You are on page 1of 10

MỤC LỤC

Mở đầu……………………………………………………………………2
Nội dung………………………………………………………………….3
Phần I. Tổng quan về Vinamilk……………………………………….….3
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Vinamilk………………………..3
2. Tầm nhìn và nhiệm vụ…………………………………………………4
3. Vinamilk - Thương hiệu sữa tỷ đô của Việt Nam……………………..4
Phần II. Phân tích mô hình tổ chức của Tập đoàn Vinamilk Việt Nam….6
1. Mô hình bộ máy của Công ty Vinamilk……………………………….6
2. Cơ cấu bộ máy của công ty Vinamlik…………………………………7
3. Mô hình cơ cấu tổ chức………………………………………………..7
Phần III. Bài học kinh nghiệm trong tổ chức từ mô hình trên.
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, sữa là một chất bổ dưỡng và không thể nào thiếu của nhiều
nhà. Trong sữa cung cấp cho chúng ta nhiều loại dưỡng chất thích hợp
với tất cả mọi độ tuổi cũng như là các thời kỳ tăng trưởng của con người
từ trẻ em nhỏ, sơ sinh đến thanh niên và người già hoàn toàn có thể dùng
được. Và Việt Nam cũng không ngoại lệ khi hầu như mọi gia đình cũng
uống sữa mỗi ngày để bổ sung vào khẩu phần dinh dưỡng nếu có thể hoặc
liên tục. Vì thế thị trường sữa của Việt Nam cũng rất là lớn với trên 200
doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, buôn bán nhiều các mặt hàng từ sữa cả
trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, khi đời sống kinh tế thế giới đang
dần hoà nhập với việc hình thành các liên minh kinh tế trên toàn cầu đã
lôi kéo thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng như những Doanh nghiệp
nước ngoài đang tiến vào Việt Nam ngày một đông để cạnh tranh với các
Doanh nghiệp trong nước. Qua tìm hiểu một số công ty sữa trên thế giới
và Việt Nam thì em biết rằng công ty Vinamilk là công ty chế xuất sữa
hàng đầu Việt Nam. Để biết sâu thêm về công ty, em lựa chọn chủ đề
“Phân tích mô hình tổ chức của Tập đoàn Vinamilk Việt Nam và bài học
kinh nghiệm?".Do còn nhiều khó khăn và vốn kiến thức hạn chế cho nên
em mong cô chia sẻ, chỉ dẫn để bài viết của em được hay hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn cô.
PHẦN NỘI DUNG
Phần I. Tổng quan về Vinamilk
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam
Dairy Products Joi.it Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh
sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt
Nam. Theo thống kê của chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc, đây là
công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào năm 2007. Sau hơn 30 năm ra mắt
người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 8 nhà máy, 1 xí
nghiệp và đang xây dựng thêm 3 nhà máy mới, với sự đa dạng về sản
phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa tiệt trùng, thanh trùng và
các sản phẩm được làm từ sữa. Để có được thành công như vậy, Vinamilk
đã phải trải qua rất nhiều năm, từ thời kỳ Cổ phần Hóa đến nay:
2003: Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Tháng
11). Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán là VNM.
2004: Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ
của Công ty lên 1,590 tỷ đồng.
2005: Mua cổ phần còn lại của đối tác liên doanh Công ty Liên doanh
Sữa Bình Định và khánh thành Nhà máy Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng
06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại KCN Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.
2006: Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty
Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn
điều lệ của Công ty.
2007: Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty Lam Sơn vào tháng 9
năm 2007, có trụ sở tại KCN Lễ Môn, tỉnh Thanh Hóa.
2009: Phát triển được 135.000 đại lý phân phối , 9 nhà máy và nhiều
trang trại nuôi bò sữa tại Nghệ An, Tuyên Quang. Năm 2012, công ty tiếp
tục tiến hành thay đổi logo của thương hiệu.
2010 - 2012: Doanh nghiệp đã tiến hành xây dựng nhà máy sữa nước
và sữa bột tại tỉnh Bình Dương với tổng số vốn đầu tư là 220 triệu USD.
