You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


---o0o---

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

Môn: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

1. PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA CỦA LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ CÁC NHÂN

TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ.

2. BẰNG NHỮNG DẪN CHỨNG CỤ THỂ, HÃY LÀM RÕ VAI TRÒ CỦA

NHÀ NƯỚC TRONG ĐẢM BẢO HÀI HOÀ CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH

KINH TẾ Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA.

3. BẠN HÃY ĐỀ XUẤT NHỮNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀI HOÀ MỐI

QUAN HỆ: LỢI ÍCH CÁ NHÂN, LỢI ÍCH NHÓM VÀ LỢI ÍCH XÃ HỘI

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

Họ & Tên: TRẦN PHƯƠNG ANH

MSSV: 31221023928

Mã lớp HP: 23D1POL51002415

Buổi học: Thứ Hai (07g10 - 11g30)

Phòng học: B2 – 109

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2023

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường ở các nước trên thế giới và nền kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Trong nền kinh tế thị trường thì lợi ích kinh tế chính là

động lực sâu xa và là yếu tố quan trọng nhất để thúc đẩy xã hội phát triển.Lợi ích kinh tế là một

phạm trù kinh tế khách quan, nó xuất hiện trong những điều kiện tồn tại là mối quan hệ xã hội

nhằm thực hiện nhu cầu kinh tế của các chủ thể kinh tế.

Kinh tế thị trường vốn là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Mặt khác, nó cũng tìm ẩn

nhiều mặt trái nảy sinh những mâu thuẫn, xung đột xã hội nguyên nhân của những mâu thuẫn

xung đột xã hội chủ yếu bắt nguồn từ quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể như là người lao

động với người sử dụng lao động, như mẫu thuận giữa những người sử dụng lao động với nhau,

mâu thuẫn lợi ích giữa những người lao động với nhau. Nếu những mâu thuẫn này diễn ra căng

thẳng có thể dẫn đến những bất ổn về mặt chính trị xã hội như là biểu tình, bãi công, đấu tránh

giai cấp và để đảm bảo hài hoà các quan hệ lợi ích kinh tế thì vai trò quản lý của nhà nước là

điều vô cùng cần thiết

Vai trò của nhà nước là rất quan trọng, là cầu nối đồng thời còn là trọng tài để điều hoà lợi

ích kinh tế các bên. Việc giải quyết các quan hệ lợi ích một cách hài hòa, chính là tạo động lực

cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. Vì vậy, phân tích để nhận thấy rõ tầm

quan trọng của Nhà nước và thị trường trong việc bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế, nhằm gia

tăng thu nhập cho các chủ thể kinh tế; hạn chế mâu thuẫn, tăng cường sự thống nhất; xử lý kịp

thời khi có xung đột là rất cần thiết.


1. VAI TRÒ CỦA CỦA LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ

1.1 Vai trò của lợi ích kinh tế

1.1.1 Khái niệm lợi ích kinh tế

Lợi ích kinh tế: là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt động kinh tế của

con người. Lợi ích kinh tế luôn mang tính lịch sử và phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã

hội cũng như điệu kiện sống của mỗi chủ thể. Tuy nhiên xuyên suốt quá trình tồn tại của con

người và đời sống xã hội thì lợi ích vật chất vật chất vẫn đóng vai trò quyết định.

1.1.2 Bản chất và biểu hiện của lợi ích kinh tế

Về mặt bản chất, lợi ích kinh tế đã phản ánh mục đích và động cơ của quan hệ giữa các chủ

thể trong nền sản xuất xã hội. Tuy nhiên lợi ích kinh tế ở mỗi một giai đoạn sẽ phản ánh bản

chất xã hội trong từng giai đoạn lịch sử.

Về mặt biểu hiện, với mỗi chủ thể kinh tế khác nhau là những lợi ích kinh tế khác nhau.

1.1.3 Vai trò của lợi ích kinh tế

+ Một là, là động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt động kinh tế - xã hội: Mức thu nhập

càng cao thì mức độ thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần càng tốt đó là động lực mạnh mẽ để

người lao động làm việc. Từ đó, người lao động sẽ tích cực sản xuất, nâng cao tay nghề đề đáp

ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Tất cả những điều đó, vô hình chung sẽ có tác dụng thúc

đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất.

