You are on page 1of 15

Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - Tp.

HCM
Khoa Kinh Tế

--- - - ---

TIỂU LUẬN

GVHD: Th.S Nguyễn Thành Đông


SVTH: Nguyễn Văn A
MSSV: 123456

Tp. Hồ Chí Minh – 2017


MỤC LỤC

MỤC LỤC.............................................................................................................2
1. Giới thiệu công ty..............................................................................................1
1.1. Tổng quát về công ty.......................................................................................................1
1.2. Một số Danh hiệu và Phần thưởng..................................................................................1
1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược phát triển.......................................................................1
1.4. Cổ phiếu.......................................................................................................................... 2
2. Phân tích mô hình SWOT................................................................................. 2
2.1. Điểm mạnh (Strengths)................................................................................................... 2
2.2. Điểm yếu (Weaknesses)..................................................................................................4
2.3. Cơ hội (Opportunities).................................................................................................... 4
2.4. Thách thức( Threatens)................................................................................................... 5
3. Chỉ số tài chính..................................................................................................6
3.1. Chỉ số ROA (Tỷ suất sinh lời của tài sản).......................................................................6
3.2. Chỉ số ROE (Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu)........................................................7
3.3. Biên lợi nhuận gộp.......................................................................................................... 8
3.4. Biên lợi nhuận ròng.........................................................................................................9
Tài liệu tham khảo...............................................................................................11
Tiểu luận: Phân tích công ty cổ phần VNM GVHD: Th.S Nguyễn Thành Đông

1. Giới thiệu công ty


1.1. Tổng quát về công ty
Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy
Products Joint Stock Company) thành lập ngày 20 tháng 8 năm 1976, đến nay
Vinamilk đã trở thành công ty hàng đầu Việt Nam về chế biến và cung cấp các sản
phẩm về sữa, được xếp trong Top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam. Theo thống kê
của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, đây là công ty lớn thứ 15 tại Việt
Nam vào năm 2007.
Công ty là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện
chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước
với mạng lưới 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng phủ đều 64 tỉnh
thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada,
Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á... Sau hơn 30 năm ra mắt người
tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 8 nhà máy, 1 xí nghiệp và 3 nhà
máy mới.
Cty Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa và sản phẩm từ sữa như: sữa
đặc, sữa bột cho trẻ em và người lớn, bột dinh dưỡng, sữa tươi, sữa chua uống, sữa
đậu nành, kem, phô-mai, nước ép trái cây, bánh biscuits, nước tinh khiết, cà phê,
trà… Sản phẩm đều phải đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
1.2. Một số Danh hiệu và Phần thưởng

 Huân chương Lao động hạng III (1985, 2005), hạng II (1991), hạng I (1996)
Danh hiệu Anh hùng Lao động (2000)
 Top 15 công ty tại Việt Nam (UNDP)
 Top 200 Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ ở châu Á do Forbes Asia bình chọn (2010)

 Top 10 thương hiệu được người tiêu dùng yêu thích nhất Việt (Nielsen Singapore

2010)
 Top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất thị trường Việt Nam (VNR500).
1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược phát triển

SVTH: Nguyễn Văn A Trang 1


Tiểu luận: Phân tích công ty cổ phần VNM GVHD: Th.S Nguyễn Thành Đông

1.3.1. Tầm nhìn


“Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng
và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người“
1.3.2. Sứ mệnh
“Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất
lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao
của mình với cuộc sống con người và xã hội
1.3.3. Chiến lược phát triển
Trở thành một trong 50 công ty sữa lớn nhất thế giới, với mục tiêu trong giai
đoạn 2012 - 2017 đạt mức doanh số 3 tỷ USD.
1.4. Cổ phiếu
Thông tin cổ phiếu VNM
Mã chứng khoán VNM
Sàn giao dịch HOSE
Khối lượng cổ phiếu niêm yết lần đầu 159.000.000
Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành 159.000.000
Năm 2007,Vinamilk được ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) chấp thuận
có thể mang toàn bộ lượng cổ phiếu phát hành thêm bằng 5% vốn điều lệ hiện

hành,tương đương 3% vốn điều lệ sau khi phát hành sang niêm yết tại Singapore.

