You are on page 1of 6

Người tt 1:

Lịch sử hình thành:


(đọc kết hợp với nhìn slide)
Ngày 20/08/1976, Vinamilk được thành lập dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa do
chế độ cũ để lại, gồm :
- Nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà máy Foremost).
- Nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà máy Cosuvina).
- Nhà máy sữa Bột Dielac (tiền thân là nhà máy sữa bột Nestle') ( Thụy Sỹ).
1980s
- 1982: Có thêm 2 nhà máy trực thuộc:
• Nhà máy bánh kẹo Lubico
• Nhà máy bột dinh dưỡng Bích Chi
- 1985:
Vinamilk vinh dự được nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba.
1990s:
- 1991:
Vinamilk vinh dự được nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.
- 1995:
Khánh thành Nhà máy sữa đầu tiên ở Hà Nội
- 1996:
Vinamilk vinh dự được nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất
2000s:
- 2000:
Vinamilk được nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
- 2009:
Có 135.000 đại lí phân phối, 9 nhà máy và nhiều trang trại nuôi bò sữa tại Nghệ An,
Tuyên Quang, Bình Định,…
- 2010-2012:
Xây dựng nhà máy tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư là 220 triệu USD
- 2016:
Khánh thành nhà máy sữa Angkormilk được đầu tư bởi Vinamilk. Đây là nhà máy sữa
đầu tiên và duy nhất tại Campuchia tính đến thời điểm này.
- 2017:
Khánh thành trang trại bò sữa Organic chuẩn Châu Âu đầu tiên tại Đà Lạt,
Việt Nam
- 2018:
Khánh thành tổ hợp trang trại bò sữa công nghệ cao Thống Nhất - Thanh Hóa
- 2019:
Vào Top 200 công ty có doanh thu trên 1 tỷ đô tốt nhất Châu Á Thái Bình Dương
(Best over a billion)
Cơ cấu tổ chức
(Đọc chữ màu đỏ)
Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông của cơ cấu tổ chức Vinamilk bao gồm tất cả cổ đông – những
người có quyền biểu quyết từ cổ đông phổ thông đến cổ đông ưu đãi biểu quyết. Đại
hội đồng chính là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.

Đại hội cổ đông sẽ có quyền quyết định phương án kinh doanh và nhiệm vụ đảm bảo
sản xuất dựa trên các định hướng phát triển của công ty. Ngoài ra, đại hội đồng cổ
đông còn có thể quyết định sửa đổi hay bổ sung vào vốn điều lệ của công ty.

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị chính là cơ quan quản lý cao nhất trong cơ cấu tổ chức Vinamilk.
Vị trí này có toàn quyền nhân danh doanh nghiệp quyết định tất cả các vấn đề liên
quan đến mục tiêu, quyền lợi công ty, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp đại hội
đồng cổ đông. Hội đồng quản trị của Vinamilk do đại hội đồng cổ đông bầu ra, bao
gồm một chủ tịch hội đồng quản trị và 10 đại hội đồng cổ đông.

Giám đốc, Tổng giám đốc công ty


Giám đốc hay Tổng giám đốc công ty trong cơ cấu tổ chức Vinamilk là người phân
công công việc và điều hành kinh doanh của công ty. Vị trí này sẽ do hội đồng quản
trị chịu trách nhiệm bổ nhiệm một người trong số hội đồng hoặc tuyển dụng nhân sự
mới.

Hiện nay, Tổng giám đốc của Vinamilk là bà Mai Thị Kiều Liên. Bà được xem là
người đã giúp đưa thương hiệu Vinamilk lên bản đồ thế giới với nhiều đóng góp cho
công ty và xã hội.

Ban kiểm soát

Ban kiểm soát trong cơ cấu tổ chức bao gồm 4 thành viên do đại hội đồng cổ đông bầu
ra. Nhiệm kỳ của ban kiểm soát được bầu là 5 năm. Các thành viên sẽ được bầu lại và
số nhiệm kỳ không hạn chế.

Ban kiểm soát có chức năng và nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, tính trung
thực, mức độ cẩn trọng trong quá trình quản lý và điều hành các hoạt động kinh
doanh. Các hoạt động kiểm tra, giám sát bao gồm công tác kế toán, thống kê và lập
báo cáo tài chính nhằm đảm bảo lợi ích của các cổ đông một cách hợp pháp. Đặc biệt,
đơn vị này sẽ hoạt động độc lập với hội đồng quản trị và ban giám đốc.

Loại hình hoạt động của Vinamilk


Đọc thêm những phần màu đỏ
Loại hình: Công ty cổ phần
Vinamilk là một công ty có ngành nghề đa dạng như chăn nuôi bò sữa, sản xuất thức
ăn cho gia súc, trồng trọt… Trong 8 năm, với nhiều nỗ lực, công ty đã xây dựng thành
công 5 trang trại bò sữa và đã có kế hoạch xây thêm 4 trang trại tiếp theo. Vinamilk
rất chú trọng vào việc đầu tư các thiết bị công nghệ.
Theo thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, đây là công ty lớn thứ 15
tại Việt Nam vào năm 2007. Vinamilk hiện là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công
nghiệp chế biến sữa, chiếm hơn 54,5% thị phần sữa nước, 40,6% thị phần sữa bột,
33,9% thị phần sữa chua uống, 84,5% thị phần sữa chua ăn và 79,7% thị phần sữa đặc
trên toàn quốc. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới hơn 220.000
điểm bán hàng phủ đều 63 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang 43
quốc gia trên thế giới như Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, Nhật Bản khu vực Trung
Đông, Đông Nam Á...
Sau hơn 40 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 14 nhà
máy sản xuất, 2 xí nghiệp kho vận, 3 chi nhánh văn phòng bán hàng, một nhà máy sữa
tại Campuchia (Angkormilk) và một văn phòng đại diện tại Thái Lan.

