You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

Chủ đề: Phân tích vai trò của lợi ích kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng
đến quan hệ lợi ích kinh tế. Vai trò của nhà nước trong đảm bảo hài hòa
các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam thời gian qua. Những biện pháp
xử lý hài hòa mối quan hệ: lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội
ở Việt Nam hiện nay.

Họ tên :
MSSV :
Mã lớp HP :
Phòng học :
Buổi học :

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2023


MỤC LỤC

1. PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ.............................................................1

1.1. Khái niệm:..............................................................................................................1

1.1.1. Lợi ích kinh tế:...............................................................................................1

1.1.2. Quan hệ lợi ích kinh tế:.................................................................................1

1.2. Vai trò của lợi ích kinh tế:....................................................................................1

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế:.........................................2

2. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG ĐẢM BẢO HÀI HÒA CÁC QUAN HỆ
LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA................................................2

3. ĐỀ XUẤT NHỮNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀI HÒA MỐI QUAN HỆ: LỢI ÍCH
CÁ NHÂN, LỢI ÍCH NHÓM VÀ LỢI ÍCH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY....4

2.1. Những hạn chế còn tồn tại:...................................................................................4

2.2. Những biện pháp xử lý hài hòa mối quan hệ: lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và
lợi ích xã hội ở Việt Nam hiện nay:.............................................................................4
1. PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ
1.1. Khái niệm:
1.1.1. Lợi ích kinh tế:
Trong nền kinh tế thị trường, lợi ích kinh tế là động lực thúc đẩy các chủ thể kinh tế
không ngừng kinh doanh, sáng tạo, cạnh tranh khốc liệt với nhau. Lợi ích kinh tế được
định nghĩa “là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt động kinh tế của
con người”. (Trang 52, Tài liệu HDOT KTCT Mác - Lênin)
1.1.2. Quan hệ lợi ích kinh tế:
Trong nền kinh tế thị trường, các loại chủ thể kinh tế cùng tồn tại, phát triển và chúng
có mối quan hệ lợi ích kinh tế với nhau. Mối quan hệ này có thể thống nhất hoặc mẫu
thuẫn tùy theo các chủ thể kinh tế hành động vì mục tiêu chung hay hành động theo
những phương thức đối lập nhau. Quan hệ lợi ích kinh tế được định nghĩa“là sự thiết lập
những tương tác giữa người với người, giữa con người với tổ chức kinh tế, giữa các tổ
chức kinh tế, giữa các bộ phận nền kinh tế, giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới
nhằm mục tiêu xác lập các lợi ích kinh tế trong mối liên hệ với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng”. (Trang 53, Tài liệu HDOT KTCT Mác - Lênin)
1.2. Vai trò của lợi ích kinh tế:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh tế được biểu hiện vô
cùng phong phú và điểm chung của các hoạt động đó là cùng hướng tới lợi ích. Xét theo
nghĩa như vậy, có thể khái quát vai trò của lợi ích kinh tế ở hai khía cạnh sau:
Một là, lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt động kinh tế - xã
hội.
Động lực trực tiếp thúc đẩy các chủ thể kinh tế tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã
hội một cách tích cực suy cho cùng là lợi ích kinh tế. Vì lợi ích kinh tế chính đáng của
mình, người lao động phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề,
năng suất và hiệu quả lao động. Chủ doanh nghiệp không ngừng nghiên cứu cách sử dụng
hiệu quả nguồn lực, cải tiến sản phẩm dịch vụ, nắm bắt thị hiếu của khách hàng,… Nhờ
vậy mà lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên, thu nhập (tiền lương, tiền thưởng) người lao
động cũng tăng theo; mức thu nhập hay lợi nhuận càng cao thì phương thức và mức độ
thỏa mãn các nhu cầu vật chất càng tốt, càng thúc đấy các chủ thể kinh tế tích cực tham
gia các hoạt động kinh tế - xã hội. Tất cả những điều trên vô hình trung đã góp phần cho
nền kinh tế tăng trưởng và nâng cao đời sống xã hội.
Hai là, lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác.
Việc thực hiện các lợi ích kinh tế sẽ tạo điều kiện vật chất cho sự hình thành và thực
hiện các lợi ích chính trị, lợi ích xã hội, lợi ích văn hóa của các chủ thể xã hội.Và phải có
sự thống nhất giữa các lợi ích kinh tế thì lợi ích kinh tế mới thực hiện được vai trò của
mình. Ngược lại, việc theo đuổi lợi ích kinh tế không chính đáng, không hợp lí, không
hợp pháp sẽ trở thành trở ngại cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

