You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI THI CUỐI KỲ


Môn: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
Đề tài:
1. Phân tích vai trò của lợi ích kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ
lợi ích kinh tế.
2. Bằng những dẫn chứng cụ thể, hãy làm rõ vai trò của nhà nước trong đảm
bảo hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam thời gian qua.
3. Đề xuất những biện pháp xử lý hài hòa mối quan hệ: lợi ích cá nhân, lợi ích
nhóm và lợi ích xã hội ở Việt Nam hiện nay.

Họ tên: THỚI NGUYỄN NGÂN HÀ


MSSV: 31221026367
Lớp: 23D1POL51002415
Phòng học: B2-109
Buổi: Sáng thứ 2

Thành phố Hồ Ch Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2023


MỤC LỤC

I. Phân tích vai trò của lợi ích kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ
lợi ích kinh tế………………………………………………………………………….1
1.Một số khái niệm…………….…………………………………….……………..1
1.1. Khái niệm về lợi ích kinh tế………………………………………………....1
1.2. Khái niệm về mối quan hệ lợi ích kinh tế…………………………..……….1
2. Vai trò và lợi ích kinh tế đối với các chủ thể kinh tế - xã hội……..…………….1
2.1.Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt động kinh tế - xã
hội……………………………………………………………………………...…1
2.2. Lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác…………….1
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế………………………...…..1

II. Bằng những dẫn chứng cụ thể, hãy làm rõ vai trò của nhà nước trong đảm
bảo hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam thời gian qua…………...……2
1. Một số khái niệm…………………………………………………………...……2
2. Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế……………………...…2
3. Vai trò của Nhà nước trong đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể trong nền
kinh tế được thể hiện…………………………………………………………...….3

III. Đề xuất những biện pháp xử lý hài hòa mối quan hệ: lợi ích cá nhân, lợi ích
nhóm và lợi ích xã hội ở Việt Nam hiện nay. ………………………………..……..5
1. Những mặt hạn chế còn tồn tại trong mối quan hệ: lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm
và lợi ích xã hội ở Việt Nam hiện nay………………..……………………………5
2. Những biện pháp xử lý hài hòa mối quan hệ: lợi ích các nhân, lợi ích nhóm và
lợi ích xã hội ở Việt Nam hiện nay………………………………………….…….6
NỘI DUNG

I. Phân tích vai trò của lợi ích kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích
kinh tế
1. Một số khái niệm
1.1. Khái niệm về lợi ích kinh tế
Lợi ích kinh tế là phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất của con người,
được quy định bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và địa vị của họ trong hệ thống
các quan hệ sản xuất xã hội, là kết quả trực tiếp của quan hệ phân phối và được thể hiện
bằng thu nhập.
1.2. Khái niệm về mối quan hệ lợi ích kinh tế
Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa người với người, giữa con
người với tổ chức kinh tế, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ phận nền kinh tế, giữa quốc
gia với phần còn lại của thế giới nhằm mục tiêu xác lập các lợi ích kinh tế trong mối liên hệ
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
2. Vai trò của lợi ích kinh tế đối với các chủ thể kinh tế - xã hội:
2.1. Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt động kinh tế - xã
hội
Trong nền kinh tế thị trường, phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất tùy
thuộc vào mức thu nhập. Do đó, mức thu nhập càng cao, phương thức và mức độ thỏa mãn
các nhu cầu vật chất càng tốt. Vì vậy, mọi chủ thể kinh tế đều phải hành động để nâng cao
thu nhập của mình. Thực hiện lợi ích kinh tế của các giai tầng xã hội, đặc biệt của người
dân vừa là cơ sở đảm bảo cho sự ổn định và phát triển xã hội, vừa là biểu hiện của sự phát
triển.
Theo đuổi lợi ích kinh tế chính đáng của mình, các chủ thể kinh tế đã đóng góp vào sự
phát triển của nền kinh tế. Vì lợi ích chính đáng của mình,người lao động phải tích cực lao
động sản xuất, nâng cao tay nghề, cải tiến công cụ lao động; chủ doanh nghiệp phải tìm
cách nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng
bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, nâng cao trách nhiệm trong
phục vụ người tiêu dùng…
2.2. Lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác
Lợi ích kinh tế được thực hiện sẽ tạo điều kiện vật chất cho sự hình thành và thực hiện
lợi ích chính trị, lợi ích xã hội, lợi ích văn hóa của các chủ thể xã hội.
Lợi ích kinh tế mang tính khách quan là động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế - xã hội.
Khi có sự đồng thuận, thống nhất giữa các lợi ích kinh tế thì lợi ích kinh tế mới thực hiện
được vai trò của mình. Ngược lại, việc theo đuổi những lợi ích kinh tế không chính đáng,
không hợp lý, không hợp pháp sẽ trở thành trở ngại cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế:
Thứ nhất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Là phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất của con người, lợi ích kinh
tế trước hết phụ thuộc vào số lượng, chất lượng hàng hóa và dịch vụ, mà điều này lại phụ
thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Do đó, trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất càng cao, việc đáp ứng lợi ích kinh tế của các chủ thể càng tốt. Vì vậy, quan hệ lợi
ích kinh tế càng có điều kiện để thống nhất với nhau. Như vậy, nhân tố đầu tiên ảnh hưởng
đến quan hệ lợi ích kinh tế của các chủ thể là lực lượng sản xuất. Chính vì vậy, phát triển
lực lượng sản xuất trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các quốc gia.

