You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

BỘ MÔN:
ĐỀ TÀI:

Giảng viên hướng dẫn:

Mã lớp học phần:

Lớp:

TÊN:

MSSV:
MỤC LỤC
Lời mở đầu..........................................................................................................................1

Phần 1. Phân tích vai trò của lợi ích kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ
lợi ích kinh tế......................................................................................................................1

1. Vai trò của lợi ích kinh tế..........................................................................................1

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế...............................................2

2.1 Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất........................................................2

2.2. Địa vị chủ thể........................................................................................................2

2.3. Chính sách phân phối thu nhập..........................................................................2

2.4. Hội nhập kinh tế quốc tế.....................................................................................3

Phần 2. Bằng những dẫn chứng cụ thể, hãy làm rõ vai trò của nhà nước trong đảm
bảo hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam thời gian qua................................3

1. Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi
ích của các chủ thể kinh tế.............................................................................................3

2. Điều hòa lợi ích giữa cá nhân – doanh nghiệp – xã hội...........................................3

3. kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát
triển xã hội......................................................................................................................4

4. Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế...................................4

Phần 3 Những biện pháp xử lý hài hòa mối quan hệ: lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và
lợi ích xã hội ở Việt Nam hiện nay...................................................................................4

Phần 4 Vận dụng................................................................................................................5


Lời mở đầu.

Lợi ích kinh tế có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hình và duy trì các

mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế trong một nền kinh tế. Lợi ích kinh tế có thể được ví
như một loại tiền phi vật chất vì nó là nguồn động lực to lớn. Các nhân tố ảnh hưởng đến
lợi ích kinh tế vô cùng đa dạng vì thế nó mang lại nhiều sự tranh cãi. Vì vậy, Nhà nước
đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm sự hài hòa giữa các quan hệ lợi
ích kinh tế bằng cách thiết lập các chính sách và quy định pháp luật khác nhau để bảo vệ
quyền lợi của các đối tác kinh tế và đảm bảo rằng các lợi ích của họ được công bằng hơn.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khan trong việc bảo đảm sự hài hòa các quan hệ lợi ích có
thể thấy rõ nhất là rất khó để xử lý hài hòa được mối quan hệ lợi ích cá nhân, lợi ích
nhóm và lợi ích xã hội. Ở trong bài này tôi sẽ đưa ra một số các biện pháp bản thân thấy
phù hợp để có thể đảm bảo sự hài hòa giữa các nhóm lợi ích trên.

Phần 1. Phân tích vai trò của lợi ích kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ
lợi ích kinh tế.

- Khái niệm: Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt
động kinh tế của con người. Lợi ích kinh tế phản ánh mục đích và động cơ của quan hệ
giữa các chủ thể kinh tế. Về biểu hiện lợi ích kinh tế: lợi nhuận (gắn với chủ doanh
nghiệp), thu nhập (gắn với người lao động). Lợi ích kinh tế giữ vai trò quan trọng nhất,
quyết định nhất, là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của mỗi con người nói riêng cũng
như xã hội nói chung. Lợi ích kinh tế là động lực cho các hoạt động kinh tế của sự phát
triển xã hội.
1. Vai trò của lợi ích kinh tế.
- Lợi ích kinh tế nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng đến sự quyết định của sự tồn tại
và phát triển của con người. Khi xã hội theo đuổi kịp lợi ích kinh tế, người lao động
không ngừng nổ lực làm việc để năng suất tăng lên, tay nghề có thể nâng cao hơn, cũng
như trình độ cũng phát triển. Có thể thấy các chủ doanh nghiệp không ngừng nghiên cứu,
để có thể cải tiến cách làm có thể tận dụng tốt nguồn lực, cải tiến sản phẩm dịch vụ, có
thể hướng tới thị hiếu người tiêu dùng.
- Vai trò của lợi ích kinh tế đối với các chủ thể kinh tế xã hội:
+ Trong nền kinh tế thị trường hoạt động kinh tế được biểu hiện vô cùng phong phú. Mặc
dù vậy, điểm chung của các hoạt động đó đều hướng tới lợi ích.
+ Lợi ích kinh tế là động lực vô cùng quan trọng tác động vào chủ thể và hoạt động kinh
tế - xã hội. Con người tiến hành các hoạt động kinh tế trước hết là đê thỏa mãn nhu cầu
về tiền bạc, của cãi, cái ăn cái mặc. Do nhu cầu ngày càng tăng nên con người phải cải
tiến năng cao trình độ để có thể đáp ứng được các nhu cầu mới của bản thân.

