You are on page 1of 5

5.3.

1 LỢI ÍCH KINH TẾ


1. Lợi ích kinh tế
Lợi ích: là hoạt động để thỏa mãn nhu cầu của con người
Bao gồm: lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần
+ Lợi ích vật chất: ăn, mặc, chỗ ở, phương tiện di chuyển, …

Nạn đói năm 1945


+ Lợi ích tinh thần: tôn trọng, yêu thương, bảo vệ, vui vẻ, giải trí, ngưỡng mộ,
giao tiếp, …

Nhu cầu được nổi tiếng


● Xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của con người và đời sống xã
hội thì lợi ích vật chất đóng vai trò chủ chốt thúc đẩy các hoạt động của các
cá nhân, xã hội.
Lợi ích kinh tế: là lợi ích vật chất, lợi ích thu được từ các hoạt động kinh tế của
con người.

Đánh bắt cá

Hoạt động buôn bán hàng hóa


Về bản chất của lợi ích kinh tế: lợi ích kinh tế phản ánh mục đích và động cơ của
các chủ thể kinh tế.

● Dù cho các chủ thể kinh tế có khác nhau về tính chất công việc nhưng động
cơ của họ đều hướng tới lợi ích kinh tế.
Về biểu hiện của lợi ích kinh tế: ta thấy rằng gắn với mọi chủ thể kinh tế khác
nhau là những lợi ích kinh tế cũng khác nhau. Thường được biểu hiện bằng cách
hình thức thu nhập như tiền công, tiền lương, tiền lãi, lợi tức, …

Chủ thể doanh nghiệp


Ngân hàng cho vay

● Lợi ích kinh tế của các chủ thể kinh tế sẽ do quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất
quyết định
2. Vai trò của lợi ích kinh tế
Thứ nhất, lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể kinh tế và hoạt động
kinh tế-xã hội.
Thứ hai, lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của các lợi ích khác.

● Mọi sự vận động của lịch sử, dù dưới hình thức như thế nào, xét đến cùng,
đều xoay quanh vấn đề lợi ích, mà trước hết là lợi ích kinh tế.
Ví dụ: Sự xuất hiện của máy móc và công nghệ mới trong thế kỷ 18 và 19 đã
thay đổi hoàn toàn cách mà sản xuất và làm việc được thực hiện. Sự vận động
này có mục tiêu tối ưu hóa hiệu suất sản xuất và tạo ra lợi ích kinh tế đáng kể
cho các chủ sở hữu tài sản và doanh nhân. Nó đã dẫn đến sự biến đổi của xã hội
và cuộc cách mạng công nghiệp cũng có thể được xem là một ví dụ điển hình
cho việc lợi ích kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự vận động lịch sử.

● Lợi ích kinh tế được thực hiện sẽ tạo điều kiện vật chất cho sự hình thành
và thực hiện các lợi ích chính trị, lợi ích văn hóa, lợi ích xã hội…
Ví dụ: Xây dựng những cơ sở hạ tầng mới ở các vùng nông thôn. Điều này giúp
cho lợi ích kinh tế tăng như việc tăng khả năng thu nhập cho người dân, thu hút
khác du lịch và các chủ doanh nghiệp đến đầu tư. Tương tự như lợi ích chính
trị, sự nâng cao chất lượng cuộc sống làm tăng lòng tin của người dân địa
phương vào chính quyền và tạo sự ủng hộ. Lợi ích văn hóa xã hội cũng được
đảm bảo, cơ sở hạ tầng mới giúp cho việc cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc
sống, giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho người dân làm cho môi trường văn
hóa xã hội tốt hơn.

⇨ Vì vậy để đảm bảo được vai trò của lợi ích kinh tế cần có kết hợp hài hòa
với lợi ích kinh tế cá nhân và lợi ích kinh tế tập thể.
Theo quan điểm của Đảng hiện nay, lợi ích kinh tế là động lực của các hoạt động
kinh tế; phải tôn trọng lợi ích cá nhân chính đáng. Điều này góp phần tạo động lực
cho sự phát triển của đất nước trong thời gian qua.

You might also like