You are on page 1of 2

Nguyễn Cẩm Nhung - 31211024134

1. Ưu nhược điểm của ba phương án kiểm soát thị trường lao động
Phương án 1: không có mức lương tối thiểu
- Ưu điểm: chi phí lao động ở các công ty, doanh nghiệp giảm
- Nhược điểm: xã hội chia thành 2 tầng lớp, người nghèo phải đấu tranh để có thể tiếp cận được giáo
dục, y tế,… Điều này sẽ tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội.
Phương án 2: Đây là giải pháp khiến mọi người hài lòng, tiền lương sẽ bao gồm các khoản an sinh
xã hội.
- Ưu điểm: Được đảm bảo các khoản an sinh xã hội toàn diện
- Nhược điểm: Các khoản đóng góp mà doanh nghiệp không trả do nhà nước chi trả dẫn đến gánh
nặng tăng lên cho người nộp thuế.
Tiền lương của những người lao động giảm nhưng sức mua của người lao động không
giảm.
Phương án 3:
- Ưu điểm: người lao động được đào tạo chuyên môn, nâng cao được kĩ năng giúp cho doanh
nghiệp, công ty có hiệu suất cao; giúp người lao động và công ty có khả năng thích nghi với sự phát
triển công nghệ
- Nhược điểm: chi phí đào tạo cho người lao động gây gánh nặng cho công ty, doanh nghiệp và nhà
nước.
2. Tình huống của Việt Nam? Đâu là cách mà Việt Nam đã làm trong việc kiểm soát thị trường việc
làm?
Tính chung từ 09/2023, Việt Nam có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 68,9%, tăng 0,4 điểm phần
trăm. Cùng với đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ là 26,8%, tăng 0,6 điểm phần trăm.
Việt Nam đã có những hành động và chính sách đối với thị trường lao động:
- Về nguồn cung lao động: đầu tư nâng cao năng lực của hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp; có
những chính sách hỗ trợ cho người lao động được với các chương trình đào tạo, giáo dục; đẩy mạnh
hoạt động đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng. Vì thế chất lượng, hiệu quả
giáo dục nghề nghiệp từng bước được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sử dụng lao
động của doanh nghiệp và thị trường lao động.
- Về cầu lao động: chính phủ tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển; t ừ thành tựu
của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế Việt Nam không ngừng phát triển
theo hướng hiện đại, đồng bộ và hội nhập quốc tế do đó không ngừng tăng cả về số lượng và chất
lượng, cơ cấu ngành, nghề theo hướng hiện đại, từng bước tạo việc làm đầy đủ, bền vững hơn cho
người lao động.
Ngoài ra, Việt Nam cũng bảo vệ quyền lao động bằng cách ban hành các quy định pháp luật như:
mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, Bộ luật lao động,…. mở rộng cơ hội cho
người lao động tham gia hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để chủ động đối
phó khi thu nhập bị suy giảm hoặc bị mất do các rủi ro, ốm đau, tai nạn lao động, tuổi già,...
=> Phương án 2 và 3 là phương án mà Việt Nam kết hợp trong việc đưa ra các chính sách, biện pháp
trong thị trường lao động. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế đang diễn ra
mạnh mẽ như hiện nay, những ưu điểm của chính sách thị trường lao động và việc làm phù hợp với
tình hình trong nước và thế giới của các mô hình nói trên là những kinh nghiệm bổ ích. Việt Nam có
thể nghiên cứu, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của mình để xây dựng và phát triển thị
trường lao động, việc làm của ta ngày càng phát triển và hoàn thiện trong nền kinh tế thị trường

You might also like