You are on page 1of 15

Câu 1:

1.1. Giới thiệu doanh nghiệp


1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ công nghiệp
chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng bánh kẹo phục vụ nhu cầu trong nước và
một phần cho thị trường xuất khẩu.
Địa điểm công ty: số 25 đường Trương Định – Q.Hai Bà Trưng – Hà Nội
Tên giao dịch: Hai Ha Confectionery Company.
Tên viết tắt: HAIHACO.
Được thành lập theo quyết định số 216 /23-3-1993/QĐ-BCNN.
Căn cứ theo nghị định số 388/02-11-1991/NĐ-HĐBT .
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 106286 ngày 07/04/1993 do trọng tài kinh
tế Hà Nội cấp.
Đăng kí nhãn hiệu hàng hoá số 5864 theo quyết định số 2348/21.5.1992/QĐ – cục
Sở hữu công nghiệp.
Đăng kí kiểu dáng công nghiệp số 5256 kẹo cứng nhân theo quyết định số
577/7.9.98/QĐ – cục Sở hữu CN.
Ra đời trong hoàn cảnh cơ chế tập trung bao cấp, vì vậy khi nền kinh tế chuyển
sang cơ chế thị trường công ty đã gặp không ít khó khăn và thách thức. Với sự lãnh đạo
sáng suốt của ban lãnh đạo và sự hăng say lao động của công nhân viên công ty, đến nay
Hải Hà đã và đang có một chỗ đứng vững chắc trong tâm trí của người tiêu dùng với
hàng trăm loại sản phẩm bánh kẹo khác nhau.
Các giai đoạn hình thành và phát triển của công ty:
Được thành lập từ năm 1960, đến nay công ty đã trải qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1959-1969:
Tháng 11 năm 1959 Tổng công ty nông lâm thuỷ sản miền Bắc đã xây dựng một
cơ sở thực nghiệm nghiên cứu hạt trân châu với 9 cán bộ công nhân viên(CNV) của
Tổng công ty gửi sang. Đến đầu năm 1960 thực hiện chủ trương của công ty, cơ sở đã đi
sâu nghiên cứu, sản xuất các mặt hàng miến. Trên cơ sở đó, 25.12.1960 xưởng miến
Hoàng Mai ra đời, 25.5.1961, xưởng đã tập trung nhân lực và thiết bị để mở rộng sản
xuất và liên tục hoàn thành kế hoạch. Ngoài sản phẩm chính là miến, xí nghiệp còn sản
xuất nước chấm và tinh bột ngô.
Năm 1962, xí nghiệp miến Hoàng Mai thuộc Bộ công nghiệp nhẹ quản lí. Thời kì
này, xí nghiệp đã thử nghiệm thành công và đưa vào sản xuất các mặt hàng như tinh dầu
bột ngô cung cấp cho nhà máy pin Văn Điển.
Năm 1966, Viện thực vật đã lấy nơi đây là cơ sở sản xuất thử nghiệm các đề tài
thực phẩm để từ đó phổ biến cho các địa phương sản xuất, với mục đích giải quyết hậu
cần tại chỗ, tránh sự ảnh hưởng của chiến tranh gây ra. Từ đó nhà máy đổi tên thành nhà
máy thực nghiệm thực phẩm Hải Hà. Ngoài sản xuất tinh bột ngô, nhà máy còn sản xuất
