You are on page 1of 5

2.

2 Những yêu cầu về mặt tâm lý đối với nhà quản trị

a, Trình độ chính trị

Mai Kiều Liên là một nữ doanh nhân Việt Nam, chức vụ hiện tại Tổng Giám
đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk). Bà từng là Ủy viên Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII.

Forbes mô tả bà Liên là người “đã xây dựng Vinamilk trở thành không những là
một trong những thương hiệu của Việt Nam có lợi nhuận cao nhất mà còn được
kính trọng khắp châu Á” sau khi doanh nghiệp này cổ phần hóa vào năm 2003 và
bà trở thành chủ tịch Hội đồng quản trị. Khi bà còn là học sinh 17 tuổi, chưa hề có
khái niệm gì về ngành sẽ theo học - chế biến sữa, nhất là thời điểm đó (1969),
ngành sữa ở Việt Nam chưa phát triển. 5 năm đại học cũng là khoảng thời gian
khiến bà trăn trở nhiều về đường hướng sau khi tốt nghiệp.

Đã có lúc tôi muốn chọn lại ngành, có thể là sư phạm hoặc bác sĩ như mong ước từ
nhỏ", nhưng giờ đây bà đã là chủ tịch Hội đồng quản trị lãnh đạo cả một công ty
lớn, đây có thể cũng được xem như là một cái duyên, là “định mệnh” mà bà đã
chọn. Cha của bà nhận ra rằng ngành sữa sẽ giúp cải thiện tình trạng suy dinh
dưỡng cho trẻ em Việt Nam khi đất nước bước vào thời bình. Lời khuyên này giúp
bà Liên kiên định mục tiêu hoàn thành khóa học, song trong tâm trí vẫn chưa có ý
nghĩ sẽ xây dựng doanh nghiệp sữa lớn mạnh.

b, Năng lực chuyên môn


Năm 1976, bà Mai Kiều Liên trở về Việt Nam làm việc cho Xí nghiệp liên hiệp
sữa cà phê miền Nam- tiền thân của Vinamilk từ đó đến nay. Với tư chất thông
minh, ham học hỏi, bà đã biết áp dụng hiệu quả những kiến thức đã học cùng sự
sáng tạo của bản thân. Từ vị trí một kỹ sư công nghệ, bà dần dần được phân công
làm Trưởng ca, rồi Phó Giám đốc kỹ thuật, Phó Tổng Giám đốc và Chủ tịch Hội
đồng quản trị sau khi doanh nghiệp nhà nước này được cổ phần hóa.

Ở địa vị người đứng đầu, bà Mai Kiều Liên đã đưa Vinamilk từ một đơn vị gặp
nhiều khó khăn trở thành doanh nghiệp có doanh số hàng năm gần 1 tỷ USD. Với
bằng khả năng của mình, nữ doanh nhân Mai Kiều Liên đã chèo lái công ty vượt
qua thời gian khó khăn và giúp Vinamilk vươn lên thành một một công ty ngày
càng lớn mạnh, luôn tiến về phía trước. Trở thành con át chủ bài biến Vinamilk trở
thành một trong những doanh nghiệp chủ lực của nền kinh tế Việt Nam. Bà Mai
Kiều Liên không chỉ có những đóng góp to lớn trong việc phát triển kinh doanh
của công ty, bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội, mà còn có những nỗ lực trong
việc nâng cao các tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam.

