You are on page 1of 10

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

-----ꝏꝏ-----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

BỘ MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

ĐỀ TÀI:
1. PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ.
2. BẰNG NHỮNG DẪN CHỨNG CỤ THỂ, HÃY LÀM RÕ VAI TRÒ CỦA NHÀ
NƯỚC TRONG ĐẢM BẢO HÀI HÒA CÁC QUAN HỆ LƠI ÍCH KINH TẾ Ở
VIỆT NAM THỜI GIAN QUA.
3. BẠN HÃY ĐỀ XUẤT NHỮNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀI HÒA MỐI QUAN
HỆ: LỢI ÍCH CÁ NHÂN, LỢI ÍCH NHÓM VÀ LỢI ÍCH XÃ HỘI Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY.

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đỗ Lâm Hoàng Trang


Sinh viên: Nguyễn Khánh Linh
Khóa – lớp: K48 – DV001
Phòng: B2 – 308 7g10

Mã lớp HP: 23D1POL51002427


Mã số sinh viên: 31221022783

1
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 4 năm 2023.

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN........................................................................................................


LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................
PHẦN NỘI DUNG................................................................................................
1. Phân tích vai trò của lợi ích kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi
ích kinh tế........................................................................................................................

1.1. Khái niệm về lợi ích kinh tế; khái niệm về quan hệ lợi ích kinh tế.....................

1.2. Vai trò của lợi ích kinh tế đối với các chủ thể kinh tế - xã hội............................

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế.............................................

2. Vai trò của nhà nước trong đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể trong nền
kinh tế..............................................................................................................................
2.1. Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế......................................

2.2. Vai trò của nhà nước trong đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể trong
nền kinh tế.......................................................................................................................

3. Đề xuất những biện pháp xử lý hài hòa mối quan hệ: lợi ích cá nhân, lợi ích
nhóm và lợi ích xã hội ở Việt Nam hiện nay.................................................................

3.1. Những mặt hạn chế còn tồn đọng...........................................................................

3.2. Những biện pháp xử lý hài hòa mối quan hệ: lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và
lợi ích xã hội ở Việt Nam hiện nay................................................................................

TÀI LIỆU THAM


KHẢO.................................................................................................

2
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường đại học Kinh Tế TP
HCM đã đưa bộ môn Kinh Tế Chính Trị vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt,
em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – Cô Đỗ Lâm Hoàng
Trang ,cô là người đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý báu
cho em trong suốt học kỳ vừa qua. Trong thời gian tham dự lớp học của cô, em
đã được tiếp cận với nhiều kiến thức bổ ích và rất cần thiết cho quá trình học
tập, làm việc sau này của em.

Bộ môn Kinh Tế Chính Trị là một môn học thú vị và vô cùng bổ ích. Tuy
nhiên, những kiến thức và kỹ năng về môn học này của em vẫn còn nhiều hạn
chế. Do đó, bài tiểu luận của em khó tránh khỏi những sai sót. Kính mong cô
xem xét và góp ý giúp bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