+ Hai là, lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy và sự phát triển các lợi ích khác: Hoạt động của con

người không phải chỉ vì kím được nhiều tiền hay thu được nhiều lợi nhuận mà con người cũng

cần có những lợi ích khác như lợi ích về văn hoá, xã hội hay chính trị. Tuy nhiên khi lợi ích

kinh tế được thực hiện thì sẽ tạo điều kiện vật chất cho việc hình thành và thực hiện các lợi ích

khác.

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế
1.2.1 Khái niệm lợi ích kinh tế

Quan hệ lợi ích kinh tế: là sự thiết lập những tương tác giữa người với người, giữa con người

với tổ chức kinh tế, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ phận nền kinh tế, giữa quốc gia với

phần còn lại của thế giới nhằm mục tiêu xác lập các lợi ích kinh tế trong mối liên hệ với trình

độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng.

Quan hệ lợi ích giữa các chủ thể kinh tế được biểu hiện qua hai chiều:

+ Theo chiều dọc: giữa một tổ chức với các cá nhân trong tổ chức đó

+ Theo chiều ngang: giữa các chủ thể với nhau, các cộng đồng người với nhau, giữa các tổ

chức, giữa các quốc gia với phần còn lại của thế giới.

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế.

Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: Thực tế năm 2021, mức thu nhập bình quân ở

Việt Nam là 3.743$/người, Singapore 66.263$/người, Mỹ 69.375$/người.. Sự chêch lệch này là

thước đo phản ánh sự phát triển lực lượng phát triển ở mỗi quốc gia. Từ thực tế đó thì lợi ích

kinh tế sẽ phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quy định. Vì vậy mà phát

triển lực lượng sản xuất là nhiệm vụ hàng đầu của các quốc gia đang hướng đến.

Địa vị của các chủ thể kinh tế trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội: Trong một doanh

nghiệp có nhiều chủ thể cùng tham gia, do sự khác nhau về quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất nên

địa vị của các chủ thể kinh tế trong doanh nghiệp là khác nhau kéo theo lợi ích kinh tế của các

chủ thể là khác nhau.

Chính sách phân phối thu nhập của nhà nước: Nhân tố này làm thay đổi mức thu nhập và

tương quan thu nhập của các chủ thể kinh tế. Từ đó phương thức và mức độ thoả mãn nhu cầu

vật chật cũng thay đổi, tức là lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế

cũng thay đổi.

Hội nhập kinh tế quốc tế: Có tác động mạnh mẽ nhiều chiều đến lợi ích kinh tế của các chủ

thể. Khi hội nhập kinh tê quốc tế, các quốc gia có thể tăng lợi ích kinh tế thương mại và đầu tư
quốc tế nhờ xuất nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên lợi ích kinh tế của một bộ phận doanh nghiệp,

một hộ gia đình cũng có thể bị ảnh hưởng cạnh tranh với các hàng hoá nước ngoài. Mặt khác,

chúng ta phải đối mặt với những nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và từ đó lợi

ích kinh tế có thể bị ảnh hưởng tiêu cực.

2. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG ĐẢM BẢO HÀI HOÀ CÁC QUAN HỆ LỢI

ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

2.1 Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích của

các

Vai trò của nhà nước sẽ được thể hiện ở chỗ:

+ Giữ vững ổn định chính trị để thu hút đầu tư nước ngoài,

+ Nhà nước cũng cần và xây dựng được môi trường pháp luật thông thoáng bảo vệ được lợi

ích chính đáng của các chủ thể kinh tế của đất nước đồng thời phù hợp với pháp luật và thông

lệ quốc tế

+ Nhà nước xây dựng kết cấu hạ tầng của nền kinh tế có các chính sách phù hợp với nhu

cầu của nền kinh tế trong từng giai đoạn

+ Nhà nước tạo lập môi trường văn hoá phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị

trường.

2.2 Điều hoà lợi ích giữa cá nhân, doanh nghiệp và xã hội

Trong kinh tế thị trường, do mâu thuẫn về lợi ích kinh tế và tác động của các quy luật thị

trường nên sự phân hoá về các tầng lớp dân cư là tất yếu kéo theo hệ luỵ là đấu tranh giai cấp.

