You are on page 1of 9

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH

KHOA KẾ TOÁN

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ


BỘ MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
Hình thức thi: Tiểu luận không thuyết trình (TLOTT)

Họ và tên : Mai Thị Cẩm Vân


Mã số sinh viên : 31221022904
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Văn Sáng
Lớp học phần : 23D1POL51002417
Phòng học : S4B2-109

1
MỤC LỤC

CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ. .................................................................................... 4

1. Khái niệm lợi ích kinh tế và Khái niệm quan hệ lợi ích kinh tế ..................................... 4
a. Lợi ích kinh tế là ............................................................................................................ 4
b. Khái niệm quan hệ lợi ích kinh tế ................................................................................... 4

2. Vai trò của lợi ích kinh tế đối với các chủ thể kinh tế - xã hội. ...................................... 5
a. Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt động kinh tế - xã hội. ......... 5
b. Lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác........................................ 5

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế: ...................................................... 5
a. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ...................................................................... 5
b. Địa vị của chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội. ............................................. 5
c. Chính sách phân phối thu nhập của nhà nước ................................................................. 5
d. Hội nhập kinh tế quốc tế. ................................................................................................ 5

CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG ĐẢM BẢO HÀI HÒA LỢI ICH
GIỮA CÁC CHỦ THỂ TRONG NỀN KINH TẾ.................................................................. 5

1. Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế ................................................ 5

2. Vai trò của Nhà nước trong bảo đảm hài hòa các quan hệ lợi ích. ................................ 6
a. Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích của
các chủ thể kinh tế ................................................................................................................. 6
b. Điều hòa lợi ích giữa cá nhân – doanh nghiệp – xã hội ................................................... 6
c. Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển xã
hội ……………………………………………………………………………………………6
d. Giải quyết những mẫu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế .............................................. 7

Chương III: Đề xuất những biện pháp xử lý hài hòa mối quan hệ: lợi ích cá nhân, lợi ích
nhóm và lợi ích xã hội ở Việt Nam hiện nay. ......................................................................... 7

1. Những hạn chế còn tồn tại ............................................................................................... 7

2. Những biện pháp xử lý hài hòa mối quan hệ: Lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích
xã hội ở Việt Nam hiện nay ..................................................................................................... 7
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường chúng ta thấy rằng các chủ thể kinh tế không ngừng hoạt động
kinh doanh sáng tạo thậm chí là cạnh tranh khốc liệt với nhau. Câu hỏi đặt ra là điều gì đã lôi
cuốn thôi thúc họ như vậy và câu trả lời chính là lợi ích kinh tế . Lợi ích kinh tế tồn tại dưới
nhiều hình thức như là lợi nhuận hay tiền công, tiền thưởng rồi lợi tức. Trong nền kinh tế thị
trường thì lợi ích kinh tế chính là động lực sâu xa nhất, là yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy xã
hội ngày càng phát triển.
Và như chúng ta đã biết nền kinh tế thị trường vốn có tính hai mặt. Một mặt nó tạo ra sự cạnh
tranh động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, mặt khác nó cũng tiềm ẩn nhiều mặt trái nảy sinh
nhiều mâu thuẫn xung đột xã hội nguyên nhân của những mâu thuẫn xung đột xã hội chủ yếu
bắt nguồn từ quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể. Và nhà nước nắm giữa vai trò vô cùng
cần thiết trong việc đảm bảo sự hài hòa giữa các chủ thể.
Nhà nước Việt Nam là nước đang tiên phong trong vai trò giữ vững sự cân bằng giữa các chủ
thể kinh tế. Đã và đang dành sự quan tâm giải quyết đến mọi vấn đề trong nền kinh tế thị
trường. Tạo nguồn động lực to lớn góp phần cho sự hình thành, phát triển và nâng cao trình độ
của cá nhân, xã hội trong vòng xoay kinh tế.

