tên chỉ tiêu Yêu cầu

1.Hàm lượng aflatoxin B1, g/kg 5

2. Hàm lượng aflatoxin tổng số, g/kg 10

Bảng 13: Chỉ tiêu an toàn thực phẩm về độc tố vi nấm

2.3.2.4. Chỉ tiêu ghi nhãn

❖ Bao bì để bán lẻ

Ngoài các quy định trong tcvn 7087:2013 (codex stan 1-1985, with amendment 2010), cần có các thông
tin sau đây:

− Tên sản phẩm phải ghi rõ gạo trắng

− Khối lượng tính

− Tên và địa chỉ nhà sản xuất, đóng gói hoặc người bán lẻ
− Xuất xứ hàng hoá

− Nhóm/loại/hạng chất lượng

− Ngày sản xuất hoặc ngày đóng gói

− Hạn sử dụng

− Hướng dẫn bảo quản

❖ Bao bì không dùng để bán lẻ

Thông tin đối với bao bì không dùng để bán lẻ phải được ghi trên bao bì hoặc trong tài liệu kèm theo,
việc nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hay người đóng gói phải thể hiện trên bao bì. Tuy nhiên,
việc nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hay người đóng gói có thể được thay thế bằng dấu nhận
biết rõ ràng với các tài liệu kèm theo.

2.3.2.5. Chỉ tiêu bảo quản

Bảo quản gạo trắng trong kho ở dạng đóng bao để trên bục kê hoặc bảo quản trong silo, không bảo quản
ở dạng đổ rời trên sàn kho.

Kho bảo quản phải kín, tránh được sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại. Mái kho, sàn và
tường kho đảm bảo chống thấm, chống ẩm.

Trước khi chứa gạo, kho phải được quét dọn, làm vệ sinh sạch sẽ; sàn, tường kho, bục kê phải được khử
trùng bằng các loại hoá chất được phép sử dụng theo quy định hiện hành.

Lô gạo được xếp cách tường ít nhất 0,5 m. Khoảng cách giữa hai lô ít nhất là 1 m để thuận tiện cho việc
đi lại kiểm tra, lấy mẫu và xử lí.

Bao gạo sắp xếp thành từng lô, mỗi lô không quá 300 tấn. Trong mỗi lô, gạo được xếp theo cùng hạng
chất lượng, cùng loại bao bì, không chất cao quá 15 lớp. Lô gạo được xếp thẳng hàng, vuông góc với sàn kho
để không bị đổ

Thường xuyên làm vệ sinh nhà kho, vệ sinh các lô hàng, môi trường xung quanh kho; không để nước
đọng xung quanh nhà kho.

2.3.2.6. Chỉ tiêu vận chuyển

Phương tiện vận chuyển gạo trắng phải đảm bảo được chất lượng của sản phẩm. Không vận chuyển gạo
trắng lẫn với các hàng hoá khác có thể ảnh hưởng đến chất lượng của gạo.

2.3.2.7. Chỉ tiêu định mức xát gạo


Tỉ lệ hạt gạo xát dối có trong mẫu gạo là số hạt gạo xát dối đếm được. Lấy trung bình cộng của ba kết
quả phân tích và làm tròn đến hàng đơn vị. So sánh kết quả thu được với bảng B.1 để đánh giá mức xát của
gạo:

Mức xát Tỉ lệ hạt gạo xát dối, % không lớn hơn

Rất kỹ 0

Kỹ 15

Vừa phải 25

Bình thường 40

Bảng 14: Chỉ tiêu định mức xát gạo

PHẦN 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

3.1. Quy trình công nghệ

Hình: Quy trình công nghệ xay xát – đánh bóng gạo của phân xưởng
3.2. Các công đoạn của quy trình

3.2.1. Công đoạn cân nhập liệu

Mục đích: Kiểm soát lượng nhập liệu và hao hụt sản phẩm sau đạt gạo thành phẩm

Nguyên tắc: Các bao nguyên liệu được truyền trên băng tải đến vị trị cân và tiếp tục được đưa đến bồn
chứa nguyên liệu. (Hỏi lại nhà máy)

Thiết bị:

Kiểu AWM60
Dãy cân 800 – 1500 kg/mẻ
Năng suất 30 – 60 tấn/giờ
Kích thước tổng thể 1894 x 2194 x 2055 mm
Trọng lượng cân 850 kg

3.2.2. Công đoạn sàng tạp chất

Mục đích: Gạo được làm sạch bước đầu bằng cách loại bỏ bụi, kim loại, các tạp chất có kích thước lớn
hoặc nhỏ hơn hạt gạo chính.