viên đạm, trao tương, nước chấm lên men, nước hoa quả, dầu đạm tương, bánh mì, bột
dinh dưỡng trẻ em…
Năm 1968 nhà máy thuộc Bộ lương thực – thực phẩm quản lí.
Giai đoạn 1970 – 1986:
Tháng 6/1970. Thực hiện chỉ thị của Bộ lương thực – thực phẩm, nhà máy đã tiếp
nhận phân xưởng kẹo của Hải Châu bàn giao với công suất 900 tấn/ năm, nhà máy mang
tên mới là Nhà máy thực phẩm Hải Hà với số cán bộ CNV là 555 người và nhiệm vụ
chính là sản xuất kẹo nha, giấy tinh bột.
Đến tháng 12/1976, nhà nước được chính phủ phê duyệt dự án cho phép mở rộng
nhà máy, nâng mức công suất từ 900 tấn/năm lên 6000 tấn/năm, số cán bộ CNV là 900
người. Đến năm 1980, nhà máy chính thức có 2 tầng với tổng diện tích là 2500 m2 . Nhà
máy từng bước mở rộng qui mô sản xuất, trang bị thêm nhiều dây chuyền sản xuất mới,
đổi mới kĩ thuật và nâng cao công nghệ từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội.
Giai đoạn 1987- 1991:
Từ 1987, nhà máy một lần nữa được đổi tên thành nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà
thuộc Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm quản lí. Sản phẩm của nhà máy được
tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước, chủ yếu là thị trường Đông Âu. Tốc độ tăng sản
lượng hằng năm của nhà máy đạt từ 1% đến 5%, sản xuất từ chỗ thủ công đã dần được
cơ giới hoá. Thời kì này nhà máy mở rộng và phát triển thêm nhiều dây chuyền sản xuất
mới. Đến năm 1990 nhà máy có 4 phân xưởng kẹo.
Giai đoạn 1992 đến nay:
Tháng 1/1992, nhà máy thuộc Bộ Công Nghiệp Nhẹ quản lí.
Tháng 7/1992, nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà được quyết định đổi tên thành
Công ty Bánh kẹo Hải Hà với tên giao dịch HAIHACO thuộc Bộ Công Nghiệp quản lí.
Mặt hàng sản xuất chính là các loại kẹo bao gồm kẹo sữa dừa, kẹo hoa quả, kẹo cà phê,
kẹo cốm và bánh biscuit, bánh kem.
Công ty có 5 xí nghiệp trực thuộc: xí nghiệp kẹo, xí nghiệp bánh, xí nghiệp phụ
trợ, nhà máy thực phẩm Việt Trì, nhà máy bột dinh dưỡng trẻ em
Tháng 5/1992, Công ty liên doanh với Nhật Bản thành lập Công ty liên doanh
HAIHA-COTOBUKI.
Năm 1995 liên doanh với Công ty Miwon của Hàn Quốc để sản xuất mì chính tại
Việt Trì.
Năm 1996, thành lập công ty liên doanh thứ 3 là công ty Haiha-Kameda với đối
tác Hàn Quốc, nhưng do hoạt động kém hiệu quả nên công ty liên doanh đã giải thể vào
tháng 11/1998.
1.1.2. Vai trò, vị trí của doanh nghiệp:

