You are on page 1of 11

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN THI KẾT THÚC HỌC


PHẦN

MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN


ĐỀ BÀI:

Vai trò của nhà nước trong việc đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích trong
nền kinh tế nước ta hiện nay – Liên hệ với thực tiễn thực hiện vai trò này
của nhà nước trong những năm gần đây.
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................................2
PHẦN NỘI DUNG.....................................................................................................................3
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG........................................................................3
1. Lợi ích kinh tế...........................................................................................................3
2. Quan hệ lợi ích kinh tế..............................................................................................5
II. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC - LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN THỰC HIỆN VAI TRÒ
ĐẢM BẢO HÀI HÒA CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH TRONG NỀN KINH TẾ CỦA NHÀ
NƯỚC TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.........................................................................6
1. Vai trò của nhà nước trong việc đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích trong nền
kinh tế nước ta hiện nay......................................................................................................6
2. Liên hệ với thực tiễn thực hiện vai trò đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích trong
kinh tế nước ta hiện nay......................................................................................................7
KẾT LUẬN.................................................................................................................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................10

1
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong một thời gian dài, nước ta dường như coi nhẹ các lợi ích kinh tế,
đặc biệt là lợi ích cá nhân. Do đó, Đảng và Nhà Nước ta đã đưa ra những quan
điểm đề cao và tôn trọng các lợi ích kinh tế chính đáng. Tuy nhiên, hiện nay
ngoài việc thúc đẩy các chủ thể kinh tế thực hiện lợi ích của mình thì nó cũng đã
“vô tình” làm nảy sinh các vấn đề mới. Mâu thuẫn khi thực hiện lợi ích kinh tế
giữa các chủ thể đã xảy ra, thậm chí là với tần suất “thường xuyên” và gia tăng
nhanh chóng. Vậy trong những năm gần đây, vai trò quản lí của nhà nước đối
với nền kinh tế trong thực tiễn đã được thể hiện như thế nào ?

Thấy được tầm quan trọng của việc giải quyết mâu thuẫn trong quan hệ
lợi ích kinh tế giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, em quyết định chọn chủ đề
2: “Vai trò của nhà nước trong việc đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích trong
nền kinh tế nước ta hiện nay – Liên hệ với thực tiễn thực hiện vai trò này của
nhà nước trong những năm gần đây” làm đề tài nghiên cứu. Với nguồn kiến thức
được tiếp thu và vốn hiểu biết của bản thân, em muốn được đi sâu phân tích và
làm rõ đề tài trên. Do thời gian có hạn, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên bài
viết không tránh khỏi các sai sót. Em mong nhận được những lời nhận xét, đóng
góp từ thầy cô để có thể củng cố kiến thức, hoàn thiện bài viết một cách tốt hơn.

2
PHẦN NỘI DUNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1. Lợi ích kinh tế
I.1 . Khái niệm lợi ích kinh tế

Để tồn tại, phát triển, con người cần được thỏa mãn các nhu cầu vật chất
cũng như nhâu cầu tinh thần. Lợi ích thu được khi con người được thỏa mãn nhu
cầu của mình. Lợi ích có thể là lợi ích vật chất, có thể là lợi ích tinh thần.

Lợi ích là sự thỏa mãn nhu cầu của con người mà sự thỏa mãn nhu cầu này
phải được nhận thức và đặt trong mối quan hệ xã hội ứng với trình độ phát triển
nhất định của nền sản xuất xã hội đó.

Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng lợi ích kinh tế mới là
nhân tố quan trọng và chủ chốt trong việc thúc đẩy các hoạt động của cá nhân, tổ
chức hay toàn thể xã hội thông qua quá trình tồn của con người và đời sống xã
hội.

Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt
động kinh tế của con người.

