You are on page 1of 22

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1


Chương I. Giới thiệu về công ty Vinamilk ................................................................................. 2
1. Giới thiệu chung về công ty Vinamilk ............................................................................... 2
2. Lịch sử hình thành của công ty Vinamilk........................................................................... 3
3. Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty Vinamilk ...................................................................... 3
3.1. Tầm nhìn thương hiệu ................................................................................................. 3
3.2. Sứ mạng thương hiệu................................................................................................... 4
4. Sơ đồ tổ chức ...................................................................................................................... 5
Chương II. Lợi thế cạnh tranh và cách thức thực hiện lợi thế cạnh tranh của Vinamilk ........... 6
1. Lợi thế cạnh tranh ........................................................................................................... 6
1.1. Chiến lược giá.............................................................................................................. 7
1.1.1. Chính sách giá sữa của Vinamilk khá ổn định: .................................................... 7
1.1.2 Chính sách đắt tiền hơn để có chất lượng tốt hơn: ................................................ 7
1.1.3 Chính sách giữ nguyên giá nhưng có chất lượng tốt hơn: ..................................... 7
1.1.4 Chính sách về giá thu mua sữa tươi của Vinamilk: ............................................... 8
1.2. Chiến lược “khác biệt hóa” ...................................................................................... 8
2. Cách thực hiện lợi thế ..................................................................................................... 8
2.1. Điều chỉnh giá cho từng kênh phân phối ..................................................................... 8
2.2. Khác biệt hóa sản phẩm- Chiến lược marketing 5P .................................................... 9
2.2.1 Sản phẩm (Product) ............................................................................................... 9
2.2.2 Giá (Price) ............................................................................................................. 9
2.2.3 Hệ thống phân phối (Place) ................................................................................. 10
2.2.4 Quảng bá (Promotion) ......................................................................................... 10
2.2.5 Con người (People).............................................................................................. 11
Chương III. Chiến lược toàn cầu của Vinamilk. Đánh giá ....................................................... 11
1. Cách Vinamilk thực hiện chiến lược toàn cầu. ............................................................. 11
1.1. Con đường kinh doanh quốc tế của Vinamilk ........................................................... 11
1.2. Tiêu chuẩn hóa sản phẩm .......................................................................................... 14
1.3. Lợi thế kinh tế theo quy mô....................................................................................... 15
1.4. Sử dụng nguồn nguyên - vật liệu các nước ............................................................... 15
1.5. Nâng cao trình độ công nghệ kĩ thuật ........................................................................ 16
2. Đánh giá........................................................................................................................ 16
2.1. Thành công ................................................................................................................ 16
2.2. Hạn chế ...................................................................................................................... 18
KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 20

0
LỜI MỞ ĐẦU

Từ lâu, sữa được biết đến như một loại thực phẩm hoàn chỉnh và lý tưởng chứa
gần như đầu đủ các yếu tố của một bữa ăn cân bằng, ngoài ra sữa còn có giá trị dinh
dưỡng cao giúp hoàn thiện hệ thống dinh dưỡng cho cộng đồng, từ trẻ sơ sinh đến người
lớn tuổi. Xã hội ngày càng tiến bộ về đời sống vật chất, tinh thần lẫn nhận thức. Vì vậy
nhu cầu dùng sữa và các sản phẩm từ sữa để nâng cao sức khỏe, trí tuệ ngày càng được
chú trọng và trở thành mối quan tâm hàng đầu cua hầu hết mọi người. Chính vì thế mà
hàng loạt các công ty lớn nhỏ lần lượt dấn thân vào thị trường.
Nhất là trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng và sức ép từ việc hội nhập
này cũng đang trở nên rõ nét, mạnh mẽ hơn đối với các ngành, các cấp. Khi mà các
ngành sản xuất trong nước đang tập trung hướng vào xuất khẩu do thị trường trong nước
đã bão hòa. Nắm bắt được điều này, việc phát triển, mở rộng và chinh phục thị trường
nước ngoài luôn được Vinamilk đặt trong chiến lược dài hạn.
Để có được thành tựu như ngày hôm nay, Vinamilk đã phải phấn đấu hết mình để
vượt qua những rào cản từ phía thị trường lẫn từ nội bộ bên trong doanh nghiệp. Trải
qua nhiều năm nỗ lực tìm kiếm thị trường, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại,
sản phẩm của Vinamilk đã được xuất khẩu đến 43 nước trên thế giới, với hàng loạt sản
phẩm đa dạng, như: sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa đặc, sữa nước, sữa đậu nành, yogurt,
nước trái cây, kem…
Với hy vọng giúp ngành công nghiệp sữa nước nhà mà Vinamilk là một đại diện
có thể nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thu trong nước đồng thời thành công
trên thương trường quốc tế; để Vinamilk luôn là niềm tin, niềm tự hào của thương hiệu
Việt, nhóm chúng em quyết định thực hiện đề tài “Phân tích chiến lược kinh doanh quốc
tế của Vinamilk”

1
Chương I. Giới thiệu về công ty Vinamilk
1. Giới thiệu chung về công ty Vinamilk

Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy
Products Joint Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản
phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Theo thống kê của
Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, đây là công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào
năm 2007.[1]
Theo báo cáo của Vietnam Report, năm 2018, phân khúc sữa nước của CTCP
Sữa Việt Nam (Vinamilk - mã: VNM) tiếp tục đứng đầu ngành với khoảng 55% thị
phần. Ngoài ra, Vinamilk còn nắm giữ hơn 80% thị phần sữa chua, hơn 80% thị phần
sữa đặc, hơn 30% thị phần trong ngành hàng sữa bột. Ngoài việc phân phối mạnh
trong nước với mạng lưới 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng phủ đều
64 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp,
Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á...
Sau hơn 30 năm ra mắt người tiêu dùng,Vinamilk hiện có 13 nhà máy, trong
đó có 2 nhà máy sữa bột và sữa nước tại Bình Dương với hệ thống thiết bị khép kín
và tự động hóa từ khâu chế biến đến thành phẩm và đóng gói, bảo đảm an toàn vệ
sinh thực phẩm. Vinamilk còn đầu tư xây dựng nhà máy sữa Angkor tại Campuchia
với tỷ lệ sở hữu 100%. Ngoài ra, công ty nắm 22,8% cổ phần tại nhà máy sữa
Miraka (New Zealand), và đầu tư công ty con tại Ba Lan.