1
- Bên cạnh đó lợi ích kinh tế được thực hiện sẽ tạo ra những điều kiện về vật chất bổ trợ
cho sự hình thành và thực hiện lợi ích chính trị, lợi ích xã hội, lợi ích văn hoa của các chủ
thể xã hội. Lợi ích kinh tế mang tính khách quan và là động lực mạnh mẽ để phát triển
kinh tế – xã hội. Cho thấy lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế.

- Khái niệm: Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa người với người,

giữa con người với tổ chức kinh tế, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ phận nền kinh
tế, giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới nhằm xác lập mục tiêu các lợi ích kinh tế
trong mối liên hệ của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng.

2.1 Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.


- Số lượng và chất lượng hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu vật chất của con người.
Do đó, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng tăng cao để có thể đáp ứng
lợi ích kinh tế cho chủ thể càng nhiều. Quan hệ lợi ích kinh tế vì thế càng có nhiều cơ hội
thể thống nhất với nhau hơn.
2.2. Địa vị chủ thể.
- Có thể nói địa vị, vai trò của mỗi chủ thể tham gia vào hoạt động kinh tế chiếm vai trò
vô cùng quan trọng trong quá trình chia lợi tức giữa các chủ thể. Chúng ta có thể nhìn
nhận vấn đề này rõ nhất qua quan hệ sở hữu tư liệu sản xuát nó quyết định thẳng đến vị
trí và vai trò của mỗi chủ thể khi tham gia vào hoạt động kinh tế xã hội.

2.3. Chính sách phân phối thu nhập.


- Chính sách phân phối thu nhập của nhà nước làm thay đổi mức thu nhập và tương quan

thu nhập của các chủ thể kinh tế, khi thu nhập thay đổi thì phương thức và mức độ thõa
mãn các nhu cầu vật chất cũng thay đổi tức là lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế
giữa các chủ thể kinh tế cũng thay đổi.
2.4. Hội nhập kinh tế quốc tế.
- Hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến quan hệ lợi ích kinh tế bằng cách tạo ra những cơ
hội thị trường mới và mở rộng các mối liên kết thương mại giữa các quốc gia. Những lợi
ích kinh tế có thể: Tăng trưởng kinh tế, tạo ra việc làm cho người dân, tăng cường sức
cạnh tranh.

Phần 2. Bằng những dẫn chứng cụ thể, hãy làm rõ vai trò của nhà nước trong đảm
bảo hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam thời gian qua.

- Hài hòa lợi ích kinh tế hay còn được hiểu là sự thống nhất biện chứng giữa lợi ích kinh
tế của các chủ thể, trong đó nó hạn chế sự mâu thuẫn và thúc đẩy mạnh mẽ sự thống nhất.