1
Ví dụ: Trong doanh nghiệp, lợi ích kinh tế của người chủ và người làm thuê phải hài
hòa khi đó lợi ích xã hội mới được ổn định. Nếu người chủ chỉ quan tâm đến lợi ích kinh
tế cá nhân, bóc lột tàn khốc sức lao động của người làm thuê thì sớm hay muộn lợi ích xã
hội cũng sẽ bị ảnh hưởng (biểu tình, bãi công, đập phá nhà xưởng...).
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế:
Một là, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất càng cao, việc đáp ứng lợi ích kinh tế của các
chủ thể càng tốt, quan hệ lợi ích kinh tế càng có điều kiện để thống nhất với nhau. Chính
vì vậy, phát triển lực lượng sản xuất trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà các quốc
gia đang hướng tới.
Hai là, địa vị của chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội.
Quan hệ sản xuất, mà trước hết là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quyết định quan
hệ lợi ích kinh tế của mỗi chủ thể trong quá trình tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội.
Ba là, chính sách phân phối thu nhập của nhà nước.
Chính sách phân phối thu nhập của nhà nước làm thay đổi mức thu nhập và tương quan
thu nhập của các chủ thể kinh tế. Khi mức thu nhập và tương quan thu nhập thay đổi,
phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất cũng thay đổi, tức là lợi ích kinh tế
và quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể cũng thay đổi theo.
Bốn là, hội nhập kinh tế quốc tế.
Bản chất của kinh tế thị trường là mở cửa hội nhập. Khi mở cửa hội nhập, các quốc gia
có thể gia tăng lợi ích kinh tế từ thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, lợi ích
kinh tế của các doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất hàng hóa tiêu thụ trên thị trường nội
địa có thể bị ảnh hưởng bởi cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài. Đất nước có thể phát
triển nhanh hơn nhưng cũng phải đối mặt với các nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm
môi trường... Điều đó có nghĩa là hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tác động mạnh mẽ và nhiều
chiều đến lợi ích kinh tế của các chủ thể.
2. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG ĐẢM BẢO HÀI HÒA CÁC QUAN HỆ
LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
Nền kinh tế thị trường vốn có tính hai mặt, một mặt nó tạo ra sự cạnh tranh, động lực
thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển; mặt khác, nó cũng tiềm ẩn mâu thuẫn, xung đột xã
hội. Nguyên nhân của những mâu thuẫn, xung đột xã hội chủ yếu bắt nguồn từ quan hệ lợi
ích kinh tế giữa các chủ thể như: quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng
lao động; quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động; quan hệ lợi ích giữa những
người lao động; quan hệ lợi ích giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội . Để
đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế thì vai trò quản lí của nhà nước là điều vô cùng cần thiết.
- Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích
của các chủ thế kinh tế.
Tạo lập môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế trước hết là giữ vững ổn định về
chính trị. Việt Nam thực hiện rất tốt điều này và đã biến nó thành lợi thế thu hút vốn đầu

