You are on page 1of 9

1.

Khái niệm lợi ích kinh tế, bản chất và biểu hiện của lợi ích kinh tế
- Lợi ích là nhu cầu đã được chủ thể nhận thức và trở thành động lực
bên trong thôi thúc chủ thể của nhu cầu hoạt động nhằm thỏa mãn nhu
cầu đó. Lợi ích chính là việc thỏa mãn nhu cầu của con người.

- Tuy nhiên không phải nhu cầu nào cũng là lợi ích, chỉ những nhu cầu được
chủ thể nhận thức, trở thành động lực thúc đẩy chủ thể hành động nhằm
thỏa mãn nhu cầu, thì nhu cầu đó mới là lợi ích. Chủ thể không thỏa mãn
được nhu cầu  Không đạt được lợi ích; ngược lại, khi nhu cầu của
chủ thể được đáp ứng  Đạt được lợi ích.
- Nhu cầu có 2 loại:
+ Nhu cầu vật chất: Nhu cầu về ăn mặc, nhà ở, phương tiện đi lại...
+ Nhu cầu tinh thần: Nhu cầu về giải trí, nhu cầu về tình yêu...
 Lợi ích cũng có 2 loại là lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần.
- Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh
thần đóng vai trò quyết định với hoạt động của con người.
Ví dụ: Trong nạn đói năm 1945, nhu cầu về lương thực, thực phẩm (Nhu
cầu vật chất) sẽ quan trọng hơn là nhu cầu về giải trí (Nhu cầu tinh thần).

Ngày nay, nhu cầu về làm đẹp, giao tiếp, giải trí đôi khi được đề cao hơn
nhu cầu về ăn uống.

- Như vậy, lợi ích luôn mang tính lịch sử tùy thuộc vào trình độ phát triển xã
hội, điều kiện sống và nhu cầu của chủ thể trong từng giai đoạn.
- Nhưng xem xét một cách tổng thể thì LỢI ÍCH VẬT CHẤT đóng vai
trò quyết định thúc đẩy hoạt động của cá nhân, xã hội.
- Lợi ích kinh tế là những nhu cầu vật chất được chủ thể nhận thức và
trở thành động lực thúc đẩy chủ thể tham gia vào hoạt động kinh tế 
thỏa mãn nhu cầu đó.
- Ví dụ: Đối với hoạt động kinh tế khai thác than, than chính là lợi ích kinh tế
mà người công nhân khai thác được.

Trong hoạt động buôn bán trong thị trường, lợi nhuận chính là lợi ích kinh
tế mà các thương nhân thu được.

- Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, nhưng không phải mọi lợi ích vật chất là
lợi ích kinh tế.
1. Bản chất, biểu hiện của lợi ích kinh tế
a. Bản chất
Lợi ích kinh tế phản ánh mục đích và động cơ của các quan hệ giữa
các chủ thể trong nền sản xuất xã hội.
VD: Trong hoạt động đánh bắt cá của người ngư dân, sản lượng thủy sản
là lợi ích kinh tế, trong quá trình sản xuất, bản thân người ngư dân phải
liên kết với các chủ thể khác nhau như các hiệp hội về đánh bắt cá, các
doanh nghiệp, chợ đầu mối để buôn bán thủy hải sản...Nhưng tất cả đều
hướng tới lợi ích kinh tế.

Lợi ích kinh tế phản ánh bản chất xã hội trong từng giai đoạn lịch sử
VD: Hoạt động đánh bắt cá trong thời bao cấp, lợi ích kinh tế tư nhân gắn
liền với tập thể (sở hữu tập thể), trong khi đó trong thời kì kinh tế thị
trường, lợi ích kinh tế độc lập, tách rời (sở hữu tư nhân)
b. Biểu hiện
Gắn với mỗi chủ thể kinh tế khác nhau là các lợi ích kinh tế khác
nhau
 Do quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất quyết định

2.Khái niệm quan hệ lợi ích kinh tế; sự thống nhất và mâu thuẫn
trong các quan hệ lợi ích kinh tế; các nhân tố ảnh hưởng đến quan
hệ lợi ích kinh tế
A, khái niệm
là sự thiết lập những tương tác giữa các chủ thể kinh tế nhằm mục tiêu xác lập các
lợi ích kinh tế trong mối liên hệ với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và
kiến trúc thượng tầng tương ứng của một giai đoạn phát triển xã hội nhất định. Đó
là mối quan hệ giữa những người sử dụng lao động và người lao động, giữa chính
họ với nhau.
Ví dụ: lợi ích kinh tế của doanh nghiệp gắn liền với lợi ích kinh tế của nhà nước.
Được thể chế hóa thông qua quản lý của nhà nước, pháp luật, thuế, chính sách
phát triển của chính phủ. Lợi ích kinh tế của doanh nghiệp tác động tích tực tới lợi
ích kinh tế của nhà nước. Cụ thể là giúp cho ngân sách nhà nước đảm bảo. Từ đó
tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

