You are on page 1of 3

Trong hơn 40 năm hoạt động, Vinamilk đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau.

Mỗi giai
đoạn đánh dấu một bước tiến mới trong kinh doanh, sự ổn định của một thương hiệu lớn có bề dày
lịch sử. Cùng điểm lại chặng đường phát triển của Vinamilk!
Giai đoạn hình thành từ năm 1976 – 1986 của Vinamilk

 Năm 1976, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) chính thức được thành lập với tên gọi ban đầu
là Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam. Công ty thuộc Tổng cục Công nghiệp Thực phẩm miền
Nam.
 Đến năm 1982, công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về bộ công nghiệp thực
phẩm và được đổi tên thành Xí nghiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I.

Thời kì đổi mới năm 1986 – 2003

 Vào tháng 3/1992, xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi tên thành
Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) – trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ. Công ty chuyên về sản
xuất và chế biến những loại sản phẩm từ Sữa.
 Đến năm 1994, Công ty Sữa Việt Nam đã xây dựng thêm 1 nhà máy tại Hà Nội để phát triển
thị trường tại miền Bắc thuận lợi hơn. Sự kiện này đã nâng tổng số nhà máy của công ty lên
con số 4. Việc xây dựng được nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển để có thể đáp ứng nhu
cầu sử dụng các sản phẩm sữa của người dân miền Bắc.
 Năm 1996, Liên doanh với Công ty CP Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí nghiệp Liên
Doanh Sữa Bình Định. Việc liên doanh này đã giúp công ty thành công xâm nhập thị trường
miền Trung một cách thuận lợi nhất.
 Năm 2000, nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại khu Công nghiệp Trà Nóc.  Vào tháng 5
năm 2001, công ty đã khánh thành nhà máy Sữa tại Cần Thơ.

Thời kì cổ phần hóa từ năm 2003 – nay

 Tháng 11 năm 2003, công ty đã được chuyển thành Công ty cổ phần Sữa Việt Nam. Mã giao
dịch trên sàn chứng khoán Việt của công ty là: VNM. Cũng trong năm đó, Công ty khánh
thành thêm nhà máy Sữa tại khu vực Bình Định và TP. Hồ Chí Minh.
 Năm 2004, công ty đã thâu tóm cổ phần của Cty CP Sữa Sài Gòn, tăng số vốn điều lệ lên
1,590 tỷ đồng. Đến năm 2005, công ty lại tiếp tục tiến hành mua cổ phần của các đối tác liên
doanh trong cty cổ phần Sữa Bình Định. Vào tháng 6 năm 2005, công ty đã khánh thành thêm
nhà máy Sữa Nghệ An.
 Vào ngày 19 tháng 1 năm 2006, công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM . Thời
điểm đó vốn của Tổng Cty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước nắm giữ 50,01% vốn điều lệ
của Công ty. Đến 20/8/2006, Vinamilk chính thức đổi logo thương hiệu công ty.
 Trong năm 2009, doanh nghiệp đã phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và
nhiều trang trại nuôi bò sữa tại Nghệ An, Tuyên Quang. Năm 2012, công ty tiếp tục tiến hành
thay đổi logo của thương hiệu.
 Giai đoạn 2010 – 2012, doanh nghiệp đã tiến hành xây dựng nhà máy sữa nước và sữa bột tại
tỉnh Bình Dương với tổng số vốn đầu tư là 220 triệu USD. Năm 2011, đưa nhà máy sữa Đà
Nẵng đi vào hoạt động với số vốn đầu tư lên đến 30 triệu USD.
 Năm 2016, khánh thành nhà máy Sữa đầu tiên tại nước ngoài, đó là nhà máy Sữa Angkormilk
ở Campuchia. Đến năm 2017, tiếp tục khánh thành trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt – trang
trại bò sữa hữu cơ đầu tiên tại Việt Nam.

 Mười năm không phải là quá dài đối với một công ty, nhưng để giữ
vững vị trí số một trong lòng người tiêu dùng suốt mười năm là điều
không hề dễ dàng. Có thể nói, cụm từ “được chọn mua” chính là hiện
thân rõ ràng nhất cho sự gắn bó và tin tưởng của người tiêu dùng,
đồng thời cũng là điều mà nhiều thương hiệu mong có được. Trong bất
kỳ ngành hàng nào, chất lượng luôn là yếu tố tiên quyết để thuyết phục
người tiêu dùng “gắn bó” với một sản phẩm. Điều này đặc biệt quan
trọng đối với ngành thực phẩm và đồ uống, ngành liên quan trực tiếp
đến sức khỏe. Bằng chính sức mạnh của mình và không ngừng đầu tư
cho nghiên cứu và phát triển, Vinamilk luôn khẳng định chất lượng
của từng sản phẩm với người tiêu dùng. Từ 13 trang trại quy mô lớn
đạt tiêu chuẩn quốc tế đến 13 nhà máy tích hợp công nghệ 4.0 trên cả
nước, mỗi sản phẩm của Vinamilk đều là sản phẩm của chuỗi giá trị
khép kín và đảm bảo, đạt chất lượng tiêu chuẩn thế giới và được tin
dùng. Với hơn 250 loại sản phẩm, Vinamilk không ngừng cải tiến, đổi
mới để tạo nên một “ngôi nhà dinh dưỡng” toàn diện, đáp ứng gần như
trọn vẹn nhu cầu và khẩu vị của mọi đối tượng tiêu dùng trong gia
đình. Năm 2016, Công ty Vinamilk được Forbes vinh danh là công ty
tỷ đô Việt Nam với giá trị thương hiệu hơn 1,5 tỷ USD, năm 2020 dù
đối mặt với dịch Covid-19, công ty vẫn xác nhận tăng giá 200 triệu
USD so với năm 2016. đến năm 2019, đạt hơn 2,4 tỷ đô la Mỹ. Theo
báo cáo tài chính quý II/2020 của Vinamilk, doanh thu thuần hoạt
động kinh doanh trong nước đạt 25.456 tỷ đồng. Xuất khẩu trực tiếp
đạt 2.451 tỷ đồng, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Sáu tháng đầu
năm 2020, LNST của Vinamilk đạt 29.648 tỷ đồng, tăng 6,7% so với
năm 2019. Tính đến nay, các doanh nghiệp sữa Việt Nam đã xuất khẩu
sản phẩm sang 54 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng kim ngạch hơn
2,2 tỷ đô la Mỹ. Cổ phiếu của Vinamilk được xếp vào nhóm blue-chip
tại Việt Nam dành cho các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng và
doanh thu ổn định.

You might also like