Đây là công ty đầu tiên của Việt Nam tiến hành niêm yết song song tại Việt
Nam và Singapore.
Giá cổ phiếu của Vinamilk đã tăng liên tục, kể từ sau khi SCIC tuyên bố sẽ
thoái vốn khỏi doanh nghiệp này vào tháng 10, và tăng nhanh hơn sau tin đồn với
F&N thâu tóm Vinamilk vào ngày 2/11 kích thích một con sóng mới, làm giá cổ
phiếu của Vinamilk đã tăng 15% chỉ sau 10 ngày.
2. Phân tích mô hình SWOT
2.1. Điểm mạnh (Strengths)

SVTH: Nguyễn Văn A Trang 2


Tiểu luận: Phân tích công ty cổ phần VNM GVHD: Th.S Nguyễn Thành Đông

Thương hiệu mạnh, thị phần lớn: Vinamilk là thương hiệu quen thuộc và
được người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng sự dụng hơn 34 năm qua. Thương hiệu
Vinamilk gắn liền với các sản phẩm sữa và sản phẩm từ sữa được người tiêu dùng
tín nhiệm. Thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu nổi tiếng” và là
một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006.
Vinamilk cũng được người tiêu dùng bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt
Nam chất lượng cao” từ năm 1995 – 2009
Mạng lưới phân phối rộng khắp : Hiện nay, Vinamilk phân phối rộng khắp
64 tỉnh thành với 250 nhà phân phối và hơn 135.000 điểm bán hàng trên toàn quốc.
Đã là yếu tố thiết yếu dẫn đến thành công trong hoạt động, cho phép Vinamilk
chiếm lĩnh được số lượng lớn khách hàng và đảm bảo việc đưa ra các sản phẩm
mới và các chiến lược tiếp thị hiệu quả trên cả nước.
Sản phẩm đa dạng, giá cả cạnh tranh: Vinamilk có một danh mục sản phẩm
đa dạng, hướng tới nhiều đối tượng khách hàng, chất lượng sản phẩm không thua
kém hàng ngoại nhập trong khi giá cả lại rất cạnh tranh. Đặc biệt dòng sản phẩm
sữa đặc “Ông Thọ và Ngôi sao” là sản phẩm giá rẻ, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu
của đa số người dân hiện nay.
Marketing có hiệu quả cao.
Dây chuyền sản xuất tiên tiến: Vinamilk sử dụng công nghệ sản xuất và đóng
gói hiện đại tại tất cả các nhà máy. Công ty nhập khẩu công nghệ từ các nước châu
Âu như Đức, Ý, Thụy Sĩ để ứng dụng vào dây chuyền sản xuất.
Ban lãnh đạo có năng lực quản lý tốt: Vinamilk có một đội ngũ lãnh đạo
giỏi, nhiều kinh nghiệm và tham vọng được chứng minh bởi lợi nhuận kinh doanh
bền vững.
Quan hệ bền vững với các đối tác: Vinamilk đã xây dựng mối quan hệ bền vững
với nhà cung cấp thông qua chính sách hỗ trợ tài chính cho nông dân để mua bò sữa và
mua sữa có chất lượng tốt với giá cao. Điều này giúp bảo đảm nguồn cung