B, Sự thống nhất:
 Lợi ích của chủ thể này được thực hiện thì lợi ích của chủ thể khác cũng
trực tiếp hoặc gián tiếp được thực hiện
 Các chủ thể kinh tế hoạt động vì mục tiêu chung
Ví dụ: Nếu doanh nghiệp có lợi nhuận, thực hiện được các lợi ích kinh tế
của mình thì người lao động có việc làm có tiền lương.
Người lao động càng tích cực làm việc thì lợi ích kinh tế của họ được thực
hiện thông qua tăng lương hoặc có tiền thưởng công ty cũng có thể tạo
điều kiện cho người công nhân học hỏi nâng cao trình độ tay nghề để tạo
ra những sản phẩm chất lượng làm gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp
Sự mâu thuẫn:
 Vì các chủ thể có những lợi ích kinh tế khác nhau nên khi chạy theo lợi ích
của mình, phương thức mà chủ thể chọn để thực hiện lợi ích kinh tế có thể
thiệt hại lợi ích kinh tế của người khác.
Ví dụ: Vì lợi ích của doanh nghiệp mình nên họ có thể vi phạm pháp luật như buôn
lậu, trốn thuế,.... làm lợi ích kinh tế của người tiêu dùng bị tổn hại.
Thuế giảm có thể làm lợi nhuận của doanh nghiệp tăng.
Tăng lương của công nhân thì lợi nhuận của doanh nghiệp giảm.

->Khi các mâu thuẫn lợi ích thì đó là nguồn góc của các xong đột xã hội nên cần
điều hòa
C, Các nhân tố ảnh hưởng
 Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: gồm người lao động và tư liệu
sản xuất.
Ví dụ: Sau hơn 30 năm đổi mới, nhờ được áp dụng các khoa học công nghệ
hiện đại mà làm cho năng suất lao động tăng vượt bậc, khối lượng sản phẩm
làm ra ngày càng nhiều và có chất lượng cao. Cũng nhờ sự phát triển của công
cụ sản xuất, nền kinh tế nước ta đang có sự chuyển dịch lớn mạnh về cơ cấu
kinh tế.
Năm 1986 GDP 8 tỷ USD
Năm 2022 GDP đạt 406 tỷ USD, tăng khoảng 50 lần

 Địa vị của chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất


Trong 1 doanh nghiệp có rất nhiều chủ thể tham gia có thể là giám đốc,
nhân viên,... do sự khác nhau về sự sở hữu tư liệu sản xuất nên chức vụ của
các chủ thể là khác nhau dẫn dến mức thu nhập cũng khác nhau.

 Chính sách phân phối thu nhập của nhà nước


Làm thay đổi mức thu nhập và tương quan thu nhập của các chủ thể kinh tế
thông qua nhiều loại chính sách và công cụ. Khi mức thu nhập và tương
quan thu nhập thay đổi, tức là lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế giữa
các chủ thể cũng thay đổi.
Ví dụ về mức lương của 4 vùng: vùng I là 4.960.000 đồng/tháng, vùng II là
4.410.000 đồng/tháng, vùng III là 3.860.000 đồng/tháng, vùng IV là
3.450.000 đồng/tháng.
Mức lương tối thiểu nêu trên tăng từ 200.000 đồng - 280.000 đồng (tương
ứng tỷ lệ bình quân 6%) so với mức lương tối thiểu hiện hành.

 Hội nhập kinh tế quốc tế:


Gia tăng lợi ích kinh tế từ thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế. Đất nước có
thể phát triển nhanh hơn nhưng cũng phải đối mặt với các nguy cơ cạn kiệt
tài nguyên, ô nhiễm môi trường,… Có tác động mạnh và đa chiều đến lợi ích
kinh tế của các chủ thể.
Ví dụ: Xuất nhập khẩu gia tăng. Tính chung quý I/2024, tổng kim ngạch
xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ
năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%.

You might also like