2
Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại
Việt Nam. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước
và sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống,
kem và pho mát. Vinamilk cung cấp cho thị trường một những danh mục các sản
phẩm, hương vị và quy cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất.
2. Lịch sử hình thành của công ty Vinamilk

3. Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty Vinamilk


3.1. Tầm nhìn thương hiệu
Tầm nhìn thương hiệu gợi ra một định hướng cho tương lai, một khát vọng của
một thương hiệu về những điều mà nó muốn đạt tới. Tầm nhìn là một hình ảnh, một
bức tranh sinh động về điều có thể xảy ra của một thương hiệu trong tương lai. Khi
đề cập đến một ý định, một mục đích mang tính chiến lược, chúng ta thường hay hình
tượng hóa nó bằng một hình ảnh của tương lai.
Tầm nhìn bao hàm ý nghĩa của một tiêu chuẩn tuyệt hảo, một điều lý tưởng.
Nó mang tính lựa chọn một trong những giá trị tuyệt vời nhất của một thương hiệu.

3
Tầm nhìn còn có tính chất của một sự độc đáo, nó ám chỉ đến việc tạo ra một điều gì
đó đặc biệt. Vai trò của tầm nhìn giống như một thấu kính hội tụ tất cả sức mạnh của
một thương hiệu vào một điểm chung. Doanh nghiệp thông qua tầm nhìn sẽ định
hướng được đâu là việc cần làm và đâu là việc không cần làm của một thương hiệu.

“Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức
khỏe phục vụ cuộc sống con người”
3.2. Sứ mạng thương hiệu
Việc xác định một bản tuyên bố sứ mạng đúng đắn đóng vai trò rất quan trọng
cho sự thành công của một thương hiệu. Trước hết, nó tạo cơ sở quan trọng cho việc
lựa chọn đúng đắn các mục tiêu và chiến lược của công ty, mặt khác nó có tác dụng
tạo lập và củng cố hình ảnh của thương hiệu trước công chúng xã hội, cũng như tạo
ra sự hấp dẫn đến các đối tượng liên quan (khách hàng, cổ đông, đại lý, nhà cung
cấp, ngân hàng, chính phủ…) Một doanh nghiệp hiểu rõ sứ mạng của mình sẽ có
nhiều cơ hội để thành công hơn doanh nghiệp không thể hiện rõ lý do về sự hiện hữu
của mình.

4
Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất
lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc
sống con người và xã hội”
=> Mục tiêu của Công ty là tối đa hóa giá trị của cổ đông và theo đuổi chiến
lược phát triển kinh doanh củng cố xây dựng một hệ thống các thương hiệu cực mạnh,
phát triển thương hiệu sữa vinamilk thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tín và đáng
tin cậy nhất Việt Nam thông qua chiến lược áp dụng nghiên cứu khoa học về nhu cầu
dinh dưỡng đặc thù của người Việt Nam để phát triển những dòng sản phẩm tối ưu
nhất cho người Việt Nam.
4. Sơ đồ tổ chức
Sơ đồ tổ chức của Vinamilk được thể hiện một cách chuyên nghiệp và phân bổ
phòng ban một cách khoa học và hợp lý, phân cấp cụ thể trách nhiệm của mỗi thành
viên và phòng ban trong công ty. Sơ đồ tổ chức giúp cho chúng tôi hoạt động một
cách hiệu quả nhất, giúp các phòng ban phối hợp nhau chặt chẽ để cùng tạo nên
một Vinamilk vững mạnh.

5
Chương II. Lợi thế cạnh tranh và cách thức thực hiện lợi thế cạnh tranh
của Vinamilk
1. Lợi thế cạnh tranh
Thị trường với nhiều công ty, doanh nghiệp cùng sản xuất và kinh doanh, vậy
nên mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng trở nên khốc liệt hơn. Đối với
Vinamilk, để đứng vững và thành công trong thị trường, doanh nghiệp đã xây dựng
được những lợi thế cạnh tranh nhất định, đặc biệt là trong chiến lược giá và chiến
lược “khác biệt hóa”.

