You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN

TP. Hồ Chí Minh - 2022


Lời mở đầu
Gần 40 năm sau khi dất nước hoàn toàn giải phóng thì đất nước ta đã bắt tay
vào công cuộc xây dựng và hoàn thiện đất nước với tốc dộ phát triển không
ngừng và không dừng lại ở đó, Việt Nam đã xây dựng thành công nền kinh tế
thị trường vô cùng phát triển. Từ khi chiến tranh kết thức thì nhà nước ta đề ra
nhiều chính sách để phát triển đất nước như: thu hút vốn đầu tư nước ngoài ,
tăng gia sản xuất bên cạnh đó còn có nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp có cơ hội gia nhập thị trường và giải quyết được nhiều công
ăn việc làm cho người dân lao động, Thu nhập và mức sống của người dân
càng cao , doanh nghiệp thu được lợi nhuận , nhà nước thu được những khoản
thu như thuế … làm cho lợi thế kinh tế của mỗi cá nhân và lợi ích nhóm tăng là
nồng cốt hay cơ sở để lợi ích xã hội hay nói cách khác là lợi ích nhà nước được
lợi. Từ đó thức đẩy nền kinh tế xã hội phát triển.
1. Phân tích vai trò của lợi ích kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến quan
hệ lợi ích kinh tế.
a) Lợi ích kinh tế và vai trò của lợi ích kinh tế
-Để hiểu rõ về lợi ích kinh tế trước tiên ta phải làm rõ được lợi ích là gì.
Lợi ích là sự thõa mãn về nhu cầu của con người về vật chất hay tinh thần
nhưng sự thõa mãn này phải được nhận thức và được đặt trong mối quan hệ xã
hội ứng với một trình độ nhất định trong nền sản xuất của xã hội đó. Còn “ Lợi
ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt động kinh
tế của con người”[1]. Là một phạm trù kinh tế khách quan, là mối quan hệ xã
hội nhằm thực hiện yêu cầu kinh tế của các chủ thể kinh tế. lợi ích kinh tế là
biểu hiện bề mặt xã hội của các quan hệ lợi ích. Theo đó, lợi ích kinh tế phản
ảnh hài chát quan hệ kinh tế của xã hội.
-Các thành viên trong xã hội xác lập các quan hệ kinh tế với nhau vì trong
quan hệ đó hàm chứa những lợi ích kinh tế mà họ có thể có được, về khía cạnh
này, Ph. Ăngghen viết: “Những quan hệ kinh tế của một xã hội nhất định nào
đó biểu hiện trước hết dưới hình thức lợi ích”[2]. Các quan hệ xã hội luôn
mang tính lịch sử. Do vậy, lợi ích kinh tế trong mỗi giai đoạn cũng phản ánh
bản chất xã hội của giai đoạn lịch sử đó.
-Về biểu hiện, lợi ích kinh tế biểu hiện thông qua lợi ích của các chủ thể
kinh tế hay nói cách khác là gắn với các chủ thể kinh tế khác nhau là những lợi
ích tương ứng. Trong nền kinh tế thị trường, đâu đâu chúng ta cũng có thể bắt
gặp được hoạt động sản xuất kinh doanh, khi xuất hiện những hoạt động sản
xuất kinh doanh đó thì sẽ có mối quan hệ lợi ích và lợi ích kinh tế. Lợi ích kinh
tế có các vai trò như sau:
- Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thê và hoạt động kinh
tế- xã hội:
Các hoạt động kinh tế của con người được tiến hành nhằm mục đích thõa mãn
các nhu cầu về vật chất, nâng cao phương thức sản xuất và thõa mãn các nhu
cầu về vật chất của mình. Do đó, thu nhập càng cao, phương thức và mức độ
thỏa mãn các nhu cầuvật chất càng tốt. Vì vậy, mọi chủ thể kinh tế đều phải
hành động đề nâng cao thu nhập của mình. Thực hiện lợi ích kinh tế của các
giai tầng xã hội, đặc biệt của người dân vừa là cơ sở bảo đảm cho sự ổn định
và phát triển xã hội, vừa là biểu hiện của sự phát triển...
Về khía cạnh kinh tế, các chủ thể kinh tế hành động trước tiên đều là vì lợi ích
chính đáng của mình. Phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất
trước hết phụ thuộc vào số lượng, chất lượng hàng hóa và dịch vụ mà xã hội có
được. Tất cả các nhân tố đó lại là sản phẩm của nền kinh tế và phụ thuộc vào
