You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

VIỆN ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC- LÊNIN

Giảng viên hướng dẫn: TS Hồ Quế Hậu

Sinh viên thực hiện: Thái Gia Bảo

MSSV: 31221025153

Mã học phần: KTCT 23D1POL51002442

Phòng học và buổi học: B2- 410 – 7H10

TP. Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 4 năm 2023.

1
MỤC LỤC
Mục lục..............................................................................................................................1
1. Phân tích vai trò của lợi ích kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích
kinh tế..........................................................................................................................2
2. Bằng những dẫn chứng cụ thể, hãy làm rõ vai trò của nhà nước trong đảm bảo hài
hòa các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam thời gian qua.......................................3
3. Bạn hãy đề xuất những biện pháp xử lý hài hòa mối quan hệ: lợi ích cá nhân, lợi
ích nhóm và lợi ích xã hội ở Việt Nam hiện nay.......................................................6

1
1. Phân tích vai trò của lợi ích kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi
ích kinh tế
1.1. Phân tích vai trò của lợi ích kinh tế
1.1.1. Khái niệm lợi ích kinh tế
Lợi ích kinh tế là những lợi ích vật chất cụ thể có được sau khi con người
thực hiện các hoạt động kinh tế.
1.1.2. Vai trò của lợi ích kinh tế
Lợi ích kinh tế có hai vai trò chính:
+ Là động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt động kinh tế- xã hội. Trong đó, mọi
chủ thể kinh tế đều phải hành động để tăng giá trị thu nhập nhằm đảm bảo lợi ích
kinh tế của mình, bởi trong kinh tế thị trường, để thoả mãn nhu cầu, cần phải có thu
nhập. Thu nhập càng cao, phương thức, mức độ thoả mãn nhu cầu càng tốt. Đồng
thời, họ còn phải tích cực tham gia vào các hoạt động kinh tế nhằm đóng góp giá trị
và sự phát triển chung của nền kinh tế- xã hội.
+ Là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác. Các lợi ích chính trị, lợi ích xã
hội, lợi ích văn hóa của các chủ thể xã hội sẽ được thúc đẩy thông qua lợi ích kinh
tế.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế
1.2.1. Khái niệm quan hệ lợi ích kinh tế
Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa các chủ
thể kinh tế nhằm mục tiêu xác lập các lợi ích kinh tế trong mối liên hệ với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương
ứng của một giai đoạn phát triển xã hội nhất định.
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế
Có 4 nhân tố chính ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế:
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: Là phương thức và mức độ
thỏa mãn các nhu cầu vật chất của con người, lợi ích kinh tế giữa các
chủ thể ngày càng phát triển tốt hơn nếu trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất tăng. Một ví dụ cụ thể hiện nay về trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất đối với quan hệ lợi ích kinh tế là ảnh hưởng của
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên các nền kinh tế trên thế giới.
Trong cuộc cách mạng này, lực lượng sản xuất đang sử dụng các công
nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, robot học, IoT, blockchain, và big
data để nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu thời gian sản xuất và
giảm chi phí sản xuất. Điều này dẫn đến lợi ích kinh tế cho các nhà sản
xuất và người tiêu dùng thông qua việc giảm giá thành, tăng năng suất,
tăng chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
- Địa vị của chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội: Quan hệ sở
hữu về tư liệu sản xuất quyết định quan hệ lợi ích kinh tế. Ví dụ như
các ngân hàng lớn như JPMorgan Chase, Goldman Sachs và Citigroup
cũng là những chủ thể quan trọng trong hệ thống quan hệ sản xuất xã
hội hiện nay. Những ngân hàng này không chỉ cung cấp dịch vụ tài
chính cho các doanh nghiệp và cá nhân, mà còn đóng vai trò quan