6
1.1. Chiến lược giá
1.1.1. Chính sách giá sữa của Vinamilk khá ổn định:
Trong đợt giảm giá sữa của các công ty sữa từ giữa năm 2010, mặc dù giá
nguyên liệu sữa thế giới đang giảm mạnh, nhưng từ đầu tháng 7-2009 đến nay,
nhiều hãng sữa tên tuổi, chiếm thị phần lớn tại thị trường Việt Nam đã lần lượt tăng
giá từ 7-15%. Trong đợt tăng giá đó, chỉ có Vinamilk và Nutifood không tăng giá
mặc dù nhiều đơn hàng từ các nhà cung cấp bao bì đòi tăng giá. Theo bà Bùi Thị
Hương - Giám đốc đối ngoại của Vinamilk, mặc dù sữa là mặt hàng thiết yếu
nhưng sức mua vẫn còn thấp. Do đó, bất chấp việc các hãng sữa ngoại đang tiếp tục
cuộc chạy đua lợi nhuận, Vinamilk vẫn duy trì giá bán ổn định từ giũa năm 2009
đến nay. Hiện giá sữa của Vinamilk trên thị trường chỉ bằng 1/3 so với giá các loại
sữa ngoại. Với giá sữa hiện nay, Vinamilk chấp nhận giảm lãi hoặc bù đắp từ việc
kinh doanh nhiều dòng sản phẩm khác nhau để chia sẻ gánh nặng chi tiêu với người
tiêu dùng. Như vậy, giá sữa tươi nguyên liệu thấp và giảm mạnh trong thời gian dài
trong khi giá thành không bị điều chỉnh nhiều là yếu tố để Vinamilk hưởng lợi từ
điều này, đóng góp một phần vào khả năng hoàn thành kế hoạch lợi nhuận chung
của cả công ty.
1.1.2. Chính sách đắt tiền hơn để có chất lượng tốt hơn:
Nhiều công ty thường xuyên nâng cấp sữa của mình có giá trị dinh dưỡng cao
hơn sản phẩm hiện tại. Khi sản phẩm hiện tại có giá trị được định vị trong tiêu chí
người tiêu dùng cao thì việc định vị sản phẩm mới hoàn toàn thuận lợi - những sản
phẩm này tượng trưng cho phong cách sống cao hơn, riêng biệt hơn: Dielac lên
Dielac Alpha có sữa non colostrum của Vinamilk, Friso lên Friso Gold, Dumex
nâng cấp thành Dumex Gold của Dumex,…
1.1.3. Chính sách giữ nguyên giá nhưng có chất lượng tốt hơn:
Nếu như các sản phẩm hiện tại có giá trị định vị thấp thì thường các công ty sử
dụng hình thức định vị giá trị cao hơn nhưng giữ nguyên giá. Rõ nét nhất là
Vinamilk khi Vinamilk định vị dòng sữa tiệt trùng và sữa tươi.

7
1.1.4. Chính sách về giá thu mua sữa tươi của Vinamilk:
Chính sách giá thu mua sữa của Vinamilk theo chủ trương: vùng có nhiều
đồng cỏ, không đô thị hóa, có điều kiện chăn nuôi tốt nhưng phải vẫn chuyển sữa đi
xa thì có giá thấp hơn. Đồng thời, Vinamilk luôn điều chỉnh giá thu mua theo vụ và
theo tình hình giá sữa thế giới. Ngoài ra, công ty còn hỗ trợ thông qua giá đối với
một số mô hình phát triển bền vững như trường hợp của hợp tác xã CNBS Ever
Growth (Sóc Trăng) giá thu mua cao hơn 100 đồng/kg.
1.2. Chiến lược “khác biệt hóa”
Mục tiêu của chiến lược là đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua việc tạo ra
sản phẩm được xem là duy nhất, độc đáo với khách hàng, thỏa mãn nhu cầu đối với
khách hàng bằng cách thức mà các đối thủ cạnh tranh không thể.
Với Vinamilk, chất lượng cao, giá cả hợp lý và khách hàng phải là trung tâm,
đây đồng thời cũng là bí quyết tạo nên thành công của thương hiệu sữa hàng đầu
Việt Nam này: “Chất lượng sản phẩm là cách PR tốt nhất”.
Năm 2008, trong khi các nhà sản xuất sữa lao đao vì “cơn bão Melamine”,
Vinamilk vẫn vững vàng và khẳng định vị thế cũng như chất lượng. Vinamilk đã
chủ động gửi tất cả các nguyên liệu đầu vào và thành phẩm của mình đi kiểm
nghiệm và kết quả cho thấy không có sản phẩm nào nhiễm melamine. “Thành
công” là nhận định ngắn gọn nhất khi đề cập tới công việc xây dựng thương hiệu
sữa Vinamilk thời gian qua. Hình ảnh chú bò sữa Việt Nam trên bao bì sữa
Vinamilk đã trở nên quen thuộc với người Việt, đặc biệt là với trẻ em. Gần như em
nhỏ nào cũng có thể ngân nga “Chúng tôi là những con bò hạnh phúc” trong quảng
cáo sữa của công ty. Nhờ cơn bão “Melamine”, Vinamilk đã tận dụng cơ hội này để
nâng chất lượng sữa của công ty lên một tầm cao mới, được người tiêu dùng tin
tưởng lựa chọn.
2. Cách thực hiện lợi thế
2.1. Điều chỉnh giá cho từng kênh phân phối
- Đối với từng kênh bán lẻ: Vinamilk có hệ thống giá riêng biệt phù hợp với đặc
tính kinh doanh của từng kênh nhằm đáp ứng yêu cầu mua hàng của người tiêu dùng
được thỏa mãn nhất.

8
- Đối với nhà phân phối: Nhà phân phối được chỉ định phân phối sản phẩm của
công ty theo chính sách giá nhất định ra thị trường và thu lợi nhuận từ hoa hồng sản
phẩm
2.2. Khác biệt hóa sản phẩm- Chiến lược marketing 5P
2.2.1. Sản phẩm (Product)
Các dòng sản phẩm của Vinamilk cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất
cần thiết cho sức khoẻ và sự phát triển của cả gia đình. Tinh khiết từ thiên nhiên,
những điều tốt lành đến với bạn mỗi ngày một cách thật dễ dàng và đơn giản.
Củng cố xây dựng và phát triển một hệ thống các thương hiệu mạnh đáp ứng
tốt nhất các nhu cầu và tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam. Phát triển thương
hiệu Vinamilk thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tín khoa học và đáng tin cậy
nhất với mọi người dân Việt Nam thông qua chiến lược áp dụng nghiên cứu khoa
học về nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của người Việt Nam để phát triển các dòng sản
phẩm tối ưu nhất cho người tiêu dùng Việt Nam.
Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh qua thị trường nước giải khát có lợi cho
sức khỏe mà thương hiệu chủ lực là VFresh nhằm đáp ứng xu hướng tiêu dùng tăng
nhanh đối với các mặt hàng nước giải khát có nguồn gốc từ thiên nhiên và có lợi
cho sức khỏe con người.
Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định, chất
lượng cao với giá cạnh tranh và đáng tin cậy (Vinamilk hỗ trợ tài chính cho nông
dân để mua bò sữa và mua sữa có chất lượng tốt với giá cao)
Phát triển toàn diện các danh mục sản phẩm sữa và từ sữa nhằm hướng tới
một lượng khách hàng tiêu thụ rộng lớn. Đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá
trị cộng thêm nhằm nâng cao tỉ suất lợi nhuận chung cho toàn công ty.
2.2.2 Giá (Price)
Giá cả là mối quan tâm chủ yếu vì đây là yếu tố cạnh tranh và khích lệ người
tiêu dùng quyết định lựa chọn sản phẩm. Trong tương lai nếu nguồn nguyên liệu
trong nước dồi dào và đảm bảo chất lượng công ty giảm nguồn nguyên liệu đầu vào
nhập khẩu từ nước ngoài. Giá các sản phẩm sẽ được điều chỉnh phù hợp với thu
nhập của người lao động. Thường xuyên có những đợt giảm giá, tăng dung tích sữa
nhân những ngày kỷ niệm.