quy mô và trình độ phát triển của nền kinh tế.
Về khía cạnh xã hội, vì lợi ích chính đáng của mình thì mọi các nhân và chủ
thể kinh tế đều phải không ngừng nâng cao phương thức sản xuất và chất
lượng sản xuất. Những hành vi đó đều có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của
lực lượng sản xuất, của nền kinh tế và nâng cao đời sống người dân.
- Lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của các lợi ích khác
Phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất còn phụ thuộc vào địa
vị của con người trong hệ thống quan hê sản xuất xã liội. vì vậỵ để thực hiện
được lợi ích của mình các chủ thể kinh tế phải đấu tranh với nhau để thực hiện
quyền làm chủ tư liệu sản xuất. Như vậy, mọi vận động của lịch sử, dù dưới
hình thức nào, xét đến cùng, đều 2 xoay quanh vấn đề lợi ích, trưốc hết là lợi
ích kinh tế.
b) Quan hệ lợi ích kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng
-Khái niệm:“Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa
người với người, giữa con người với tổ chức kinh tế, giữa các tổ chức kinh tế,
giữa các bộ phận nền kinh tế, giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới nhằm
mục tiêu xác lập các lợi ích kinh tế trong mối liên hệ với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng.”[1].
-Như vậy, quan hệ lợi ích kinh tế có biểu hiện hết sức phong phú, quan hệ
đó có thể là các quan hệ theo chiều dọc, giữa một tổ chức kinh tế với một cá
nhân trong tổ chức kinh tế đó. Cũng có thể theo chiều ngang giữa các chủ thể,
các cộng đồng người, giữa các tổ chức, các bộ phận khác nhau hợp thành nền
kinh tế.
Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế:
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: Là phương thức và mức độ
thỏa mãn các nhu cầu vật chất của con người, lợi ích kinh tế trước hết phụ
thuộc vào số lượng, chất lượng hàng hóa và dịch vụ, mà điều này lại phụ thuộc
vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Do đó, trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất càng cao, việc đáp ứng lợi ích kinh tế của các chủ thể càng
tốt.
- Địa vị của chủ thể trong hệ thông quan hệ sản xuất xã hội: Quan hệ sản
xuất, trước hết là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quyết định vị trí vai trò
của mỗi con người, mỗi chủ thể trong quá trình tham gia các hoạt động kinh tế
- xã hội.
- Chính sách phân phối thu nhập của nhà nước: chính sách phân phối thu
nhập của nhà nước làm thay đổi mức thu nhập và tương quan thu nhập của các
chủ thể kinh tế. Khi mức thu nhập và tương quan thu nhập thay đổi, phương
thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất cùng thay đổi, tức là lợi ích kinh
tê và quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể cũng thay đổi.
- Hội nhập kinh tế quốc tế: Tác động tích cực giúp các quốc gia tăng lợi
ích từ thương mại, bên cạnh đó cũng có các tác động tiêu cực làm cho các hộ
kinh doanh trong nước trở nên khó khăn.
2. Để làm rõ vai trò của nhà nước trong đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích
kinh tế ở Việt Nam thời gian qua thì ta sẽ đi vào từng vài trò và các dẫn chứng
sau đây:
a) Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm
kiếm lợi ích của các chủ thể kinh tế
-Nhà nước có vai trò trong việc tạo ra môi trường thuận lợi cho các hoạt
động kinh tế và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của nền kinh tế như: Trong
những năm vừa qua, khi đất nước hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hệ
thống pháp luật của nước ta đã và đang thay đổi tích cực để phù hợp, tuân thủ
theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Kết cấu hạ tầng của nền kinh tế nước
ta đã được cải thiện rất đáng kể, đáp ứng nhu cầu của các hoạt động kinh tế.
Môi trường vĩ mô về kinh tế đòi hỏi Nhà nước phải đưa ra các chính sách phù
hợp với nhu cầu của nền kinh tế trong từng giai đoạn. Thực tế cho thấy, các
chính sách kinh tế của Việt Nam đang từng bước đáp ứng yêu cầu này.
b) Điều hòa lợi ích giữa cá nhân - doanh nghiệp - xã hội
-Do mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể và tác động của các quy
luật thị trường, sự phân hóa về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư làm cho lợi
ích kinh tế của một bộ phận dân cư được thực hiện rất khó khăn, hạn chế. Vì
vậy, nhà nước cần có các chính sách, trước hết là chính sách phân phối thu
nhập nhằm bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế, và phải tính đến một số vấn đề
sau: Trong điều kiện kinh tế thị trường, một mặt, phải thừa nhận sự chênh lệch
về mức thu nhập giữa các tập thể, các cá nhân là khách quan; nhưng mặt khác
phải ngăn chặn sự chênh lệch thu nhập quá đáng. Bởi sự phân hóa xã hội thái
quá có thể dẫn đến căng thẳng, thậm chí xung đột xã hội. Thêm nữa, phân phối
không chỉ phụ thuộc vào quan hệ sở hữu, mà còn phụ thuộc vào sản xuất.
Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất càng cao, hàng hóa, dịch vụ càng
dồi dào, chất lượng càng tốt, thì thu nhập của các chủ thể càng lớn. Do đó, phát
triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát triển khoa học – công nghệ sẽ góp phần
nâng cao thu nhập cho các chủ thể kinh tế.
c) Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với
sự phát triển xã hội
Nhà nước cần thực hiện những chính sách hỗ trợ người dân như xóa đói giảm
nghèo, tạo cơ hội việc làm và tiếp cận bình đẳng các nguồn lực, khuyến khích
người dân làm giàu hợp pháp, tuyên tuyền và giáo dục để nâng cao nhận thức
người dân. Cầm phải quyết tâm xây dựng bộ máy nhà nước liêm chính, trong
sạch, hiệu quả, có kỷ luật kỷ cương, có cơ chế kiểm soát thu nhập nhằm chống
các hình thức thu nhập bất hợp pháp, phòng chống buôn lậu, gian lận thương
mại và hàng giả, hàng nhái nhằm đảm bảo hài hòa các lợi ích kinh tế
d) Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế
- Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân lao động bảo vệ lợi ích
hợp pháp của người lao động như đình công bãi, bãi công . Nhưng đảm bảo
không làm mất trật tự an toàn xã hội và có những biện pháp hay giải pháp để
giải tán quần chúng cũng như có biện pháp hòa giải mâu thuẫn giữa các chủ
thể kinh tế
3) Bạn hãy đề xuất những biện pháp xử lý hài hòa mối quan hệ: lợi ích cá
nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội ở Việt Nam hiện nay.
- Những biện pháp để thúc đẩy và xử lý hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích cá
nhân lợi ích nhóm hay lợi ích xã hội ở Việt Nam hiện nay nhằm khắc phục
những gì khuất mắt ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của các chủ thể cần được
giải quyết một cách triệt để và hợp lí.
+ Một là: Tiếp tục đổi mới hoàn thiện chính sách pháp lý cũng như hệ
thống pháp luật về phân phối thu nhập cũng như tạo điều kiện thuận lợi để các
doanh nghiệp tự do kinh doanh ngoại trừ các lĩnh vực cấm kinh doanh và nhân
dân lao động có môi trường làm việc hiệu quả nâng cao lợi ích cá nhân từ đó
thúc đẩy lợi ích nhóm hay doanh nghiệp và nhà nước xã hội cũng tăng lên ,
hoàn hiện các bộ luật để đạt theo quy chuẩn cùa quốc tế.
+ Hai là: Thực hiện các biện pháp răng đe tiêu cực trong bộ máy nhà nước
