You are on page 1of 6

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN CUỐI MÔN


KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO KHU VỰC CÔNG

Sinh viên: NGUYỄN CẨM NHUNG


Mã số: 31211024134
Lớp: PM001

TP. Hồ Chí Minh – Tháng 12 năm 2023


Trải qua hơn 45 năm hình thành và phát triển, bởi những tư duy sáng tạo, không
ngừng đổi mới cùng với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, Vinamilk đã trở thành một trong
những doanh nghiệp sữa hàng đầu tại Việt Nam, đóng góp tích cực cho sự phát triển
của đất nước nói chung và ngành sữa nói riêng, đưa thương hiệu sữa Việt vươn lên vị
trí cao trên bản đồ ngành sữa toàn cầu.
Ngày 21/09/2022, tại Hà Nội, Vinamilk nằm trong danh sách Top 50 thương hiệu giá
trị nhất Việt Nam được công bố bởi Brand Finance - công ty định giá thương hiệu
hàng đầu thế giới của Anh. Theo kết quả được công bố, Vinamilk được định giá 2,814
tỷ USD, tăng ấn tượng 18% so với năm 2021, giữ vững vị trí thương hiệu ngành thực
phẩm có giá trị nhất Việt Nam theo bảng xếp hạng của Brand Finance. Và cũng trong
năm 2022, Vinamilk cũng vinh dự khi nhận được danh hiệu “Thương hiệu sữa lớn thứ
6 thế giới”.
Ngoài ra, Vinamilk còn đạt được những thành tựu quốc tế bằng những nỗ lực đưa
thương hiệu sữa Việt ra thế giới. Giải thưởng CRS toàn cầu 2021 lần thứ 13 vào ngày
16/11, doanh nghiệp Việt Nam - Vinamilk đã được vinh danh tại nhiều hạng mục giải
thưởng lớn gồm: Doanh nghiệp có chương trình cộng đồng tốt nhất (Best Community
Programme Award) và Doanh nghiệp có sản phẩm vì cộng đồng xuất sắc nhất
(Product Excellent Award) với thứ hạng cao nhất là Bạch Kim (Platinum). Bên cạnh
đó, Vinamilk còn nhận được các giải thưởng khác như Top 10 thương hiệu sữa giá trị
nhất toàn cầu, Top 3 thương hiệu sữa tiềm năng nhất ngành sữa thế giới, Top 5 thương
hiệu thực phẩm mạnh nhất toàn cầu,…
Những thành tựu và vị thế vững chắc mà Vinamilk đạt đươc như ngày hôm nay đã
có sự đóng góp không nhỏ của bà Mai Kiều Liên – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm
Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Năm 2018, bà là người phụ nữ đầu
tiên được Forbes Việt Nam vinh danh giải thưởng “Thành tựu trọn đời” với dấu ấn “tư
tưởng đổi mới sáng tạo, khả năng hoạch định chiến lược đúng đắn, xây dựng văn hóa
doanh nghiệp, gắn kết người lao động để cống hiến vì mục tiêu chung đưa công ty phát
triển”. Trước đó, bà Mai Kiều Liên cũng đã có mặt liên tiếp từ năm 2012 đến năm
2015 trong danh sách 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á do Fores bình chọn.
Bên cạnh đó, bà còn là một trong 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam do Fores Việt
Nam bình chọn. Bà đã có những kỹ năng lãnh đạo gì để đạt được những thành tựu đó.
Sau đây là một số nguyên tắc lãnh đạo cơ bản của bà:
- “Người truyền lửa” trong thời kỳ đổi mới
Bà là một nữ CEO để lại dấu ấn mạnh mẽ với sự cương truực, quyết đoán và tài ba.
Đặc biệt, bà luôn tận tâm với công việc, là một người truyền cảm hứng, luôn thay đổi
sáng tạo để đem lại nhiều giá trị cho cộng đồng và người tiêu dùng. “Sáng tạo là yếu tố
sống còn” đây là câu nói của bà đã găn bó với Vinamilk trong 30 năm qua và đã trở
thành một trong dấu ấn văn hóa về văn hóa doanh nghiệp của công ty sữa lớn nhất
nước hiện nay. Với 30 năm lãnh đạo với tinh thần luôn luôn sẵn sàng sasnsg tạo – đổi
mới nên hành trình gần 5 thập kỉ đó còn để lại ấn tượng của bà như một nguồn cảm
