You are on page 1of 3

2.

Để làm rõ vai trò của nhà nước trong đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt
Nam thời gian qua thì ta sẽ đi vào từng vài trò và các dẫn chứng sau đây:
a) Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích của
các chủ thể kinh tế
-Nhà nước có vai trò trong việc tạo ra môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế và
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của nền kinh tế như: Trong những năm vừa qua, khi đất nước
hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hệ thống pháp luật của nước ta đã và đang thay đổi tích
cực để phù hợp, tuân thủ theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Kết cấu hạ tầng của nền kinh
tế nước ta đã được cải thiện rất đáng kể, đáp ứng nhu cầu của các hoạt động kinh tế. Môi
trường vĩ mô về kinh tế đòi hỏi Nhà nước phải đưa ra các chính sách phù hợp với nhu cầu của
nền kinh tế trong từng giai đoạn. Thực tế cho thấy, các chính sách kinh tế của Việt Nam đang
từng bước đáp ứng yêu cầu này.
Vd https://luatduonggia.vn/noi-dung-co-ban-cua-quyen-tu-do-kinh-doanh-cua-doanh-nghiep/
#:~:text=Theo%20quy%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20hi%E1%BB%87n%20h
%C3%A0nh,m%C3%A0%20ph%C3%A1p%20lu%E1%BA%ADt%20kh%C3%B4ng%20c
%E1%BA%A5m.

b) Điều hòa lợi ích giữa cá nhân - doanh nghiệp - xã hội


-Do mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể và tác động của các quy luật thị trường,
sự phân hóa về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư làm cho lợi ích kinh tế của một bộ phận dân
cư được thực hiện rất khó khăn, hạn chế. Vì vậy, nhà nước cần có các chính sách, trước hết là
chính sách phân phối thu nhập nhằm bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế, và phải tính đến một
số vấn đề sau: Trong điều kiện kinh tế thị trường, một mặt, phải thừa nhận sự chênh lệch về
mức thu nhập giữa các tập thể, các cá nhân là khách quan; nhưng mặt khác phải ngăn chặn sự
chênh lệch thu nhập quá đáng. Bởi sự phân hóa xã hội thái quá có thể dẫn đến căng thẳng, thậm
chí xung đột xã hội. Thêm nữa, phân phối không chỉ phụ thuộc vào quan hệ sở hữu, mà còn
phụ thuộc vào sản xuất. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất càng cao, hàng hóa, dịch vụ
càng dồi dào, chất lượng càng tốt, thì thu nhập của các chủ thể càng lớn. Do đó, phát triển
mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát triển khoa học – công nghệ sẽ góp phần nâng cao thu nhập
cho các chủ thể kinh tế.
Vd https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM200391

c) Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển xã
hội
Nhà nước cần thực hiện những chính sách hỗ trợ người dân như xóa đói giảm nghèo, tạo cơ hội
việc làm và tiếp cận bình đẳng các nguồn lực, khuyến khích người dân làm giàu hợp pháp,
tuyên tuyền và giáo dục để nâng cao nhận thức người dân. Cầm phải quyết tâm xây dựng bộ
máy nhà nước liêm chính, trong sạch, hiệu quả, có kỷ luật kỷ cương, có cơ chế kiểm soát thu
nhập nhằm chống các hình thức thu nhập bất hợp pháp, phòng chống buôn lậu, gian lận thương
mại và hàng giả, hàng nhái nhằm đảm bảo hài hòa các lợi ích kinh tế
Vd https://baochinhphu.vn/tang-cuong-kiem-soat-an-ninh-noi-bo-nhan-vien-hang-khong-
chong-buon-lau-102230328131311568.htm

d) Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế
- Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân lao động bảo vệ lợi ích hợp pháp của
người lao động như đình công bãi, bãi công . Nhưng đảm bảo không làm mất trật tự an toàn xã
hội và có những biện pháp hay giải pháp để giải tán quần chúng cũng như có biện pháp hòa giải
mâu thuẫn giữa các chủ thể kinh tế
3) Bạn hãy đề xuất những biện pháp xử lý hài hòa mối quan hệ: lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm
và lợi ích xã hội ở Việt Nam hiện nay.
- Những biện pháp để thúc đẩy và xử lý hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân lợi ích nhóm
hay lợi ích xã hội ở Việt Nam hiện nay nhằm khắc phục những gì khuất mắt ảnh hưởng đến
hoạt động kinh tế của các chủ thể cần được giải quyết một cách triệt để và hợp lí.
+ Một là: Tiếp tục đổi mới hoàn thiện chính sách pháp lý cũng như hệ thống pháp luật
về phân phối thu nhập cũng như tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tự do kinh doanh
ngoại trừ các lĩnh vực cấm kinh doanh và nhân dân lao động có môi trường làm việc hiệu quả
nâng cao lợi ích cá nhân từ đó thúc đẩy lợi ích nhóm hay doanh nghiệp và nhà nước xã hội
cũng tăng lên , hoàn hiện các bộ luật để đạt theo quy chuẩn cùa quốc tế.
+ Hai là: Thực hiện các biện pháp răng đe tiêu cực trong bộ máy nhà nước xử lý các hành
vi tham nhũng trục lợi làm xấu đi bộ mặt nhà nước vốn là giai cấp quyền lực hay nói cách khác
là giai cấp cầm quyền, có những chính sách chỉnh sửa biên chế và thực hiện tốt trách nhiệm sử
dụng của công của các nhân viên công chức.
+ Ba là : Khuyến khích cá nhân thực hiện lợi ích chính đáng của mình đồng thời bảo đảm
lợi ích xã hội. Cá nhân luôn phải tích cực nâng cao trình độ và tay nghề để chạy theo kịp nền
kinh tế mở vì nên kinh tề phát triển cần nguồn lao động có kinh nghiệm và có trình độ , năng
động sáng tạo trong công việc , luôn tiếp thu kiến thức từ bên ngoài áp dụng thực tiễn. Dước
quyền tự do khởi nghiệp phục vụ cho nhu cầu lợi ích kinh tế cá nhân nhưng phải tuân thủ theo
pháp luận nhà nước.Và bênh cạnh đó luôn tuân thủ và bảo đảm hài hòa các mặt lợi ích của các
bên không được phép xâm phạm đến lợi ích của nhóm hay xã hội.
+ Bốn là: Nâng cao nhận thức của các chủ thể lợi ích trong việc giải quyết quan hệ lợi ích,
nhất là giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội “Nâng cao nhận thức của các chủ thể lợi ích để các
chủ thể lợi ích xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong các quan hệ lợi ích, tránh xung
đột lợi ích giữa các chủ thể. Cần nâng cao nhận thức của các chủ thể về tầm quan trọng của sự
thống nhất lợi ích. Mỗi chủ thể cần được giáo dục để tự đặt lợi ích của bản thân trong mối quan
hệ với các lợi ích khác. Trong mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, chủ thể cá
nhân cần nhận thức được rằng, lợi ích xã hội chỉ có thể đạt được khi mỗi cá nhân cố gắng thực
hiện tốt các lợi ích chính đáng của mình thông qua việc tích cực học tập, lao động, rèn luyện,
hài hòa giữa cống hiến và hưởng thụ; mặt khác chủ thể của lợi ích xã hội chủ yếu là Đảng, Nhà
nước cũng cần nhận thức được rằng, muốn thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội, phải quan tâm đến lợi ích thiết thực của mọi cá nhân, của từng đối tượng, nhất là quan tâm
đến những người có công với cách mạng, những đối tượng yếu thế trong xã hội, thực hiện tốt
ASXH và PLXH.”[2]

2.https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/chinh-sach-uu-dai-dau-tu-cua-nha-nuoc-ap-dung-cho-
nhung-doi-tuong-nao-huong-uu-dai-dau-tu-ra-sao-9974.html

Kết luận cơ bản


Trải qua thời gian gần bốn thập kỉ thì công cuộc đổi mới của nước ta mở ra nhiều thành tựu to
lớn mà trước đây cho có tiền lệ đó , nên kinh tế có tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới cùng
với sự phục hồi nhanh chống khắc phục hậu quả của chiến tranh khép lại quá khứ mở ra nhiều
chính sách đổi mới. Đó cũng là kết quả của sự gắn chặt lợi ích của cá nhân với toàn xã hội hay
nói cách khác là thành quả của nhân dân lao động sáng tạo để đem lại những thành tựu cho
ngày hôm nay. Nhưng suy ra cho cùng vẫn còn nhiều vấn đề tiêu cực cần có những biện pháp
phù hợp để làm cho bộ máy nhà nước ngày càng hoàn thiện và nâng cao hiến pháp quốc gia
dân tộc, đề cao lợi ích cá nhân là nồng cốt cho sự phát triển xã hội.

You might also like