You are on page 1of 17

BÌA

LỜI CAM ĐOAN


LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
a. Nắm bắt bối cảnh thị trường
Hiện nay, ngành sữa Việt Nam đang có những bước phát triển vượt bậc đáp ứng nnhu
cầu ngày càng một gia tăng của thị trường. Trong bối cảnh hội nhập của nền kinh tế, các
thương hiệu sữa phải đối mặt sự canh tranh gây gắt giữa trong và ngoài nước.
b. Liên hệ nghiên cứu
Vinamilk là doanh nghiệp đi đầu trong ngành sản xuất sữa tại Việt Nam. Nhờ nắm bắt
được nhu cầu của thị trường kết hợp sử dụng mô hình sản xuất, công nghệ hiện đại và
định hướng chiến lược kinh doanh đúng đắn, Vinamilk thâu tóm phần lớn thị phần của thị
trường sữa mặc dù có sự cạnh tranh gay gắt với các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài
như: Abott, Dutch Lady, Lothmilk,…
Chính vì thế, nghiên cứu và đề xuất chiến lược cho công ty Vinamilk sẽ mang lại nhiều
ý nghĩa về mặt giá trị kiến thức cũng như kinh tế
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống kiến thức môn học “ Quản trị học” vào nghiên cứu đề tài
- Giới thiệu bức tranh tổng quan về thị trường sữa tại Việt Nam
- Hiểu được vị thế quan trọng của vinamilk trong ngành sữa trong và ngoài nước.
- Khái quát về tình hình phát triển của Vinamilk
- Giới thiệu về ma trận SWOT của Vinamilk
- Phân tích chiến lược kinh doanh của Vinamilk
- Tiếp xúc được với thị trường kinh doanh thông qua thực hiện đề tài nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
- Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
- Logo :

- Không gian: tại Việt Nam


4. Phương pháp nghiên cứu
a. Áp dụng kiến thức đã học
- Sách “Quản trị học” tác giả
- Giáo viên hướng dẫn: Vũ Mạnh Cường
b. Kiến thức tìm hiểu thêm
WEBSITE:
https://www.vinamilk.com.vn/
5. Kết cấu tiểu luận
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP.

1.1. Lịch sử hình thành.


Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy
Products Joint Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ
sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Theo thống kê của Chương trình
Phát triển Liên Hiệp Quốc, đây là công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào năm 2007.
 Thời bao cấp (1976-1986)
Năm 1976, lúc mới thành lập công ty sữa Việt Nam( Vinamilk) có tên là công ty
sữa- cà phê miền Nam, với 3 nhà máy thống nhất, trường thọ, và Dielac. Hết thời
kì này công ty có tổng cộng 5 nhà máy.
 Thời kỳ Đổi Mới (1986 -2003)
Xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê– Bánh kẹo I chính thức đổi tên thành Công ty
Sữa Việt Nam (Vinamilk).
Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn => mở rộng sang thị
trường miển trung.
Tiếp tục xây dựng 2 Nhà máy sữa và Xí Nghiệp Kho Vận.
 Thời kỳ Cổ Phần Hóa (2003-Nay)
Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam,thâu tóm Công ty Cổ phần
sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công ty.
Liên doanh với nhiều cty, khánh thành Nhà máy Sữa Nghệ An ,Bính Dương, Đà
Nẳng.

1.2. Tầm nhìn, sứ mạng của Vinamilk.


1.2.1. Tầm nhìn.
Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức
khỏe phục vụ cuộc sống con người”.
1.2.2. Sứ mạng.
“Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao
cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc
sống con người và xã hội”