I.2 . Bản chất và biểu hiện của lợi ích kinh tế


*Về bản chất: lợi ích kinh tế phản ánh mục đích và động cơ của các quan
hệ giữa các chủ thể trong nền sản xuất xã hội. Để có thể xác lập các quan hệ
kinh tế với nhau thì các quan hệ đó phải hàm chứa những lợi ích kinh tế mà các
thành viên trong xã hội có thể có.
*Về biểu hiện: các lợi ích tương ứng sẽ đi với những chủ thể kinh tế tương
ứng: lợi ích của chủ doanh nghiệp trên hết là lợi nhuận, với người lao động thì
đó là thu nhập. Khi đề cập tới phạm trù lợi ích kinh tế có ý nghĩa hàm ý rằng, lợi
ích đó được xác lập trong quan hệ nào, vai trò của các chủ thể trong quan hệ đó
thể hiện biểu hiện của chủ thế đó hay như thế nào. Đồng thời, trong nền kinh tế
thị trường, ở đâu có hoạt động sản xuất kinh doanh, lao động, ở đó có quan hệ
lợi ích và lợi ích kinh tế.
1.3 .Vai trò của lợi ích kinh tế đối với các chủ thể kinh tế - xã hội
3
Xét theo mục đích của các hoạt động kinh tế là hướng tới lợi ích, ta có thể
nhận thức được vai trò của lợi ích kinh tế trên các khía cạnh sau:
Đầu tiên: Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt động
kinh tế - xã hội.
Lợi ích chính đáng là động cơ thôi thúc hành động của mỗi con người; việc
giành, bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp bao giờ cũng là động lực mạnh mẽ
nhất, trực tiếp nhất thôi thúc con người ta hoạt động. Lợi ích chính là nhân tố
quan trọng nhất trong chuỗi quy định nhân quả dẫn dắt sự hoạt động của con
người: nhu cầu - lợi ích - mục đích - hoạt động.1
Con người tiến hành các hoạt động kinh tế trước hết là để thỏa mãn các nhu
cầu về vật chất, nâng cao phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất
của mình. Thực hiện lợi ích kinh tế của các giai tầng xã hội, đặc biệt của người
dân vừa là cơ sở đảm bảo cho sự ổn định và phát triển xã hội, vừa là biểu hiện
của sự phát triển... “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì
độc lập cũng chẳng có nghĩa lí gì”2

Thứ hai, lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác.

Phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất còn phụ thuộc vào
địa vị của con người trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội, vì vậy để thực hiện
được lợi ích của mình các chủ thể kinh tế phải đấu tranh với nhau để thực hiện
quyền làm chủ tư liệu sản xuất. Như vậy, lợi ích kinh tế sẽ được đặt lên hàng
đầu khi nhắc đến vấn đề lợi ích. Dù dưới hình thức nào trong vận động của lịch
sử.

Tuy nhiên, chỉ khi giữa các lợi ích kinh tế có sự đồng thuận, thống nhất thì
lợi ích kinh tế mới được thực hiện được vai trò của nó. Ngược lại, các lợi ích
kinh tế sẽ là vật cản cho sự phát triển chung nếu nó không được thực hiện một
cách chính đáng, hợp lý, hợp pháp. Ngày nay, quan điểm của Đảng và Nhà nước

1
Thạc sĩ Hoàng Văn Khải, Tiến sĩ Trần Văn Thắng. Tạp chí Lý luận số 12-2019 : Giải quyết hài hòa
quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
2
. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, hà Nội, 2011, t.4, tr.64
4
ta là: coi lợi ích kinh tế là động lực của các hoạt động kinh tế; phải tôn trọng lợi
ích cá nhân chính đáng.3

2. Quan hệ lợi ích kinh tế


2.1. Khái niệm
Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa con người với
con người, giữa các cộng đồng người, các tổ chức kinh tế, các bộ phận hợp
thành nền kinh tế, giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới.
2.2. Sự thống nhất và mâu thuẫn trong các quan hệ lợi ích kinh tế
- Sự thống nhất trong quan hệ lợi ích kinh tế

Quan hệ lợi ích kinh tế thống nhất với nhau vì một chủ thể có thể trở thành
bộ phận cấu thành của chủ thể khác. Do đó, lợi ích của chủ thể này được thực
hiện thì lợi ích của chủ thể khác cũng trực tiếp hoặc gián tiếp được thực hiện.

- Sự mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế


Các chủ thể kinh tế luôn có xu hướng hành động theo những phương thức
khác nhau để thực hiện các lợi ích của mình. Nhưng do sự khác biệt đến mức
đối lập giữa các phương thức mà đã tạo ra mâu thuẫn trong các quan hệ lợi ích
kinh tế.
Trong các hình thức lợi ích kinh tế, lợi ích cá nhân là cơ sở, nền tảng của
các lợi ích khác. Do đó, lợi ích cá nhân chính đáng cần được pháp luật tôn trọng,
bảo vệ.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế

Các nhân tố tác động lên các quan hệ lợi ích trong nền kinh tế:

 Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất


 Địa vị của chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội
 Chính sách phân phối thu nhập của nhà nước
 Hội nhập kinh tế quốc tế
2.4. Các quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường
3
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (Đại hội của đường lối Đổi mới
ở Việt Nam, 1986)
5
 Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động
 Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động
 Quan hệ lợi ích giữa những người lao động
 Quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội

II. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC - LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN
THỰC HIỆN VAI TRÒ ĐẢM BẢO HÀI HÒA CÁC QUAN HỆ
LỢI ÍCH TRONG NỀN KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG
NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
1. Vai trò của nhà nước trong việc đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích trong
nền kinh tế nước ta hiện nay
1.1. Tạo lập điều kiện gia tăng thu nhập cho các chủ thể
Phát triển theo hướng bền vững là cơ sở đảm bảo cho việc thực hiện các
lợi ích kinh tế. Những điều kiện cần được tạo lập để gia tăng thu nhập cho các
chủ thể ở nước ta hiện nay:
- Phát triển, hoàn thiện kinh tế thị trường
- Môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế
- Phát triển khoa học công nghệ
- Nhà nước pháp quyền thật sự hành động vì lợi ích chính đáng của người
dân và đất nước
- Thể chế chính trị, xã hội tương hợp với thể chế kinh tế
- Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường
thật sự hài hòa
1.2. Hạn chế mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể

Để hạn chế mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế, Nhà nước còn phải đánh
thuế thu nhập với những người có thu nhập cao và trợ cấp, hỗ trợ cho những
người thu nhập thấp. Điều quan trọng hơn, các chính sách phân phối và phân
phối lại thu nhập của nhà nước phải công bằng, hợp lý và được các chủ thể có
liên quan tự giác thực hiện.

1.3. Xử lí hợp lí xung đột do mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế

6
Nguyên tắc xử lý xung đột là:

- Nhanh chóng chấm dứt xung đột.


- Đặt lợi ích đất nước lên trên hết.
- Có sự nhân nhượng giữa các bên tham gia.

2. Liên hệ với thực tiễn thực hiện vai trò đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích
trong kinh tế nước ta hiện nay
Từ sau đổi mới (1986) đến nay, việc giải quyết vấn đề mối quan hệ lợi ích
giữa các chủ thể luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, quá trình này đã và
đang được thực hiện.

Các quan hệ lợi ích kinh tế bước đầu được quan tâm giải quyết theo
hướng thúc đẩy phát triển. Việc xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam đã và
đang dựa trên sự hài hòa về lợi ích giữa các lĩnh vực, giữa mọi người với nhau 4.
Những kết quả tích cực của phát triển kinh tế, xã hội trong thời gian qua và việc
thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, an toàn xã hội đã tạo ra những giá trị
mới, sự phát triển với cơ hội thụ hưởng cũng như tiếp thu các giá trị bình đẳng.
Đời sống nhân dân được cải thiện, quyền và các lợi ích chính đáng được pháp
luật bảo vệ. Kết hợp tốt giữa phát triển kinh tế song song với xã hội, lợi ích của
các giai cấp cũng như các chủ thể kinh tế được nâng cao. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế trong 10 năm qua luôn ở trên 6,5%, trong đó, năm 2018, tổng sản phẩm
trong nước (GDP) đạt trên 240 tỷ USD, tăng 7,08% so với năm 2017, thu nhập
bình quân đầu người đạt 2.587 USD, tăng 198 USD so với năm 2017.5

Cùng với đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành và tổ chức thực hiện ngày
một tốt những chủ trương, chính sách đúng đắn về tạo cơ hội phát triển của các
lợi ích kinh tế. Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã tạo dựng rất tốt môi
trường cho các hoạt động kinh tế tham gia và phát triển. Nhờ vậy, các nhà đầu tư
trong cả ngoài nước rất yên tâm khi tiến hành đầu tư tại nước ta. Cụ thể, Số liệu
4
Ts Đỗ Văn Quân. Tạp chí cộng sản: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xử lý hài hòa quan hệ lợi ích trong quản
lý phát triển xã hội ở nước ta hiện nay
5
Thạc sĩ Hoàng Văn Khải, Tiến sĩ Trần Văn Thắng. Tạp chí Lý luận số 12-2019 : Giải quyết hài hòa
quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
7
vừa được Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố cho thấy,
tính đến ngày 20/6/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua
cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 14,03 tỷ USD,
bằng 91,1% so với cùng kỳ năm 2021.6 Tiếp tục giữ vững ổn định về chính trị,
góp phần đảm bảo hài hòa các lợi ích kinh tế ở Việt Nam. Song song là xây
dưng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, cũng như đầu tư kết cấu hạ tầng của nền
kinh tế ngày một phát triển hơn.