1
Thứ hai, địa vị của chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội.
Quan hệ sản xuất, trước hết là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quyết định vị trí, vai
trò của mỗi con người, mỗi chủ thể trong quá trình tham gia các hoạt động kinh tế xã hội.
Do đó, không có lợi ích kinh tế nằm ngoài những quan hệ sản xuất và trao đổi, mà nó là sản
phẩm của những quan hệ sản xuất và trao đổi, là hình thức tồn tại và biểu hiện của các quan
hệ sản xuất và trao đổi trong nền kinh tế thị trường.
Thứ ba, chính sách phân phối thu nhập của nhà nước.
Sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế thị trường là tất yếu khách quan, thông qua
nhiều loại công cụ, trong đó có các chính sách kinh tế – xã hội. Trong các chính sách kinh
tế – xã hội, chính sách phân phối thu nhập của nhà nước làm thay đổi mức thu nhập và
tương quan thu nhập của các chủ thể kinh tế. Khi mức thu nhập và tương quan thu nhập
thay đổi, phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất cũng thay đổi, tức là lợi ích
kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể cũng thay đổi.
Thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế.
Bản chất của kinh tế thị trường là mở cửa hội nhập. Khi mở cửa hội nhập, các quốc
gia có thể gia tăng lợi ích kinh tế từ thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, lợi ích
kinh tế của các doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất hàng hóa tiêu thụ trên thị trường nội địa
có thể bị ảnh hưởng bởi cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài. Thông qua mở cửa hội nhập
đất nước có thể phát triển nhanh hơn nhưng cũng phải đối mặt với các nguy cơ cạn kiệt tài
nguyên, ô nhiễm môi trường… Điều đó có nghĩa là hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tác động
mạnh và nhiều chiều đến lợi ích kinh tế của các chủ thể.
II. Vai trò của Nhà nước trong đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể trong nền kinh
tế.
1. Một số khái niệm
Hài hòa các lợi ích kinh tế là sự thống nhất biện chứng giữa lợi ích kinh tế của các chủ
thể, trong đó hạn chế mặt mâu thuẫn, khuyến khích mặt thống nhất.
Bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế là sự can thiệp của nhà nước vào các quan hệ lợi
ích kinh tế bằng các công cụ giáo dục, pháp luật, hành chính, kinh tế... nhằm hạn chế mâu
thuẫn, tăng cường sự thống nhất lợi ích kinh tế.
2. Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế
Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động
Lợi ích kinh tế của người lao động thể hiện tập trung ở thu nhập (trước hết là tiền
lương, tiền thưởng). Lợi ích kinh tế của người sử dụng lao động thể hiện tập trung ở lợi
nhuận mà họ thu được trong quá trình kinh doanh. Lợi ích kinh tế của người lao động và
người sử dụng lao động vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.
Sự thống nhất được thể hiện: nếu người sử dụng lao động thu được lợi nhuận, họ sẽ
tiếp tục sử dụng lao động khi đó người lao động có việc làm, nhận được tiền lương. Sự mâu
thuẫn được thể hiện: Trong những điều kiện nhất định, lợi nhuận của người sử dụng lao
động và tiền lương của người lao động vận động ngược chiều nhau.
Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động
Trong cơ chế thị trường, những người sử dụng lao động vừa là đối tác, vừa là đối thủ
của nhau, từ đó tạo ra sự thống nhất và mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa họ. Sự thống nhất
về lợi ích kinh tế làm cho những người sử dụng lao động liên kết, hỗ trợ lẫn nhau. Sự mâu
thuẫn về lợi ích kinh tế giữa những người sử dụng lao động làm cho họ cạnh tranh với nhau
quyết liệt.