2
tư nước ngoài. Bằng chứng là nhiều doanh nghiệp nước ngoài chọn Việt Nam là điểm đến
đầu tư lý tưởng vì ổn định chính trị.
Xây dựng môi trường pháp luật thông thoáng, bảo vệ được lợi ích chính đáng của các
chủ thể kinh tế, đặc biệt là lợi ích của đất nước. Đồng thời, phù hợp pháp luật và thông lệ
quốc tế. Tiêu biểu là theo Điều 5, Luật Doanh Nghiệp 2020 nêu “tài sản và vốn đầu tư
hợp pháp của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp không bị quốc hữu hóa” đã góp
phần tạo niềm tin cho các chủ thể kinh tế đầu tư tại Việt Nam.
Tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế còn là tạo lập môi trường văn hóa
phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường. Trong đó, con người năng động, sáng
tạo; thượng tôn pháp luật, dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương; giữ chữ tín...
Tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế tất yếu phải đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng của nền kinh tế. Thực tế cho thấy, kết cấu hạ tầng của nền kinh tế nước ta đã
được cải thiện rất đáng kể, đáp ứng nhu cầu của các hoạt động kinh tế.
- Điều hòa lợi ích giữa cá nhân - doanh nghiệp - xã hội.
Do mâu thuẫn về lợi ích kinh tế và tác động của các quy luật thị trường nên có sự phân
hóa về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. Sự phân hóa xã hội thái quá có thể dẫn đến
căng thẳng, thậm chí xung đột xã hội, hệ lụy là đấu tranh giai cấp. Vì vậy, Nhà nước cần
phải có các chính sách phân phối thu nhập nhằm đảm bảo hài hòa các lợi ích kinh tế. Hiểu
rõ điều đó, Việt Nam đã áp dụng chính sách tiền lương tối thiểu, chính sách thuế thu nhập
cá nhân và chính sách trợ cấp. Các chính sách trên hướng tới việc bảo vệ người lao động
trong việc thỏa thuận, chống bóc lột và đói nghèo; đánh thuế vào người có thu nhập cao
và trợ cấp cho người có thu nhập thấp. Cùng với đó, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản
xuất, khoa học - công nghệ để nâng cao thu nhập cho các chủ thể kinh tế là những điều
kiện vật chất để thực hiện ngày càng đầy đủ sự công bằng xã hội trong phân phối.
- Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát
triển xã hội.
Trước hết, Nhà nước cần thực hiện có hiệu quả các chính sách xoá đói giảm nghèo, tạo
điều kiện và cơ hội tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển, hưởng thụ các dịch vụ xã
hội cơ bản. Đồng thời, vận động toàn dân tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống
nước nhớ nguồn; đẩy mạnh các hoạt dộng nhân đạo, từ thiện, giúp đỡ người nghèo, đồng
bào các vùng gặp thiên tai... ; khuyến khích người dân làm giàu hợp pháp.
Các chủ thể kinh tế phải có nhận thức đúng về các nguyên tắc phân phối của kinh tế thị
trường nhằm có hành động đúng (Ví dụ: Người có thu nhập cao phải nộp thuế thu nhập cá
nhân). Vì vậy, chính sách tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, hiểu biết về phân
phối thu nhập cho các chủ thể kinh tế - xã hội là rất cần thiết. Bên cạnh đó, để ngăn chặn
các hình thức thu nhập bất hợp pháp (buộn lậu, lừa đảo, tham nhũng,…), bảo đảm hài hòa
các lợi ích kinh tế thì bộ máy nhà nước phải liêm chính, có cơ chế kiểm soát thu nhập.
- Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế.
Khi các mâu thuẫn phát sinh cần được cơ quan chức năng phát hiện kịp thời và chuẩn bị
chu đáo các giải pháp đối phó. Cần giải quyết các mâu thuẫn theo nguyên tắc: có sự tham
gia của các bên liên quan, có nhân nhượng và phải đặt lợi ích đất nước lên trên hết. Ngăn
3
ngừa là chính nhưng khi mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế bùng phát dẫn đến xung đột
(đình công, bãi công...) thì cần có sự tham gia hòa giải của các tổ chức xã hội có liên
quan, đặc biệt là Nhà nước.
3. ĐỀ XUẤT NHỮNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀI HÒA MỐI QUAN HỆ: LỢI ÍCH
CÁ NHÂN, LỢI ÍCH NHÓM VÀ LỢI ÍCH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Những hạn chế còn tồn tại:
- Chính sách tiền lương chưa vận hành theo cơ chế thị trường mà do Nhà nước quy định
và bị phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. Việc điều chỉnh lương tối thiểu vẫn bị coi là
gánh nặng của ngân sách nhà nước.Việc thu thuế thu nhập cá nhân còn bỏ sót nhiều đối
tượng, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước, chưa đảm bảo công bằng cho những người
phải nộp thuế. Ngân sách chi cho chính sách trợ cấp còn hạn hẹp, nên số lượng tiền trợ
cấp cho các đối tượng có thu nhập thấp còn hạn chế, chưa thể đảm bảo được cuộc sống
của họ.