Là một trong những doanh nghiệp lớn trong ngành sản xuất bánh kẹo nên Hải Hà
có vị trí rất quan trọng, một vài năm gần đây công ty cung cấp ra thị trường hơn 10.000
tấn sản phẩm đạt doanh thu hơn 200 tỉ đồng, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Hằng
năm công ty nộp cho ngân sách nhà nước 17-18 tỉ đồng , giải quyết công ăn việc làm cho
hàng trăm người lao động,
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty:

Mỗi thời kì cụ thể, các công ty nói chung và Hải Hà nói riêng đều được đặt ra các
chức năng nhiệm vụ cụ thể. Thực hiện Nghị quyết 7 của BCHTW Đảng CNH-HĐH Hải
Hà xác định nhiệm vụ cụ thể là:
- Tăng đầu tư chiều sâu với mục đích không ngừng nâng cao chất lượng sản
phẩm, tăng năng suất lao động, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm nhằm mở rộng thị
trường từ nông thôn đến thành thị, từ trong nước đến ngoài nước, đủ sức cạnh tranh với
đối thủ trong và ngoài nước. Phát triển các mặt hàng mới nhưng cần chú trọng đến các
loại bánh kẹo truyền thống.
- Đi sâu nghiên cứu thị trường, ổn định và không ngừng nâng cao hiệu quả thị
trường cũ (đáp ứng, thoã mãn nhu cầu của khách hàng) , mở rộng thị trường mới, nhất là
thị trường miền Nam và thị trường xuất khẩu.
- Ngoài việc sản xuất bánh kẹo là chính, công ty sẽ kinh doanh các mặt hàng khác
để nâng cao đời sống và thúc đẩy sự phát triển ngày một mạnh của công ty.
Ngoài ra công ty còn có các nhiệm vụ sau:
- Bảo toàn và phát triển vốn được giao.
- Thực hiện các nhiệm vụ và nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán
bộ nhân viên và nâng cao trình độ chuyên môn…
Nền kinh tế thị trường có sự cạnhtranh gay gắt, các doanh nghiệp phải sản xuất và
bán cái thị trường cần chứ không phải cái họ có. Vậy chỉ có nghiên cứu thị trường cả
chiều rộng và chiều sâu, công ty mới có khả năng tồn tại và phát triển.
1.2. Xác định khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp
Như chúng ta đã biết để hình thành nên một thị trường và thị trường hoạt động được thì
điều kiện trước tiên phải có là cầu về bánh kẹo .Nêu không có câu mà chỉ có cung thì thị
trường đó không thể tồn tại đưoc .Nhiệm vụ đặt ra cho bất kỳ công ty nào là phải nắm bắt
được đặc điểm của cầu đối với sản phẩm của mình .Có như vậy công ty mới thành công trong
việc thoả mãn những mong muốn xuất phát từ cầu .Trong cuộc sống hiện nay bánh kẹo được
coi là sản phẩm cung ứng thường xuyên ,mọi người có thể tiêu dùng hàng ngày nên người
tiêu dùng thường mua làm nhiều lần .Do đây là sản phẩm ăn nhanh nên khách hàng thường
không mua dự trữ nên số lượng mua trong môi lần là Ýt .Hơn nữa sản phẩm này liên quan
đến sức khỏe nên người tiêu dùng thường quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm và uy tín
của nhà cung cấp .Vì vậy mà yếu tố quyết định đến cầu của người tiêu dùng là hình ảnh và vị
trí của sản phẩm mà công ty đã xây dung được trong tâm trí khách hàng .Trước đây ở Việt
Nam có một loạt các sản phẩm sữa bột của Trung Quốc không rõ ngồn gốc tràn vào thị trường
với giá rất rẻ Do đó đã thu hút được những người tiêu dùng nhạy cảm với giá .Tuy nhiên sau
khi sử dụng thì trẻ em thường có những biểu hiện không tốt về sức khỏe do chất lượng không
được bảo đảm.Chính vì vậy mà hiện nay yêu tố quyết định đến các sản phẩm ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe không còn là giá cả nữa mà là chất lương và nguồn gốc rõ ràng của sản
phẩm Nhìn chung thì sản phẩm bánh kẹo phục vụ nhu cầu cho mọi lứa tuổi cho nên cầu về
các loại bánh kẹo ở thị trường Việt Nam rất đa dạng
1.3.Phân tích ảnh hưởng của môi trường tới hoạt động marketing của doanh nghiệp
Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
- Các yếu tố về kinh tế: Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đang phục
hồi nhanh chóng, sự phân hoá thu nhập ngày càng cao. Khi mức sống của người dân
tăng lên thì nhu cầu của thị trường về bánh kẹo sẽ cao hơn về số lượng, chất lượng,
hình thức, mẫu mã… Trong những năm qua, tỉ giá ngoại tệ biến động ổn định với mức
tăng trên thị trường liên ngân hàng trong năm 2019 bình quân 3,2% so với tỉ giá cuối
năm 20180. Sự thuận lợi trên thị trường tài chính tiền tệ sẽ tạo điều kiện cho Công ty
đầu tư phát triển.
- Các yếu tố về chính trị, luật pháp: Đối với mặt hàng bánh kẹo Chính phủ đã có
Pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm; Luật bản quyền sở hữu công nghiệp: quy
định ghi nhãn mác, bao bì nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và của các
công ty sản xuất chân chính. Nhưng việc quản lí và thi hành của các cơ quan có chức
năng không triệt để nên trên thị trường vẫn còn lưu thông một lượng không nhỏ hàng
giả, hàng nhái, hàng không rõ nhãn mác, hàng kém phẩm chất, quá hạn sử dụng…
- Các yếu tố quốc tế: Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, sự hình
thành khối mậu dịch tự do ASEAN (APTA) và việc kí hiệp định ưu đãi thuế quan
(CEPT) đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử phát triển kinh tế của ASEAN, vào
năm 2006 mức thuế xuất nhập khẩu sẽ là 0% (trừ các hàng hoá không được phép xuất
nhập khẩu). Đây sẽ là một thách thức đối với công ty, không những công ty gặp khó
khăn trong việc xuất khẩu mà còn phải cạnh tranh quyết liệt trên thị trường trong
nước với các sản phẩm của nước ngoài đặc biệt mặt hàng bánh kẹo từ trước tới nay
vẫn được duy trì bảo hộ với mức thuế đánh vào hàng nhập khẩu cao (50%-100%).
Nếu công ty không theo kịp thì có thể sẽ gặp những bất lợi không nhỏ.

Nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo tại Việt Nam


Các chỉ tiêu Đơ 2 2 2 2 2 2
n vị 000 001 002 003 004 005
1. Dân số Việt Tri 7 7 7 8 8 8
Nam ệu 8,68 8,6 9,0 1,89 2,89 4,08
người
2. Tổng sản Ng 9 9 1 1 1 1
lượng hìn tấn 3,0 9,5 06 16 25 36
bánh kẹo tiêu thụ -
- Sản xuất - 6 7 8 8 1 1
trong nước 9,9 7,6 3,7 7 00 10
-Nhập ngoại 2 2 2 2 2 2
3,1 1,9 2,3 9 5 6
3. Mức tiêu Kg/ 1, 1 1, 1, 1, 1,
dùng bình quân người 18 ,25 31 421 51 62

Các yếu tố thuộc môi trường vi mô:


- Khách hàng: là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của bất kì doanh
nghiệp nào. Có thể phân chia khách hàng của Công ty thành 2 loại: khách hàng trung
gian (đại lí) và người tiêu dùng cuối cùng.
Đại lí: mục đích của họ là lợi nhuận và động lực thúc đẩy họ tiêu thụ sản phẩm
cho công ty là hoa hồng, chiết khấu bán hàng, thưởng và phương thức thanh toán.
Hiện nay công ty có hơn 230 đại lí, hệ thống phân phối được coi là mạnh nhất trong
ngành sản xuất bánh kẹo. Các đại lí chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía Bắc sẽ tạo điều
kiện cho Công ty thâm nhập vào thị trường sản phẩm cao cấp. Nhưng hệ thống kênh
phân phối còn nhiều hạn chế trong quá trình mở rộng vào các tỉnh miền Nam và các
tỉnh miền núi phía Bắc.

Mức trợ giá cho các đại lí của công ty bánh kẹo Hải Hà

STT Khu vực Mức hỗ


trợ(đồng/tấn)
1 Trương Định 10.000
2 Nội thành Hà Nội 15.000
3 Ngoại thành Hà Nội, Hà Đông 20.000
4 Vĩnh Phú, Ninh Bình, Hải Phòng 50.000
5 Hải Dương, Hà Tây, Hà Bắc 70.000
6 Quãng Ninh, Tuyên Quang, Yên Bái 90.000
7 Nghệ An, Hà Tĩnh, Lai Châu 110.000
8 Quãng Bình, Quãng Trị, Huế 200.000
9 Quãng Nam, Đà Nẵng, Quãng Ngãi 300.000
10 Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc 450.000
11 TP. Hồ Chí Minh 500.000

Người tiêu dùng cuối cùng: quyết định trực tiếp sự thành công của doanh nghiệp.
Mỗi miền có đặc tính tiêu dùng sản phẩm khác nhau nên Công ty cần phải xác định
được điều này để có cách thâm nhập có hiệu quả nhất. Khách hàng chủ yếu của doanh
nghiệp là khách hàng miền Bắc và miền Trung, một phần rất ít ở miền Nam do Công
ty chưa nắm rõ được nhu cầu tiêu dùng của đối tượng khách hàng này.