2
Quan hệ lợi ích của những người lao động
Trong nền kinh tế thị trường, những người lao động phải cạnh tranh với nhau để bán
sức lao động. Hậu quả là tiền lương của người lao động bị giảm xuống, một bộ phận người
lao động bị sa thải. Để hạn chế mâu thuẫn những người lao động, cần thống nhất với nhau
trong các yêu sách của mình dựa trên quy định của pháp luật.
Quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội
Nếu việc thực hiện lợi ích cá nhân theo đúng quy định của pháp luật sẽ góp phần phát
triển nền kinh tế, thực hiện tốt lợi ích kinh tế của xã hội. Ngược lại, việc thực hiện lợi ích
cá nhân không dựa trên quy định của pháp luật khi đó lợi ích kinh tế của xã hội sẽ bị tổn
hại. “ Lợi ích nhóm” và “nhóm lợi ích” nếu phù hợp với lợi ích xã hội cần được tôn trọng
và bảo vệ. Ngược lại, khi chúng mâu thuẫn với lợi ích quốc gia, làm tổn hại các lợi ích khác
thì phải ngăn chặn.
3. Vai trò của Nhà nước trong đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể trong nền
kinh tế được thể hiện:
Để có sự hài hòa giữa các lợi ích kinh tế thì chỉ giữa vào kinh tế thị trường là không
đủ mà còn cần có sự can thiệp của nhà nước. Vai trò của nhà nước trong đảm bảo hài hòa
các quan hệ lợi ích kinh tế ở nước ta hiện nay được thể hiện ở bốn nội dung chính:
Thứ nhất, bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm
lợi ích của các chủ thể kinh tế:
Nhà nước tạo lập môi trường thuận lợi trước hết là giữ vững ổn định về chính trị để
thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Xây dựng môi trường pháp luật thông thoáng, bảo vệ được lợi ích của đất nước, tuân
thủ các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Ví dụ : Tại Việt Nam, luật quy định các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hóa. Điều này tạo nên môi trường pháp
luật khá thông thoáng tạo niềm tin cho các chủ thể đầu tư.
Tạo lập môi trường văn hóa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường. Khuyến
khích tính năng động, sáng tạo; tôn trọng kỷ cương, pháp luật; giữ chữ tín, …
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của nền kinh tế. Ví dụ: xây dựng hệ thống đường bộ,
đường sắt, đường sông, đường hàng không; hệ thống cầu cống; hệ thống điện, nước; hệ
thống thông tin liên lạc và có các chính sách phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế theo từng
giai đoạn.
Thứ hai, điều hòa lợi ích giữa cá nhân - doanh nghiệp - xã hội:
Trong nền kinh tế thị trường, do mâu thuẫn về lợi ích kinh tế và tác động của các quy
luật thị trường như quy luật cạnh tranh, nên sự phân hóa về thu nhập giữa các tầng lớp dân
cư là tất yếu : có bộ phận dân cư thu nhập cao, nhưng ngược lại cũng có những bộ phận dân
cư thu nhập thấp. Sự phân hóa xã hội sâu sắc dẫn đến căng thẳng thậm chí xung đột xã hội,
sự phân tầng giai cấp xuất hiện kéo theo hệ lụy đấu tranh giai cấp. Vì vậy để đảm bảo hài
hòa các lợi ích kinh tế:
Nhà nước có chính sách phân phối thu nhập. Ví dụ: Chính sách thuế thu nhập cá nhân:
thu thuế đối tượng có thu nhập cao, khoản thuế sẽ được nộp vào ngân sách Nhà nước. Từ
đó, một phần được phân phối lại các đối tượng có thu nhập thấp thông qua các quỹ ích lợi
xã hội, quỹ trợ cấp, bảo hiểm… Vì vậy, chính sách thuế thu nhập cá nhân là một giải pháp
điều hòa phân hóa thu nhập, cụ thể ở đây là thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các bộ
phận dư cư với nhau.
Chính sách tiền lương tối thiểu: mức tiền lương tối thiểu áp dụng cho phạm vi các tổ
chức cá nhân trong hoạt động kinh doanh. Chính sách tiền lương tối thiểu nhằm tạo ra lưới
an toàn bảo vệ cho người lao động, giảm bớt sự nghèo đói, phòng ngừa sự xung đột giữa
người sử dụng lao động và người lao động làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.