2
trọng trong việc ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của các nước và
toàn cầu.
- Chính sách phân phối thu nhập của nhà nước: Chính sách phân phối
thu nhập của nhà nước làm thay đổi mức thu nhập và mức tương quan
thu nhập, theo đó, lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế cũng thay
đổi.
- Hội nhập kinh tế quốc tế: Việc hội nhập kinh tế quốc tế sẽ có những
tác động có thể là tích cực hoặc tiêu cực đến lợi ích kinh tế của các chủ
thể.
2. Bằng những dẫn chứng cụ thể, hãy làm rõ vai trò của nhà nước trong đảm bảo
hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam thời gian qua.
Hài hòa các lợi ích kinh tế là sự thống nhất biện chứng giữa lợi ích kinh tế của các
chủ thể, trong đó mặt mâu thuẫn được hạn chế, tránh được va chạm, xung đột, ngược
lại, mặt thống nhất được tạo điều kiện cho phát triển, làm động lực thúc đẩy các hoạt
động kinh tế.
Đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế là cách nhà nước can thiệp vào các
quan hệ lợi ích kinh tế bằng các công cụ giáo dục, pháp luật, hành chính, kinh tế...
với mục đích hạn chế những mâu thuẫn và tăng sự thống nhất trong lợi ích kinh tế.
Nhà nước có bốn vai trò chính trong việc đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế
ở Việt Nam thời gian qua:
- Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi
ích của các chủ thể kinh tế:
“Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2022, nước ta có 148.500 doanh
nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn 1590,9 nghìn tỷ đồng, tăng
27,1% về số doanh nghiệp, giảm 1,3% về số vốn đăng ký, với tổng số lao
động là 51,7 triệu người, tăng 1,1 triệu người so với năm 2021. Bên cạnh đó,
việc kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19, kết hợp chống dịch với phát triển
kinh tế của nước ta hiện nay cũng tạo ra môi trường thuận lợi để đầu tư hơn
nhiều nước trong khu vực và trên thế giới...”(Theo tạp chí tài chính). Những
điều này là thành quả của việc nhà nước giữ vững sự ổn định chính trị. Khi
đấy, các nhà đầu tư nước ngoài có thể yên tâm đầu tư. Đồng thời, ví dụ trên
còn thể hiện sự nỗ lực của nhà nước trong việc xây dựng hệ thống pháp luật
để vừa có thể bảo vệ được lợi ích quốc gia, vừa có thể tuân thủ các chuẩn
mực và thông lệ quốc tế.
Theo số liệu của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), đầu tư cho cơ sở hạ
tầng ở cả hai nhánh Nhà nước và tư nhân của Việt Nam đang đạt khoảng
5,7% GDP trong những năm gần đây, cao nhất trong khu vực Đông Nam Á và
đứng thứ hai tại châu Á sau Trung Quốc. Điều này lại chứng minh được rằng
nhà nước ta đang đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng của nền
kinh tế, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích của các chủ
thể.
Những ví dụ trên đã thể hiện được nhà nước ta đã làm tốt vai trò bảo vệ lợi
ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích các chủ
thể kinh tế trong việc đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích.

3
- Điều hòa lợi ích giữa cá nhân- doanh nghiệp- xã hội:
Theo Tổng cục thống kê, “trong giai đoạn 2016-2020 cho thấy, bất bình đẳng
thu nhập tại nước ta biến động không nhiều, giảm từ 0,431 xuống 0,373 và
nằm trong ngưỡng an toàn, hiệu quả, phù hợp cho mục tiêu tăng trưởng cao”
và “Năm 2016 hệ số GINI ở khu vực thành thị là 0,391 giảm còn 0,325 năm
2020, chỉ số này tương ứng ở khu vực nông thôn là 0,408 và 0,373”. Điều
này đã chứng minh được sự hiệu quả trong chính sách phân phối thu nhập
nhằm bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế của nhà nước. Và dù trong đại dịch
Covid 19 xảy ra gần đây, “nước ta vẫn đạt mức tăng trưởng thuộc nhóm cao
nhất thế giới với mức tăng 2,91%” ( Tổng cục thống kê). Thành tựu về kinh
tế này đã nâng cao chất lượng cuộc sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội.