9
2.2.3 Hệ thống phân phối (Place)
Hệ thống phân phối nội địa trãi rộng của Vinamilk, với độ bao phủ 125000
điểm bán lẻ hiện nay. Hệ thống tủ đông, tủ mát, xe lạnh cũng được đầu tư mở rộng
để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của nhóm sữa chua. Trong năm 2008, Vinamilk đã
đầu tư hơn 7000 tủ đông, tủ mát cho hệ thống phân phối hàng lạnh và hơn 300 xe
tải nhỏ cho các nhà phân phối.
Mở rộng thị trường nội địa đến người tiêu dùng thông qua 2 kênh: người tiêu
dùng điểm bán lẻ
+ Truyền Thống: nhà phân phối người tiêu dùng.
+ Hiện Đại: Siêu thị và Metro
Thị trường xuất khẩu: Công ty luôn tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu
qua các nước khác trong khu vực và trên thế giới nhằm duy trì và phát triển doanh
thu xuất khẩu.
Củng cố hệ thống và chất lượng phân phối nhằm giành thêm thị phần tại các
thị trường mà Vinamilk có thị phần chưa cao đặc biệt là vùng nông thôn và đô thị
nhỏ.
2.2.4 Quảng bá (Promotion)
Quảng bá sản phẩm rộng rãi tới người tiêu dùng qua các phương tiện thông tin
đại chúng: tivi, tạp chí, internet, poster…. Vinamilk có 2 mẩu quảng cáo đứng đầu
trong danh sách 10 mẩu quảng cáo truyền hình thành công nhất dựa trên ý kiến của
22.000 người tham gia.
Thường xuyên thay đổi các nội dung, hình thức quảng cáo mới lôi kéo sự chú
ý và quan tâm của người tiêu dùng.
Thực hiện các chương trình khuyến mãi lớn dành cho khách hàng: tăng thể
tích sữa giá không đổi, tặng kèm đồ chơi trẻ em.
Công ty có những chiến lược tiêu thụ sản phẩm phù hợp với từng thời điểm,
từng vùng, từng lứa tuổi… Đội ngũ nhân viên bán hàng ân cần, niềm nở, giàu kinh
nghiệm, năng động, gắn liền lợi ích cá nhân với lợi ích của công ty.
Thực hiện các chương trình dùng thử sản phẩm ở những nơi công cộng: siêu
thị, trường học… Bên cạnh kinh doanh công ty còn quan tâm tới các hoạt động xã
hội, từ thiện như: quỹ khuyến học, tài trợ và phát động chương trình từ thiện

10
“Chương trình 3 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo trị giá 10 tỉ đồng”
+ Vinamilk dành 3.1 tỉ đồng cho Quỷ học bổng “Vinamilk ươm mầm tài năng trẻ.
+ Các hoạt động giúp đỡ người nghèo trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trị giá 2.8 tỉ.
+ Bên cạnh đó còn tham gia cứu trợ bão lũ và các hoạt động khác 1.6 tỉ
+ Nhận phụng dưỡng suốt đời 20 bà mẹ Việt Nam Anh Hùng ở Bến Tre, Quảng
Nam từ năm 1997 đến nay còn 13 bà mẹ.
2.2.5. Con người (People)
Vinamilk đã và đang tiếp tục phát huy nhân tố con người.
Có các chính sách đãi ngộ, tiền lương phù hợp và cạnh tranh. Mức lương phù
hợp để thu hút, giữ và khích lệ cán bộ nhân viên trong công ty.
Đẩy mạnh các chính sách quan tâm đến đời sống và sức khỏe của người tiêu
dùng để củng cố lòng tin vào công ty.

Chương III. Chiến lược toàn cầu của Vinamilk. Đánh giá
Chiến lược toàn cầu là chiến lược doanh nghiệp coi thị trường toàn cầu như
một thị trường thống nhất nên doanh nghiệp sản xuất và cung cấp những sản phẩm
được tiêu chuẩn hóa, đồng nhất và tối ưu hóa chi phí phải bỏ ra…Ngoài ra cũng
không có sự khác biệt gì giữa các nước khi đề cập tới thị hiếu và sở thích của khách
hàng, và nếu có sự khác biệt thì khách hàng vẫn bỏ qua do có điều kiện mua được
sản phẩm có chất lượng tương đối tốt với một mức giá thấp.
1. Cách Vinamilk thực hiện chiến lược toàn cầu.
1.1. Con đường kinh doanh quốc tế của Vinamilk
Có thể thấy, cửa ngõ tham gia kinh doanh quốc tế đầu tiên của Vinamilk chính
là thị trường Trung Đông. Năm 1998, Vinamilk bắt đầu xuất khẩu những sản phẩm
sữa bột đầu tiên vào khu vực Trung Đông, với thị trường chủ yếu là Iraq theo chương
trình đổi dầu lấy lương thực của Liên Hợp Quốc. Đây là dấu mốc đánh dấu hoạt động
đầu tiên trên thị trường thế giới của công ty. Từ đó đến nay, trải qua nhiều năm nỗ
lực tìm kiếm thị trường, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, hiện sản phẩm
của Vinamilk đã được xuất khẩu đến 43 nước trên thế giới với hàng loạt sản phẩm
đa dạng, như: sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa đặc, sữa nước, sữa đậu nành, yogurt, nước