Nguyên tắc: Nguyên liệu loại bỏ bụi nhờ quạt hút tại ống nhập liệu trước khi rơi xuống và phân bố đều
mặt sàng dựa vào chuyển động rung của máy. Hộp sàng gồm hai lưới nghiêng, lưới trên có gắn nam châm giữ
lại những tạp chất lớn và kim loại, lưới bên dưới có kích thước lỗ nhỏ hơn nhằm loại bỏ tạp chất nhỏ. Phần
gạo sạch còn lại trên mặt lưới thứ hai được dẫn qua các công đoạn sau.

Thiết bị:

Kiểu máy PCV60


Năng suất 6 tấn/giờ
Công suất 0.75 kW
Vòng quay trục chính 1450 vòng/phút
Trọng lượng 330 kg
Kích thước tổng 1650 x 1000 x 1800 mm

3.2.3. Công đoạn tách sạn

Mục đích: Sau khi làm sạch thô ở công đoạn sàng tạp chất, nguyên liệu được loại bỏ kỹ hơn các loại
đá, sạn có kích thước tương tự hạt gạo và các tạp chất còn sót lại.

Nguyên tắc: Máy thực hiện phân loại dựa theo khối lượng riêng của gạo và đá, sạn. Trong khi máy
chuyển động lắc, quạt gió thổi không khí xuyên qua lỗ lưới, lúa, gạo nhẹ hơn được nâng lên và rơi xuống theo
hướng xiên của mặt lưới. Còn đá và sạn không được thổi lên, theo quán tính chuyển động của sàng mà rơi ra
ngoài theo hướng khác. Lực gió đồng thời đẩy bụi ra khỏi nguyên liệu.
Thiết bị:

Kiểu máy DS60


Năng suất 4-6 tấn/giờ
Công suất 2,2 kW
Vòng quay trục chính 450 vòng/phút
Kích thước tổng thể 1560 x 1880 x 2070 mm

3.2.4. Công đoạn xát trắng

Mục đích: Thực hiện bóc vỏ lúa và tách cám ra khỏi gạo trước khi vào máy lau bóng.

Nguyên tắc: Máy hoạt động dựa trên nguyên lý hình côn. Gạo được đưa vào từ đỉnh của máy, trượt vào
khe giữa trái đá và dao cao su. Gạo được mài xát nhờ lực tương tác giữa đá xát – gạo – dao cao su, nhờ đó vỏ
lúa và cám gạp được tách ra, thoát theo lỗ lưới ra buồng cám gạo. Gạo thành phẩm rơi xuống đáy theo mâm
gạo đi qua khâu kế tiếp.

Thiết bị:

Kiểu máy RW80


Năng suất 6-8 tấn/giờ
Công suất động cơ vòng chậm
55/75 kUW
(900 vòng/phút)
Số vòng quay trục chính 260 vòng/phút
Trọng lượng máy 3450 kg
Kích thước tổng thể (D x R x C) 2320 x 1160 x 2950 mm

3.2.5. Công đoạn đánh bóng

Mục đích: Máy đánh bóng được sử dụng trong quy trình chế biến sản xuất gạo giúp bề mặt gạo trơn
bóng và sạch cám, nhưng vẫn giữ lại hương vị của hạt gạo đồng thời làm tăng thời gian tồn trữ của sản phẩm.

Nguyên lý hoạt động: Đầu tiên, sau khi gạo lức được xay, gạo vỡ và cám gạo được loại bỏ, sau đó sau
khi phun nước và làm ẩm gạo, lực liên kết của nội nhũ và cám gạo giảm. Do một lượng nước nhỏ được thêm
vào, chỉ có một lớp màng mỏng được hình thành trên bề mặt hạt gạo và thời gian đánh bóng không lâu, không
ảnh hưởng đến độ ẩm của gạo, sau đó đi vào buồng đánh bóng của máy đánh bóng. Ở một áp suất và nhiệt độ
nhất định, bề mặt của hạt gạo được đánh bóng bằng ma sát. Bằng cách đánh bóng, không chỉ loại bỏ cảm nổi
trên bề mặt hạt gạo, mà cả tinh bột trên bề mặt hạt gạo cũng có thể được gelatin hóa và hồ hóa, và hồ hóa tinh
bột có thể bù đắp cho các vết mứt, để có được sự xuất hiện chất lượng màu trong như pha lê, cải thiện hiệu
suất bảo quản và chất lượng thực tế của gạo, vì vậy cần phải đánh bóng gạo.
Thiết bị được sử dụng:

