You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC UEH


KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
--------o0o-------

TIỂU LUẬN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

Giảng viên : Thầy Nguyễn Văn Sáng


Mã lớp học phần : 23D1POL51002414
Buổi học : Sáng thứ 3
Phòng học : B2 – 108
Sinh viên : Trần Thị Phương Thảo
Khóa - Lớp : K48-AC004
MSSV : 31221026168

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 3 năm 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC UEH


KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
--------o0o--------

TIỂU LUẬN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
ĐỀ BÀI:

1. Phân tích vai trò của lợi ích kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế.
2. Bằng những dẫn chứng cụ thể, hãy làm rõ vai trò của nhà nước trong đảm bảo hài hòa các
quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam thời gian qua.
3. Bạn hãy đề xuất những biện pháp xử lý hài hòa mối quan hệ: lợi ích cá nhân, lợi ích
nhóm và lợi ích xã hội ở Việt Nam hiện nay.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 3 năm 2023


MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN

NỘI DUNG
Phần 1:Phân tích vai trò của lợi ích kinh tế và các nhân tố
ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế.
1.1.Khái niệm lợi ích kinh tế ……………………………...
1.2.Vai trò của lợi ích kinh tế ……………………………..
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế ….
Phần 2: Vai trò của nhà nước trong đảm bảo hài hòa các
quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam thời gian qua.
2.1. Khái niệm hài hòa các lợi ích kinh tế …………………
2.2. Khái niệm bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế ……….
2.3. Vai trò của nhà nước trong đảm bảo hài hòa các quan hệ
lợi ích kinh tế ở Việt Nam thời gian qua …………………..
Phần 3: Biện pháp xử lý hài hòa mối quan hệ: lợi ích cá
nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội ở Việt Nam hiện nay

TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI CÁM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến trường Đại Học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
đã đưa môn học Kinh tế chính trị Mác – Lênin vào chương trình giảng dạy. Bộ môn Kinh tế
chính trị Mác – Lênin là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và cần thiết với mỗi sinh viên.

Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn sâu sắc và chân thành đến giảng viên bộ môn – thầy
Nguyễn Văn Sáng đã giảng dạy tận tình, chi tiết để em có đủ kiến thức và vận dụng chúng
vào bài tiểu luận này. Trong thời gian học lớp của thầy, em không những tiếp thu được
những kiến thức mới, bổ ích mà còn học được cách làm việc nhóm, các kĩ năng mềm như
thuyết trình, phản biện. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, thực tế, là những điều
rất cần thiết cho quá trình học và làm của em sau này.

Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức do đó
trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự
nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy/cô nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc.

NỘI DUNG
Phần 1: Phân tích vai trò của lợi ích kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi
ích kinh tế.

1.1. Khái niệm lợi ích kinh tế


- Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt động kinh tế
của con người.
1.2. Phân tích vai trò lợi ích kinh tế
- Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt động kinh tế - xã hội
Mục đích của con người khi thực hiện các hoạt động kinh tế là thỏa mãn các nhu cầu
vật chất, nâng cao phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất của mình.
Trong nền kinh tế thị trường, phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất
phụ thuộc vào mức thu nhập. thu nhập càng cao phương thức và mức độ thỏa mãn
nhu cầu vật chất càng tốt. Do đó, mọi chủ thể đều muốn nâng cao thu nhập của mình.
Thực hiện lợi ích kinh tế của các giai tầng xã hội, đặc biệt của người dân vừa là cơ sở
bảo đảm cho sự ổn định và phát triển xã hội, vừa là biểu hiện của sự phát triển.
Về khía cạnh kinh tế, tất cả các chủ thể kinh tế đều hành động vì lợi ích chính đáng
của mình. Phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất phụ thuộc vào số
lượng, chất lượng hàng hóa và dịch vụ mà xã hội có được. Các nhân tố trên đều là
sản phẩm của nền kinh tế và phụ thuộc vào quy mô, trình độ phát triển của nền kinh
tế. Theo đuổi lợi ích kinh tế chính đáng của mình cũng chính là đang góp phần vào
sự phát triển của nền kinh tế. Vì khi muốn theo đuổi lợi ích kinh tế thì người lao động
phải nâng cao mức thu nhập của mình bằng nhiều cách khác nhau như làm nhiều việc
hơn, nâng cao tay nghề lao động, cải tiến công cụ lao động còn chủ doanh nghiệp
muốn nâng cao thu nhập của mình thì phải tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn lực, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng bằng nhiều cách như cải tiến
chất lượng sản phẩm, cải thiện mẫu mã cho đẹp hơn thu hút hơn, nâng cao chất lượng
phục vụ khách hàng hơn…. Tất cả những điều này nâng cao chất lượng cuộc sống
của người dân đồng thời đó cũng thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của các lợi ích khác.
Phương thức và mức độ thỏa mãn nhu cầu vật chất còn phụ thuộc vào địa vị của con
người trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội, do đó các chủ thể kinh tế phải đấu
tranh với nhau để thực hiện quyền làm chủ tư liệu sản xuất. Đây chính là nguyên do
sâu xa của các cuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sử. Mọi vận động của lịch sử, dù
dưới hình thức nào cuối cùng đều vì vấn đề lợi ích, trước hết là lợi ích kinh tế.
Lợi ích kinh tế sẽ là điều kiện vật chất cho sự hình thành và thực hiện lợi ích chính
trị, lợi ích xã hội, lợi ích văn hóa của các chủ thể xã hội. Do đó có thể nói Lợi ích
kinh tế mang tính khách quan và là động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế - xã hội.
1.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế của các chủ thể là lực lượng
sản xuất. Lợi ích kinh tế là phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất
của con người, do đó trước hết nó phụ thuộc vào số lượng, chất lượng hàng hóa và
dịch vụ, mà trình độ phát triển của lực lượng sản xuất lại quyết định điều này. Do vậy
có thể nói trình độ phát triển của lực lượng sản xuất càng cao thì việc đáp ứng lợi ích
kinh tế của các chủ thể càng tốt. Vì vậy quan hệ lợi ích kinh tế càng có điều kiện để
thống nhất với nhau. Vì vậy, các quốc gia phải chú ý nhiệm vụ hàng đầu chính là
phát triển lực lượng sản xuất.
- Địa vị của chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội
Quan hệ sản xuất, trước hết là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quyết định vị trí,
vai trò của mỗi con người, mỗi chủ thể trong quá trình tham gia các hoạt động kinh tế
- xã hội. Vì vậy, không có lợi ích kinh tế nằm ngoài quan hệ sản xuất và trao đổi, nó
chính là sản phẩm của những quan hệ sản xuất và trao đổi, là hình thức tồn tại và
biểu hiện của các quan hệ sản xuất và trao đổi trong nền kinh tế thị trường.
- Chính sách phân phối thu nhập của nhà nước
Sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế thị trường là tất yếu khách quan, thông
qua các công cụ trong đó có các chính sách kinh tế - xã hội. Trong các chính sách
kinh tế - xã hội, chính sách phân phối thu nhập làm thay thay đổi mức thu nhập và
tương quan thu nhập của các chủ thể kinh tế. Từ đó, phương thức và mức độ thỏa
mãn các nhu cầu vật chất cũng thay đổi, nghĩa là lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích
giữa các chủ thể cũng thay đổi.
- Hội nhập kinh tế quốc tế
Bản chất của kinh tế thị trường là mở của hội nhập. Mở cửa hội nhập giúp các quốc
gia tăng lợi ích kinh tế từ thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế nhưng cũng mang lại sự
cạnh tranh giữa hàng hóa nước ngoài với hàng hóa nội địa, nghĩa là lợi ích kinh tế
của các doanh nghiệp, hộ gia đình trong nước bị ảnh hưởng. Mở cửa hội nhập có ưu
điểm là giúp đất nước phát triển nhanh hơn nhưng nhược điểm là đối mặt với nguy
cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường… Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tác động
mạnh và nhiều chiều đến lợi ích kinh tế của các chủ thể.