11
trái cây, kem… Các sản phẩm của Vinamilk hiện có mặt tại hàng loạt các quốc gia,
như: Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga,
Canada, Mỹ, Australia... Ngoài ra, Công ty đang tiếp tục tìm kiếm và mở rộng thị
trường sang châu Âu, châu Phi, Nam Mỹ.
Trong khoảng thời gian hơn 20 năm gia nhập thị trường quốc tế đó, đã có
những dấu mốc quan trọng quyết định tới những thành công của Vinamilk như hiện
nay.
- Năm 2010, sau khi được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp phép đầu tư ra nước
ngoài, Vinamilk đã mua 19,3% cổ phần của Công ty Miraka Limited tại New
Zealand. Đây có thể nói là dự án đầu tư nhà máy đầu tiên của Vinamilk ở thị trường
thế giới.
Mua lại cổ phần của một công ty tại thị trường sẽ tấn công là một trong những
chiến lược kinh doanh quốc tế kinh điển được Vinamilk áp dụng lúc bấy giờ. Bằng
việc mua lại 19,3% giá trị cổ phần của Công ty Miraka và sẽ nâng vốn đầu tư lên nếu
tình tình kinh doanh ổn định. Một trong những lý do Miraka được Vinamilk chọn lựa
đó là vì nhà máy chế biến sữa bột này đặt tại trung tâm đảo Băc - New Zealand - nơi
có vùng nguyên liệu chất lượng cao nổi tiếng toàn thế giới.
Mục tiêu ban đầu của Vinamilk khi đầu tư tại thị trường này không phải doanh
thu và lợi nhuận. Thế nhưng, về thương hiệu và vị thế của doanh nghiệp Vinamilk đã
được nâng một tầng mới, mở đường cho một doanh nghiệp đến với nguồn vốn đầu
tư ngoại. Và điều này đã chứng minh qua việc Vinamilk lọt vào bảng xếp hạng của
Forbes với các thứ bậc cao cho cả doanh nghiệp và ban lãnh đạo Vinamilk. Chính
những động thái đầu tư trong chiến lược kinh doanh quốc tế của Vinamilk đã đưa
thương hiệu này trở thành "hiện tượng" bùng nổ kinh doanh trong giai đoan khủng
hoảng thời điểm đó.
Vinamilk đã có những bước đi đúng đắn từ ban đầu, làm thương hiệu ngay tại
"vựa" nguyên liệu sữa của toàn thế giới để định vị sản phẩm chất lượng ngay từ ban
đầu. Thương vụ 90 triệu đô tại New Zealand được tính toán kỹ lưỡng, trở thành cú
"hit" đầu tư quốc tế đầu tiên của Vinamilk

12
- Tháng 5/2013, HĐQT Vinamilk tiến hành lựa chọn đại diện thương mại của
Vinamilk tại thị trường Hoa Kỳ. Ngày 18/6/2013, HĐQT Vinamilk đã phê chuẩn
tăng vốn đầu tư vào Công ty Miraka, đồng thời phê chuẩn đầu tư vào Công ty Sữa
Driftwood sau khi Vinamilk được FDA (Cục Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ)
cấp số đăng kí được xuất hàng vào Mỹ. Đến tháng 5/2016, VNM đã tăng vốn đầu tư,
mua trọn 100% cổ phần của Công ty Driftwood.

Tại thị trường Mỹ, Vinamilk chọn kênh phân phối key account và kênh siêu
thị với hình thức kênh ngắn để tiết kiệm chi phí, phân phối trực tiếp vào các trường
học, khách sạn, bệnh viện, siêu thị, nhà hàng,...
- Ngày 25/5/2016, Vinamilk đã khánh thành Nhà máy sữa Angkor tại
Phnompenh, Vương quốc Campuchia sau 10 năm thâm nhập và tìm hiểu thị trường
này. Đến tháng 3/2017, VNM đã sở hữu 100% nhà máy sữa này. Liên tục trong cuối
tháng 5/2016, Vinamilk đã tổ chức nhiều sự kiện tại Myanmar, Campuchia, Thái
Lan... đánh dấu sự mở rộng đầu tư, mở rộng thị phần của Vinamilk tại nước ngoài,
đặc biệt trong khu vực Asean.
- Ngày 12/5/2017 tại Bắc Kinh, Vinamilk đã đạt được bản ghi nhớ hợp tác
cung cấp sản phẩm sữa của Vinamilk vào thị trường Trung Quốc - 1 thị trường rất