hứng lớn, là người tiếp lửa và đưa Vinamilk vượt qua khó khăn, thách thức như trong
2 năm dịch COVID-19 xảy ra trên toàn cầu. Bà cũng từng chia sẻ rằng thành công của
doanh nghiệp không chỉ thể hiện trên những con số mà là giá trị mang đến cho xã hội,
đất nước cũng như cho đối tác, khách hàng và toàn thể nhân viên của mình. Điều này
là nền tảng cho Vinamilk tiến xa trên hành trình phát triển bền vững. Nguồn cảm hứng
và nhiệt huyết từ bà Mai Kiều Liên trong suốt chặng đường đồng hành cùng Vinamilk
đã đem lại nhiều giá trị bền vững cho con người và đất nước đưa Việt Nam vươn cao
hơn, là người “truyền lửa” cho nhân viên để tạo cho họ động lực phấn đấu vì mục tiêu
chung của doanh nghiệp.
- Luôn quan tâm đến nhân viên, khuyến khích sự sáng tạo
Một trong những bí quyết cơ bản để tạo nên sự thành công của Vinamilk đó chính là
về việc quản lý đội ngũ nhân sự. Ở Vinamaik rất dân chủ, lắng nghe, đồng thời cả tập
thể luôn thống nhất, đoàn kết vì một mục tiêu chung. “Phải làm sao cho nhân viên
thích về nhà lúc 5 giờ chiều và thích đến công ty lúc 8 giờ sáng, tôi nghĩ đó mới là
thành công” – Mai Kiều Liên. Bà cho rằng nhân viên chính là một phần quan trọng của
doanh nghiệp, vì thế bà khuyến khích nhân viên trong công ty, nếu có bất kì sự thắc
mắc, bức xúc trong công việc thì cứ gửi ngay e-mail, bà luôn sẵn sàng giúp đỡ và hỗ
trợ họ khi cần thiết. Bà còn tạo ra các chương trình đào tạo nội bộ để nhân viên nâng
cao được kiến thức và kĩ năng, luôn lắng nghe, công nhận và khen thưởng những thành
quả sáng tạo của nhân viên mình và bà còn luôn khuyến khích họ về tư duy phản biện
nhưng bà rất ghét họp hành.
-Tầm nhìn xa của một người lãnh đạo
Bà là một người bản lĩnh, có tầm nhìn xa cùng với trí tuệ trên cương vị đó bà đã đưa
ra một quyết định lịch sử phục hồi nhà máy sữa Dielac cho trẻ em - thương hiệu sữa
bột đầu tiên tại Việt Nam. Vag hiện tại, đây là một trong hai nhà máy chủ lực sản xuất
phục vụ xuất khẩu sữa bột. Và năm 2003, Vinamilk là doanh nghiệp cổ phần hóa thành
công nhất ở Việt Nam, nhờ thế đã có tốc độ tăng trưởng ấn tượng với tốc độ tăng
trưởng bình quân của doanh thu khoảng 22% mỗi năm, số tiền nộp cho ngân sách nhà
nước trung bình 3.000 tỉ/năm. Điều đó đã chứng minh rằng nhà lãnh đạo có tầm nhìn
rõ ràng, đúng đắn thì sẽ tạo được nguồn cảm hứng cho nhân viên, từ đó là nền tảng
cho sự thành công của doanh nghiệp.
=> Qua các đặc điểm về phong cách lãnh đạo của bà Mai Kiều Liên được phân tích ở
trên, ta thấy được phong cách của bà là điển hình của phong cách chuyển dạng. Vai trò
của lãnh đạo chuyển dạng trong doanh nghiệp là quan tâm, phát triển và truyền cảm
hứng cho nhân viên. Tuy nhiên, ngoài ra trong phong cách lãnh đạo của bà cũng có sự
ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo phụng sự, điều này thể hiện qua việc bà luôn quan
tâm lợi ích của nhân viên thông qua các chính sách phúc lợi, lương thưởng, đào tạo nội
bộ, môi trường làm việc. Vậy đâu là phong cách lãnh đạo tốt nhất, việc áp dụng một
phong cách lãnh đạo cho một doanh nghiệp điều đó rất khó khăn bởi vì nó sẽ không
đem đến hiệu quả tuyệt đối và đôi khi không phù hợp với sự biến đổi của doanh
nghiệp. Chính vì thế, không có định nghĩa về phong cách lãnh đạo tốt nhất, nên khi áp
dụng phong cách lanh đạo nào phải dựa vào những nhân tố của doanh nghiệp ảnh
hưởng tới nó chẳng hạn như trình độ, năng lực của nhà lãnh đạo; văn hóa doanh
nghiệp;…