3
4
PHẦN NỘI DUNG

1. Phân tích vai trò của lợi ích kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ
lợi ích kinh tế.
1.1. Khái niệm về lợi ích kinh tế; khái niệm về quan hệ lợi ích kinh tế.
a) Lợi ích kinh tế là gì?
- Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt
động kinh tế của con người.
b) Khái niệm về quan hệ lợi ích kinh tế:
- Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa người với
người, giữa con người với tổ chức kinh tế, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các
bộ phận nền kinh tế, giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới nhằm mục
tiêu xác lập các lợi ích kinh tế trong mối liên hệ với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
1.2. Vai trò của lợi ích kinh tế đối với các chủ thể kinh tế - xã hội.
- Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt động kinh tế - xã
hội.
+ Trong nền kinh tế thị trường, mọi chủ thể kinh tế đều phải hành động với
mục tiêu nâng cao thu nhập, nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế của mình.
+ Tất cả chủ thể kinh tế đều phải tích cực tham gia vào các hoạt động kinh tế
qua đó đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế - xã hội.
- Lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy cho sự phát triển các lợi ích khác.
+ Lợi ích kinh tế được thực hiện sẽ tạo điều kiện vật chất cho sự hình thành và
thực hiện lợi ích chính trị, lợi ích xã hội, lợi ích văn hóa của các chủ thể xã hội.
+ Lợi ích kinh tế mang tính khách quan và là động lực mạnh mẽ để phát triển
kinh tế - xã hội. C.Mác đã chỉ rõ: “Cội nguồn phát triển của xã hội không phải
là quá trình nhận thức, mà là các quan hệ của đời sống vật chất, tức là các lợi
ích kinh tế của con người”.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế.
- Thứ nhất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất càng cao, lợi ích kinh tế của các chủ thể ngày càng đáp ứng
tốt hơn. Ví dụ: Tiêu biểu là công nghệ Internet, trí tuệ nhân tạo (AI), mạng 5G,
các mạng xã hội Facebook, Youtube… đã làm thay đổi to lớn nhiều mắt khâu
trong quá trình sản xuất của con người. Những công nghệ hiện đại này chính là
đặc trưng mang tính thời đại cho lực lượng sản xuất hiện nay.
- Thứ hai , địa vị của chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội. Quan hệ sở
hữu về tư liệu sản xuất quyết định quan hệ lợi ích kinh tế.
- Thứ ba, chính sách phân phối thu nhập của nhà nước. Chính sách phân phối
thu nhập của nhà nước làm thay đổi mức thu nhập và tương quan thu nhập,
theo đó, lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể cũng thay
đổi.
- Thứ tư hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ có những tác động
tích cực và tiêu cực đến lợi ích kinh tế của các chủ thể. Ví dụ: Trong tình hình
hội nhập kinh tế như hiện nay, Việt Nam đã và đang tham gia hoạt động tại
nhiều tổ chức quôc tế như ASEAN, WTO, APEC, … để phát triển sự thống
nhất của quan hệ kinh tế Việt Nam và thế giới; thúc đẩy xu thế hòa bình, ổn
định, hợp tác trong khu vực, giúp ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh; làm cho sức
mạnh kinh tế của đất nước từng bước được nâng lên.
2. Vai trò của nhà nước trong đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể trong
nền kinh tế.
2.1. Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế.
- Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động.
+ Lợi ích kinh tế của người lao động thể hiện tập trung ở thu nhập ( trước hết là
tiền lương, tiền thưởng). Lợi ích kinh tế của người sử dụng lao động thể hiện
tập trung ở lợi nhuận mà họ thu được trong quá trình kinh doanh.
+ Lợi ích kinh tế của người lao động và sử dụng lao động vừa thống nhất, vừa
mâu thuẫn với nhau.
- Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động.
+ Trong cơ chế thị trường, những người sử dụng lao động vừa là đối tác, vừa là
đối thủ của nhau, từ đó tạo ra sự thống nhất và mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữ
họ.
+ Sự thống nhất về lợi ích kinh tế làm cho những người sử dụng lao động liên
kết hỗ trợ lẫn nhau. Sự mâu thuẫn về lợi ích kinh tế làm cho họ cạnh tranh với
nhau quyết liệt.
- Quan hệ lợi ích giữa những người lao động.
+ Trong nền kinh tế thị trường, những người lao động phải cạnh tranh với nhau
để bán sức lao động. Hậu quả là tiền lương của người lao động bị giảm xuống,
một bộ phận người lao động bị sa thải. Để hạn chế mâu thuẫn những gười lao
động, cần thống nhất với nhau trong các yêu sách của mình dựa trên quy định
của pháp luật.
- Quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội.
+ Nếu việc thực hiện lợi ích cá nhân theo đúng quy định của pháp luật sẽ góp
phần phát triển nền kinh tế, thực hiện tốt lợi ích kinh tế của xã hội. Ngược lại,
việc thực hiện lợi ích cá nhân không dựa trên qui định của pháp luật khi đó lợi
ích kinh tế của xã hội sẽ bị tổn hại.
+ Các cá nhân, tổ chức trong cùng nhành, cùng lĩnh vực, liên kết với nhau để
thực hiện tốt hơn lợi ích của họ hình thành nên “lợi ích nhóm”. Nếu sự liên kết
diễn ra trong các ngành, lĩnh vực sẽ khác nhau sẽ hình thành nên “nhóm lợi
ích”.
2.2. Vai trò của nhà nước trong đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể
trong nền kinh tế.
a) Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi
ích của các chủ thể kinh tế.
- Các hoạt động kinh tế bao giờ cũng cũng diễn ra trong một môi trường nhất
định. Môi trường càng thuận lợi, các hoạt động kinh tế càng hiệu quả và không
ngừng mở rộng. Môi trường vĩ mô thuận lợi không tự hình thành, mà phải được
nhà nước tạo lập.

b) Điều hòa lợi ích giữa cá nhân – doanh nghiệp – xã hội.