RP60
Kiểu máy
RP80
6-7
Năng suất (tấn/giờ)
8-9
Số vòng quay trục chính (vòng/phút) 780
Đánh bóng 110/132
Công suất Bơm hơi 1.5
(3 pha - 380V – 1450 rpm) Quạt hút cám 11/15
Bơm nước 0.75
2450x980x2800
Kích thước (mm)
2450x1050x2850
1550
Trọng lượng máy (kg)
1950

3.2.6. Công đoạn tách thóc

Mục đích: Tách thóc còn lẫn trong hạt gạo đã đánh bóng.

Nguyên lý hoạt động: Máy được cấu tạo gồm nhiều mặt sàng có cùng modun ghép lại tạo thành hai
hộp sàng song song và đối xứng nhau qua trục chính. Hai hộp sàng trượt lên các bánh xe đỡ để giảm tối đa ma
sát trong quá trình làm việc. Máy làm việc từ truyền động của tay biên — cam lệch tâm. Các mặt sàng phụ
phân ly tại hỗn hợp thóc gạo nhằm giảm tối đa lượng gạo lẫn thóc được tách ra. Nguyên liệu được phân tách
thành 3 loại: Lúa được hoàn lưu trở lại máy xay để tách vỏ trấu (ở phân xưởng chế biến gạo cao cấp Tân Túc
không có máy xay). Hỗn hợp gạo lúa được hoàn lưu trở lại máy sàng gần. Gạo lức được chuyển lại máy xát.

Thiết bị được sử dụng:

Kiểu máy PS80


Năng suất (tấn/giờ) 8-9
Công suất (kW) 3
Số vòng quay trục chính (vòng/phút) 260280
Trọng lượng máy (kg) 1750
Kích cỡ (mm) 1956x2100x2800

3.2.7. Công đoạn sàng đảo

Mục đích: Dùng để phân tách hạt.

Nguyên lý hoạt động: Hỗn hợp gạo cần phân li được phân bố đều trên những mặt sàng của máy sàng
đảo trong quá trình làm việc. Nhờ vào chuyển động xoay của hộp sàng, các hạt chuyển động không ngừng trên
mặt sàng và đi xuống dần theo hướng xoắn ốc nhờ độ nghiêng của mặt sàng. Trong quá trình chuyển động,
những hạt có kích thước lớn hơn kích thước lỗ của lưới sẽ được giữ lại và tách riêng, những hạt có kích thước
nhỏ hơn sẽ đi xuống phía dưới hộp sàn và tách riêng.
Thiết bị được sử dụng:

Kiểu máy RS-60

Năng suất (tấn/giờ) 6

Công suất (kW) 1.5

Số vòng quay trục chính (vòng/phút) 140

Trọng lượng máy (kg) 640

Kích cỡ (mm) 2080x1670x1930

3.2.8. Công đoạn phân loại hạt (sàng trống)

Mục đích: Phân loại theo kích thước hạt.

Nguyên lý hoạt động: Nguyên liệu từ sàng đảo được đưa vào trong ống quay, tấm sẽ được các lỗ lõm
trên máy nâng đến độ cao nhất định rơi vào máng hứng tấm và được vít tải đưa ra ngoài. Phần gạo thành phẩm
còn lại không đạt độ cao của máng hứng tấm đi ra ngoài theo độ nghiêng của thiết bị sàng trống.

Thiết bị được sử dụng:

Kiểu máy LG6A

Năng suất (tấn/giờ) 4–5

Công suất (kW) 1.5

Số vòng quay trục chính (vòng/phút) 38 – 43

Trọng lượng máy (kg) 1360

Kích cỡ (mm) 3960x1700x299

3.2.9. Công đoạn sấy

Mục đích: Giảm độ ẩm của hạt gạo sau khi đánh bóng, giảm hàm lượng nước tự do có trong hạt gạo,
giữ hạt gạo ở độ ẩm bảo quản cần thiết theo tiêu chuẩn TCVN 11888:2017 về gạo trắng.

Nguyên lý hoạt động: Gạo sẽ được đo độ ẩm ban đầu và đem sấy cho tới khi đạt độ ẩm không quá 14
– 14.5% tùy thuộc vào từng loại gạo được đưa vào xử lý.

