You are on page 1of 8

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA TÀI CHÍNH

TIỂU LUẬN
MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
ĐỀ BÀI:
1. Phân tích vai trò của lợi ích kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến
quan hệ lợi ích kinh tế.
2. Bằng những dẫn chứng cụ thể, hãy làm rõ vai trò của nhà nước trong
đảm bảo hài hoà các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam thời gian qua.
3. Bạn hãy đề xuất những biện pháp xử lí hài hoà mối quan hệ: lợi ích cá
nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội ở Việt Nam hiện nay.

Họ và tên: Văn Thị Minh Thư


MSSV: 31221022893
Mã lớp học phần: 23D1POL51002415
Thứ: 2
Tiết:1-5

TP.HCM, ngày 03 tháng 04 năm 2023


MỤC LỤC
1. LỢI ÍCH KINH TẾ..................................................................................................1
1.1. Vai trò của lợi ích kinh tế....................................................................................1
1.1.1. Khái niệm.....................................................................................................1
1.1.2. Vai trò...........................................................................................................1
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới quan hệ lợi ích kinh tế..............................................1
1.2.1. Khái niệm.....................................................................................................1
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới quan hệ lợi ích kinh tế........................................2
2. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG ĐẢM BẢO HÀI HÒA CÁC QUAN HỆ
LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA............................................2
2.1. Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi
ích của các chủ thể kinh tế.........................................................................................3
2.2. Điều hòa lợi ích giữa cá nhân - doanh nghiệp - xã hội........................................3
2.3. Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát
triển xã hội.................................................................................................................4
2.4. Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế..................................4
3. NHỮNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀI HÒA MỐI QUAN HỆ: LỢI ÍCH CÁ
NHÂN, LỢI ÍCH NHÓM VÀ LỢI ÍCH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY........5
3.1. Hoàn thiện chính sách về sở hữu, phân phối, giải quyết quan hệ giữa lợi ích cá
nhân và lợi ích xã hội.................................................................................................5
3.2. Thực hiện tốt những giải pháp minh bạch, công khai nhằm ngăn chặn tham
nhũng, lãng phí........................................................................................................... 5
3.3. Khuyến khích cá nhân thực hiện lợi ích chính đáng............................................5
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................6
1. LỢI ÍCH KINH TẾ

1.1. Vai trò của lợi ích kinh tế

1.1.1. Khái niệm

Trước khi tìm hiểu về vai trò của lợi ích kinh tế, ta cần phải hiểu lợi ích, lợi ích kinh
tế là gì. Như chúng ta đã biết, để tồn tại và phát triển, con người cần được thỏa mãn các nhu
cầu về vật chất và tinh thần. Lợi ích có được khi con người được thỏa mãn nhu cầu của
mình, sự thỏa mãn nhu cầu này phải được nhận thức và đặt trong mối quan hệ xã hội ứng
với trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội đó.
Lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan, xuất hiện trong những điều kiện
tồn tại là mối quan hệ xã hội nhằm thực hiện nhu cầu kinh tế của các chủ thể kinh tế. Vậy
nên, lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt động kinh tế
của con người.

1.1.2. Vai trò

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh tế rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên,
điểm chung của các hoạt động đó là hướng tới lợi ích. Sau đây, là các vai trò của lợi ích
kinh tế trên một số lĩnh vực chủ yếu:
Thứ nhất, lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt động kinh tế -
xã hội. Trong kinh tế thị trường, để thoả mãn nhu cầu, cần phải có thu nhập. Thu nhập càng
cao, phương thức, mức độ thỏa mãn nhu cầu càng tốt. Vì vậy, mọi chủ thể kinh tế đều tìm
cách nâng cao thu nhập, bảo đảm lợi ích kinh tế của mình. Bảo đảm lợi ích kinh tế của các
tầng lớp xã hội, đặc biệt là người dân là cơ sở cho sự ổn định và phát triển xã hội.
Thứ hai, lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác. Cội nguồn
sâu xa của các cuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sử là sự tranh giành quyền làm chủ tư liệu
sản xuất và thực hiện lợi ích kinh tế. Như vậy, mọi vận động của lịch sử, dù dưới hình thức
nào, xét đến cùng đều xoay quanh vấn đề lợi ích, trước hết là lợi ích kinh tế. Lợi ích kinh tế
được thực hiện tạo điều kiện vật chất cho sự hình thành và thực hiện các lợi ích chính trị, lợi
ích xã hội, lợi ích văn hoá của các chủ thể.