- Nhà nước có chính sách phân phối thu nhập nhằm bảo đảm hài hòa các lợi ích
kinh tế. Các chính sách này, một mặt, phải thừa nhận sự chênh lệch về thu nhập
giữa các chủ thể kinh tế là khách quan, mặt khác phải ngăn chặn sự chênh lệch
thu nhập quá đáng. Phát triển khoa học – công nghệ để nâng cao thu nhập cho
các chủ thể kinh tế, là những điều kiện vật chất để thực hiện sự công bằng xã
hội trong phân phối.
c) Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát
triển xã hội.
- Lợi ích kinh tế là kết quả trực tiếp của phân phối thu nhập. Phân phối công
bằng, hợp lý góp phần quan trọng đảm bảo hài hòa các lợi ích kinh tế. Do đó,
nhà nước phải tích cực, chủ động thực hiện công bằng trong phân phối thu
nhập.
d) Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế.
- Các cơ quan chức năng của nhà nước cần phát hiện kịp thời mâu thuẫn trong
quan hệ lợi ích kinh tế và chuẩn bị chu đáo các giải pháp đối phó, theo nguyên
tắc có sự tham gia của các bên liên quan, có nhân nhượng và phải đặt lợi ích
đất nước lên trên hết.
- Khi có xung đột giữa các chủ thể kinh tế ( đình công, bãi công,...), cần có sự
tham gia hòa giải các tổ chức xã hội có liên quan, đặc biệt là nhà nước.
3. Đề xuất những biện pháp xử lý hài hòa mối quan hệ: lợi ích cá nhân, lợi
ích nhóm và lợi ích xã hội ở Việt Nam hiện nay.
3.1. Những mặt hạn chế còn tồn đọng:
- Tình trạng nhân danh lợi ích xã hội để vi phạm lợi ích cá nhân chính đáng của
nhân dân lao động vẫn tồn tại và tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp. Biểu hiện của
tình trạng này đó là những hiện tượng tham ô, tham nhũng, lãng phí, những
biểu hiện của “lợi ích nhóm” tiêu cực, hay “tư bản thân hữu”... trong rất nhiều
lĩnh vực của xã hội, nhất là trong sở hữu, quản lý tài sản của Nhà nước, lĩnh
vực đất đai, xây dựng.
- Tình trạng đề cao lợi ích cá nhân không chính đáng, vi phạm lợi ích xã hội và
lợi ích cá nhân khác gây ra những tổn hại cho sự phát triển xã hội vẫn có xu
hướng phức tạp. Hiện tượng buôn lậu, trốn thuế của nhiều cá nhân, doanh
nghiệp; các hiện tượng hàng giả, hàng kém chất lượng; thực phẩm “bẩn”, cho
đến những hành vi xây dựng nhà ở, khu đô thị, phá vỡ quy hoạch chung của
thành phố, xây nhà không phép, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè không đảm bảo
tiện ích theo quy định xảy ra ở nhiều nơi, nhất là ở thành phố lớn.
- Nhiều lợi ích xã hội chưa được thực hiện một cách phổ quát song vẫn còn tồn
tại những biểu hiện đề cao lợi ích xã hội, trong khi lợi ích cá nhân chính đáng,
chưa được chú ý một cách đúng mức. Cụ thể khoảng cách giàu nghèo giữa các
vùng, nhóm dân cư còn lớn, đời sống một bộ phận nhân dân còn nhiều khó
khăn; thu nhập, đời sống của người lao động còn thấp.
3.2. Những biện pháp xử lý hài hòa mối quan hệ: lợi ích cá nhân, lợi ích
nhóm và lợi ích xã hội ở Việt Nam hiện nay.
- Một là, nâng cao nhận thức của các chủ thể lợi ích trong việc giải quyết quan
hệ lợi ích, nhất là giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Nhằm xác định rõ
quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong các quan hệ lợi ích, tránh xung đột lợi ích
giữa các chủ thể.
- Hai là, tiếp tục hoàn thiện chính sách về sở hữu, phân phối và tổ chức thực hiện
tốt các chính sách trên thực tế để giải quyết quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi
ích xã hội.
- Ba là, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách tiền lương, kết hợp thực hiện tốt
chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Cùng với đó, Đảng, Nhà nước cần
thực hiện tốt chính sách ASXH, PLXH trong toàn xã hội, nhất là đối với các
đối tượng còn nhiều khó khăn như nông dân, công nhân, những đồng bào vùng
sâu, vùng xa,...
- Bốn là, thực hiện các giải pháp đảm bảo công khai, minh bạch nhằm ngăn chặn
những hành vi tiêu cực như tham ô, tham nhũng, lợi ích nhóm.
- Năm là, khuyến khích cá nhân thực hiện lợi ích chính đáng của mình đồng thời
bảo đảm lợi ích xã hội. Cần tích cực khuyến khích mỗi cá nhân tích cực vươn
lên trong học tập, lao động, sản xuất - kinh doanh, lập thân, lập nghiệp bằng
nhiều cơ chế, chính sách cụ thể, nhất là trong khởi nghiệp nhằm huy động tối
đa các nguồn lực cho sự phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1.
Dương, L. s. (2023, 3 31). Retrieved from LUẬT DƯƠNG GIA:
https://luatduonggia.vn/loi-ich-trong-kinh-te-la-gi-dac-diem-va-phan-loai-cac-loi-ich-
kinh-te/
2. Đào, T. H. (2023, 2 28). CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ
CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH. Retrieved from
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM267289
3. GIÁO TRÌNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN BỘ GD-ĐT 2021. (n.d.).
4. TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊ NIN.
(n.d.).
5. Thắng, T. H. (2020, 3 18). Retrieved from TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ LÝ LUẬN CHÍNH
TRỊ: http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/3081-
giai-quyet-hai-hoa-quan-he-giua-loi-ich-ca-nhan-va-loi-ich-xa-hoi-trong-dieu-
kien-kinh-te-thi-truong-o-viet-nam-hien-nay.html

You might also like