SVTH: Nguyễn Văn A Trang 3


Tiểu luận: Phân tích công ty cổ phần VNM GVHD: Th.S Nguyễn Thành Đông

cấp nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất.Công ty đã ký kết hợp đồng hàng năm
với các nhà cung cấp sữa và hiện tại 40% sữa nguyên liệu được mua từ thị trường
trong nước.
Đội ngũ tiếp thị và nghiêm cứu sản phẩm giàu kinh nghiệm: Bộ phận nghiên
cứu và phát triển sản phẩm của Vinamilk chủ động thực hiện nghiên cứu và hợp tác
với các công ty nghiên cứu thị trường để tìm hiểu xu hướng và hoạt động bán hàng,
phản hồi của người tiêu dùng cũng như phương tiện truyền thông về các vấn đề
thực phẩm và đồ uống → cung cấp các sản phẩm phù hợp nhất cho khách hàng.
2.2. Điểm yếu (Weaknesses)
Chưa chủ động được nguồn nguyên liệu: Phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu
nhập khẩu( 60%) vì vậy chi phí đầu vào bị tác động mạnh từ giá sữa thế giới và
biến động tỷ giá. Thị phần sữa bột chưa cao, chưa cạnh tranh được với các sản
phẩm sữa bột nhập khẩu từ Mỹ, Ucs, Hà Lan….
Hoạt động Maketing của công ty chủ yếu tập trung ở miền Nam.
2.3. Cơ hội (Opportunities)
Việc hoàn thành và đưa thêm 3 nhà máy mới vào hoạt động mang lại nguồn
thu dồi dào cho công ty trong thời gian sắp tới.
Chính sách ưu đãi về ngành sữa của chính phủ (phê duyệt 2000 tỷ cho phát
triển ngành sữa đến 2020).
Xây dựng nguồn cung cấp nguyên liệu phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp Đời
sống của người dân Việt Nam hiện nay đã được cải thiện đáng kể, nhu cầu
sử dụng sữa là thức uống hàng ngày cũng tăng đáng kể.Đây là điều kiện tốt cho
ngành sữa phát triển trong thời gian sắp tới.

Gía cả sản phẩm sữa trên thế giới có xu hướng tăng VNM có lợi thế
cạnh tranh khi xuất khẩu sản phẩm.
Gia nhập WTO:Mở rộng thị trường kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm.

SVTH: Nguyễn Văn A Trang 4


Tiểu luận: Phân tích công ty cổ phần VNM GVHD: Th.S Nguyễn Thành Đông

Sản phẩm sữa nội địa chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu tiêu dung trong nước,
đây là thị trường khá lớn để Vinamilk khai thác.
2.4. Thách thức( Threatens)
Sự tham gia thị trường của nhiều đối thủ cạnh tranh: Có rất nhiều công ty
tham gia thị trường ,đặc biệt là các công ty sữa lớn như: Nestle, Dutchlady, Abbott,
Enfa, Anline, Mead Jonhson,..
Nền kinh tế không ổn định.
Gia nhập WTO xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh: Lộ trình cắt giảm thuế mà
Việt Nam đã cam kết khi gia nhập WTO là giảm thuế cho sữa bột từ 20% xuống
18%, sữa đặc từ 30% xuống 25% → đây là cơ hội để đối thủ cạnh tranh của
Vinamilk dễ dàng hơn trong việc xâm nhập thị trường Việt Nam.
Tình hình chính trị trên thế giới còn nhiều bất ổn.
Điểm mạnh + Cơ hội Cơ hội + Điểm yếu
 Củng cố, xây dựng và phát triển  Tiếp tục mở rộng và phát triển
một hệ thống các thương hiệu hệ thống phân phối chủ động,
cực mạnh. nâng cao sức mạnh cạnh tranh.
 Phát triển toàn diện danh mục  Tận dụng WTO mở rộng, giới
các sản phẩm sữa. thiệu sản phẩm ra nước ngoài,
 Xây dựng thương hiệu ngày các vùng miền có thị phần thấp.
càng vững mạnh.  Phát triển nguồn nguyên liệu để
đảm bảo cung cấp sữa tươi ổn
định.
Thách thức + Điểm mạnh Thách thức + Điểm yếu
 Nâng cao năng lực quản lý hệ  Khai thác tối đa các lợi thế.
thống cung cấp.  Tầm nhìn: Vinamilk sẽ đạt
 Nâng cao năng suất lao động, doanh thu 3 tỷ USD vào năm
tiết kiệm chi phí. 2017.