Phần 2 : Bằng những dẫn chứng cụ thể, hãy làm rõ vai trò của nhà nước trong đảm
bảo hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam thời gian qua.

2.1. Khái niệm hài hòa các lợi ích kinh tế


- Là sự thống nhất biện chứng giữa lợi ích kinh tế của các chủ thể, trong đó mặt
mâu thuẫn được hạn chế, tránh được va chạm, xung đột; mặt thống nhất được
khuyến khích, tạo điều kiện phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, từ đó tạo
động lực thúc đẩy các hoạt động kinh tế, góp phần thực hiện tốt hơn các lợi
ích kinh tế, đặc biệt là lợi ích xã hội.
2.2. Khái niệm bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế
- Là sự can thiệp của nhà nước vào các quan hệ lợi ích kinh tế bằng các công cụ
giáo dục, pháp luật, hành chính, kinh tế …. Nhằm gia tăng thu nhập cho các
chủ thể trong kinh tế; hạn chế mâu thuẫn, tăng cường sự thống nhất; xử lý kịp
thời khi có xung đột.
2.3. Vai trò của nhà nước trong đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam thời
gian qua
- Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi
ích của các chủ thể kinh tế.
+ giữ vững ổn định chính trị
+ hệ thống pháp luật đổi mới tích cực
+ đầu tư cơ sở hạ tầng
+ chính sách
+ con người năng động, sáng tạo, tôn trọng kỉ luật, giữ chữ tín
- Điều hòa lợi ích giữa cá nhân – doanh nghiệp – xã hội
+ chính sách phân phối thu nhập : thừa nhận sự chênh lệch thu nhập nhưng
cũng ngăn chặn sự chênh lệch thu nhập quá đáng
+ phát triển khoa học - công nghệ
- Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự
phát triển xã hội
+ nhà nước chăm lo cho đời sống vật chất của mọi người dân để đạt được mức
sống tối thiểu ở mọi thời điểm: chính sách xóa đói, giảm nghèo
+ chính sách ưu đãi xã hội
+ vận động toàn dân tham gia đền ơn đáp nghĩa
+ đẩy mạnh hoạt động từ thiện, nhân đạo, giúp đỡ người nghèo, người gặp
thiên tai, khó khăn
+ chính sách khuyến khích người dân làm giàu hợp pháp
+ tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, hiểu biết về phân phối thu nhập
+ bộ máy nhà nước liêm chính, có hiệu lực : chủ tịch nước và vợ
+ kiểm soát được thu nhập của công dân trước hết là của cán bộ công chức
+ công dân và cán bộ công chức bình đẳng khi vi phạm
+ nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lí vi
phạm
+ giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế

Phần 3: Biện pháp xử lý hài hòa mối quan hệ: lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích
xã hội ở Việt Nam hiện nay
3.1. Tăng cường tình đoàn kết và trách nhiệm xã hội
- chương trình giáo dục, hoạt động tình nguyện, cộng đồng.
3.2. Chính phủ đưa ra các chính sách công bằng, hợp lí
3.3. Thúc đẩy trao đổi thông tin
3.4. Thực hiện giáo dục về quản lí lợi ích
TÀI LIỆU THAM KHÁO

You might also like