You are on page 1of 8

TRƯỜNG CAO ĐẲNG FPT POLYTECHNIC

Chuyên Ngành: Logistics

BÁO CÁO DỰ ÁN 01
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO TẠI CÔNG TY
VINAFOOD II

Lớp: LOG18302 Nhóm: 09

Các thành viên:

Y Aron Kbuôr– PS29345 (Nhóm trưởng)

Nguyễn Vĩnh Hưng– PS30002

Nguyễn Phan Văn Quyến– PS32806

Đoàn Tiến Đạt-PS35938

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Thu Sương

TP. HỒ CHÍ MINH 12 - 2023

sfsdf
CHƯƠNG 1: CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH VỀ XUẤT NHẬP KHẨU

1.1 Tóm tắt nội dung ngắn gọn về công ty


Hình 1: Hình công ty Vinafood 2

Tên công ty: Tổng công ty lương thực miền NamVinaFood 2


Tên công ty tiếng anh :Vietnam Southern Food Corporation – Joint Stock Company
Vốn điều lệ : 5.000.000.000.000 ( 5 nghìn tỷ đồng )
Điện thoại : (028) 38370025 – 38370026 – 38370027 – 38370028 – 38370029
Fax : (028) 38365898 – 38365899
Website: https://vinafood2.com.vnEmail: vanphong@vsfc.com.vn.
1.1.1 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi
Tầm nhìn
● Trở thành Tổng công ty, tập đoàn hàng đầu khu vực và cả nước trong lĩnh vực
sản xuất, kinh doanh lương thực, thực phẩm. Cung cấp, xuất khẩu lúa gạo, thực
phẩm an toàn thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng
Sứ mệnh
● Quyết tâm cao, ý thức trách nhiệm và đoàn kết nâng cao giá trị thương hiệu,
khẳng định bề dày hơn 40 năm lịch sử, lấy lại vị thế doanh nghiệp được xếp
hạng thế giới trong ngành lúa gạo, góp phần vào bình ổn giá, đảm bảo an ninh
lương thực trong nước.
Giá trị cốt lõi
● Không ngừng đổi mới sáng tạo, chú trọng phát huy những tập quán kinh doanh được
xem là trọng tâm cho sự phát triển bền vững
● Cam kết hành động vì khách hàng và cổ đông Tổng công ty
● Xem khách hàng là yếu tố then chốt luôn nâng cao giá trị để làm thỏa mãn nhu cầu
khách hàng
1.1.2 Hình thức kinh doanh

Vinafood 2 là một doanh nghiệp Nhà nước sản xuất và kinh doanh lĩnh vực nông sản,
thực phẩm và thủy sản. Hình thức kinh doanh của Vinafood 2 bao gồm

1. Sản xuất, chế biến và kinh doanh các sản phẩm nông sản, thực phẩm và thủy sản.
2. Đầu tư vào các dự án sản xuất, chế biến và kinh doanh nông sản, thực phẩm và thủy
sản
3. Xuất khẩu nông sản, thực phẩm và thủy sản sang các thị trường trên thế giới.
4. Cung cấp dịch vụ kho bãi, vận chuyển và logistics cho các doanh nghiệp trong lĩnh
vực nông sản, thực phẩm và thủy sản.
5. Đóng gói và phân phối các sản phẩm nông sản, thực phẩm và thủy sản trên toàn
quốc.
6. Tham gia đấu thầu, mua bán hàng hóa và dịch vụ cung ứng cho các tổ chức, doanh
nghiệp.
7. Tư vấn chuyên môn về sản xuất, chế biến và kinh doanh nông sản, thực phẩm và
thủy sản
1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển

Tháng 7/1978: Tổng công ty lúa gạo Miền Nam được đổi tên thành Tổng công ty
Lương thực miền Nam (Quyết định số 1606/LTTP-LĐ ngày 20/7/1978 của Bộ Lương
thực và Thực phẩm);

Tháng 9/1986: Tổng công ty được đổi tên thành Tổng công ty Lương thực khu vực II
(Quyết định số 493 QĐ/TC ngày 09/9/1986 của Bộ Lương thực);

Tháng 11/1987: Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quyết định thành lập Tổng
công ty Lương thực Trung ương (Vinafood) (Quyết định số 210/HĐBT ngày
07/11/1987) trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm trên cở sở tổ chức
lại các Tổng công ty Lương thực khu vực I, II, Miền Trung, XNK lương thực, Công ty
Vật tư bao bì II và các xí nghiệp xay xát gạo và bột mì.