13
lớn và tiềm năng với dân số cao nhất thế giới, tổng giá trị thị trường sữa lên đến
khoảng 30 tỉ USD/năm.
- Năm 2018, Vinamilk đầu tư 19,7 triệu USD nắm 51% cổ phần của Lao Jagro
Development Xiengkhouang, một công ty điều hành các trang trại gia súc tại Lào.
Trong đó có một trang trại bò sữa sử dụng công nghệ Nhật Bản, xuất khẩu sản phẩm
sang các nước Asean; tổng giá trị dự án gần 39 triệu USD.
1.2. Tiêu chuẩn hóa sản phẩm
Vinamilk đã vượt qua được hàng rào kiểm soát an toàn thực phẩm rất gắt gao
của các nhà nhập khẩu và chinh phục được thị trường thế giới trong những năm qua
bằng chính những sản phẩm chất lượng quốc tế.
Ngay cả thị trường đòi hỏi rất khắt khe là thị trường Úc, sản phẩm của
Vinamilk cũng đạt tiêu chuẩn BRC (tiêu chuẩn của Hiệp hội các nhà bán lẻ Anh,
tiêu chuẩn được phát triển để giúp các nhà bán lẻ về các yêu cầu đầy đủ của luật
định và bảo vệ cho người tiêu dùng bằng cách cung cấp đánh giá cơ bản về các
công ty cung cấp thực phẩm cho các nhà bán lẻ) nên cũng được các siêu thị của Úc
chấp nhận. Mới đây, Vinamilk cũng vừa được FDA (Cục Dược phẩm và Thực
phẩm Hoa Kỳ) cấp số đăng kí được xuất hàng vào Mỹ.
Vinamilk luôn tự tin về khả năng cung cấp cho người tiêu dùng trong nước và
Thế giới các sản phẩm sữa không những an toàn mà còn đảm bảo dinh dưỡng và
chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Để đạt được điều đó, Vinamilk đã và đang áp
dụng công nghệ chế biến hiện đại và hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực
phẩm (ATTP) tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế.
Để kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm theo tiêu
chuẩn quốc tế, Vinamilk đã và đang áp dụng: Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn quốc tế ISO 9001:2008 trong toàn Vinamilk; Tiêu chuẩn HACCP trong tất cả
các nhà máy nhằm thực hiện đảm bảo an toàn thực phẩm; Tiêu chuẩn ISO
17025:2005 đối với các phòng kiểm nghiệm; Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu
chuẩn ISO 14001:2004 tại các nhà máy; Thực hiện việc quản lý chất lượng an toàn
thực phẩm thống nhất trong toàn bộ hệ thống các nhà máy sản xuất…
Tại Vinamilk các nguyên liệu đưa vào chế biến đều được lựa chọn từ các Nhà
cung cấp trong và ngoài nước có uy tín và đã được đánh giá; Từng lô nguyên liệu

14
đều phải có chứng từ kiểm tra minh bạch rõ ràng từ Nhà cung cấp và được kiểm tra
trước khi nhập kho.
Quá trình sản xuất tại Vinamilk luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về
điều kiện vệ sinh nhà xưởng, môi trường, máy móc thiết bị và vệ sinh cá nhân theo
tiêu chuẩn của ngành chế biến thực phẩm trên thế giới thông qua việc thực hiện tốt
các chương trình GMP (tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm đảm bảo điều kiện
vệ sinh an toàn cho sản xuất, được áp dụng trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến
các sản phẩm yêu cầu điều kiện vệ sinh cao) và SSOP (quy trình làm vệ sinh và thủ
tục kiểm soát vệ sinh). Tất cả công đoạn sản xuất đều được giám sát chặt chẽ…
Với qui trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ ngay từ khâu nguyên liệu đầu
vào; máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại; đội ngũ nhân viên lành nghề, trình độ
cao cùng với việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm
tiên tiến trên thế giới, chất lượng sản phẩm của Vinamilk luôn đảm bảo tiêu chuẩn
Việt Nam và Quốc tế, vì thế doanh thu của Vinamilk tăng trưởng trung bình hàng
năm là 33% (tính từ năm 2008 đến nay), nộp ngân sách nhà nước tăng là 35% mỗi
năm.
1.3. Lợi thế kinh tế theo quy mô
Việc Vinamilk phát triển các trang trại bò sữa trên quy mô lớn, với công nghệ
cao, bên cạnh việc thu mua sữa từ nông dân theo hình thức bao tiêu đã giúp công ty
chủ động nguồn nguyên liệu
Chính nhờ mô hình trang trại bò sữa, Vinamilk đạt lợi thế trên quy mô nuôi
trồng lớn và chủ động nguồn nguyên liệu sữa tươi. Tính đến thời điểm hiện tại,
Vinamilk có 12 trang trại trên cả nước và hiện đang xây dựng "Resort" bò sữa
organic tại Lào quy mô 5.000 ha, với 24.000 con.
1.4. Sử dụng nguồn nguyên - vật liệu các nước
Trong quá trình sản xuất, Vinamilk cần phải nhập khẩu các nguyên liệu thô
và vật liệu từ ngoài Việt Nam bởi vì nguồn cung ở trong nước là có hạn. Bằng việc
nhập khẩu tài nguyên, Vinamilk có thể tận dụng được lợi thế tuyệt đối ở Việt Nam.
Theo Tạp chí Bloomberg, 60- 70% nguyên liệu của Vinamilk được nhập khẩu từ
New Zealand. Trong năm 2015, chi phí nguyên liệu thô của Vinamilk chiếm đến 89%
chi phí sản xuất (tương đương với 282 nghìn tỷ VND) so với 182 nghìn tỷ VND trong

15
năm 2014. Từ năm 2012 đến nay, doanh nghiệp có gần 30 chuyến nhập bò với chi
phí hàng tỷ đồng để đưa hơn 8.000 con bò sữa Australia, New Zealand, Mỹ về Việt
Nam.
Ngoài ra, việc đặt các nhà máy sản xuất ở nước ngoài giúp Vinamilk tận dụng
được nguồn sẵn có từ các nông trại chất lượng. Năm 2010, sau khi được cấp phép
đầu tư ra nước ngoài, Vinamilk đã mua cổ phần của Công ty Miraka Limited tại New
Zealand - nơi có vùng nguyên liệu chất lượng cao nổi danh toàn cầu. Nhờ Công ty
Miraka ở New Zealand, Vinamilk đã có được nguồn sữa tươi từ nông trại ở Taupo
và sản xuất sữa chất lượng cao có thể bán trên thị trường toàn cầu.
Có thể thấy rõ ràng Vinamilk có xu hướng ngày càng nhập khẩu nhiều hơn từ
thị trường quốc tế do nhu cầu nội địa ngày càng tăng cao và Công ty đã trải qua việc
thiếu nguyên liệu thô. Nhờ quá trình này, Vinamilk có thể giảm thiểu chi phí sản xuất
đến mức tối thiểu, thấp hơn so với mặt bằng chung ở Việt Nam mà vẫn đảm bảo được
chất lượng tốt.
1.5. Nâng cao trình độ công nghệ kĩ thuật
Là một nước đang phát triển, Việt Nam cần phải phụ thuộc khá nhiều vào
công nghệ nước ngoài trong việc mở rộng và phát triển nền công nghiệp công nghệ
toàn cầu, đã giúp công nghiệp sản xuất của các công ty Việt Nam hiệu quả hơn.
Vinamilk cũng tích cực áp dụng những công nghệ mới nhất trong quá trình sản xuất
của nó. Theo giám đốc GEA, “nhà máy sản xuất sữa của Vinamilk được cho là có
dây chuyền công nghệ hiện đại và quy mô lớn nhất trên thế giới”. Hiện nay, tất cả
máy móc của nhà máy đều được cung cấp bởi tổ chức GEA/NIRO và các công ty
hàng đầu khác trong khối G7 như EU Đức, Mỹ, Nhật Bản. Giám đốc của Vinamilk,
bà Mai Kiều Liên chỉ ra rằng ở cải tiến công nghệ không chỉ giúp Công ty đảm bảo
sản lượng đầu ra của sản phẩm, mà còn cung cấp những sản phẩm có chất lượng tuyệt
vời được sản xuất bởi công nghệ tiên tiến nhất.
2. Đánh giá
2.1. Thành công
Trải qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, cùng hơn 20 năm tham gia
kinh doanh quốc tế, cho đến nay, Vinamilk đã trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong

16
ngành Sữa tại Việt Nam và đang vươn mình mạnh mẽ ra quốc tế. Nhờ những bước
đi táo bạo nhưng đầy tính toán, từ hoạt động mở rộng giao thương buôn bán, xuất
nhập khẩu tới đẩy mạnh đầu tư vào một loạt nhà máy, công ty con tại các nước,
Vinamilk đã tái khẳng định được thương hiệu của mình trên trường quốc tế và đang
dần thực hiện hóa được mục tiêu Top 30 công ty sữa hàng đầu trên thế giới.
Chính sự chuẩn bị tốt về tài chính và năng lực sản xuất, chủ động được nguồn
cung nguồn nguyên liệu, có chiến lược kinh doanh- tiếp thị đúng đắn bài bản, sự nhạy
bén trong việc nắm bắt nhu cầu để phù hợp với văn hóa của người tiêu dùng,
Vinamilk sẽ sớm tạo được chỗ đứng vững chắc cho thương hiệu sữa Việt tại thị
trường quốc tế.
Hoạt động kinh doanh quốc tế của Vinamilk qua BCTC 2019
ĐVT:VNĐ

Trong nước( Khách hàng tại Việt Nước ngoài( Khách hàng ở các
Tổng
Nam) nước khác Việt Nam)

2019 2018 2019 2018 2019 2018

Doanh
thu 47,554,538,149, 44,747,261,858,07 8,763,584,613,5 7,814,688,112,5 56,318,122,762, 52,561,949,970,
thuần 171 4 73 18 744 592

Gía vốn
hàng (25,120,703,133 (23,804,252,809,0 (4,625,202,978, (4,146,290,692, (29,745,906,112 (27,950,543,501
bán ,945) 32) 172) 469) ,117) ,501)

Lợi
nhuận
22,433,835,015, 20,943,009,049,04 4,138,381,635,4 3,668,397,420,0 26,572,216,650, 24,611,406,469,
gộp theo
226 2 01 49 627 091
bộ phận

Nguồn: trích Thuyết minh BCTC hợp nhất Vinamilk 2019

Năm 2019, doanh thu từ bộ phận Nước ngoài( Khách hàng ở các nước khác
Việt Nam) có sự gia tăng (948,896,501,055 VNĐ) và tăng 1% so với tổng doanh thu
thuần so với năm trước của Vinamilk, Doanh thu xuất khẩu đóng góp hơn 8 tỷ VNĐ(
tương đương gần 16%) cho tổng doanh thu 2019.

17
Đây chính là một dấu hiệu tích cực cho thấy rằng chiến lược mở rộng kinh
doanh ra thị trường quốc tế của Vinamilk đang hoàn toàn đúng đắn trong khi sự cạnh
tranh trong ngành sữa ở thị trường trong và ngoài nước khá là gay gắt.
Ngoài ra, việc mở rộng thị trường và đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh
giúp cho Vinamilk phân tán được rủi ro trong kinh doanh: khi Vinamilk có nhiều thị
trường và nhiều hoạt động kinh doanh thì khi 1 thị trường, 1 lĩnh vực hoặc một sản
phẩm có dấu hiệu suy yếu thì cũng không có ảnh hưởng trầm trọng tới sự tăng trưởng
và phát triển của công ty.
Mới đây, những nỗ lực của Vinamilk lần đầu được khẳng định khi Tạp chí
danh tiếng Nikkei Asian Review đưa tên Vinamilk vào danh sách các công ty niêm
yết quyền lực và có giá trị nhất châu Á (Asia300 Power Performers).
Vinamilk là đại diện duy nhất của Việt Nam trong Top 50 công ty dẫn đầu
bảng xếp hạng này, với vị trí 25.
Trước đó, tháng 6/2019, Vinamilk là đại diện duy nhất của châu Á được mời
để chia sẻ về sự thành công trong phát triển xu hướng Organic tại Hội nghị Sữa
toàn cầu 2019 tại Lisbon, Bồ Đào Nha, trước các công ty dinh dưỡng hàng đầu nằm
trong Top 50 của thế giới.
2.2. Hạn chế
Vinamilk được coi là đầu ngành sản xuất sữa Việt Nam, nhưng bao lâu nay
các chương trình của Vinamilk chưa kết hợp với các công ty trong nước, chưa tạo vị
thế dẫn dắt cho các công ty sữa nhỏ khác
Hội nhập ngày càng sâu, đối thủ ngày càng mạnh, một công ty với thương
hiệu mạnh như Vinamilk với số vốn hơn một nửa là của nhà nước thì công ty phải
dẫn dắt cho các công ty sữa nhỏ Việt Nam cùng góp sức chung tay trong quá trình
hội nhập chứ không phải “phần ai nấy lo” và trong tương lai, một khi chúng ta hội
nhập càng sâu công ty Vinamilk nên có sự hợp tác với các công ty nhỏ Việt Nam tạo
một vòng liên kết mạnh để đối đầu với các công ty nước ngoài, đúng vị thế của một
“anh cả”