3
Chương I: Vai trò của lợi ích kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh
tế.
1. Khái niệm lợi ích kinh tế và Khái niệm quan hệ lợi ích kinh tế
a. Lợi ích kinh tế là
- Hình thức biểu hiện của quan hệ sản xuất, phản ánh mục đích và động cơ khách
quan của các chủ thể khi tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội nhằm thực
hiện nhu cầu kinh tế nhất định
- Lợi ích vật chất do quan hệ sản xuất quyết định, lợi ích thu được khi thực hiện
các hoạt động kinh tế của con người
- Thể hiện trong 4 khâu của quá trình sản xuất : Sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu
dùng.
b. Khái niệm quan hệ lợi ích kinh tế
- Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa người với người, giữa
con người với tổ chức kinh tế, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ phận nền
kinh tế, giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới nhằm mục tiêu xác lập các lợi
ích kinh tế trong mối liên hệ với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến
trúc thượng tầng.
2. Vai trò của lợi ích kinh tế đối với các chủ thể kinh tế - xã hội.
a. Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt động kinh tế - xã hội.
- Trong nền kinh tế thị trường, mọi chủ thể kinh tế đều phải hành động để nâng cao
thu nhập nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế của mình
- Tất cả các chủ thể kinh tế đều hành động trước hết là vì lợi ích chính đáng của
mình để đóng góp phải sự phát triển của nền kinh tế. Người lao động vì lợi ích
của mình đã tích cực nâng cao tay nghề, cải tiến công cụ lao động, tăng cường lao
động sản xuất ,….Tất cả đều do tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản
xuất, của nền kinh tế và góp phần nâng cao đời sống của người dân.
b. Lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác.
- Lợi ích kinh tế được thực hiện sẽ tạo điều kiện vật chất cho sự hình thành và thực
hiện lợi ích chính trị, lợi ích xã hội, lợi ích văn hóa của các chủ thể xã hội.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế:
a. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
- Là phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất của con người, lợi ích
kinh tế trước hết phụ thuộc vào số lượng, chất lượng hàng hóa và dịch vụ, mà
điều này lại phụ thuộc vào trình độ phát triển lực lượng sản xuất. Chính vì thế,
lực lượng sản xuất có trình độ phát triển ngày càng cao thì lợi ích kinh tế của các
chủ thể cùng ngày một đáp ứng tốt hơn.
b. Địa vị của chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội.
- Lợi ích kinh tế là sản phẩm của những quan hệ sản xuất và trao đổi, là hình thức
tồn tại và biểu hiện của các quan hệ sản xuất và trao đổi trong nền kinh tế thị
trường. Chính vì thế, quan hệ sản xuất, mà trước hết là quan hệ sở hữu về tư liệu
sản xuất quyết định quan hệ lợi ích kinh tế.
c. Chính sách phân phối thu nhập của nhà nước.
- Chính sách phân phối thu nhập của nhà nước làm thay đổi mức thu nhập và tương
quan thu nhập, theo đó, lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể
4
cũng thay đổi
d. Hội nhập kinh tế quốc tế.
- Song song với việc mở cửa hội nhập kinh doanh quốc tế, đất nước có thể phát
triển một cách nhanh chóng và hiện đại tuy nhiên hệ lụy kéo theo đó là ta phải
đối mặt với các nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường,….Vì thế, hội
nhập kinh tế quốc tế có những tác động tích cực lẫn tiêu cực đến lợi ích kinh tế
của các chủ thể
Chương II: Vai trò của Nhà nước trong đảm bảo hài hòa lợi ich giữa các chủ thể trong
nền kinh tế
1. Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế
- Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động
- Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động
- Quan hệ lợi ích giữa những người lao động
- Quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội
 Nhìn chung, các mối quan hệ lợi ích kinh tế vừa có sự thống nhất, lại có sự mẫu thuẫn
với nhau. Chính vì thế, khi xuất hiện sự mâu thuẫn, ta cần phải có biện pháp ngăn chặn
các tổn hại ảnh hưởng đến các lợi ích khác mà điều đó phụ thuộc vào pháp luật Nhà
nước.
2. Vai trò của Nhà nước trong bảo đảm hài hòa các quan hệ lợi ích.
Hài hòa các lợi ích kinh tế là sự thống nhát biện chứng giữa lợi ích kinh tế của các chủ thể,
trong đó hạn chế mặt mẫu thuẫn, khuyến khích mặt thống nhất
Bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế là sự can thiệp của nhà nước và các quan hệ lợi ích kinh tế
bằng các công cụ giáo dục, pháp luật, hành chính, kinh tế….nhằm hạn chế mâu thuẫn, tăng
cường sự thống nhất lợi ích kinh tế.
a. Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích
của các chủ thể kinh tế
- Nhà nước tạo lập môi trường thuận lợi trước hết là giữ vững ổn định về chính trị
xây dựng môi trường pháp luật thông thoáng bảo vệ được lợi ích của đất nước