3
Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát triển khoa học - công nghệ để nâng cao
thu nhập cho các chủ thể kinh tế, là những điều kiện vật chất để thực hiện sự công bằng xã
hội trong phân phối.
Thứ ba, kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự
phát triển xã hội:
Lợi ích kinh tế là kết quả của phân phối thu nhập như tiền lương, tiền thưởng. Phân
phối thu nhập công bằng, hợp lý như trả công theo năng lực, theo thành quả lao động, góp
phần quan trọng trong việc đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế, tạo động lực thúc đẩy kinh tế,
xã hội phát triển.
Bởi vậy, Nhà nước phải tích cực chủ động thực hiện công bằng trong phân phối thu
nhập, cần chăm sóc đời sống vật chất của mọi người dân và người dân phải đạt được mức
sống tối thiểu. Bên cạnh đó, Nhà nước cần thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo,
tạo cơ hội tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển, hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản,
vận động toàn dân tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn. Đẩy
mạnh các hoạt động nhân đạo, từ thiện, giúp đỡ người nghèo, đồng bào các vùng gặp thiên
tai…Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích người dân làm giàu hợp pháp.
Để lợi ích kinh tế thực sự là động lực của các hoạt động kinh tế thì các chủ thể kinh tế
cần phải có nhận thức và hành động đúng trong lĩnh vực phân phối thu nhập. Vì thế được
tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, hiểu biết về phân phối thu nhập của các chủ
thể là rất cần thiết.
Trong nền kinh tế thị trường, không tránh khỏi những thu nhập từ những hoạt động bất
hợp pháp như buôn lậu, làm hàng giả, hàng nhái, lừa đảo… làm tổn hại đến lợi ích của các
chủ thể có thu nhập hợp pháp. Để chống các hình thức thu nhập bất hợp pháp, đảm bảo hài
hòa các lợi ích kinh tế, đòi hỏi có bộ máy Nhà nước liêm chính phải có hiệu lực nhà nước
và kiểm soát được thu nhập của công dân, thực hiện công khai, minh bạch mọi cơ chế, chính
sách thực hiện mọi công dân mọi chủ thể kinh tế trước pháp luật. Cùng với đó, việc nâng
cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra kiểm tra và xử lý các vi phạm, ngăn chặn các
hình thức thu nhập bất hợp pháp để khắc phục bất cập và công bằng xã hội.
Thứ tư, giải quyết mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế:
Mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế là khách quan. Nếu không giải quyết sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến động lực của các hoạt động kinh tế. Ví dụ: Mâu thuẫn giữa người sử dụng lao
động và người lao động có thể dẫn đến các cuộc biểu tình hay thậm chí là đập phá nhà máy.
Hay mâu thuẫn giữa những người lao động với nhau, do việc trả công không công bằng có
thể tạo ra sự căng thẳng ảnh hưởng đến năng suất lao động. Do đó, khi mâu thuẫn phát sinh
cần phải được giải quyết kịp thời.
Các cơ quan chức năng của nhà nước cần phải thường xuyên quan tâm đến việc phát
hiện mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế và chuẩn bị chu đáo các giải pháp đối phó, theo
nguyên tắc có sự tham gia của các bên liên quan, có nhân nhượng và phải đặt lợi ích đất
nước lên trên hết.
Khi có xung đột giữa các chủ thể kinh tế (đình công, bãi công...), cần có sự tham gia
hòa giải của các tổ chức xã hội có liên quan, đặc biệt là nhà nước. Ví dụ: Tại Việt Nam, khi
xảy ra mâu thuẫn lợi ích kinh tế giữ người lao động và người sử dụng lao động, tổ chức hòa
giải phải can thiệp kịp thời nếu không sẽ cần đến vai trò của trọng tài và tòa án kinh tế.
Nhưng điều quan trọng là hướng đến việc đảm bảo hài hoà lợi ích ích kinh tế giữa các bên
liên quan.