Chính vì thế mà nhà nước cần phải có các chính sách phân phối thu nhập nhằm đảm bảo hài

hoà các lợi ích kinh tế:

+ Thuế thu nhập cá nhân: hướng tới việc thu thuế các đối tượng có thu nhập cao và thuế sẽ

được nộp vào ngân sách nhà nước từ đó một phần sẽ được phân phối lại cho các đối tượng có

thu nhập thấp thông qua các quỹ phúc lợi, quỹ trợ cấp, bảo hiểm
+ Tiền lương tối thiểu: được áp dụng phạm vi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động tổ sản

xuất kinh doanh. Nhằm tạo ra lưới an toàn bảo vệ người lao động, giảm bớt sự nghèo đói,

phòng ngừa sự xung đột làm ảnh hướng đến sự phát triển kinh tế.

2.3 Kiểm soát ngăn chặn các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với phát triển xã

hội

Nhà nước phải tích cực chủ động, thực hiện công bằng trong việc phân phối thu nhập. Trước

hết thì nhà nước cần:

+ Nhà nước cần chăm sóc đời sống của mọi nhân dân, mọi người dân

+ Nhà nước cần đưa ra các chính sách xã hội như xoá đói, giảm nghèo, ưu đãi xã hội…

+ Nhà nước phải kiểm soát được thu nhập của công dân, thực hiện công khai, minh bạch.

+ Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm.

2.4 Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế

Khi mâu thuẫn phát sinh cần phải được giải quyết kịp thời vì thế cơ quan chức năng của nhà

nước phải thường xuyên quan tâm đến việc phát hiện mâu thuẫn chuẩn bị chu đáo các giải pháp

giải quyết mâu thuẫn. Nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế phải có sự tham

gia của các bên liên quan, có nhân nhượng và quan trọng nhất là đặt lợi ích của đất nước lên

trên.

3. NHỮNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀI HOÀ MỐI QUAN HỆ: LỢI ÍCH CÁ NHÂN, LỢI

ÍCH NHÓM VÀ LỢI ÍCH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

3.1 Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế để đảm bảo gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ

và công bằng xã hội

Cần nâng cao nhận thức của các bên liên quan về tầm quan trọng của sự thống nhất về lợi

ích. Mỗi cá nhân chủ thể cần nhận thức rõ rằng chỉ có thông qua tích cực học tập, lao động,

rèn luyện, cống hiến và hưởng thụ, mỗi cá nhân mới phấn đấu thực hiện lợi ích chính đáng

của mình, thì lợi ích xã hội mới thực hiện được
3.2 Tiếp tục hoàn thiện chính sách sở hữu và phân phối, tổ chức thực hiện trong thực tế,

giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội

Cụ thể hóa các quy định của pháp luật bảo đảm mọi chủ thể trong nền kinh tế được hưởng

quyền bình đẳng trong việc sử dụng tài sản công, trong đó tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát

triển doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò chủ đạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa,

hiện đại hóa.

3.3 Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách tiền lương, thực hiện tốt chính sách an sinh

xã hội và phúc lợi xã hội.

Chính sách nâng cao đời sống đối với người có công và bảo đảm để họ được hưởng các giá trị

cách mạng. Đời sống vật chất, sức khỏe,... phát triển cơ bản về chăm sóc, giáo dục và thụ

hưởng các giá trị văn hóa, xã hội khác. Xây dựng chính sách đãi ngộ hợp lý đối với nhân tài ở

các lĩnh vực, vùng miền.

3.4 Thực hiện các giải pháp đảm bảo công khai, minh bạch để ngăn chặn các hành vi

tiêu cực như tham ô, tham nhũng, lợi ích nhóm

thực hiện các biện pháp công khai thông tin tài chính và công khai, minh bạch tài sản, thu

nhập của cán bộ, công chức, viên chức. Mặt khác, cần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa,

xử lý nghiêm minh tham nhũng, tham ô, lãng phí, buôn lậu, và các trường hợp vi phạm pháp

luật.

3.5 Khuyến khích cá nhân thực hiện lợi ích chính đáng của mình đồng thời bảo vệ lợi

ích của xã hội.

Thông qua giáo dục đào tạo, quảng bá, hoạt động thực tiễn phong phú và các biện pháp khác,

trước hết phải ra sức lao động, rèn luyện, ra sức lao động, vượt khó, ra sức lao động, cống

hiến cho xã hội. Có cái nhìn tích cực về các vấn đề xã hội và tìm kiếm cơ hội phát triển bản

thân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Tài liệu HDOT KTCT Mác – Lênin (UEH – 2023)

- Giáo trình KTCT Mác – Lênin Bộ GD-ĐT 2021

You might also like