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới quan hệ lợi ích kinh tế
1.2.1. Khái niệm

1
Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa con người với con người,
giữa các cộng đồng người, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế,
giữa con người với tổ chức kinh tế, giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới nhằm xác lập
các lợi ích kinh tế trong mối liên hệ với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến
trúc thượng tầng tương ứng với một giai đoạn phát triển xã hội nhất định.

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới quan hệ lợi ích kinh tế

Quan hệ lợi ích trong nền kinh tế thị trường chịu tác động của nhiều nhân tố sau đây:
Thứ nhất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Là phương thức và mức độ thỏa
mãn các nhu cầu vật chất của con người, lợi ích kinh tế trước hết phụ thuộc vào số lượng,
chất lượng hàng hóa và dịch vụ, mà điều này lại phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất. Do đó, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất càng cao, việc đáp ứng lợi
ích kinh tế của các chủ thể càng tốt, quan hệ lợi ích kinh tế càng có điều kiện để thống nhất
với nhau.
Thứ hai, địa vị của chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội. Lợi ích kinh tế là
sản phẩm, là hình thức tồn tại và biểu hiện của quan hệ sản xuất và trao đổi. Trong đó, quan
hệ sở hữu quyết định vị trí, vai trò của mỗi chủ thể trong quá trình tham gia các hoạt động
kinh tế xã hội. Do đó, không có lợi ích kinh tế nằm ngoài những quan hệ sản xuất và trao
đổi, mà là sản phẩm, là hình thức tồn tại và biểu hiện của các quan hệ sản xuất và trao đổi
trong nền kinh tế thị trường.
Thứ ba, chính sách phân phối thu nhập của nhà nước. Sự can thiệp của nhà nước vào
nền kinh tế thị trường là tất yếu khách quan, thông qua nhiều loại công cụ, trong đó có các
chính sách kinh tế – xã hội. Trong các chính sách kinh tế – xã hội, chính sách phân phối thu
nhập của nhà nước làm thay đổi mức thu nhập và tương quan thu nhập của các chủ thể kinh
tế, và do đó, lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể cũng thay đổi.
Thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế. Bản chất của kinh tế thị trường là hội nhập. Khi mở
cửa hội nhập, các quốc gia có thể gia tăng lợi ích kinh tế. Hội nhập kinh tế quốc tế tác động
mạnh mẽ và nhiều chiều tới các chủ thể, quốc gia có thể gia tăng lợi ích kinh tế từ thương
mại quốc tế, đầu tư quốc tế, nhưng cũng làm gia tăng cạnh tranh với hàng hoá nước ngoài,
nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường.

2. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG ĐẢM BẢO HÀI HÒA CÁC QUAN HỆ LỢI
ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
2
Hài hòa lợi ích kinh tế là thực sự cần thiết để tạo động lực thúc đẩy các hoạt động
kinh tế. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong hài hòa lợi ích kinh tế, bao gồm:

2.1. Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích
của các chủ thể kinh tế

Các hoạt động kinh tế bao giờ cũng diễn ra trong một môi trường nhất định. Môi
trường càng thuận lợi, các hoạt động kinh tế càng hiệu quả. Việt Nam đã thực hiện tốt việc
giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự xã hội, nhờ đó mà các nhà đầu tư yên tâm khi
tiến hành rót vốn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2022, nước ta có 148.500
doanh nghiệp đăng ký thành lập, với tổng số vốn 1590,9 nghìn tỷ đồng, tăng 27,1% về số
doanh nghiệp, giảm 1,3% về số vốn, với tổng số lao động là 51,7 triệu người, tăng 1,1 triệu
người so với 2021. Ngoài ra, Việt Nam đã và đang không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật theo hướng: phục vụ mục tiêu kiến tạo phát triển, tạo dựng hành lang pháp
lý an toàn cho phát triển và hội nhập sâu rộng cả về kinh tế, chính trị, văn hóa.
Trong thời kỳ dịch COVID-19, việc kết hợp chống dịch với phát triển kinh tế của
nước ta đã tạo môi trường thuận lợi để đầu tư hơn nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
Nhà nước đã nhanh chóng đưa ra các chính sách tiền tệ, tài khóa, an sinh xã hội nhằm hỗ trợ
doanh nghiệp và người dân vượt qua giai đoạn khó khăn nhất; đẩy nhanh hoàn trả tiền nợ
cho các công ty và tạm hoãn thanh toán tiền điện, nước cho doanh nghiệp.