18
KẾT LUẬN

Cạnh tranh trên thương trường ngày một quyết liệt, đối đầu với các đối thủ ngày
càng mạnh yêu cầu công ty Vinamilk cần có một chiến lược đúng đắn. Việc đề ra
một chiến lược phù hợp và hiệu quả đã không dễ dàng, việc thực hiện được nó lại là
cả một vấn đề cho các nhà lãnh đạo và nhà quản trị. Dù vẫn còn những hạn chế nhưng
công ty Vinamilk đã tận dụng hiệu quả các lợi thế cạnh tranh của mình để thực hiện
chiến lược kinh doanh đã đề ra.
Với những thành công làm bước đệm, Vinamilk đẩy mạnh củng cố và phát triển
thương hiệu, tham vọng trở thành "đại gia" ngành công nghiệp sữa thế giới. Tham
vọng đó sẽ cần những bước đi vững chắc hơn nữa không chỉ trong chiến lược
marketing trong nước mà trong chiến lược kinh doanh quốc tế của Vinamilk trên
những thị trường tiềm năng hơn nữa.
Qua tiểu luận này, chúng em hy vọng đã đưa ra cái nhìn tổng quan và rõ ràng
nhất về lợi thế cạnh tranh chiến lược kinh doanh quốc tế của công ty Vinamilk, xin
gửi lời cảm ơn đến cô giáo và bạn đọc đã theo dõi bài tiểu luận.

19
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hệ thống quản trị Vinamilk (không năm xuất bản), truy cập ngày 14 tháng 3
năm 2020, từ < https://www.vinamilk.com.vn/vi/he-thong-quan-tri>
2. Giới thiệu về Công ty Vinamilk. Khái quát thị trường sữa Việt Nam hiện nay
(2017), truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2020, từ < http://hocday.com/gii-thiu-
v-cng-ty-vinamilk-khi-qut-th-trng-sa-vit-nam-hin-nay.html>
3. Tập doàn Vinamilk (không có năm xuất bản), truy cập ngày 14 tháng 3 năm
2020, từ <https://sites.google.com/site/suabovinamilk1993/1---tap-dhoan
vinamilk/a-gioi-thieu-chung>
4. Phân tích chiến lược “Khác biệt hóa” của Vinamilk (2019), truy cập ngày 15
tháng 3 năm 2020, từ < https://www.quantri123.com/phan-tich-chien-luoc-
khac-biet-hoa-cua-
vinamilk/?fbclid=IwAR2YFy0lf5Q1AZzocbTpU7tU1nN_H-
SXeQENM39umhe_-4RKw4sHZmhaGTg>
5. Chiến lược giá của Vinamilk (không có năm xuất bản), truy cập ngày 15 tháng
3 năm 2020, từ < https://www.slideshare.net/ndthien23/chin-lc-gi-ca-
vinamilk?fbclid=IwAR2WagqLAyaRJI2X1LRQXcNTTjA5uUPsatxFZQB3
jUmOmGlEZanYAgpOb6Q>
6. Chiến lược marketing 4P dẫn đầu thị trường của Vinamilk (2017), truy cập
ngày 15 tháng 3 năm 2020, từ < https://marketingai.admicro.vn/chien-luoc-
marketing-4p-cua-
vinamilk/?fbclid=IwAR2lR8jVgOu0Yin9m56gnLBuTUso0jU15o5osg3Nw
LutP28K8gazLljIGMY>
7. Chiến lược toàn cầu (Global Strategy) là gì? (không có năm xuất bản), truy cập ngày
14 tháng 3 năm 2020, từ < http://www.dankinhte.vn/chien-luoc-toan-cau-
global-strategy-la-
gi/?fbclid=IwAR11peYdb6HRA2EC7kiJoKzAOTpHAkxn3OSdHODAq4Q
n-FvsAg7WmQl1mVc>
8. Vinamilk và chiến lược chinh phục thị trường quốc tế (2013), truy cập ngày
15 tháng 3 năm 2020, từ < https://www.tienphong.vn/kinh-te-doanh-

20
nghiep/vinamilk-va-chien-luoc-chinh-phuc-thi-truong-quoc-te-
643836.tpo?fbclid=IwAR0frhBi6NmhaClv6QM6bxGvjDs6oLB8sn8cvw3Q
dVsG6qHQeeG6ZH6sAGI>

9. Hoàng Hiếu Thảo (2018), “Thực trạng hoạt động tham gia kinh doanh quốc
tế của công ty vinamilk”, Tạp chí Công thương, truy cập ngày 15 tháng 3 năm
2020, từ < http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-hoat-dong-tham-
gia-kinh-doanh-quoc-te-cua-cong-ty-vinamilk-28859.htm>

10. Báo cáo tài chính cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2018, truy cập
ngày 15 tháng 3 năm 2020, từ <
https://www.vinamilk.com.vn/static/uploads/article/1548903860-
f948c78421d808b7cc105d5b61b6a9e9e281901419769c6384fee4a2cef2b0f3
.pdf>
11. Quý II/2019, Vinamilk đạt doanh thu cao nhất từ trước đến nay (2019), truy
cập ngày 15 tháng 3 năm 2020, từ < https://bnews.vn/quy-ii-2019-vinamilk-
dat-doanh-thu-cao-nhat-tu-truoc-den-
nay/129875.html?fbclid=IwAR0MSuOLV523GYwWS1qiCoUxoroqg8W7-
G97hNXN3TU5VeP8snx4GtWQxiQ>

21

You might also like