Tháng 01/1990: Thành lập lại Tổng công ty Lương thực Trung ương II (VINAFOOD
II) trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (Quyết định số 19 NN-
TCCB/QĐ ngày 18/01/1990 của Bộ NN- Công nghiệp thực phẩm);

Tháng 5/1995: Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Tổng công ty Lương thực
miền Nam trên cơ sở tổ chức lại Tổng công ty Lương thực Trung ương II, Công ty
Lương thực Trung ương III và các đơn vị kinh doanh lương thực từ Quảng Nam- Đà
Nẵng trở vào (Quyết định số 311/QĐ/TTg ngày 24/5/1995 của Thủ tướng Chính phủ).
Tổng công ty còn được gọi là Tổng công ty 91 (hạng đặc biệt) vì được thành lập theo
mô hình thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh tại Quyết định số 91-TTg ngày
07/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ;

Tháng 7/2003: Tổng công ty bắt đầu thực hiện công cuộc sắp xếp, chuyển đổi DNNN
và thí điểm tổ chức hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con của Chính phủ
(Quyết định số 136/2003/QĐ-TTg ngày 10/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ);

Tháng 12/2005: Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 333/2005/QĐ-TTg ngày
14/12/2005 về việc thành lập Tổng công ty Lương thực miền Nam tổ chức hoạt động
theo mô hình công ty mẹ- công ty con; Quyết định số 125/2006/QĐ-TTg ngày
30/5/2006 ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền
Nam theo mô hình công ty mẹ- công ty con. Tổng công ty đã đăng ký kinh doanh,
khắc dấu lại và chính thức đi vào hoạt động theo mô hình mới kể từ 08/02/2007;

Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ về chuyển đổi công ty
nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu; Tổng công ty
Lương thực miền Nam thực hiện chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty TNHH
một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Quyết định số 979/QĐ-TTg ngày
25/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 20/12/2012, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 1909/QĐ-TTg về việc phê
duyệt đề án tái cơ cấu Tổng công ty Lương thực miền Nam giai đoạn 2012-2015 để
tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề phục vụ trực tiếp cho
ngành nghề kinh doanh chính;
Tính đến ngày 31/03/2015, Tổng công ty Lương thực miền Nam gồm 14 đơn vị thuộc
khối mẹ và 01 đơn vị Văn phòng Tổng công ty, 14 Công ty con (03 Công ty TNHH,
11 Công ty cổ phần chi phối), 13 công ty liên kết với gần 7.300 cán bộ, công nhân
viên. Tổng công ty Lương thực miền Nam có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh
và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, kho chứa trải dài từ Đà Nẵng đến Cà Mau, đặc biệt
tập trung nhiều ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, nơi sản xuất hầu hết số lượng
gạo xuất khẩu của Việt Nam;

Cùng với sự tăng cường về quy mô, cơ cấu, Tổng công ty Lương thực miền Nam cũng
hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề như: chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu
lương thực, nông sản với sản phẩm chính là lúa gạo. Ngoài ra còn có các mặt hàng
khác như thực phẩm chế biến, lúa mì, bột mì, bao bì, cá cơm và các hoạt động kinh
doanh, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật;

Trong gần 40 năm qua, Tổng công ty Lương thực miền Nam đã có những bước phát
triển vượt bậc về nhiều mặt, trở thành một trong những Doanh nghiệp kinh doanh lúa
gạo lớn trên thế giới với mức chế biến và xuất khẩu bình quân hàng năm đạt khoảng
2,8 – 3,0 triệu tấn gạo, kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 1 tỷ USD, doanh số trên
30.000 tỷ đồng đã góp phần quan trọng vào việc tiêu thụ lương thực hàng hóa cho
nông dân; đầu tư tăng năng lực sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường nội địa, bình
ổn giá, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đóng góp vào việc phát triển kinh tế – xã
hội của đất nước;

Từ 01/4/2014 đến 08/10/2018, Tổng công ty Lương thực miền Nam tổ chức và hoạt
động theo Điều lệ do Chính phủ phê chuẩn tại Nghị định số 10/2014/NĐ-CP ngày
13/02/2014 (có hiệu lực từ ngày 01/4/2014);

1.2 Lĩnh vực hoạt động :

Vinafood 2 hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm và thủy sản. Các
hoạt động kinh doanh chính của Vinafood 2 bao gồm sản xuất, chế biến, kinh doanh,
xuất khẩu và nhập khẩu các sản phẩm nông sản, thực phẩm và thủy sản. Doanh nghiệp
này sản xuất và cung cấp cho thị trường các sản phẩm như gạo, hạt điều, hàng ngàn
loại thủy hải sản, thịt lợn, trứng gia cầm, gia súc và các sản phẩm khác. Đồng thời,
Vinafood 2 cung cấp dịch vụ kho bãi, vận chuyển và logistics cho các doanh nghiệp
trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm và thủy sản. Ngoài ra, Vinafood 2 cũng tham gia
đấu thầu, mua bán hàng hóa và dịch vụ cung ứng cho các tổ chức, doanh nghiệp khác,
cùng với các hoạt động đầu tư vào các dự án sản xuất, chế biến và kinh doanh sản
phẩm nông sản, thực phẩm và thủy sản. Tổng thể, lĩnh vực hoạt động của Vinafood 2
liên quan đến sản xuất và phân phối các sản phẩm nông sản, thực phẩm và thủy sản,
cùng với các dịch vụ hỗ trợ cho ngành này.

1.3 Sản phẩm chủ yếu


Tên giao dịch : Tổng công ty lương thực miền Nam

,Hình thức kinh doanh, lịch sử hình

thành và phát triển

1.2: Lĩnh vực hoạt động của công ty

1.3: Sản phẩm chủ yếu

You might also like