xử lý các hành vi tham nhũng trục lợi làm xấu đi bộ mặt nhà nước vốn là giai
cấp quyền lực hay nói cách khác là giai cấp cầm quyền, có những chính sách
chỉnh sửa biên chế và thực hiện tốt trách nhiệm sử dụng của công của các nhân
viên công chức.
+ Ba là : Khuyến khích cá nhân thực hiện lợi ích chính đáng của mình
đồng thời bảo đảm lợi ích xã hội. Cá nhân luôn phải tích cực nâng cao trình độ
và tay nghề để chạy theo kịp nền kinh tế mở vì nên kinh tề phát triển cần
nguồn lao động có kinh nghiệm và có trình độ , năng động sáng tạo trong công
việc , luôn tiếp thu kiến thức từ bên ngoài áp dụng thực tiễn. Dước quyền tự do
khởi nghiệp phục vụ cho nhu cầu lợi ích kinh tế cá nhân nhưng phải tuân thủ
theo pháp luận nhà nước.Và bênh cạnh đó luôn tuân thủ và bảo đảm hài hòa
các mặt lợi ích của các bên không được phép xâm phạm đến lợi ích của nhóm
hay xã hội.
+ Bốn là: Nâng cao nhận thức của các chủ thể lợi ích trong việc giải quyết
quan hệ lợi ích, nhất là giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội “Nâng cao nhận
thức của các chủ thể lợi ích để các chủ thể lợi ích xác định rõ quyền lợi và
nghĩa vụ của mình trong các quan hệ lợi ích, tránh xung đột lợi ích giữa các
chủ thể. Cần nâng cao nhận thức của các chủ thể về tầm quan trọng của sự
thống nhất lợi ích. Mỗi chủ thể cần được giáo dục để tự đặt lợi ích của bản thân
trong mối quan hệ với các lợi ích khác. Trong mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân
và lợi ích xã hội, chủ thể cá nhân cần nhận thức được rằng, lợi ích xã hội chỉ có
thể đạt được khi mỗi cá nhân cố gắng thực hiện tốt các lợi ích chính đáng của
mình thông qua việc tích cực học tập, lao động, rèn luyện, hài hòa giữa cống
hiến và hưởng thụ; mặt khác chủ thể của lợi ích xã hội chủ yếu là Đảng, Nhà
nước cũng cần nhận thức được rằng, muốn thực hiện tốt các mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội, phải quan tâm đến lợi ích thiết thực của mọi cá nhân, của
từng đối tượng, nhất là quan tâm đến những người có công với cách mạng,
những đối tượng yếu thế trong xã hội, thực hiện tốt ASXH và PLXH.”[3]
Kết luận
Dù cho đã bước qua thời kì khó khăn nhất của nền kinh tế và gần đây nên
kinh tế còn chịu nhiều thiệt hại nặng nề do đại dịch covid-19, nhưng vượt qua
tất cả năm 2022 là năm phục hồi kinh tế của Việt Nam đánh dấu sự chuyển
minh ngoạn mục. Nhà nước thực hiện tốt nhiều chính sách khuyến khích các
lợi ích kinh tế của các chủ thể phát triển không ngừng từ đó gia tăng thu nhập
nâng cao đời sống kinh tế. Mọi người được sống trong hào bình , có điều kiện
phát triển cá nhân vô cùng thuận lợi là thời cơ tuyệt đối chắc chắn phải nắm
bắt . Tuy nhiên cũng có nhiều điều cần phải sửa đổi và hoàn thiện bộ máy nhà
nước là cần chấn chỉnh tư tưởng nhất quán trung với Đảng hiếu với Dân của
các cáng bộ , vì đã để lộ nhiều sai sót và cần phải khắc phục triển để tiếp tục
công cuộc phát triển kinh tế xã hội nâng cao lợi ích kinh tế của các cá nhân,
nhóm, xã hội và toàn dân tộc
Tài Liệu Tham Khảo

1. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Kinh Tế Chính Trị Mác – Lê Nin ( Do
Khoa Lý Luận Chính Trị trường Đại học Kinh Tế TP.HCM biên soạn )

2. [3] https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/chinh-sach-uu-dai-dau-tu-cua-
nha-nuoc-ap-dung-cho-nhung-doi-tuong-nao-huong-uu-dai-dau-tu-ra-
sao-9974.html

3. [1] Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Kinh Tế Chính Trị Mác-Lênin, Nxb
Trường Đại học Kinh Tế TP. HCM 2023, trang 86, 87

4. [2] Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.21, tr.439.

You might also like