So sánh các đối thủ cạnh tranh chủ yếu

Thị Sản T Điểm mạnh Điểm yếu


Côn
trường phẩm hị
g ty
chủ yếu cạnh tranh phần
Miền Kẹo 7, Uy tín, hệ Chưa có
Hải
Bắc các loại 5% thống phân phối sản phẩm cao

rộng, quy mô lớn, cấp, hoạt động
giá hạ quảng cáo kém
Hải Miền Kẹo 5, Uy tín, hệ Chất lượng
Châu Bắc hoa quả, 5% thống phân phối chưa cao, mẫu
Sôcôla, rộng, giá hạ mã chưa dẹp
bánh kem
xốp
Kin Cả Snack, 5 Chất lượng Giá còn
h Đô nước bánh tươi, % tốt, bao bì đẹp, cao
biscuit, quảng cáo và hỗ
Sôcôla, trợ bán tốt, kênh
bánh mặn phân phối rộng
Biên Miền Biscuit 8 Mẫu mã Hoạt động
Hoà Trung, , kẹo cứng, % đẹp, chất lượng xúc tiến hỗn
Miền kẹo mềm, tốt, hệ thống phân hợp kém, giá
Nam Snack, phối rộng bán còn cao
Sôcôla
Trà Miền Kẹo 3 Giá rẻ, Chủng loại
ng An Bắc, hương % chủng loại kẹo bánh, kẹo còn
Miền cốm hương cốm ít, quảng cáo
Trung phong phú kém
Quã Miền Kẹo 5 Giá rẻ, hệ Bao bì
ng Trung, cứng, % thống phân phối kém hấp dẫn,
Ngãi Miền Snack, rộng, chủng loại hoạt động
Nam Biscuit phong phú quảng cáo
kém
Lubi Miền Kẹo 3, Giá rẻ, chất Chủng loại
co Nam cứng, 5% lượng khá, hệ còn hạn chế,
Biscuit các thống phân phối mẫu mã chưa
loại rộng đẹp
Hữu Miền Bánh 2, Hình thức Chất lượng
Nghị Bắc hộp, 5% phong phú, giá bánh, chủng
Cookies, bán trung bình, loại còn hạn
kẹo cứng chất lượng bánh chế, uy tín
trung bình chưa cao
Hai Miền Bánh 3 Chất lượng Giá cao,
ha- Bắc tươi, Snack % cao, mẫu mã hoạt động xúc
kotobuk Cookies, đẹp, hệ thống tiến bán kém
i Bimbim phân phối rộng
Nhậ Cả Snack, 2 Mẫu mã đẹp, Giá cao, hệ
p ngoại nước kẹo cao 5% chất lượng cao thống phân
su, bánh phối kém, nhiều
kem xốp, sản phẩm có
Cookies nguồn gốc
không rõ ràng
Các Cả Các 3 Giá rẻ, hình Mẫu mã
công ty nước loại 0% thức đa dạng chưa đẹp, chất
còn lại lượng và độ an
toàn thực phẩm
chưa cao