c, Một số khuynh hướng nghiên cứu về các phẩm chất của nhà lãnh đạo
Bà không thích sự lặp lại hay đi theo lối mòn. Chính nhờ thế, bà đã điều khiển
Vinamilk trở thành một trong 15 doanh nghiệp có lợi nhuận trên 1.000 tỉ đồng trên
sàn chứng khoán. Không những vậy, vị nữ giám đốc luôn đề cao tính nhân văn
trong kinh doanh. Bà không muốn đuổi việc nhân viên trình độ kém, ngược lại sẵn
sàng đào tạo cho đến khi họ trở nên lành nghề. Là người phụ nữ, người vợ, người
mẹ, đồng thời đảm nhận một vị trí quan trọng tại một doanh nghiệp lớn, bản thân
bà Mai Kiều Liên tự nhận mình không có bí quyết gì đặc biệt. Bí quyết của bà chỉ
đơn giản là luôn tạo ra sức mạnh tập thể, tình đoàn kết và sự sáng tạo hướng về lợi
ích chung. Nhưng trên hết, bà luôn chuẩn bị tinh thần, trách nhiệm cho những rủi
ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào cho một doanh nghiệp lớn ở thời buổi kinh tế khó
khăn. Quan điểm của bà "Không có gì không thể làm được. Mỗi thời điểm có cái
khó khác nhau nhưng nếu đồng tâm hợp lực, biết cách khơi dậy sức sáng tạo của
mỗi người sẽ vượt mọi trở ngại”.
d, Phong cách lãnh đạo
Dưới áp lực cạnh tranh gay gắt từ những tập đoàn thực phẩm "có máu mặt" trên thế
giới cũng như sự trỗi dậy của các công ty trong nước, Vinamilk vẫn tạo được
những bước đột phá mạnh mẽ trong khoảng 3 năm vừa qua để tiếp tục giữ vị trí là
công ty thực phẩm số một Việt Nam. Trong khối các doanh nghiệp tư nhân,
Vinamilk liên tục có mặt trong top 5 doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất từ 2008
cho đến nay. Một trong những câu chuyện làm nên thành công của Vinamilk trong
suốt chặng đường phát triển của mình đó chính là công ty đã may mắn có được
những người lãnh đạo có tâm, có tầm nhìn và có những kĩ năng lãnh đạo xuất sắc.
Bản thân bà vốn là một chuyên gia trong ngành sữa, thực phẩm, nước giải khát với
phong cách lãnh đạo sáng tạo, luôn tìm kiếm những sự đổi mới, cải tiến trong quản
lý cũng như rất kiên định, táo bạo, có đạo đức và quan trọng nhất là sự khiêm tốn.
Dưới sự lãnh đạo của bà, Vinamilk đã luôn không ngừng sáng tạo, đột phát trong
kinh doanh và cạnh tranh sòng phẳng với các thương hiệu sữa hàng đầu thế giới
đang có mặt tại thị trường Việt Nam như Abbott, Mead Johnson, hay Dutch Lady
(Friesland Campina). Hiện tại dù bị cạnh tranh gay gắt trên thị trường nhưng
Vinamilk vẫn dẫn đầu với thị phần sản lượng ước đạt 50% của tất cả các sản phẩm
sữa và từ sữa.
e, Uy tín nhà lãnh đạo
Lãnh đạo muốn tạo lòng tin đối với nhân viên trong doanh nghiệp phải có được
“tâm” và “tầm”. Doanh nghiệp muốn có được lòng tin của khách hàng phải đảm
bảo thực hiện “lời hứa thương hiệu” mà mình đặt ra tại mọi thời điểm.
Ban lãnh đạo hay đối với một vài công ty là người đứng đầu là người có trách
nhiệm phải xây dựng lòng tin của mình đối với toàn thể nhân viên và các cổ đông.
Mỗi hành động hay phát ngôn trước công chúng của người lãnh đạo phải được xem
xét cẩn trọng vì chỉ một chút sơ xảy cũng dẫn đến những rủi ro không đáng có.
Là thương hiệu đầu tiên của Việt Nam lọt vào top 200 doanh nghiệp xuất sắc nhất
châu Á do Forbes bình chọn. Trong cơn bão khủng khoảng chính bà là người đã
đứng ra truyền thông và tạo dựng lòng tin cho hàng triệu người tiêu dùng Việt
Nam rằng các sản phẩm của Vinamilk hoàn toàn không chứa melamine. Khi một
người lãnh đạo cấp cao nhất của một thương hiệu uy tín đã đích thân truyền đi
thông điệp sẽ tạo một niềm tin mạnh mẽ từ khách hàng và từ đó họ thêm tin tưởng
và tiếp tục ủng hộ Vinamilk.
Bà quan niệm rằng : Với tầm nhìn chiến lược, hành xử công bằng và chuẩn mực
sẽ giúp tạo dựng lòng tin cho toàn bộ nhân viên, cổ đông và các đối tác làm nền
tảng để thương hiệu thực hiện "lời hứa thương hiệu" với khách hàng. Nếu trong nội
bộ mà mất đi lòng tin thì không thể tạo dựng được sự tín nhiệm từ các khách hàng
bên ngoài. Nhiệm vụ của bà là phải xây dựng được lòng tin trong mỗi nhân viên
vào chiến lược và mục tiêu mà công ty đang hướng tới để với lòng tin đó, mỗi
nhân viên có động lực tạo ra các sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo giúp nâng cao danh
tiếng của doanh nghiệp.