4
III. Đề xuất những biện pháp xử lý hài hòa mối quan hệ: lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm
và lợi ích xã hội ở Việt Nam hiện nay.
1. Những mặt hạn chế còn tồn tại trong mối quan hệ: lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm
và lợi ích xã hội ở Việt Nam hiện nay
Sự thiếu hiệu quả trong việc tận dụng tài nguyên
Một số đối tượng cá nhân và nhóm người tôn trọng lợi ích cá nhân hơn là lợi ích xã hội,
dẫn đến việc tốn hao tài nguyên quý báu của đất nước mà không tạo ra giá trị kinh tế, văn
hóa hay xã hội cao.
Minh chứng: Vụ tai nạn môi trường tại Hồ Tây năm 2016: Việc ép cạn, xây dựng công
trình quá mức khiến khu vực này bị ô nhiễm, hủy hoại môi trường tự nhiên, gây tổn hại
đến tài nguyên và cộng đồng. Hoặc trong việc khai thác nông sản, khoáng sản, lâm sản vô
tội vạ: Nhiều đối tượng, tập đoàn đã khai thác và sử dụng tài nguyên quá mức, bỏ qua các
quy định pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, tài nguyên và con người.
Thiếu sự đồng thuận giữa các bộ phận
Sự khác biệt trong cách suy nghĩ, lợi ích và quan điểm giữa cá nhân, nhóm, các cấp
quản lý và tổ chức chính trị dẫn đến sự khó khăn trong việc đạt được sự đồng thuận về kế
hoạch hoặc chính sách có lợi ích xã hội cao.
Minh chứng: Vụ xây dựng khu đô thị Nam An Khánh: Việc xây dựng này đã vô hiệu
hóa bức tranh “Sông Đà chảy qua thành phố” và gây ra nhiều ý kiến tranh cãi, khiến việc
đưa ra quyết định khó khăn và kéo dài quá lâu.Hoặc trong việc không đồng thuận trong
việc áp giá điện: Việc điều chỉnh giá điện trong vài năm qua đã gây ra sự phản đối đáng kể
trong dư luận, nhất là đối với những người dân có thu nhập thấp và các hộ nghèo.
Thiếu sự trung thực và minh bạch
Một số cá nhân và tổ chức có xu hướng che giấu thông tin quan trọng hoặc lợi ích cá
nhân, điều này gây ra mất niềm tin và làm giảm hiệu quả của các hoạt động gắn kết với lợi
ích xã hội.
Minh chứng:Vụ gian lận điểm thi tại Hà Giang 2018: Những hành động làm giả điểm
thi của lãnh đạo và giáo viên tại Hà Giang đã phá vỡ nền giáo dục, ảnh hưởng đến cuộc
sống của gần 1.000 thí sinh vì thiếu công bằng trong thi cử.Hoặc trong việc thông tin sai
lệch và không minh bạch trong dự án đặt bảng quảng cáo cổng vào phố cổ Hội An: Công
ty đã đặt 12 bảng quảng cáo quá lớn, vượt quá quy định, mất cảnh quan, gây được sự phản
đối và mất niềm tin trong cộng đồng.
Thiếu sự tham gia của cộng đồng
Một số quyết định quan trọng về lợi ích xã hội được quyết định mà không có sự tham
gia của cộng đồng địa phương, điều này cản trở hoạt động xã hội bền vững.
Minh chứng:Việc xây dựng Khoản mục quốc gia Thủ Thiêm: Việc xây dựng này đã
phá hủy toàn bộ khu đất truyền thống của người dân tại Thủ Thiêm, khiến họ phải sống xa
khu vực của mình và không mua nổi nhà ở.
Sự ích kỷ và thiếu tôn trọng
Thái độ ích kỷ và thiếu tôn trọng về lợi ích của những người khác là nguyên nhân chính