Thiết bị sử dụng: (Hỏi lại nhà máy)


3.2.10. Công đoạn tách màu

Mục đích: Phân loại hạt gạo trắng, vàng, xanh và thóc lẫn tùy theo mục đích yêu cầu

Nguyên lý hoạt động:

• Tách loại hạt màu có trong gạo xát

• Tách loại hạt bạc bụng có trong gạo xát

• Tách loại gạo tẻ có trong gạo nếp

Thiết bị sử dụng:

Kiểu máy GS 5880 AIS


Năng suất tối đa 6.0 tấn/giờ
Nguồn điện sử dụng AC 200 V ±10% 1 pha

Công suất yêu cầu Tiêu thụ 2.6 kW


(bao gồm thiết bị gia nhiệt) Tối đa 3.8 kW
Máy nén 600 – 1500 N1/phút (5.5 – 11 kW)
Lượng khí yêu cầu
Máy hút bụi 12 m3/phút (0.75 kW)
Khối lượng tịnh 650 kg

3.2.11. Công đoạn đóng gói, lưu trữ, bảo quản và vận chuyển

Mục đích: đóng gói gạo thành phẩm, vận chuyển đến kho lưu trữ, bảo quản và chờ cho tới khi được
xuất kho đến nơi tiêu thụ theo yêu cầu đơn đặt.

Nguyên lý hoạt động:

Đóng gói: Sau khi hoàn tất khâu tách màu, gạo thành phẩm sẽ được truyền tải đến cân đóng bao và đóng
gói thành những bao tải gạo có trọng lượng tiêu chuẩn 25 kg, 50 kg,…

Lưu trữ: Gạo đóng gói sau khi được kiểm tra chất lượng kĩ lưỡng sẽ được vận chuyển trực tiếp đến kho
lưu trữ.

Bảo quản:

Kho bảo quản gạo phải đảm bảo các yêu cầu:

• Trần kho không được bị dột, hắt khi mưa bão

• Sàn và tường phải được xây dựng bằng vật liệu chống thấm, chống dột tốt

• Đảm bảo kho rộng rãi, khô ráo, thoáng mát

• Sử dụng mọi biện pháp chống sâu mọt, nấm móc, hay sự cắn phá của chuột, chim chóc và các loại
côn trùng khác
Trước khi gạo được bóc xếp vào kho phải dọn vệ sinh sạch sẽ tường, sàn và kệ. Khu vực bảo quản phải
được tiệt trùng bằng các loại thuốc đã được kiểm định và cho phép sử dụng trong các kho lương thực theo quy
định của các cơ quan thẩm tra chuyên ngành. Sản kho phải được kê lát bằng các bục gỗ dày 0.3 – 0.4 mm đã
sát trùng và xếp thành từng lô, sau đó trải cót hoặc bạt lên bục gỗ. Các bao tải gạo phải được xếp cách tường
0.5 – 0.8 m, khoảng cách giữa hai lô gạo ít nhất là 1 m để đi lại kiểm tra, lấy mẫu và xử lý.

Các lô gạo được bảo quản phải đảm bảo đạt độ ẩm không lớn hơn 14 – 14.5% tùy thuộc vào từng loại
gạo. Nếu độ ẩm lớn hơn tiêu chuẩn phải xếp riêng để bảo quản tạm thời chờ xử lý hoặc tiêu thụ ngay.

Mỗi kho phải có thẻ kho riêng, được ghi chú các nội dung sau:

• Số hiệu kho, lô • Loại bao

• Khối lượng gạo • Nơi sản xuất

• Loại gạo • Độ ẩm gạo khi nhập

• Ngày nhập kho • Nhận xét chung về chất lượn

• Số lượng bao

Các bao gạo phải được định kì kiểm tra 3 – 5 ngày/lần, và được ghi vào sổ giám sát với các nội dung:

• Tình trạng thay đổi chất lượng của gạo.

• Mật độ sâu mọt.

Vận chuyển:

• Phương tiện: ghe, tàu, xe tải chuyên dụng.

• Phương tiện vận chuyển phải đảm bảo khô ráo, sạch sẽ, không có mùi lạ, không bị nhiễm các loại
hóa chất độc hại, đảm bảo chống thấm, chống cháy nổ...

• Phương tiện vận chuyển phải đảm bảo có mái che, các biện pháp che đậy, tránh cho gạo tiếp xúc
trực tiếp với mưa, nắng,..

Khi bốc xếp gạo lên phương tiện không được dùng các loại dụng cụ làm rách bao.

You might also like