SVTH: Nguyễn Văn A Trang 5


Tiểu luận: Phân tích công ty cổ phần VNM GVHD: Th.S Nguyễn Thành Đông

 Đầu tư vào các nền kinh tế có


tình hình chính trị ổn định.
3. Chỉ số tài chính
3.1. Chỉ số ROA (Tỷ suất sinh lời của tài sản)
Là chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của ngành mà không quan tâm đến
cấu trúc tài chính. Chỉ số này cho biết công ty tạo ta được bao nhiêu đồng lợi nhuận
từ một đồng tài sản. Chỉ số này phụ thuộc từng ngành cụ thể.
LỢI NHUẬN SAU THUẾ = Lãi / lỗ trước thuế - Thuế TNDN hiện thời + Thuế
TNDN hoãn lại
Q12013 = 8,010,300 – 1,483,400 + 7,300 = 6,534,200
Q12014 = 7,613,400 – 1,580,700 + 35,500 = 6,068,200
Q12015 = 9,367,141 – 1,471,975 + 125,613 = 7,769,553
ROA= LỢI NHUẬN SAU
THUẾ TỔNG TÀI SẢN

6,534,200
ROA
Q12013= 22,875,400 = 28.6%

40%
6,068,200 30%
Q12014= 25,770,100 = 23.5%

20%
10%
7,769,553 0%
Q12015= 27,478,176 = 28.3%

Q12013 Q12014 Q12015

ROA

Nhận xét
Quý 1 năm 2014 , Vinamilk vay nợ để mở rộng đầu tư sản xuất, làm cho lợi
nhuận sau thuế giảm đi, kéo theo ROA giảm xuống 5,1% so với Quý 1 năm 2013.

SVTH: Nguyễn Văn A Trang 6


Tiểu luận: Phân tích công ty cổ phần VNM GVHD: Th.S Nguyễn Thành Đông

Quý 1 năm 2015, Vinamilk tiếp tục vay nợ mở rộng đầu tư sản xuất, đồng
thời sử dụng hiệu quả tài sản xây dựng từ năm trước nên chỉ số ROA đã tăng 4,8%
so với quý 1 năm 2014.
3.2. Chỉ số ROE (Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu)
Đây là chỉ số được các nhà đầu tư, cổ đông của doanh nghiệp quan tâm nhất
vì nó phản ánh những gì mà họ sẽ được hưởng. Nếu công ty đạt được tỷ lệ lợi
nhuận trên vốn hợp lý, nó có thể:
 Duy trì trả cổ tức đều đặn cho các cổ đông
 Duy trì tỷ lệ lợi nhuận để lại hợp lý cho sự phát triển của doanh nghiệp. Tránh
việc tìm kiếm các nguồn bổ sung từ bên ngoài có chi phí vốn cao.
 Đưa ra một hình ảnh lành mạnh để thu hút đối tác, nhân viên và giới tài chính…

ROE= LỢI NHUẬN SAU


THUẾ VỐN CSH
6,534,200 ROE
40%
Q12013= 17,545,500 = 37.2%
6,068,200 30%
20%
Q12014= 1,9680,300 = 30.8%

10%
7,769,553 0%
Q12013 Q12014 Q12015
Q12015= 20,923,916 = 37.1%
ROE

SVTH: Nguyễn Văn A Trang 7


Tiểu luận: Phân tích công ty cổ phần VNM GVHD: Th.S Nguyễn Thành Đông

Nhận xét
Việc vay nợ để mở rộng sản xuất cảu Vinamilk làm cho lợi nhuận sau thuế
giảm đi trong khi vốn chủ sở hữu vẫn tăng liên tục khiến cho ROE Q1-2014 giảm
6,4% so với Q1-2013.
ROE Q1-2015 tăng 6,3% so với Q1-2014 chứng tỏ việc mở rông sản xuất
của Vinamilk đã đạt hiệu quả khá cao, DN sử dụng nguồn vốn rất tốt.
3.3. Biên lợi nhuận gộp
Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng
thu nhập. Hệ số biên lợi nhuận gộp là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh
các doanh nghiệp trong cùng một ngành.Doanh nghiệp nào có hệ số biên lợi nhuận
gộp cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn
so với đối thủ cạnh tranh của nó.
Doanh thu thuần = Lãi gộp + Giá vốn hàng bán
Q12013 = 11,182,800 + 19,765,800 = 30,948,600
Q12014 = 12,380,500 + 22,668,500 = 34,977,000
Q12015 = 16,262,415 + 23,817,970 = 40,080,385
LÃI GỘP
BIÊN LỢI NHUẬN GỘP = DOANH THU THUẦN
11,182,800
Q12013= 30,948,600 = 36,1% Biên lợi nhuận gộp
45%