1.3. Cơ cấu tổ chức


Theo sơ đồ cơ cấu tổ chức Vinamilk, các cấp trong công ty được phân tầng theo
thứ tự sau: cấp quản trị tối cao, cấp quản trị trung gian, cấp quản trị cơ sở và công nhân
viên.
Thông qua sơ đồ trên, Vinamilk hiện có các bộ phận chức năng như sau:
1.3.1. Đại hội đồng cổ đông.
Đại hội đồng cổ đông của cơ cấu tổ chức Vinamilk bao gồm tất cả cổ đông –
những người có quyền biểu quyết từ cổ đông phổ thông đến cổ đông ưu đãi biểu quyết.
Đại hội đồng chính là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
Đại hội cổ đông sẽ có quyền quyết định phương án kinh doanh và nhiệm vụ đảm
bảo sản xuất dựa trên các định hướng phát triển của công ty. Ngoài ra, đại hội đồng cổ
đông còn có thể quyết định sửa đổi hay bổ sung vào vốn điều lệ của công ty.
Một số quyền hạn khác của hội đồng cổ đông là bầu hoặc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành
viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát hay quyết định giải thể, tổ chức lại công ty.
1.3.2. Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị chính là cơ quan quản lý cao nhất trong cơ cấu tổ chức
Vinamilk. Vị trí này có toàn quyền nhân danh doanh nghiệp quyết định tất cả các vấn đề
liên quan đến mục tiêu, quyền lợi công ty, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp đại
hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị của Vinamilk do đại hội đồng cổ đông bầu ra, bao
gồm một chủ tịch hội đồng quản trị và 10 đại hội đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị Vinamilk nhiệm kỳ 2022-2026
Từ năm 2015, chức vụ cao nhất của Vinamilk do bà Lê Thị Băng Tâm nắm giữ,
tuy nhiên, tháng 4 năm 2022 vừa qua, ông Nguyễn Hạnh Phúc đã chính thức trở thành
Chủ tịch hội đồng quản trị mới của nhiệm kỳ năm 2022 đến năm 2026 thay cho bà Lê Thị
Băng Tâm.
1.3.3. Giám đốc, Tổng giám đốc công ty.
Giám đốc hay Tổng giám đốc công ty trong cơ cấu tổ chức Vinamilk là
người phân công công việc và điều hành kinh doanh của công ty. Vị trí này sẽ do hội
đồng quản trị chịu trách nhiệm bổ nhiệm một người trong số hội đồng hoặc tuyển dụng
nhân sự mới. Hiện nay, Tổng giám đốc của Vinamilk là bà Mai Thị Kiều Liên. Bà được
xem là người đã giúp đưa thương hiệu Vinamilk lên bản đồ thế giới với nhiều đóng góp
cho công ty và xã hội.
Những chiến lược và quyết định sáng suốt của bà đã giúp Vinamilk liên tục đầu tư,
cải tiến, đem lại nhiều sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng trong nước. Đồng thời,
mảng xuất khẩu, kinh doanh quốc tế của công ty cũng đạt được nhiều thành tựu ấn tượng.
1.3.4. Ban kiểm soát.
Ban kiểm soát trong cơ cấu tổ chức bao gồm 4 thành viên do đại hội đồng cổ đông
bầu ra. Nhiệm kỳ của ban kiểm soát được bầu là 5 năm. Các thành viên sẽ được bầu lại
và số nhiệm kỳ không hạn chế.
Ban kiểm soát có chức năng và nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, tính
trung thực, mức độ cẩn trọng trong quá trình quản lý và điều hành các hoạt động kinh
doanh. Các hoạt động kiểm tra, giám sát bao gồm công tác kế toán, thống kê và lập báo
cáo tài chính nhằm đảm bảo lợi ích của các cổ đông một cách hợp pháp. Đặc biệt, đơn vị
này sẽ hoạt động độc lập với hội đồng quản trị và ban giám đốc.

1.4. Lĩnh vực kinh doanh của Vinamilk.


Hoạt động kinh doanh chính của Vinamilk bao gồm chế biến, sản xuất và mua bán
sữa tươi, sữa đóng hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa chua, sữa đặc, sữa đậu nành, thức
uống giải khát và các sản phẩm từ sữa khác.

Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt
Nam, chiếm hơn 54,5% thị phần sữa nước, 40,6% thị phần sữa bột, 33,9% thị phần sữa
chua uống, 84,5% thị phần sữa chua ăn và 79,7% thị phần sữa đặc trên toàn quốc.

Các mặt hàng của Vinamilk cũng được xuất khẩu sang một số quốc gia như
Campuchia, Philippines, Úc và một số nước Trung Đông. Doanh thu xuất khẩu chiếm
13% tổng doanh thu của công ty. Năm 2011, Vinamilk mở rộng sản xuất, chuyển hướng
sang phân khúc trái cây và rau củ. Không lâu sau phân khúc hàng mới, dòng sản phẩm
đạt được thành công với 25% thị phần tại kênh bán lẻ tại siêu thị. Tháng 2 năm 2012,
công ty mở rộng sản xuất sang mặt hàng nước trái cây dành cho trẻ em.
Sau gần 40 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 8
nhà máy, 1 xí nghiệp và đang xây dựng thêm 3 nhà máy mới. Với sự đa dạng về sản
phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa.

1.5. Các sản phẩm chính của Vinamilk.


Các sản phẩm chính của Vinamilk làm những sản phẩm được chế biến từ sữa bò,
ví dụ như: Sữa tươi, sữa đóng hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa chua, sữa đặc, sữa đậu
nành, phô mai, kem,… ngoài ra còn có thức uống giải khát và một số sản phẩm khác.

Sữa tươi tiệt trùng Vinamilk


Sữa đặc Ngôi Sao Phương Nam

Kem Vinamilk
Nước ép trai cây Vfresh

Sữa bột Optimum Gold


Phô mai Vianamilk

Sữa chua uống Probi


Sữa chua ăn Vinamilk

Sữa đậu nành tươi Vianmilk


Bột ăn dặm Ridlelac Gold

You might also like