gây ra xung đột và hạn chế trong các mối quan hệ lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích
xã hội.
Minh chứng:
Xung đột giữa các hộ dân tại các dự án nhà ở: Các bên không thể thống nhất được lợi
ích về giá đất, tiện ích, vị trí và mật độ dân số, khiến các dự án bị đình trệ hoặc không được
thực hiện đúng tiến độ.
Việc đào thải sỏi đá ở khu vực Bái Tử Long, Quảng Ninh: Nhiều tàu đào thải không xử
lý rác thải cát đá tạo thành dây tràn lên bờ biển, tác động đến đời sống và sinh kế của ngư
dân địa phương.
5
2. Những biện pháp xử lý hài hòa mối quan hệ: lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi
ích xã hội ở Việt Nam hiện nay:
Việc xử lý hài hòa mối quan hệ giữa các lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội
là một vấn đề rất quan trọng của mỗi quốc gia, đặc biệt là ở Việt Nam hiện nay. Dưới đây
là những đề xuất về biện pháp để giải quyết vấn đề này:
- Thành lập các cơ quan giám sát và quản lý các hoạt động kinh tế, đảm bảo rằng
những hoạt động này không gây tổn thất lớn đến lợi ích xã hội và môi trường. Các cơ quan
này cần được thành lập độc lập và độc quyền để có thể áp dụng những biện pháp quản lý
chặt chẽ, đồng thời có các chiến lược, kế hoạch cụ thể.
- Nâng cao nhận thức của các chủ thể lợi ích trong việc giải quyết quan hệ lợi ích, nhất
là giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội;
Cung cấp thông tin và kiến thức cho người dân về tác động của những hoạt động kinh
tế đến lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội. Khi nhận được thông tin và kiến thức
này, người dân sẽ có đủ căn cứ để đưa ra các quyết định đúng đắn liên quan đến việc lựa
chọn sản phẩm, dịch vụ.
- Xây dựng chính sách kinh tế cân đối, thúc đẩy phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo
quyền lợi và sự phát triển bền vững cho các nhóm có hoàn cảnh khó khăn. Việc phát triển
kinh tế bền vững, không những giúp cho lợi ích cá nhân nhóm được bảo vệ mà còn hệ tọa
ủng hộ cho điều này.
- Đưa ra các chính sách quản lý tài nguyên phù hợp với từng khu vực và lĩnh vực kinh
tế nhằm đảm bảo rằng tài nguyên được sử dụng một cách có hiệu quả và bền vững.
- Tạo điều kiện thuận lợi cộng tác giữa các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong
công tác giải quyết các vấn đề liên quan đến lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội.
- Đào tạo, nâng cao kiến thức về quản lý và phát triển bền vững cho các chuyên gia,
nhà quản lý, sinh viên và người dân để có thể áp dụng trong thực tiễn các biện pháp hữu
hiệu.
Tóm lại, những biện pháp trên nhằm đảm bảo tối đa việc giải quyết hài hòa mối quan
hệ: lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội ở Việt Nam hiện nay.

6
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Tài liệu hướng dẫn học tập môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin (UEH, 2023)
[2]. Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin ( Bộ giáo dục và đào tạo, 2021)

You might also like