Ví dụ về nữ doanh nhân Mai Kiều Liên, chúng ta cũng thấy được nữ giới ngày nay
đã ngày cành khẳng định vai trò của mình trong xã hội.
Lãnh đạo và giới là hai khái niệm liên quan mật thiết với nhau. Nhiều người thường
cho rằng chỉ lãnh đạo là nam giới mới là lãnh đạo giỏi. Theo bề dày của lịch sử, phụ
nữ cũng đã có những đóng góp to lớn trong công cuộc giải phóng dân tộc, tiêu biểu
xây dựng đất nước. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những định kiến cho rằng phụ nữ được cho
rằng họ là những người thấp kém hơn nam giới, và chỉ làm những công việc nội trợ,
chăm sóc con cái, họ không có quyền tham gia vào việc lãnh đạo. “Trần kính” đó được
cho là những rào cản vô hình ngăn cản phụ nữ thăng tiến vào các vị trí lãnh đạo cấp
cao. Và phụ nữ thường được cho là có sự khác biệt về vốn con người so với nam giới
đó là sự giáo dục và kinh nghiệm làm việc. Nên phụ nữ sẽ có ít cơ hội để thăng tiến
trong công việc bởi những định kiến ấy.
Trong xu thế đất nước đang hội nhập và phát triển, phụ nữ Việt Nam đã và đang tiếp
tục phát huy, khẳng định vị trí, vai trò và luôn không ngừng nâng cao vị thế trong và
ngoài nước trên mọi Cụ thể, trong lĩnh vực kinh doanh, hàng loạt tên tuổi của những
nữ doanh nhân “quyền lực” bà Mai Kiều Liên – CEO của Vinamilk, bà Nguyễn Thị
Phương Thảo – Tổng Giám đốc của VietJet Air, bà Nguyễn Thị Nga – Chủ tịch Tập
đoàn BRG, bà Cao Thị Ngọc Dung – Chủ tịch HĐQT Công ty PNJ,… Và theo thống
kê của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII có 19 ủy viên Ban Chấp hành là nữ,
Quốc hội Khóa XV đạt tỉ lệ 30,26% nữ đại biểu, con số cao nhất từ trước đến nay; Ban
Chấp hành Đảng bộ cấp tỉnh có 16% thành viên nữ, HĐND cấp tỉnh có 29% đại biểu
nữ,… Qua những con số đó, ta cũng thấy được Việt Nam đã có những nỗ lực về sự
thực hiện bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Bà Mai Kiều Liên cho rằng “Dù
là phái yếu hay phái mạnh thì họ đều có những bí quyết lãnh đạo riêng. Điều cần thiết
là bản thân người lãnh đạo phải là một tấm gương sáng, đủ năng lực để dẫn dắt công ty
đi lên. Là nữ giới, tôi nghĩ lãnh đạo nữ chỉ thua về sức mạnh cơ bắp, còn tất cả mọi
thứ, từ kiến thức, đạo đức, đến đối nhân xử thế… đều giống nhau. Cái nữ tính năm ở
chỗ biết lắng nghe và thấu hiểu. Đó là bản năng, dù có quyết định gì cung luôn luôn
lắng nghe người đối diện”. Vì thế, phong cách chuyển dạng đặc biệt có lợi cho lãnh
đạo nữ giới bởi vì phong cách lãnh đạo này có các hành vi mang chất “nữ tính” như là
quan tâm và hỗ trợ. Hầu hết những người phụ nữ đều mang trong người sự đồng cảm
và coi trọng các mối quan hệ, họ sẽ hiểu rõ điều gì thúc đẩy động lực của nhân viên
cũng như ghi nhận, khen thưởng nhân viên.
Tóm lại, vai trò lãnh đạo ở nữ giới rất quan trọng để thúc đẩy sự thay đổi tiến bộ của
xã hội cả ở gia đình và nơi làm việc, thúc đẩy bình đẳng giới, kinh tế chính trị và xã
hội. Và họ đã khẳng định được giá trị mới của phụ nữ trong thời hiện đại. Đặc biệt,
trong thời kì đất nước công nghiệp hóa – hiện đại hóa, chúng ta cần phải tạo điều kiện
cho nữ giới được phát huy hết vai tròn của mình trong xã hội. Để làm được điều đó,
bên cạnh sự nỗ lực của chính bản thân, nữ giới họ cũng cần sự ủng hộ, hỗ trợ từ phía
gia đình và xã hội.

You might also like