40%
12,308,500
35%
Q12014= 34,977,000 = 35,2%
16,262,415 30%
Q12015= 40,080,385 = 40,6%

Q12013 Q12014 Q12015

Biên lợi nhuận gộp

SVTH: Nguyễn Văn A Trang 8


Tiểu luận: Phân tích công ty cổ phần VNM GVHD: Th.S Nguyễn Thành Đông

Nhận xét
Trong Q1-2014 : Mức chi phí tăng cao làm làm tỷ lệ gộp cao hơn tỷ lệ tăng
doanh thu thuần làm cho BLNG năm 2014 giảm 1,4% so với Q1-2013.
Trong Q1-2015 : Vinamilk đã có bước tăng đột phá kiểm soát chi phí hiệu
quả làm cho BLNG khởi sắc, tăng 5,4% so với Q1-2104.
3.4. Biên lợi nhuận ròng
Thông qua tỷ suất này ta biết được một đồng doanh thu thuần từ hoạt động
bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ sẽ mang cho ta bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỷ
suất này càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp đã hoạt động rất hiệu quả.
LỢI NHUẬN SAU THUẾ
BIÊN LỢI NHUẬN RÒNG =
DOANH THU THUẦN

6,534,200 Biên lợi nhuận ròng


30%
Q12013= 30,948,600 = 21,1%
20%

60,68,200
10%
Q12014= 34,977,000 = 17,4%
0%
7,769,553
Q12015= 40,080,385 = 19,4%
Q12013 Q12014 Q12015
Biên lợi nhuận ròng

Nhận xét
Việc vay nợ để mở rộng sản xuất trong Q1-2014 ảnh hưởng đến LNST nên
cũng khiến cho BLNR giảm đi 3,7% so với Q1-2013.
Q1-2015 DN đã sử dụng nguồn vốn 1 cách hiệu quarlamf cho lợi nhuận sau
thuế tăng mạnh trong khi chi phí chỉ tăng nhẹ nên BLNR đã tăng 2% so với Q1-2014.
3.5. Tỷ số nợ
Tỷ số nợ trên tài sản là một tỷ số tài chính đo lường năng lực sử dụng và
quản lý nợ của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của
doanh nghiệp là từ đi vay.

SVTH: Nguyễn Văn A Trang 9


Tiểu luận: Phân tích công ty cổ phần VNM GVHD: Th.S Nguyễn Thành Đông

Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này mà
quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả
năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết
khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi
vay. Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài
chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi
ro của doanh nghiệp cao hơn.
TỔNG
NỢ
TỶ SỐ NỢ
TỔNG TÀI SẢN
Tỷ lệ nợ
5,307,100 24%
Q12013= 22,875,400 = 23.2%

5,969,900
Q12014= 25,770,100 = 23.2%
24%
6,554,260
Q12015= 27,478,176 = 23.9%

23%

23%
Q12013 Q12014 Q12015
Tỷ lệ nợ

Nhận xét
Tỷ lệ nợ Q1-2014 không đổi so với Q1-2013 do tổng nợ và tổng tài sản tăng
bằng nhau.
TLN Q1-2015 tăng 0,7% so với Q1-2014 do công ty đang huy động nguồn
vốn từ bên ngoài. Với tỷ lệ này công ty vẫn đảm bảo khả năng tự chủ về tài chính
của mình.
Kết luận
Vinamilk đang trên đà tăng trưởng, kì vọng sẽ thu về nhiều lợi nhuận hơn

nữa từ việc mở rộng quy mô sản xuất. Đây là 1 công ty có độ tin cậy cao để
đầu tư chứng khoán, mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.

SVTH: Nguyễn Văn A Trang 10


Tiểu luận: Phân tích công ty cổ phần VNM GVHD: Th.S Nguyễn Thành Đông

Tài liệu tham khảo


 Báo cáo tài chính công ty Vinamilk 2013, 2014, 2015
 Vneconomy.vn
 Vinamilk.com

SVTH: Nguyễn Văn A Trang 11

You might also like