2.3 Tâm lý trong công tác tố chức và quản lý nhân sự của CTCP Vinamilk
Từ chiến lược và sứ mệnh của công ty thì bộ phận quản lý đã xác định mục tiêu
của nguồn nhân lực đó là đầu tư đào tạo nguồn nhân lực tri thức cao. Với chiến
lược phát triển của ngành sữa hiện nay, công ty đã xác định yếu tố con người sẽ
quyết định đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp.

Công ty đã đặt mục tiêu đầu tư đào tạo nguồn nhân lực trí thức. Một số hoạt động
đào tạo Công Ty đã và đang thực hiện:
- Công ty đã và đang chuẩn bị cho nguồn nhân lực trình độ cao trong tương lai
bằng cách gửi con em cán bộ, công nhân viên sang học ở các ngành công nghệ sữa
và các sản phẩm từ sữa, tự động húa quy trình công nghệ và sản xuất, máy móc
thiết bị sản xuất thực phẩm, quản lý trong ngành sữa. Đến nay, công ty đã hộ trợ
hơn 50 con em của cán bộ công nhân viên đi học theo diện này.
- Công ty tuyển sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường Đại Học trong cả nước
và đưa đi du học ở nước ngoài.

Ngoài ra công ty còn có chế độ phúc lợi, lương thưởng cho các nhân viên với mức
phù hợp để khích lệ nhân viên và thu hút thêm nhiều người xin vào. Hơn nữa, môi
trường làm việc của công ty luôn đổi mới vì họ luôn chú trọng vào đầu tư công
nghệ, nâng cao năng lực sản xuất. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng
sâu rộng với nền kinh tế thế giới, Vinamilk đã đầu tư thiết bị công nghệ, nâng cao
năng lực sản xuất trên cơ sở tăng cường lượng và chất nguồn sữa tươi nguyên liệu.
Ngoài việc chăm lo nâng cao đời sống cho mọi thành viên trong công ty, Vinamilk
rất chú trọng đầu tư nâng cao trình độ tay nghề cho từng bộ phận, tạo điều kiện
ngày càng tốt hơn về môi trường làm việc cho nhân viên từ văn phòng đến nhà
máy nhằm phát huy một cách tốt nhất năng lực làm việc của từng thành viên.

* Những tiêu chí cần đánh giá người lao động

Có rất nhiều phương pháp đánh giá thực hiện công việc khác nhau và không có
phương pháp nào được tốt cho nhất cho tất cả các tổ chức. Ngay trong nội bộ
doanh nghiệp cũng có thể sử dụng dụng các phương pháp khác nhau để đánh giá
nhân viên cho từng bộ phận. Vinamilk đã lựa chọn phương pháp đánh giá bằng
thang điểm dựa trên hành vi: khối lượng, tính chất công việc, thái độ làm việc và
tinh thần hợp tác, đống góp ý kiến.

You might also like