tuân thủ các chuẩn mực và thông lệ quốc tế . Trong những năm vừa qua, Việt
Nam đã có những cải biên về chính sách, luật lệ, xây dựng hệ thống môi trường
thuận lợi thoải mái, từ đó khiến cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đều có
thể yên tâm tiến hành đầu tư
- Tạo lập môi trường văn hóa phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế thị trường
trong đó con người trở nên sáng tạo, năng động, tôn trọng kỷ luật kỷ cương, pháp
luật, giữ chữ tín …..
- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của nền kinh tế bao gồm hệ thống đường bộ,
đường sắt, đường sông, đường hàng không,…; hệ thống cầu cống; hệ thống điện,
nước; hệ thống thông tin liên lạc,…..Có thể thấy, đất nước ta là một trong số các
nước đang trên đà phát triển, chú tâm đến hệ thống cơ sở hạ tầng, được cải thiện
một cách đáng kể, đáp ứng được nhu cầu sống của cả nước cũng như là nhu cầu
kinh doanh đầu tư kinh tế. Và tất cả những điều trên ấy thì đều nhằm một mục
đích là tạo lập môi trường thuận lợi nhất cho các chủ thể kinh tế cùng phát triển.
b. Điều hòa lợi ích giữa cá nhân – doanh nghiệp – xã hội
5
- Nhà nước có chính sánh phân phối thu nhập nhằm bảo đảm hài hòa các lợi ích
kinh tế. Các chính sách này, một mặt, phải thừa nhận sự chênh lệch về thu nhập
giữa các chủ thể kinh tế là khách quan ,mặt khác phải ngăn chặn từ sự chênh lệch
thu nhập quá đáng. Vì khi có sự mẫu thuẫn giữa các chủ thể kinh tế, tầng lớp dân
cứu có mức thu nhập được phân hóa không đồng đều dẫn đến những sự khó
khăn, hạn chế
- Để giải quyết sự chênh lệch về thu nhập giữa các chủ thể, ta tăng cường phát triển
mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát triển khoa học - công nghệ để nâng cao thu
nhập cho các chủ thể kinh tế, là những điều kiện vật chất để thực hiện sự công
bằng xã hội trong phân phối.
- Chúng ta có thể hình dung rằng là khi mà lực lượng sản xuất phát triển nền kinh
tế ngày càng đi lên ngân sách nhà nước dồi dào hơn đời sống của mọi tầng lớp
dân cư đều được cải thiện thì vấn đề đấu tranh xung đột lợi ích kinh tế có thể
được giảm đi rất nhiều
c. Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát
triển xã hội
- Để giải quyết sự mâu thuẫn, phân phối mức thu nhập một cách hợp lí thì trước
hết nhà nước phải chú trọng vào việc chăm lo đời sống cho nhân dân. Mà trong
mỗi quá trình đất nước phát triển, phải đảm bảo được mỗi hộ gia đình người dân
đều có mức sống tối thiểu ổn định, để làm được điều đó. Nhà nước cần thực hiện
có hiệu quả các chính sách xóa đói, giảm nghèo ,tạo cơ hội tiếp cận bình đẳng các
nguồn lực phát triển, hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản, vận động toàn dân
tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ,uống nước nhớ nguồn đẩy mạnh các
hoạt động nhân đạo, từ thiện giúp đỡ người nghèo, đồng bào các vùng gặp thiên
tai….
- Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích người dân làm giàu hợp pháp, tạo
mọi điều kiện để có thể giúp đỡ họ và về nguyên tắc người dân được làm tất cả
những gì mà luật pháp không cấm.
- Xây dựng bộ máy nhà nước liêm chính, có cơ chế kiểm soát thu nhập nhằm
chống các hình thức thu nhập bất hợp pháp, thực hiện công khai, minh bạch mọi
cơ chế chính sách, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, bảo đảm hài hòa
các lợi ích kinh tế. Nâng cao hiệu lực hiệu quả của hoạt động thanh tra kiểm tra
và xử lý các vi phạm ngăn chặn các hình thức thu nhập bất hợp pháp để khắc
phục bất cập và thực hiện công bằng xã hội .Chính vì thế, bản thân người lao
động và người sử dụng lao động phải hiểu rõ được nguyên tắc phân phối có sự
phân chia hợp lý giữa tiền lương và lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường. Và
bản thân người sử dụng lao động, chủ doanh nghiệp phải tự ý thức được việc tự
giác nộp thuế. Nâng cao sự tuyên truyền, giáo dục để các chủ thể trong kinh tế có
thể nắm rõ được sự phân chia để từ đó không còn xảy ra các mẫu thuẫn, sự đòi
hỏi không hợp lý về thu nhập.
d. Giải quyết những mẫu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế
- Mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế là khách quan nếu không được giải quyết thì
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến động lực của các hoạt động kinh tế . Ví dụ như là mâu
thuẫn lợi ích kinh tế của chủ và thợ có thể dẫn đến biểu tình đập phá nhà máy hay
6
mâu thuẫn của những người lao động với nhau do trả công không công bằng thì
có thể là tạo ra sự căng thẳng ảnh hưởng đến năng suất lao động
- Do đó các cơ quan chức năng của nhà nước cần phát hiện kịp thời mẫu thuẫn
trong quan hệ lợi ích kinh tế bằng việc thường xuyên quan tâm đến việc phát hiện
mâu thuẫn và chuẩn bị chu đáo các giải pháp đối phó, theo nguyên tắc có sự tham
