You are on page 1of 5

II. Vai trò nhà nước trong bảo đảm hài hòa các quan hệ lợi ích.

Hài hòa các lợi ích kinh tế là sự thống nhất biện chứng giữa lợi ích kinh tế của các
chủ thể, trong đó mặt mâu thuẫn được hạn chế, trách được va chạm, xung đột; mặt
thống nhất được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển cá chiều rộng và chiều sâu, từ
đó tạo động lực thúc đẩy các hoạt động kinh tế, góp phần thực hiện tốt hơn các lợi ích
kinh tế, đặc biệt là lợi ích xã hội.
Để có sự hài hòa giữa các lợi ích kinh tế chỉ có kinh tế thị trường là không đủ vì các
lợi ích kinh tế luôn vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau, mà cần có sự can thiệp
của nhà nước. Bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế là sự can thiệp của nhà nước vào
các quan hệ lợi ích kinh tế bằng các công cụ giáo dục, pháp luật, hành chính, kinh tế...
nhằm gia tăng thu nhập cho các chủ thể kinh tế; hạn chế mâu thuẫn, tăng cường sự
thống nhất; xử lý kịp thời khi có xung đột.
1. Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi
ích của các chủ thể kinh tế
● Các hoạt động kinh tế bao giờ cũng cũng diễn ra trong một môi trường nhất
định.
- hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá → diễn ra trong môi trường như siêu thị,
chợ, sàn thương mại điện tử.
- hoạt động đầu tư → diễn ra ở môi trường như thị trường vốn, bất động sản,
chứng khoán.
⇒ Môi trường càng thuận lợi, các hoạt động kinh tế cảng hiệu quả và không ngừng
mở rộng.
● Môi trường vĩ mô thuận lợi không tự hình thành, mà phải được nhà nước tạo
lập qua hành lang pháp lý là pháp luật. Vai trò của nhà nước được thể hiện ở
chỗ:
- Giữ vững, ổn định chính trị → để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các nhà đầu
tư trong nước và ngoài nước rất yên tâm khi tiến hành đầu tư.
- Môi trường pháp luật thông thoáng → bảo vệ được lợi ích chính đáng của các
chủ thể kinh tế trong và ngoài nước, đặc biệt là lợi ích của đất nước. Đặc biệt
phải tuân thủ các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
vd: tại VN luật quy định các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị
quốc hữu hoá → điều này khá thông thoáng, tạo niềm tin cho các chủ thể đầu
tư. Một số nước quy định trong 1 số trường hợp sẽ quốc hữu hoá và đền bù một
khoản xứng đáng.
- xây dựng kết cấu hạ tầng của nền kinh tế → gồm hệ thống đường bộ, đường
sắt, đường sông, đường hàng không...; hệ thống cầu cống; hệ thống điện, nước;
hệ thống thông tin liên lạc...).
- tạo lập môi trường văn hóa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường →
Đó là môi trường trong đó con người năng động, sáng tạo; tôn trọng kỷ cương,
pháp luật; giữ chữ tín...
⇒ tất cả những điều trên đều hướng tới mục đích tạo lập môi trường thuận lợi nhất
cho các chủ thể kinh tế cùng phát triển.
2. Điều hòa lợi ích giữa cá nhân - doanh nghiệp - xã hội
● Trong kinh tế thị trường thì do mâu thuẫn về lợi ích kinh tế và tác động của các
quy luật thị trường như quy luật cạnh tranh nên sự phân hóa về thu nhập giữa
các tầng lớp dân cư là tất yếu, sẽ có bộ phận dân cư có thu nhập cao nhưng
ngược lại sẽ có bộ phận dân cư thu nhập thấp, sự phân hóa xã hội thái quá →
có thể dẫn đến căng thẳng thậm chí là xung đột xã hội, sự phân tầng giai cấp
xuất hiện và kéo theo hệ lụy là đấu tranh giai cấp
⇒ vì vậy nhà nước cần phải có các chính sách phân phối thu nhập nhằm đảm
bảo hài hòa các lợi ích kinh tế.
- ví dụ như:
+ Chính sách thuế thu nhập cá nhân → hướng tới việc thu thuế các đối
tượng có thu nhập cao, khoản thuế sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước
từ đó một phần được phân phối lại cho các đối tượng có thu nhập thấp
thông qua các quỹ phúc lợi xã hội, quỹ trợ cấp, bảo hiểm… chính vì vậy
thuế thu nhập cá nhân là một trong những giải pháp để điều hoà, phân
hoá thu nhập → thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các bộ phận dân
cư với nhau.
+ Chính sách tiền lương tối thiểu mức tiền lương tối thiểu → được áp
dụng phạm vi cho các tổ chức cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh. Ở
Việt Nam hiện nay thì được chia thành bốn khu vực khác nhau ý nghĩa
của tiền lương tối thiểu là nhằm tạo ra lưới an toàn bảo vệ người lao
động giảm bớt sự nghèo đói, phòng ngừa xung đột giữa chủ và thợ làm
ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.