- Nguồn cung cấp nguyên vật liệu: Các loại nguyên liệu chính dùng trong sản
xuất của công ty: Đường, sữa, café, gluco, nước hoa quả, bột ngô, bột gạo… được
mua chủ yếu từ các nhà sản xuất trong nước (Công ty sử dụng sữa đặc của công ty sữa
Việt Nam Vinamilk). Còn các loại nguyên liệu trong nước không có hoặc có nhưng
chất lượng không đáp ứng được yêu cầu của sản phẩm, Công ty phải nhập ngoại như:
Bột mì, bơ, ca cao, sữa bột, phẩm màu và các loại hương liệu (sữa bột và váng sữa
được nhập từ Hà Lan). Để tăng tính chủ động về nguồn cung cấp nguyên vật liệu,
giảm bớt sự phụ thuộc vào các nhà cung ứng, công ty đã lựa chọn kí kết hợp đồng
kinh tế với các nhà cung ứng truyền thống có uy tín ở trong nước và quốc tế với số
lượng nhà cung ứng hợp lí sao cho có thể bảo đảm được số lượng, chất lượng nguyên
vật liệu khi có sự biến động từ phía nhà cung ứng nào đó, đồng thời Công ty có được
những lợi thế khi mua với số lượng lớn.
1.4.Xác định nguy cơ lớn nhất doanh nghiệp đang phải đối diện
- Đối thủ cạnh tranh: Thị trường Bánh kẹo nước ta hiện nay diễn ra cạnh tranh
khá quyết liệt. Cả nước có hơn 30 nhà máy sản xuất quy mô vừa và lớn và hàng trăm
cơ sở sản xuất nhỏ thuộc đủ mọi thành phần kinh tế, bên cạnh đó một phần không nhỏ
lượng bánh kẹo các loại của nước ngoài tràn vào Việt Nam qua đường nhập tiểu
ngạch và trốn thuế chủ yếu từ Thái Lan, Malaixia, Inđonexia, Trung Quốc… Có thể
kể đến các đối thủ lớn trong nước như: công ty bánh kẹo Hải Châu, công ty đường
Biên Hoà, công ty đường Quãng Ngãi, Liên doanh Hải Hà Kotobuki, công ty bánh
kẹo Kinh Đô…
- Các đối thủ tiềm ẩn: Hiện nay ở nước ta thị trường bánh kẹo tương đối phong
phú, có đầy đủ các loại từ bình dân tới trung bình và cao cấp. Công ty bánh kẹo Hải
Hà hoạt động mạnh chủ yếu ở thị trường miền Bắc và miền Trung. Ở thị trường miền
Nam, do sản phẩm của công ty chưa phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và phải
cạnh tranh với nhiều đối thủ lớn ở thị trường đó nên sản phẩm của công ty còn tiêu
thụ ở mức độ thấp. Các đối thủ lớn ở trong nước của công ty:
Đối thủ lâu năm: công ty bánh kẹo Hải Châu, công ty bánh kẹo Hữu Nghị, công ty
đường Quãng Ngãi, công ty đường Biên Hoà…
Đối thủ tiềm ẩn: công ty bánh kẹo Kinh Đô, công ty liên doanh sản xuất kẹo
Perfetti Việt Nam. Ngoài ra sản phẩm của công ty còn phải cạnh tranh với nhiều sản
phẩm của nước ngoài như lượng bánh kẹo được nhập khẩu từ Thái Lan và Mĩ.
Câu 2: Nghiên cứu thị hiếu khách hàng về loại sản phẩm bánh Chocopie mà công ty
sắp tung ra thị trường
2.1. Phương pháp khảo sát điều tra nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế thông qua hai giai đoạn nghiên cứu: (1) nghiên cứu định tính,
(2) nghiên cứu định lượng.
• Nghiên cứu định tính được thiết kế có tính chất thăm dò một cách tự nhiên, khám phá
trực tiếp các ý tưởng và dùng để mô tả trong phạm vi bảng câu hỏi sơ bộ, cố gắng giải thích
sự tương quan có ý nghĩa từ các thang đo giữa các giá cảm nhận cá nhân đối với ý định mua
lặp lại về sản phẩm và khả năng truyền miệng những thông tin sau khi mua của người tiêu
dùng. Từ kết quả này, xây dựng bảng câu hỏi chính thức được hình thành sao cho phù hợp về
mặt ý nghĩa các thang đo và đối tượng lấy mẫu.
• Nghiên cứu định lượng được thiết kế với dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi
nghiên cứu chính thức. Dữ liệu được phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0. Mục
đích của phân tích này là sự kết hợp giữa việc khảo sát và tìm kiếm các mối tương quan chặt
2.2. Quy trình nghiên cứu khảo sát
2.3 Cách thực hiện
Với mẫu quan sát 200 người