gia của các bên liên quan, có nhân nhượng và phải đặt lợi ích đất nước lên trên
hết.
- Khi có xung đột giữa các chủ thể kinh tế ( đình công, bãi công…) cần có sự tham
gia hòa giải của các tổ chức xã hội có liên quan, đặc biệt là nhà nước.
Chương III: Đề xuất những biện pháp xử lý hài hòa mối quan hệ: lợi ích cá nhân, lợi ích
nhóm và lợi ích xã hội ở Việt Nam hiện nay.
1. Những hạn chế còn tồn tại
- Ngày nay, vẫn còn sự tồn tại của việc nhân danh lợi ích xã hội để vi phạm lợi ích
cá nhân một cách chính đáng của nhân dân lao động, điều này đã và đang diễn ra
một cách khó kiểm soát, tiềm ẩn những vấn đề phức tạp
- Việc đề cao lợi ích cá nhân một cách không chính đáng cũng là một hạn chế đang
tồn tại, khi vi phạm lợi ích xã hội và lợi ích của các cá nhân khác gây ra những
tổn thất, nguy hại cho sự phát triển của xã
- Mặt khác, trong khi lợi ích cá nhân chính đáng, đúng mực lại không được chú ý
để tâm, khi đó nhiều lợi ích xã hội vẫn chưa thực hiện một cách phổ quát nhưng
lại được đề cao
- Nhưng lợi ích cá nhân nhỏ lại không được hưởng những sự phân chia công bằng
từ lợi ích xã hội mà bị chính các lợi ích cá nhân khác cướp mất
Song, nhìn chung mối quan hệ giữa các lợi ích: lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi
ích xã hội vẫn còn xuất hiện nhiều hạn chế cần khắc phục
2. Những biện pháp xử lý hài hòa mối quan hệ: Lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi
ích xã hội ở Việt Nam hiện nay
- Một là nâng cao nhận thức của các chủ thể lợi ích trong việc giải quyết quan hệ
lợi ích, nhất là giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Để tránh sự xung đột lợi ích
giữa các chủ thể thì việc nâng cao nhận thức của các chủ thể lợi ích là một yếu tố
vô cùng quan trọng, điều này giúp cho các chủ thể kinh tế có thể nhận thức hiểu
rõ được quyền lợi và chức trách trong các quan hệ lợi ích. Vì thế các chủ thể phải
tự hành trang cho mình nền giáo dục để có thể đặt lợi ích của mình trong mối
quan hệ với các lợi ích khác
+ Bên cạnh đó thì việc đầu tư vào nền tảng giáo dục là một biện pháp quan trọng
để phát triển xã hội có những công dân tri thức, có trách nhiệm và ý thức về lợi
ích xã hội. Để đảm bảo sự hài giữa 3 nhóm lợi ích trên cần trang bị kiến thức, kỹ
năng cần thiết để có thể phát triển bản thân một cách toàn diện và đóng góp cho
xã hội.
- Hai là thúc đẩy đầu tư kinh tế , để lợi ích cho cả cá nhân , nhóm và xã hội mang
tính hài hòa thì vấn đề tập trung vào việc phát triển nền kinh tế bền vững là một
điều vô cùng quan trọng. Để làm được điều này thì ta nên quan sát, để tâm và
tăng cường đầu tư vào các ngành kinh tế mang tính hiệu quả cao, thúc đẩy sự liên
7
doanh hợp tác giữa các doanh nghiệp, đồng thời đưa ra các chính sách nhằm nâng
đỡ hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang trên đà phát triển
- Ba là thực hiện các giải pháp đảm bảo công khai, minh bạch nhằm ngăn chặn
những hành vi tiêu cực như tham ô, tham nhũng, lợi ích nhóm
- Bốn là khuyến khích cá nhân thực hiện lợi ích chính đáng của mình đồng thời bảo
đảm lợi ích xã hội. Cần tích cực khuyến khích các cá nhân giác ngộ, tự giác trong
việc nâng cao trình độ bản thân từ giáo dục, kinh doanh. Hỗ trợ các cá nhân lập
thân, lập nghiệp đặc biệt là các trường hợp khởi nghiệp nhằm huy động một cách
tối đa cho nguồn lực phát triển. Bên cạnh đó, để các chủ thể nhận thức được việc
có thể thỏa mãn nhu cầu cá nhân thì trước hết cần phải có sự cố gắng, kiên trì,
cần cù , siêng năng, vượt lên khó khăn, đối mặt với những vấn đề tiêu cực, loại
bỏ các tư tưởng tự mãn, ỷ lại mà từ đó tích cực lao động, đóng góp cho xã hội, tự
tìm ra được nguồn lực, cơ hội để phát triển bản thân
- Năm là thực hiện các hoạt động để tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách tiền
lương, kết hợp thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Đối với
những trường hợp còn khó khăn như nông dân, công nhân, những đồng bào dân
tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa,…..cần có những chính sách hệ thống An sinh xã
hội, Phúc lợi xã hội….Thực hiện tốt chính sách xóa đói giảm nghèo, nâng cao
chất lượng cuộc sống…Đảm bảo sự hưởng thụ các chính sách căn bản đáng ra
phải có như giáo dục, y tế , văn hóa – xã hội ,…..
- Sáu là tăng cường quản lý bảo vệ môi trường và kiểm soát tài nguyên. Việc quản
lý bảo vệ môi trường sẽ góp phần giảm ô nhiễm và biện pháp xử lý rác thải một
cách có tổ chức, hợp lý. Tài nguyên là vấn đề quan trọng góp phần đảm bảo sự
hài hòa giữa các lợi ích. Để tăng cường việc kiểm soát tài nguyên thì nên có
những chính sách liên quan đến các đối tượng đang trong lĩnh vực nông nghiệp,
công nghiệp và lâm nghiệp đã và đang trong quá trình khai thác tài nguyên thiên
nhiên. Từ đó ta sẽ có những biện pháp quản lý tài nguyên hiệu quả, góp phần
phát triển đất nước.