Bảng hệ số GINI giai đoạn 2016-2020 (Tổng cục Thống kê)

Bảng chênh lệch giữa nhóm thu nhập thấp nhất và nhóm thu nhập cao
nhất giai đoạn 2016-2020 (Tổng cục Thống kê)
Hai bảng trên đã cho thấy rằng nước ta đã luôn nỗ lực trong việc ngăn chặn
sự chênh lệch thu nhập quá đáng giữa những nhóm thu nhập và những vùng.
Đồng thời, chấp nhận được sự chênh lệch thu nhập giữa những chủ thể kinh
tế với nhau là một điều khách quan.
Nhà nước ta cũng đang đẩy mạnh phát triển lực lượng sản xuất, khoa học-
công nghệ để nâng cao thu nhập cho các chủ thể kinh tế. Theo TS. Lê Xuân

4
Định, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ viết trên trang Tạp chí cộng
sản, “nguồn lực tài chính từ xã hội cho khoa học - công nghệ tăng mạnh. Tỷ
trọng đầu tư giữa Nhà nước và doanh nghiệp được cải thiện theo chiều
hướng tích cực. Nếu 10 năm trước đây, kinh phí hoạt động khoa học - công
nghệ chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước (chiếm khoảng 70% - 80% tổng
đầu tư cho khoa học - công nghệ), thì nay đầu tư từ ngân sách nhà nước và từ
doanh nghiệp đã tương đối cân bằng, với tỷ lệ tương ứng là 52% và 48%”, sự
đầu tư về công nghệ đã giúp nước ta đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh
vực khác nhau, rõ ràng nhất là ở lĩnh vực nông nghiệp “khoa học - công nghệ
đóng góp trên 30% giá trị gia tăng của ngành và 38% trong sản xuất giống
cây trồng, vật nuôi, góp phần đưa Việt Nam vào nhóm các nước xuất khẩu
hàng đầu thế giới về gạo, cà-phê, hồ tiêu, cao su, điều nhân...”
- Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự
phát triển xã hội:
“Trong giai đoạn 2016 - 2020, nước ta đã đạt được những thành tựu hết
sức nổi bật. Kết quả giảm nghèo đạt và vượt mục tiêu, chỉ tiêu Quốc hội,
Chính phủ giao. Hộ nghèo từ 9,88% năm 2015 (năm đầu kỳ) giảm xuống còn
2,75% năm 2020 (năm cuối kỳ), trong 05 năm giảm bình quân 1,43%/năm
(chỉ tiêu: giảm 01% - 1,5%/năm); hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm bình quân
04%/năm (chỉ tiêu: giảm 03% - 04%/năm); hộ nghèo ở các huyện nghèo
giảm bình quân 5,4%/năm (chỉ tiêu: giảm 04%/năm)”, “Trong 09 tháng đầu
năm 2021, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 4 cấp đã vận động Quỹ “Vì người
nghèo” và an sinh xã hội được trên 2.570 tỉ đồng, trong đó Quỹ “Vì người
nghèo” trên 619 tỉ đồng, an sinh xã hội trên 1.951 tỉ đồng; thực hiện hỗ trợ
xây dựng và sửa chữa được 13.250 nhà Đại đoàn kết, giúp đỡ người nghèo
các địa phương không phải thực hiện giãn cách xã hội, phát triển sản xuất và
giúp các cháu học sinh phương tiện để học tập trực tuyến; hàng triệu lượt
người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được khám chữa bệnh,
được tiêm vắc xin phòng, chống dịch Covid-19” theo Tạp chí Quốc phòng
toàn dân. Hai thành tựu trên đã cho thấy được sự hiệu quả trong việc thực
hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo, cũng như đẩy mạnh các hoạt động
nhân đạo, giúp đỡ người nghèo của nhà nước ta. Ngoài ra, còn nhiều thành
tựu khác về tạo cơ hội tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển, hưởng thụ
các dịch vụ xã hội cơ bản, vận động toàn dân tham gia các hoạt động đền ơn
đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn…
Các chính sách khuyến khích người dân làm giàu hợp pháp cũng đã phát huy
tác dụng. Nhiều hộ dân đã gặt hái được thành công trong lĩnh vực nông
nghiệp trong nhiều tỉnh thành, đấy cũng chính là nhờ sự tuyên truyền, giáo
dục của nhà nước với mục đích nâng cao nhận thức, hiểu biết về phân phối
thu nhập cho các chủ thể kinh tế- xã hội.
Nhà nước cũng đã áp dụng nhiều biện pháp để xây dựng bộ máy nhà nước
liêm chính, có cơ chế kiểm soát thu nhập nhằm chống các hình thức thu nhập
bất hợp pháp, đảm bảo hài hòa các lợi ích kinh tế.
- Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế

5
“Trong năm 2022, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra, xử lý 43.989 vụ
vi phạm (tăng 6% so với cùng kỳ năm 2021); chuyển cơ quan điều tra 127 vụ
việc có dấu hiệu tội phạm. Thu nộp ngân sách nhà nước trên 490 tỷ đồng
(tăng 14% so với cùng kỳ năm 2021). Trị giá hàng tịch thu gần 96 tỷ đồng, trị
giá hàng hóa áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy hơn 19 tỷ
đồng. Để vai trò của thị trường trong giải quyết hài hòa các lợi ích kinh tế
được phát huy một cách hiệu quả, Nhà nước còn can thiệp để tránh những
tác động tự phát có hại của thị trường, như: quản lý những tác động ngoại
lai, điều tiết độc quyền, bảo hiểm xã hội…”. Điều này đã cho thấy nhà nước
phát huy được chức năng của mình trong việc phát hiện và giải quyết kịp thời
trong việc giải quyết các mâu thuẫn trong các quan hệ lợi ích kinh tế theo
nguyên tắc có sự tham gia của các bên liên quan, có nhân nhượng và phải đặt
lợi ích đất nước lên hàng đầu.
Những ví dụ trên đã cho thấy rằng nhà nước ta luôn đảm bảo vai trò của mình trong
việc đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế.
3. Bạn hãy đề xuất những biện pháp xử lý hài hòa mối quan hệ: lợi ích cá nhân,
lợi ích nhóm và lợi ích xã hội ở Việt Nam hiện nay
- Đưa ra các chính sách và pháp luật cho phù hợp với các mối quan hệ: Luật pháp
cũng như các chính sách phải đảm bảo các quyền và lợi ích của cả cá nhân, nhóm
và xã hội. Ngoài ra, cần tăng cường giám sát và có các biện pháp ngăn chặn các
hành vi vi phạm pháp luật để đảm bảo sự công bằng trong xử lý các tranh chấp
lợi ích.
- Khuyến khích hợp tác và chia sẻ lợi ích: Khuyến khích các bên hợp tác và chia sẻ
lợi ích giữa nhau để đạt được kết quả tốt nhất cho cả các cá nhân, nhóm và xã
hội. Việc này cần được thực hiện thông qua các thỏa thuận và hợp đồng rõ ràng
và minh bạch.
- Đẩy mạnh tư tưởng đoàn kết: Tư tưởng đoàn kết là một trong những giá trị quan
trọng của một xã hội, giúp cho các cá nhân, nhóm có thể hiểu và tôn trọng các
giá trị của nhau, đảm bảo sự hài hòa trong các mối quan hệ giữa các lợi ích, tạo
ra sự đa dạng và giàu có cho cộng đồng.
- Khuyến khích cá nhân thực hiện lợi ích chính đáng của mình đồng thời bảo đảm
lợi ích xã hội: tích cực khuyến khích mỗi cá nhân tích cực vươn lên trong học
tập, lao động, sản xuất - kinh doanh, lập thân, lập nghiệp bằng nhiều cơ chế,
chính sách cụ thể, nhất là trong khởi nghiệp nhằm huy động tối đa các nguồn lực
cho sự phát triển. Thông qua các biện pháp giáo dục - đào tạo, tuyên truyền, các
hoạt động thực tiễn phong phú để họ thấy rằng, để thỏa mãn các nhu cầu, lợi ích
của bản thân, trước hết cần có sự cố gắng, rèn luyện, cần cù, vượt khó vươn lên,
tích cực lao động, đóng góp cho xã hội; đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực,
vi phạm các lợi ích chính đáng của bản thân từ các chủ thể khác; loại bỏ tư tưởng
tự mãn, ỷ lại; có cái nhìn tích cực về các vấn đề của xã hội, tìm ra những cơ hội
cho sự phát triển của mỗi cá nhân.

You might also like