Sản phẩm của Vinamilk

(Đọc chữ màu đỏ)

Công ty Sữa Vinamilk đã cung cấp hơn 250 loại sản phẩm khác nhau, với các ngành
hàng chính cụ thể như sau:

Hiệu quả kinh doanh của Vinamilk:

(Đọc trên slide)

Vài nét về CEO Mai Kiều Liên :


(đọc chữ đỏ)
Với tư chất thông minh, ham học hỏi, bà đã biết áp dụng hiệu quả những kiến thức đã
học cùng sự sáng tạo của bản thân. Từ vị trí một kỹ sư, bà dần dần được phân công
làm Trường ca, rồi Phó Giám đốc kỹ thuật, Phó Tổng Giám đốc và Chủ tịch Hội đồng
quản trị sau khi doanh nghiệp nhà nước này được cổ phần hóa
Mai Kiều Liên và hành trình đưa thương hiệu sữa Việt vươn tầm quốc tế
(đọc trên slide)
Tầm ảnh hưởng của bà Mai Kiều Liên:
(đọc chữ đỏ)
Tạp chí Forbes ca ngợi bà là một nữ Giám đốc điều hành năng động, đã có công biến
Vinamilk trở thành một trong những doanh nghiệp chủ lực của nền kinh tế Việt Nam,
đồng thời được kính trọng trên khắp châu Á. Cách đây không lâu, Vinamilk cũng lọt
vào danh sách 200 doanh nghiệp tốt nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cũng do
Forbes bình chọn. Với giải thưởng này, bà Kiều Liên là đại diện duy nhất của Việt
Nam đủ sức sánh ngang với các nữ lãnh đạo các tập đoàn lớn nhu HSBC, Singapore
Telecom, Temasek, Morgan Stanley, Hyundai, Nomura, JP Morgans, Horizons
Ventures.
Chính nhờ thế, bà đã điều khiển Vinamilk trở thành một trong 15 doanh nghiệp có lợi
nhuận trên 1.000 tỉ đồng trên sản chứng khoán. Không những vậy, vị nữ giám đốc
luôn đề cao tính nhân văn trong kinh doanh. Bà không muốn đuổi việc nhân viên trình
độ kém, ngược lại sẵn sàng đào tạo cho đến khi họ trở nên lành nghề.
Phong cách lãnh đạo của Mai kiều Liên
(đọc chữ đỏ)
- Dưới áp lực cạnh tranh gay gắt từ những tập đoàn thực phẩm "có máu mặt" trên thế
giới cũng như sự trỗi dậy của các công ty trong nước, Vinamilk vẫn tạo được những
bước đột phá mạnh mẽ trong khoảng 3 năm vừa qua để tiếp tục giữ vị trí là công ty
thực phẩm số một Việt Nam. Trong khối các doanh nghiệp tư nhân, Vinamilk liên tục
có mặt trong top 5 doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất từ 2008 cho đến nay. Một
trong những câu chuyện làm nên thành công của Vinamilk trong suốt chặng đường
phát triển của mình đó chính là công ty đã may mắn có được những người lãnh đạo có
tâm, có tầm nhìn và có những kĩ năng lãnh đạo xuất sắc. Điển hình nhất trong số đó là
bà Mai Kiều Liên - CEO của công ty từ năm 1992 - người được mệnh danh là kiến
trúc sư trưởng cho những thành quả mà Vinamilk đã đạt được kể từ thời kì đổi mới.

- Bản thân bà vốn là một chuyên gia trong ngành sữa, thực phẩm, nước giải khát với
phong cách lãnh đạo sáng tạo, luôn tìm kiếm những sự đổi mới, cải tiến trong quản lý
cũng như rất kiên định, táo bạo, có đạo đức và quan trọng nhất là sự khiêm tốn. Với sự
quyết đoán của mình bà đã đưa Vianmilk thoát khỏi những cơn khủng hoảng kinh tế
của thế giới cũng như Việt Nam đưa thị phần sản lượng tiếp tục tăng trưởng mạnh.
Trong thời kì bão táp đó thương hiệu của bà vẫn hiên ngang trong khi đó không ít các
doanh nghiệp, thương hiệu cùng dòng sản phẩm đã phá sản biến mất trên thị trường.
Là một nhà lãnh đạo tài ba bà không dừng lại ở sự quyết đoán mà còn có tính dân chủ
rất thiết thực, dưới bà là rất nhiều các giám đốc chi nhánh và hàng trăm nghìn người
lao động, mỗi cá nhân đều có những ý kiến trái chiều khác nhau, tuy nhiên bà luôn sẵn
sàng lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của họ để để tìm ra những phương án tốt
nhất cho thương hiệu và công ty.
- Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của bà, Vinamilk đã luôn không ngừng sáng tạo, đột phát
trong kinh doanh và cạnh tranh sòng phẳng với các thương hiệu sữa hàng đầu thế giới
đang có mặt tại thị trường Việt Nam như Abbott, Mead Johnson, hay Dutch Lady
(Friesland Campina)Chính nhờ sự quyết đoán cùng sự tài ba của mình bà đã không chỉ
đưa Vinamilk thoát khỏi cơn lốc suy thoái năm 2012 mà còn làm doanh thu tăng thêm
23% lên 1,3 tỉ USD ghi tên vào danh sách những doanh nghiệp lớn nhất Châu Á- Thái
Bình Dương. Hiện tại dù bị cạnh tranh gay gắt trên thị trưởng nhưng Vinamilk vẫn
dẫn đầu với thị phần sản lượng ước đạt 50% của tất cả các sản phẩm sữa và từ sữa.

You might also like