Phạm vi khảo sát: Các quận Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng
Thời gian khảo sát : 1 tuần
Hình thức thực hiện: Điều tra bảng hỏi
Cách thực hiện để nhận dạng các vấn đề liên quan đến sự hài lòng về chất lượng sản
phẩm về từ các góc độ khác nhau, việc nghiên cứu được thực hiện bằng cách: quan sát, thăm
dò và phỏng vấn trực tiếp những khách hàng ở các trung tâm thương mại, các cửa ra vào của
siêu thị Big C, Lotte, Vinmart
BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU SỰ THỊ HIẾU CỦA KHÁCH HÀNG VỀ LOẠI
SẢN PHẨM BÁNH CHOCOPIE
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN
PHIẾU HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN - THỊ HIẾU
Phòng thí nghiệm cảm quan
Phép thử: Thị hiếu cho điểm
Trình tự thử mẫu:
Các bạn lần lượt được nhận 3 mẫu bánh chocopie đã được mã hóa lần lượt là:186, 927,
345 và đánh giá mức độ ưa thích về:
-Độ xốp mềm của bánh
-Mùi vị , màu sắc đặc trưng của sô cô la
-Nhân kem: Độ dẽo, độ đàn hồi
- Mức độ ưa thích chung
của 3 sản phẩm bằng cách cho điểm vào ô tương ứng về mức độ ưa thích. Các bước tiến
hành như sau:
Bước 1:
- Bạn nhận được tờ PHIẾU HƯỚNG DẪN và đọc kỹ.
- Nếu chưa hiểu rõ, bạn hỏi lại người điều khiển thí nghiệm rồi mới bắt đầu tiến hành thí
nghiệm..
Bước 2:
Bạn tiến hành đánh giá từng mẫu được đưa ra lần lượt theo mức độ ưa thích về ĐỘ XỐP
MỀM CỦA BÁNH, MÙI VỊ, MÀU SẮC ĐẶC TRƯNG CỦA SÔ CÔ LA, NHÂN KEM: Độ dẽo,
độ đàn hồi và MỨC ĐỘ ƯA THÍCH CHUNG của sản phẩm trong phiếu số 2.
Ví dụ: Bạn thử mẫu 186 sau đó bạn cho điểm vào phiếu số 2 thanh lọc bằng nước lọc,
thử tiếp mẫu 927 cho điểm vào phiếu số 2 thanh lọc bằng nước lọc rồi tiếp tục thử mẫu
cuối cùng
Thang đo:
Bạn nhận lần lượt 3 mẫu bánh được mã hóa đánh giá về mức độ ưa thích về các chỉ tiêu
đã được nêu trên của sản phẩm theo thang 9 điểm:
1-Hoàn toàn không thích
2-Rất không thích
3-Không thích
4-Tương đối không thích
5-Không ghét không thích
6-Tương đối thích
7-Thích
8-Rất thích
9-Hoàn toàn thích
Cảm ơn sự tham gia của các bạn!
PHIẾU TRẢ LỜI
Phép thử: Cảm quan thị hiếu cho điểm
Tên sản phẩm: Bánh chocopie
Họ tên ngời thử:...........................................................................
Ngày thử:........................................................................................
Bạn sẽ nhận được 3 mẫu bánh được mã hóa bằng 3 số tự nhiên:186, 927, 345 .Bạn hãy
nếm các mẫu thử và định lượng mức độ ưa thích đối với từng mẫu theo thang thị hiếu 9 điểm
như sau:
Chú ý sử dụng nước thanh vị sau mỗi lần thử
Cực kỳ thích : 9 điểm
Rất thích : 8 điểm
Tương đối thích : 7 điểm
Hơi thích : 6 điểm
Bình thường : 5 điểm
Hơi chán : 4 điểm
Tương đối chán : 3 điểm