- Nhiều lợi ích xã hội chưa được thực hiện một cách phổ quát song vẫn còn tồn tại
những biểu hiện đề cao lợi ích xã hội, trong khi lợi ích cá nhân chính đáng chưa được chú
ý một cách đúng mức. Cụ thể khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư còn
lớn, đời sống một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn; thu nhập, đời sống của người lao
động còn thấp; lương của cán bộ, công chức, viên chức chưa cao; thực hiện chính sách an
sinh xã hội, phúc lợi xã hội chưa tốt.
- Tình trạng tình trạng đề cao lợi ích cá nhân không chính đáng, vi phạm lợi ích xã hội
và lợi ích cá nhân khác gây ra những tổn hại cho sự phát triển xã hội. Hiện tượng buôn
lậu, trốn thuế; hàng giả, hàng kém chất lượng; thực phẩm “bẩn”, cho đến những hành vi
xây dựng không theo quy định, không đảm bảo tiện ích; những hiện tượng xe quá khổ,
quá tải, xâm hại, lấn chiếm các công trình công cộng, công trình Nhà nước... Cho đến
những hiện tượng trộm, cướp ở nhiều nơi, đặc biệt là ở các thành phố lớn; tình trạng lừa
đảo, các mô hình kinh doanh đa cấp biến tướng, cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê... đang gây
những hệ lụy không nhỏ đối với tình hình kinh tế - xã hội.
- Tình trạng nhân danh lợi ích xã hội để vi phạm lợi ích cá nhân chính đáng của nhân
dân lao động vẫn tồn tại và tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp. Biểu hiện của tình trạng này đó
là những hiện tượng tham ô, tham nhũng, lãng phí, những biểu hiện của “lợi ích nhóm”
tiêu cực làm cho lợi ích xã hội bị tổn thất lớn.
2.2. Những biện pháp xử lý hài hòa mối quan hệ: lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi
ích xã hội ở Việt Nam hiện nay:
Để xử lý hài hòa mối quan hệ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
tại Việt Nam, có thể thực hiện một số biện pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện chính sách phân phối thu nhập, kết hợp thực hiện tốt
chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội.
Quan tâm, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, người lao động nghèo, người có công
với cách mạng và những người dân ở vùng sâu, vùng xa, đối tượng yếu thế trong xã hội.
Có chính sách đãi ngộ tốt với người tài, đảm bảo mức tiền lương thỏa đáng cho công nhân
viên chức và người lao động.
4
Thứ hai, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế để đảm bảo gắn tăng trưởng kinh tế
với tiến bộ và công bằng xã hội, tạo cơ hội cho mọi thành viên trong xã hội tham gia và
hưởng thụ thành quả của quá trình phát triển.
Xây dựng hệ thống pháp luật tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư trên
thị trường, thúc đẩy doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân trở thành lực lượng đi đầu trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhà nước cần thực hiện tốt hơn nữa
việc đảm bảo công khai, minh bạch trong quá trình quản lý, xử lý nghiêm những hành vi
tham ô, tham nhũng, “lợi ích nhóm” tiêu cực gây tổn thất cho xã hội. Đẩy mạnh và nâng
cao công tác tuyên truyền, giáo dục, thống nhất cao về ý chí và hành động trong cán bộ,
đảng viên và nhân dân về phòng, chống tham nhũng. Tăng cường kiểm tra, giám sát, xây
dựng đội ngũ cán bộ Đảng và Nhà nước trong sạch, vững mạnh, có năng lực đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới.
Thứ ba, cần có chính sách khuyến khích người dân làm giàu hợp pháp, giáo dục
người dân biết đặt lợi ích của mình trong mối quan hệ với lợi ích của những chủ thể khác
để tạo ra sự thống nhất trong quan hệ lợi ích, tránh xung đột, mâu thuẫn.
Thông qua hoạt động giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về
quyền và nghĩa vụ của mình trong các quan hệ lợi ích, về phân phối thu nhập để phân chia
hợp lý giữa tiền lương và lợi nhuận. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân,
mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao động, phát triển
dịch vụ việc làm…

5
DANH MỤC THAM KHẢO
[1]. Khoa Lý luận chính trị, UEH (2022), Tài liệu HDOT KTCT Mác - Lênin, TP.HCM.
[2]. Bộ giáo dục và đào tạo (2021), Giáo trình KTCT Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
[3]. Minh Phương (2021), Để Việt Nam là điểm đến lý tưởng của dòng FDI, Truy cập
ngày 3/4./2023, từ dangcongsan.vn
[4]. Hải Liên (2022), Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn, phát triển văn hóa
với tăng trưởng kinh tế, Truy cập ngày 3/4./2023, từ baochinhphu.vn
[5]. Hà Quang Thanh (2020), Chính sách phân phối thu nhập nhằm xóa đói giảm nghèo
ở Việt Nam, Truy cập ngày 3/4./2023, từ tapchicongthuong.vn

You might also like