8
Tài liệu tham khảo
1. Tài liệu tham khảo môn Kinh tế chính trị Mác – Leenin Trường Đại học Ngân hàng
Thành phố Hồ Chí Minh Khoa Lý luận chính trị - Chủ biên : TS. Cung Thị Tuyết Mai (
Từ trang 89 đến trang 97 )
2. Tài liệu HDOT KTCT Mác - Lênin (UEH- 2022) ( Từ trang 52 tới trang 56)
3. Lợi ích kinh tế là gì? Bản chất, ý nghĩa, vai trò, ví dụ lợi ích kinh tế? from:
https://luatminhkhue.vn/amp/loi-ich-kinh-te-la-gi.aspx?fbclid=IwAR13N5r22ul8J3w-
nXD0yaAqWnWk3KE0Z6dUySVSugireqG-RIe90btG1wQ#4-vai-tro-cua-loi-ich-kinh-te
4. Vai trò của nhà nước trong đảm bảo các quan hệ lợi ích kinh tế. from:
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-thuong-mai/kinh-te-chinh-tri-
mac-lenin/vai-tro-cua-nha-nuoc-trong-dam-bao-cac-quan-he-loi-ich-kinh-
te/24944562?fbclid=IwAR1-
SH8c5DKQm92UI7w6DFnuCMbCy5FuV3ir409yEKTNVrCTB7rtOVit9ig

You might also like