Năm 2011, đã đưa nhà máy sữa Đà Nẵng đi vào hoạt động với số vốn đầu
tư lên đến 30 triệu USD
2016: Khánh thành nhà máy sữa đầu tiên tại nước ngoài, đó là nhà máy
Sữa Angkormilk ở Campuchia. Năm 2017, lại tiếp tục khánh thành trang
trại Vinamilk Organic Đà Lạt - trang trại bò sữa hữu cơ đầu tiên tại Việt
Nam. (1)
2. Tầm nhìn và nhiệm vụ
* Tầm nhìn: Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm
dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người.
* Sứ mệnh: Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh
dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và
trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội.
* Giá trị cốt lõi:
Chính trực: Liêm chính, trung trực trong ứng xử và trong tất cả các giao
dịch
Tôn trọng: Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng Công ty,
đối tác,…
Công bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các
bên liên quan khác,…(2)
3. Vinamilk - Thương hiệu sữa tỷ đô của Việt Nam
Năm 2016, lần đầu tiên Forbes Việt Nam công bố danh sách này, khi
đó, giá trị thương hiệu của Vinamilk đạt hơn 1,5 tỷ USD. Từ đó đến nay,
cùng với sự tăng trưởng về quy mô Công ty, giá trị thương hiệu của
Vinamilk cũng liên tiếp tăng qua các năm và đều nằm ở những vị trí dẫn
đầu của Top thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam. Năm 2020, dù đối mặt
với những biến động lớn của nền kinh tế do đại dịch Covid-19, thương
hiệu Vinamilk vẫn được định giá tăng thêm 200 triệu USD so với năm
2019, đạt mốc hơn 2,4 tỷ USD.
Forbes Việt Nam thực hiện danh sách này theo phương pháp đánh giá
của Forbes (Mỹ), tính toán vai trò đóng góp của thương hiệu vào hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Những thương hiệu giá trị nhất là thương
hiệu đạt mức doanh thu lớn trong các ngành mà thương hiệu đóng vai trò
chủ đạo. Việc thu thập số liệu của các doanh nghiệp sẽ dựa trên báo cáo
tài chính của các công ty.
Ngoài ra, Vinamilk cũng là công ty dinh dưỡng duy nhất có mặt trong
Bảng xếp hạng 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam được Forbes Việt
Nam công bố gần đây. Danh sách 50 thương hiệu dẫn đầu và 50 công ty
niêm yết tốt nhất Việt Nam là hai bảng xếp hạng uy tín được chờ đón
nhất của Forbes Việt Nam hàng năm, thực hiện dựa trên các tiêu chí và
phương pháp đánh giá của Forbes toàn cầu. Việc góp mặt ở cả hai bảng
xếp hạng này cho thấy vị thế ngày càng chắc chắn của Vinamilk về cả
thương hiệu lẫn hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. (3)
* Tăng trưởng ổn định nhờ uy tín thương hiệu
Năm 2020 là một năm đầy thách thức với sự ảnh hưởng của đại dịch
Covid-19 vẫn còn đang hoành hành. Tuy nhiên, nhờ tiềm lực và sự ứng
biến phù hợp về chiến lược kinh doanh, Vinamilk vẫn cho thấy sự tăng
trưởng ổn định về tất cả các chỉ số chính trong kết quả sản xuất kinh
doanh.
Theo báo cáo tài chính được Vinamilk công bố mới nhất vào cuối quý
2/2020, lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần kinh doanh nội địa đạt
25.456 tỷ đồng và xuất khẩu trực tiếp đạt 2.451 tỷ đồng, tương ứng mức
tăng trưởng lần lượt là 7,7% và 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy,
bất chấp các tác động mạnh mẽ của Covid-19 trong 6 tháng đầu năm
2020, doanh thu thuần hợp nhất của Vinamilk hiện đạt 29.648 tỷ đồng,
tăng 6,7% so với cùng kỳ 2019 và hoàn thành 50% kế hoạch năm.