● Tuy nhiên phân phối thu nhập không chỉ phụ thuộc vào quan hệ sở hữu mà còn
phụ thuộc vào sản xuất tức là phụ thuộc vào kết quả, số lượng, chất lượng hàng
hóa dịch vụ → do đó về vấn đề sâu xa để điều hòa lợi ích kinh tế giữa các chủ
thể kinh tế là làm thế nào để phát triển mạnh mẽ lực lượng phát triển qua công
nghệ để nâng cao thu nhập cho các chủ thể kinh tế ngày càng đi lên, ngân sách
nhà nước dồi dào hơn, đời sống của mọi tầng lớp dân cư đều được cải thiện thì
vấn đề đấu tranh xung đột lợi ích kinh tế có thể được giảm đi rất nhiều.

3. Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự
phát triển xã hội

● Lợi ích kinh tế được thực hiện qua kết quả phân phối thu nhập như: tiền lương,
tiền thưởng, phân phối thu nhập công bằng hợp lý
- ví dụ như: trả công theo năng lực, theo thành quả lao động sẽ góp phần quan
trọng bảo đảm hài hòa lợi ích kinh tế, qua đó tạo động lực thúc đẩy kinh tế thúc
đẩy xã hội phát triển.
⇒ Bởi vậy Nhà nước phải tích cực chủ động thực hiện công bằng trong việc
phân phối thu nhập.
+ Trước hết nhà nước cần chăm sóc đời sống vật chất của mọi nhân dân,
mọi người dân người dân phải đạt được mức sống tối thiểu nhà nước cần
đưa ra các chính sách xã hội như: xóa đói giảm nghèo, ưu đãi xã hội ở từ
thiện và các chính sách khuyến khích làm giàu hợp pháp.
+ Để lợi ích kinh tế thực sự là động lực của các hoạt động kinh tế thì các
chủ thể kinh tế cần phải có nhận thức và hành động đúng trong lĩnh vực
phân phối thu nhập, cần phải hiểu được các nguyên tắc phân phối của
kinh tế trường → Vì thế việc tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức
hiểu biết về phân phối thu nhập cho các chủ thể kinh tế xã hội là điều rất
cần thiết.
● Trong kinh tế thị trường không tránh khỏi có những thu nhập từ những hoạt
động bất hợp pháp như buôn lậu, làm hàng giả hàng nhái lừa đảo làm tổn hại
đến lợi ích của các chủ thể làm ăn chân chính.
⇒ Để chống các hình thức thu nhập bất hợp pháp, bảo đảm hài hòa các lợi ích
đòi hỏi phải có bộ máy nhà nước liên minh, liêm chính phải có hiệu lực, nhà
nước phải kiểm soát được thu nhập của công dân, thực hiện công khai, minh
bạch mọi cơ chế chính sách thực hiện mọi công dân, mọi chủ thể kinh tế đều
bình đẳng trước pháp luật. Cùng với đó việc nâng cao hiệu lực hiệu quả của
hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm ngăn chặn các hình thức thu
nhập bất hợp pháp để khắc phục những bất cập và thực hiện công bằng xã hội.
4. Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế
● Mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế là khách quan, nếu không được giải quyết
thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến động lực của các hoạt động kinh tế
- ví dụ: mâu thuẫn dẫn đến biểu tình đập phá nhà máy hay những mâu thuẫn của
những người lao động với nhau do trả công không công bằng → có thể tạo ra
sự căng thẳng ảnh hưởng đến năng suất lao động.
⇒ Do đó khi mâu thuẫn phát sinh cần phải được giải quyết kịp thời
+ cơ quan chức năng của nhà nước phải thường xuyên quan tâm đến việc
phát hiện mâu thuẫn và chuẩn bị chu đáo các giải pháp để giải quyết
mâu thuẫn
+ nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế phải có sự tham
gia của các bên liên quan, có nhân nhượng và quan trọng nhất và đặt lợi
ích của đất nước lên trên hết.
+ Ở Việt Nam nếu xảy ra mâu thuẫn lợi ích kinh tế giữa người lao động
với người sử dụng lao động thì trước hết tổ chức hòa giải phải can thiệp
kịp thời nếu không sẽ cần đến vai trò của trọng tài và Tòa án kinh tế.
Nhưng điều quan trọng cuối cùng cần hướng đến đó là đảm bảo hài hòa
công bằng lợi ích kinh tế của các bên liên quan.
Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=BauRn7pBqrg
Giáo trình Tr 133-137

You might also like