2
1. Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích
của các chủ thể kinh tế.
- Các hoạt động kinh tế bao giờ cững diễn ra trong một môi trường nhất định. Môi trường
thuận lợi thì các hoạt động kinh tế mới hiệu quả và mới có thể mở rộng được. Chúng ta
có thể thấy được môi trường vĩ mô là một môi trường đặc biệt vì nó không thể tự hình
thành được mà phải do nhà nước tạo lập. Để có thể bảo vệ được lợi ích chính đáng của
các chủ thể kinh tế, đặc biệt là lợi ích của đất nước thì trước mắt Nhà nước cần: giữ vững
ổn định chính trị, xây dựng được môi trường pháp luật thông thoáng.
- Tiếp theo nhà nước có thể xây dựng kết cấu hạ tầng phù hợp với từng giai đoạn kinh tế.
- Tạo lập môi trường văn hóa phù hợp với nhu cầu của kinh tế thị trường
=> Tất cả những điều trên đều nhằm mục đích tạo ra môi trường thuận lợi. Theo số liệu
của Tổng cục Thống kê, năm 2022, nước ta có 148.500 doanh nghiệp đăng ký thành lập
mới, với tổng số vốn 1590,9 nghìn tỷ đồng, tăng 27,1% về số doanh nghiệp, giảm 1,3%
về số vốn đăng ký, với tổng số lao động là 51,7 triệu người, tăng 1,1 triệu người so với
năm 2021. Có thể thấy được Nhà nước đang đẩy mạnh tạo môi trường thuận lợi.
2. Điều hòa lợi ích giữa cá nhân – doanh nghiệp – xã hội.
- Để có thể điều hòa lợi ích giữa cá nhân – doanh nghiệp – xã hội Nhà nước cần phải có
các chính sách, trước hết là chính sách phân phối thu nhập nhằm đảm bảo hài hòa các lợi
ích kinh tế. Dễ thấy nhất là thuế thu nhập cá nhân: Thuế thu nhập cá nhân hướng tới việc
thu thuế các đối tượng có thu nhập cao. Từ đó một phần phân phối lại cho các đối tượng
có thu nhập thấp thông qua các chính sách phúc lợi xã hội, quỹ trợ cấp, bảo hiểm,...
- Việc thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội trong những năm qua
đã tạo lập những giá trị mới của xã hội. Đời sống của mỗi cá nhân không ngừng được
nâng lên: Trong giai đoạn (2016 - 2020), tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm ước đạt
khoảng 5,8%/năm. Riêng năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, GDP tăng
2,91%, nhưng vẫn thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
3. kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát
triển xã hội.
- Trong cơ chế thị trường, thu nhập từ các hoạt động bất hợp pháp như buôn lậu, làm
hàng giả, lừa đảo, tham nhũng… tồn tại khá phổ biến. Để chống lại các hình thức thu
nhập bất hợp pháp, bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế, trước hết phải có bộ máy nhà
nước liêm chính. Trong năm 2022, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra, xử lý 43.989
vụ vi phạm (tăng 6% so với cùng kỳ năm 2021); chuyển cơ quan điều tra 127 vụ việc có
dấu hiệu tội phạm. Thu nộp ngân sách nhà nước trên 490 tỷ đồng.
4. Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế.
- Nhà nước ta đã xây dựng những văn bản pháp luật, chính sách hỗ trợ và khuyến khích
doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia hoạt động kinh tế. Sử dụng
các cơ chế và công cụ giải quyết tranh chấp như trọng tài.

3
- Khi xung đột, mâu thuẫn xảy ra giữa các chủ thể kinh tế đặc biệt là: Đình công, bãi
công,... Cần có sự can thiệp của các cơ quan, tổ chức xã hội có liên quan để tìm ra giải
pháp ngăn chặn hòa giải tránh gây ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế.

Phần 3 Những biện pháp xử lý hài hòa mối quan hệ: lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và
lợi ích xã hội ở Việt Nam hiện nay.