Trong đó, đáng chú ý, doanh thu cả thị trường nội địa và xuất khẩu
của Vinamilk trong quý 2/2020 đều tăng trưởng 2 chữ số so với quý
1/2020. Cụ thể, mảng xuất khẩu đóng góp trực tiếp vào doanh thu thuần
1.370 tỷ đồng, tăng 26,8% so với quý 1/2020, chiếm tỷ trọng 9% trong
doanh thu thuần hợp nhất. Hoạt động kinh doanh nội địa ghi nhận doanh
thu thuần 13.364 tỷ đồng, tăng 10,5% so với quý I/2020 và chiếm tỷ
trọng 86% trong doanh thu thuần hợp nhất.
Thương hiệu tuy là tài sản vô hình nhưng lại có đóng góp rất lớn vào
hoạt động của doanh nghiệp. Vinamilk hiện có hơn 220 loại sản phẩm,
đáp ứng mọi nhu cầu về dinh dưỡng của người tiêu dùng Việt Nam từ trẻ
em, người cao tuổi, thanh thiếu niên hay cho cả gia đình… Việc liên tiếp
cho ra mắt những sản phẩm dinh dưỡng mới, cập nhật các xu hướng tiên
tiến trên thế giới như Organic đã giúp Vinamilk nhận được sự tin tưởng
của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Không chỉ có giá trị tỷ đô,
Vinamilk còn là thương hiệu được người tiêu dùng Việt Nam chọn mua
nhiều nhất 8 năm liền theo báo cáo “Dấu chân thương hiệu” của
Worldpanel thuộc Kantar*.
Trong thời gian qua, ngoài khẳng định được vị thế thương hiệu ở thị
trường trong nước, Vinamilk đã có nhiều bước đi để xây dựng chỗ đứng
cho thương hiệu sữa Việt Nam trên thị trường thế giới thông qua các hoạt
động xúc tiến thương mại và tích cực thúc đẩy xuất khẩu tại nhiều nước
như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, khu vực Đông Nam Á... Tính đến
nay, Vinamilk đã xuất khẩu sản phẩm đi 54 quốc gia và vùng lãnh thổ với
tổng kim ngạch đạt hơn 2,2 tỷ USD.(4)
Phần II. Phân tích mô hình tổ chức của Tập đoàn Vinamilk
Việt Nam
1. Mô hình bộ máy của công ty Vinamilk:
- Mô hình tổ chức của Vinamilk được thể hiện một cách chuyên nghiệp
và phân bổ phòng ban một cách khoa học và hợp lý, phân cấp cụ thể trách
nhiệm của mỗi thành viên và phòng ban trong công ty. Mô hình này giúp
cho công ty hoạt động một cách hiệu quả nhất, giúp các phòng ban phối
hợp nhau chặt chẽ để cùng tạo nên một Vinamilk vững mạnh.
2. Cơ cấu bộ máy của công ty Vinamilk:
Hiện nay, cơ cấu bộ máy công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk)
gồm:
- Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền
cao nhất của Công Ty và bao gồm tất cả các Cổ Đông có quyền biểu
quyết. Đại hội đồng cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm một lần
và trong thời hạn bốn (04) tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Hội
đồng quản trị quyết định gia hạn họp Đại hội đồng cổ đông thường niên
trong trường hợp cần thiết, nhưng không quá sáu (06) tháng kể từ ngày
kết thúc năm tài chính. Ngoài cuộc họp thường niên, Đại hội đồng có thể
họp bất thường. Địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông được xác định là nơi
chủ tọa tham dự họp và phải ở trên lãnh thổ Việt Nam.
- Hội đồng quản trị: Là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty Vinamilk,
do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 01 Chủ tịch Hội đồng quản trị và 04
thành viên với nhiệm kỳ là 5 năm. Thành viên Hội đồng quản trị có thể
được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Tổng số thành viên Hội
đồng quản trị độc lập không điều hành phải chiếm ít nhất 1/3 tổng số
thành viên Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị nhân danh Công ty, trừ
những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Hội đồng qtri có trách
nhiệm giám sát hoạt động của Giám đốc và những cán bộ quản lý khác
trong Công ty. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng qtri do pháp luật, Điều lệ
Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định.
- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát của công ty Vinamilk bao gồm 04 thành
viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát là 5
năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm lỳ khong
hạn chế. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính
trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh
doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính
nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các cổ đông. Ban kiểm soát hoạt
động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.(5)
3. Mô hình cơ cấu tổ chức
* Cơ cấu tổ chức quản trị trực tuyến
- Ưu điểm:
+ Đảm bảo chế độ một thủ trưởng
+ Người thừa hành chỉ nhận mệnh lệnh từ một người lãnh đạo cấp trên
trực tiếp
+ Chế độ trách nhiệm rõ ràng
- Nhược điểm:
+ Người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện
+ Hạn chế việc sử dụng các chuyên ngành có trình độ
+ Dễ dẫn đến cách quản lý gia trưởng
* Cơ cấu tổ chức quản trị theo chức năng
- Ưu điểm:
+ Sử dụng các chuyên gia giỏi trong các quyết định quản trị
+ Không đòi hỏi nhà quản trị phải có kiến thức toàn diện
+ Dễ đào tạo và dễ tìm nhà quản trị
- Nhược điểm:
+ Vi phạm nguyên tắc thống nhất chỉ huy
+ Chế độ trách nhiệm không rõ ràng
+ Sự phối hợp giữa lãnh đạo và các bộ phân chức năng khó khăn
* Cơ cấu tổ chức quản trị trực tuyến - chức năng
- Ưu điểm:
+ Có ưu điểm của cơ cấu trực tiếp và cơ cấu chức năng
+ Tạo điều kiện cho giám đốc trẻ
- Nhược điểm:
+ Nhiều tranh luận vẫn xảy ra
+ Hạn chế sử dụng kiến thức chuyên môn
+ Vẫn có xu hướng can thiệp của các đơn vị chức năng
* Cơ cấu tổ chức quản trị theo ma trận
- Ưu điểm:
+ Tổ chức linh động
+ Ít tốn kém, sử dụng nhân lực có hiện quả
+ Đáp ứng tình hình sản xuất kinh doanh nhiều biến động
+ Hình thành các giải thể dễ dàng và nhanh chóng
- Nhược điểm:
+ Dễ xảy ra tranh chấp ảnh hưởng giữa các lãnh đạo và các bộ phận
+ Cơ cấu này đòi hỏi nhà quản trị phải có ảnh hưởng lớn
+ Phạm vi sử dụng còn hạn chế vì một trình độ nhất định
*Cơ cấu tổ chức quản trị phân theo địa lý
- Ưu điểm:
+ Chú ý đến thị trường và các vấn đề địa phương
+ Hiểu biết cao về nhu cầu của khách hàng
+ Có thông tin trực tiếp tốt hơn với những đại diện của địa phương
+ Cung cấp cơ sở đào tạo các nhà quản trị
-Nhược điểm:
Cần có nhiều người có năng lực quản lý chung
Tạo nên tình trạng trùng lặp trong tổ chức
* Cơ cấu tổ chức quản trị theo sản phẩm
- Ưu điểm:
+ Hiểu rõ về sản phẩm dịch vụ cung ứng
+ Trách nhiệm về lợi nhuận đối với sản phẩm rõ ràng
- Nhược điểm:
+ Tạo nên tình trạng trùng lặp trong tổ chức
* Cơ cấu tổ chức quản trị theo khách hàng
- Ưu điểm:
+ Hiểu rõ về nhu cầu của khách hàng
+ Tác động tốt về tâm lý đối với khách hàng
- Nhược điểm:
+ Cần có người quản lý về chuyên gia tham mưu về các vến đề của khách
hàng
+ Các nhóm khách hàng không phải luôn luôn được xác định rõ ràng (6)
Phần III. Bài học kinh nghiệm trong tổ chức từ mô hình
trên.
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo:
(1) news.timviec
(2) sites.google.com
(3) doisongvietnam.vn
(4) thoibaonganhang.vn
(5) (6) vinamilk.com.vn

You might also like