2.2. Điều hòa lợi ích giữa cá nhân - doanh nghiệp - xã hội

Trong nền kinh tế thị trường, chúng ta không thể phủ nhận sự chênh lệch về mức thu
nhập giữa các tập thể, cá nhân, và đồng thời phải ngăn chặn sự chênh lệch thu nhập quá
đáng. Để điều hòa lợi ích kinh tế, Nhà nước đã thực hiện phân phối công bằng các yếu tố
sản xuất nhằm hạn chế sự chênh lệch giàu nghèo; thực hiện phân phối thu nhập, phân phối
theo lao động.
Chính sách tiền lương của Nhà nước đã đem lại những hiệu quả nhất định. Các quy
định về thuế thu nhập cá nhân cũng góp phần làm giảm khoảng cách chênh lệch giữa các
tầng lớp dân cư. Năm 2022, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng số thu từ thuế
thu nhập cá nhân vẫn tăng cao kỷ lục, đạt gần 168.000 tỷ đồng, vượt 38% dự toán. Giai
đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt khoảng 5,8%/năm. Riêng năm
2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, GDP tăng 2,91%, nhưng vẫn thuộc nhóm tăng

3
trưởng kinh tế cao nhất thế giới; thu nhập bình quân đầu người đạt 4,23 triệu
đồng/người/tháng.
Việc thực hiện tốt các chính sách an sinh và phúc lợi xã hội đã góp phần giúp đời
sống của mỗi cá nhân không ngừng được nâng lên, quyền và lợi ích chính đáng được pháp
luật bảo vệ, nhất là trong sở hữu và phân phối.

2.3. Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát
triển xã hội

Trong cơ chế thị trường, thu nhập từ các hoạt động bất hợp pháp như buôn lậu, làm
hàng giả, lừa đảo, tham nhũng… tồn tại khá phổ biến. Để loại bỏ các ảnh hưởng tiêu cực
trên, nước ta quyết tâm xây dựng bộ máy nhà nước liêm chính, trong sạch. Thực hiện các
nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia về chống
buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, các lực lượng chức năng đã tăng cường công tác
kiểm tra, có nhiều biện pháp ngăn chặn, hạn chế tình trạng sản xuất, buôn bán hàng lậu.
Năm 2022, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra, xử lý 43.989 vụ vi phạm (tăng
6% so với cùng kỳ năm 2021); chuyển cơ quan điều tra 127 vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
Thu nộp ngân sách nhà nước trên 490 tỷ đồng (tăng 14% so với cùng kỳ năm 2021); trị giá
hàng tịch thu gần 96 tỷ đồng, trị giá hàng hóa áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc
tiêu hủy hơn 19 tỷ đồng.
Cán bộ công chức nhà nước phải được tạo cơ hội thăng tiến một cách công bằng, đãi
ngộ xứng đáng và chịu trách nhiệm cho mọi quyết định trong phạm vi quyền hạn và chức
trách của họ. Nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi, thực hiện
công bằng xã hội và quan trọng hơn là ngăn chặn các hình thức thu nhập bất hợp pháp.

2.4. Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế

 Mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế là khách quan, nếu không được giải quyết sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến động lực của các hoạt động kinh tế. Một trong những mâu thuẩn về lợi
ích kinh tế phổ biến ở Việt Nam là tranh chấp đất đai (giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá
nhân với tập thể, giữa cá nhân với các cơ quan quản lý nhà nước, giữa các cộng đồng, nhóm
người với nhau về giải tỏa, đền bù); tranh chấp hợp đồng kinh tế hay phân chia tài sản.
Những vụ việc tranh chấp này nếu không được giải quyết dứt điểm sẽ gây ra hậu quả nặng

4
nề, ảnh hưởng trật tự trị an xã hội. Do vậy, các cơ quan chức năng của Nhà nước cần phải
thường xuyên quan tâm, phát hiện mâu thuẫn và chuẩn bị chu đáo các giải pháp đối phó.

3. NHỮNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀI HÒA MỐI QUAN HỆ: LỢI ÍCH CÁ NHÂN,
LỢI ÍCH NHÓM VÀ LỢI ÍCH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để
thực hiện tốt việc giải quyết hài hòa lợi ích kinh tế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát
triển kinh tế bền vững, cần thực hiện một số giải pháp sau:

3.1. Hoàn thiện chính sách về sở hữu, phân phối, giải quyết quan hệ giữa lợi ích cá
nhân và lợi ích xã hội

Thực hiện nhất quán một chế độ pháp lý kinh doanh cho các doanh nghiệp, không
phân biệt hình thức sở hữu, thành phần kinh tế. Mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế đều hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh theo pháp
luật, tạo cơ hội ngang nhau trong việc tiếp cận nguồn lực. Cụ thể hóa các quy định của pháp
luật để đảm bảo quyền bình đẳng trong tiếp cận tài sản công của mọi chủ thể trong nền kinh
tế. Hoàn thiện thể chế bảo vệ nhà đầu tư, quyền sở hữu và quyền tài sản của mọi chủ thể.
Tạo thuận lợi phát triển khu vực kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng
của nền kinh tế. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Xóa bỏ độc quyền
doanh nghiệp trong một số lĩnh vực, nhất là với doanh nghiệp nhà nước.

3.2. Thực hiện tốt những giải pháp minh bạch, công khai nhằm ngăn chặn tham
nhũng, lãng phí

Đảng, Nhà nước cần nâng cao năng lực, hiệu quả sử dụng tài sản công, phát huy tốt
trách nhiệm giải trình, thực hiện các biện pháp công khai tài chính, minh bạch tài sản, thu
nhập của cán bộ, công chức. Mặt khác, cần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xử lý
nghiêm minh những trường hợp vi phạm tội tham ô, tham nhũng, lãng phí, buôn lậu, trốn
thuế, hàng giả, hàng kém chất lượng... đây là những hành vi phá hoại nghiêm trọng các quan
hệ lợi ích, gây tổn hại tới cả lợi ích cá nhân và các mục tiêu của lợi ích xã hội.

3.3. Khuyến khích cá nhân thực hiện lợi ích chính đáng

Cần có chính sách khuyến khích người dân làm giàu hợp pháp, giáo dục người dân
biết đặt lợi ích của mình trong mối quan hệ với lợi ích của những chủ thể khác để tạo ra sự

5
thống nhất trong quan hệ lợi ích, tránh mâu thuẫn. Nâng cao nhận thức của người dân về
quyền và nghĩa vụ của mình trong các quan hệ lợi ích, về phân phối thu nhập để phân chia
hợp lý giữa tiền lương và lợi nhuận. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân,
mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao động, phát triển
dịch vụ việc làm…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho
bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
[2]. http://www.lyluanchinhtri.vn/home/, 28/03/2023, Giải quyết hài hòa quan hệ giữa
lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay,
http://www.lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/3081-giai-quyet-
hai-hoa-quan-he-giua-loi-ich-ca-nhan-va-loi-ich-xa-hoi-trong-dieu-kien-kinh-te-thi-
truong-o-viet-nam-hien-nay.html
[3]. http://vpdf.org.vn/ , 29/03/2023, Vai trò của nhà nước và thị trường trong giải quyết
hài hòa lợi ích kinh tế ở Việt Nam hiện nay, http://vpdf.org.vn/tin-tuc-su-kien/kinh%20t
%E1%BA%BF%20-%20ph%C3%A1t%20tri%E1%BB%83n/vai-tro-cua-nha-nuoc-va-
thi-truong-trong-giai-quyet-hai-hoa-loi-ich-kinh-te-o-viet-nam-hien-nay.html
[4]. https://nhandan.vn/, 30/03/2023, Tranh chấp về đất đai và hậu quả khôn lường,
https://nhandan.vn/tranh-chap-ve-dat-dai-va-hau-qua-khon-luong-post595161.html
[5]. Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (2023), Tài liệu ôn tập học phần Kinh tế
chính trị Mác - Lênin

You might also like