- Khi bạn thực hiện lợi ích cá nhân theo đúng quy định của pháp luật sẽ góp phần phát
triển kinh tế thực hiện tốt các lợi ích kinh tế của xã hội. Nhưng khi bạn chỉ quan tâm đến
lợi ích cá nhân mà mặc kệ những quy định của pháp luật để thực hiện lợi ích cá nhân thì
bạn đang tạo ra những hoạt động kinh tế tiêu cực ảnh hưởng xấu trực tiếp tới lợi ích xã
hội.
- Các cá nhân hay tổ chức thực hiện hoạt động kinh tế trong cùng một lĩnh vực khi họ liên
kết, hợp tác với nhau để phát triển để tăng lợi ích cá nhân thì “lợi ích nhóm” được hình
thành. Nhưng nếu họ hoạt động không cùng lĩnh vực thì sẽ được gọi là “nhóm lợi ích”.
Cũng giống như trên nếu như “lợi ích nhóm” và “nhóm lợi ích” phù hợp và tạo ra sự phát
triển của “lợi ích xã hội” thì cần được tôn trọng và bảo vệ, tuy nhiên nếu nó gây tổn thất
làm tổn hại đến “lợi ích xã hội” thì cần phải ngăn chặn.
- Để xử lý hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội ở Việt
Nam hiện nay, chúng ta cần áp dụng một vài biện pháp sau đây:
+ Tăng cường hoạt động cải cách thể chế để tăng cường tính minh bạch và minh bạch
trong các hoạt động kinh tế, giúp tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng hơn với cơ
hội ngang bằng cho tất cả các cá nhân và doanh nghiệp.
+ Tăng cường việc giáo dục và đạo đức kinh tế cho người dân, hỗ trợ tăng cường trình độ
năng lực hoạt động kinh tế cho các doanh nghiệp và cá nhân.
+ Áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh và quản lý để tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển cùng với nâng cao năng lực cạnh tranh.
+ Xây dựng chính sách tài khóa thông minh, đảm bảo sự cân bằng giữa lợi ích cá nhân và
lợi ích xã hội, bằng cách phân bổ ngân sách cho các ngành, lĩnh vực mang tính chất phân
phối công bằng.
+ Tăng cường sự đồng thuận giá thành, thu hẹp khoảng cách giá cả giữa các khu vực và
lĩnh vực khác nhau, giúp giảm thiểu lợi ích cá nhân và tạo ra sự cân đối trong quan hệ lợi
ích kinh tế.

Phần 4 Vận dụng


- Có thể thấy được rằng lợi ích kinh tế mang lại cho chúng ta vô cùng nhiều lợi ích nếu
bạn có thể nhận thức và vận dụng vào trong các hoạt động kinh tế thì cũng đã nhìn thấy
được sự rõ nét về lợi ích kinh tế mang lại. Hãy bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất:

4
(*) Tập trung vào nhu cầu thực tế: Hãy tập trung vào những nhu cầu thực tế của mình và
không phí hoài tiền vào những thứ không cần thiết.
(**) Tận dụng các ưu đãi và chính sách hỗ trợ của chính phủ: Các chính sách đó như
thuế, giảm giá và bảo hiểm có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí và tăng thu nhập trong cuộc
sống.”

(***) Sản xuất và tiêu thụ bền vững: Sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm bền vững giúp
bảo vệ môi trường, tăng cường chất lượng giải trí, và giảm chi phí đầu tư cho việc sửa
chữa và bảo trì.
(****) Cùng nhau hợp tác để xây dựng phát triển ngành du lịch: Đây là một ngành quan
trọng trong việc thu hút những đối tác thương mại và tạo ra nhiều công việc mới cho
người dân địa phương.
=> Với các ví dụ trên, việc vận dụng lợi ích kinh tế vào đời sống càng trở nên quan trọng
hơn bao giờ hết.

Tài liệu tham khảo


1. Tài liệu HDOT KTCT Mác - Lênin (UEH- 2023)
2. Vai trò của nhà nước và thị trường trong giải quyết hài hòa lợi ích kinh tế ở
Việt Nam hiện nay. (2023b, February 24). Tạp Chí Tài Chính.
https://tapchitaichinh.vn/vai-tro-cua-nha-nuoc-va-thi-truong-trong-giai-quyet-hai-hoa-loi-
ich-kinh-te-o-viet-nam-hien-nay.html
3. Copyright(c) 2019 Acomm(http://www.acomm.com.vn). (n.d.). Kiên quyết đấu tranh

chống lợi ích nhóm | Tạp chí Tuyên giáo. https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/kien-

quyet-dau-tranh-chong-loi-ich-nhom-143144

4. A. (2022, December 26). Lợi ích kinh tế là gì? (Cập nhật mới nhất 2023). Luật ACC.

https://accgroup.vn/loi-ich-kinh-te-la-gi/

5
6

You might also like