Rất chán : 2 điểm
Cực kỳ chán : 1 điểm
Trả lời: Mẫu 186 927 345
Mức độ ưa thích về độ xốp mềm của bánh:
Mức độ ưa thích về màu sắc mùi vị của nhân sô cô la:
Mức độ ưa thích về nhân kem: độ dẽo, độ đàn hồi
Mức độ ưa thích chung:
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn!
PHIẾU KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG BÁNH CHOCOPIE
Đề tài tốt nghiệp:" Nghiên cứu thị hiếu và đánh giá chất lượng bánh chocopie tại thị
trường Đà Nẵng". Khoa hóa đại học bánh khoa Đà Nẵng
Để có những thông tin đầy đủ và tin cậy rất mong Anh/(Chị) vui lòng cung cấp những nội
dung dưới đây bằng cách đánh dấu (X) vào ô trống Anh/(Chị) chọn:
I. Thông tin bản thân:
a. Giới tính : Nam Nữ
b. Độ tuổi:
< 18 18 – 25 25 – 55 >55
c. Nơi khảo sát: …………………………………..
II. Thông tin khảo sát
1. Bạn có thường ăn bánh chocopie không?
a. Hàng ngày b. Vài ngày trong tuần
c. Vài ngày/ tháng d. Không ăn
Nếu có sử dụng bánh thì tiếp tục chuyển sang câu hỏi thứ hai
2. Bạn thường ăn bánh vào những dịp nào?
a. Liên hoan, sinh nhật b. Ngày lễ, tết cổ truyền
c. Trung thu d. Tùy hứng, thích thì ăn
e. Đi picnic, cắm trại, chơi xa... f. Dịp khác..................
3. Bạn thường lựa chọn sản phẩm bánh chocopie nào nhất ?
a. Orion Vina c. Phaner
b. Chocovina d. Sản phẩm khác........
4. Đánh giá của bạn về chất lượng các bánh chocopie:
Tốt Khá tốt Bình thường Không tốt
Orionvina
Chocovina
Haihaco
5. Bạn cho biết mức độ hài lòng của bạn về một số tính chất hóa lí các loại bánh
chocopie trên thị trường hiện nay:
Độ xốp mềm của bánh :
a. Hài lòng c. Bình thường
b. Không hài lòng
Màu sắc, mùi vị đặc trưng sô cô la của vỏ bánh:
a. Hài lòng c. Bình thường
b. Không hài lòng
Độ dẽo và độ đàn hồi của nhân kem:
a. Hài lòng c. Bình thường
b. Không hài lòng .
6. Để chất lượng của các loại bánh chocopie được tốt hơn, theo bạn nên có
sự thay đổi( nhiều hơn, hay ít hơn) đối với các chỉ tiêu nào:< Có thể chọn hơn 1
câu trả lời>
a. Độ xốp mềm b. Độ ngọt
b. Lớp socola phủ bên ngoài c. Nhân kem của bánh
7. Khi chọn mua yếu tố bạn quan tâm nhất: < Có thể chọn hơn 1 câu trả
lời>
a. Chất lượng tốt b. Được quảng cáo nhiều
c. Giá cả phù hợp d. Bao bì bắt mắt, mẫu mã đẹp
e. Thương hiệu nổi tiếng f. Phân phối nhiều nơi, dễ tìm mua
g. Có chương trình khuyến mãi
8. Theo Anh/Chị, giá 1 hộp bánh chocopie< 12 bánh trong một hộp> 25000-
30000 vnd thì:
a. Đắt b. Bình thường c. Rẻ
9. Bạn muốn một loại bánh chocopie mới trên thị trường sẽ đáp ứng yêu cầu
sau:
a. Chất lượng tốt b. Ngăn và điều trị bệnh
c. Giá cả phù hợp d. Khả năng bảo quản lâu
e. Thêm nhiều chất dinh dưỡng
f. Ý kiến khác...................................

You might also like