Những thay đổi chủ trương, chính sách về phân phối cũng được Đảng và
Nhà nước thay đổi một cách hợp lý hơn. Về chủ thể phân phối, đã xác định rõ
vai trò của ba chủ thể phân phối là Nhà nước, doanh nghiệp và thị trường. Về
khách thể phân phối, không chỉ là phân phối về thu nhập, mà đó còn là phân
phối nguồn lực, cơ hội phát triển, phân phối phát triển. Về mặt công bằng trong
phân phối, nhà nước ta ban hành những chính sách hỗ trợ nhằm giúp nhân dân,
đặc biệt là những đối tượng chính sách, hộ nghèo. Ngay từ năm 2006, Việt Nam
đã tuyên bố hoàn thành Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGS) về xóa
nghèo. Theo đánh giá của Liên Hợp quốc, Việt Nam đã về đích trước 10 năm so
với mục tiêu xóa đói, giảm nghèo trong thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên
kỷ. Việt Nam được xếp thứ 27 trong số 101 nước đang phát triển xét về năng lực
xóa đói, giảm nghèo, trên cả các nước trong khu vực như Inđônêsia, Malaysia,
Philippin, Thái Lan. Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam liên tục
tăng. Năm 2018, chỉ số HDI Việt Nam đứng thứ 116/189 quốc gia trên thế giới. 7
Từ đó cho thấy, thực tiễn thực hiện vai trò đảm bảo hài hòa giữa các quan hệ lợi
ích kinh tế là vô cùng khả thi và tích cực trong những năm gần đây.

6
Khánh Vy. Báo điện tử VnEconomy: Hơn 14 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam nửa đầu năm 2022
7
ThS. Trần Thu Hương - Khoa Xây dựng Đảng. Trang thông tin điện tử Trường chính trị Kon Tum: Thực hiện
chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
8
KẾT LUẬN

Như vậy, bài nghiên cứu trên đã làm rõ các vấn đề về vai trò của nhà nước
trong đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế cũng như liên hệ thực tế thực
hiện của nhà nước trong những năm gần đây. Có thể nói, nhà nước đóng một vai
trò vô cùng quan trọng trong việc can thiệp để giải quyết các mâu thuẫn về quan
hệ lợi ích kinh tế, đồng thời tăng cường sự thống nhất giữa các chủ thể kinh tế
với nhau vì mục tiêu phát triển đất nước, tạo ra sự bình đẳng và thúc đẩy tiến bộ
xã hội. Đồng thời xây dựng một nền kinh tế định hướng XHCN giàu có, lành
mạnh.

9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Leenin, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội, 2021.
2. Thạc sĩ Hoàng Văn Khải, Tiến sĩ Trần Văn Thắng, Tạp chí Lý luận số 12-
2019 : Giải quyết hài hòa quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội
trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
<http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/3081-giai-quyet-
hai-hoa-quan-he-giua-loi-ich-ca-nhan-va-loi-ich-xa-hoi-trong-dieu-kien-kinh-te-thi-
truong-o-viet-nam-hien-nay.html> [Truy cập ngày 18/7/2022]
3. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (Đại
hội của đường lối Đổi mới ở Việt Nam, 1986)
4. Ts Đỗ Văn Quân, Tạp chí cộng sản: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
xử lý hài hòa quan hệ lợi ích trong quản lý phát triển xã hội ở nước ta hiện
nay.
<https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/thong-tin-ly-luan/-/2018/825342/van-
dung-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-xu-ly-hai-hoa-quan-he-loi-ich-trong-quan-ly-phat-
trien-xa-hoi-o-nuoc-ta-hien-nay.aspx#> [Truy cập ngày 18/7/2022]
5. Khánh Vy, Báo điện tử VnEconomy: Hơn 14 tỷ USD vốn FDI vào Việt
Nam nửa đầu năm 2022
<https://vneconomy.vn/hon-14-ty-usd-von-fdi-vao-viet-nam-nua-dau-
nam.htm#:~:text=S%E1%BB%91%20li%E1%BB%87u%20v%E1%BB%ABa
%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20C%E1%BB%A5c,v%E1%BB%9Bi
%20c%C3%B9ng%20k%E1%BB%B3%20n%C4%83m%202021.> [Truy cập ngày
19/7/2022]

6. ThS. Trần Thu Hương - Khoa Xây dựng Đảng. Trang thông tin điện tử
Trường chính trị Kon Tum: Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở
Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
< https://truongchinhtri.kontum.gov.vn/vi/news/nghien-cuu-trao-doi/thuc-hien-chinh-
sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-viet-nam-trong-thoi-ky-doi-moi-77.html> [Truy cập ngày
19/7/2022]

10

You might also like