You are on page 1of 6

Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa

• ĐK 1: Phân công lđ xã hội: phân cho lđ vào các ngành sx khác nhau => chuyên môn hóa
sx
• ĐK 2: Sự tách biệt về kinh tế giữa các chủ thể sx => các chủ thể kinh tế độc lập do sở
hữu tư nhân và các hình thức sở hữu khác nhau về TLSX => sản phẩm riêng => quyền
trao đổi
=> Trao đổi ( sx hàng hóa ra đời)
Vì sao phân công lđxh là điều kiện ra đời của sxhh
Có nhiều ngành sx khác nhau như: trồng trọt, chăn nuôi, dệt vải, rèn,.. Mà mỗi người chỉ sx 1
hoặc 1 vài loại sp mà nhu cầu thì cần nhiều loại sp. Dẫn đến nhu cầu trao đổi.
Vì sao phải tính lượng tiền cần thiết cho lưu thông
Số lượng tiền giấy trong lưu thông không phù hợp vs gt hàng hóa lưu thông (lượng vàng cần
thiết trong lưu thông mà tiền giấy là đại diện) => trì trệ (giảm phát)
Thừa tiền giấy ( lạm phát)
Hiện nay Việt Nam có những điều kiện sau để phát triển sản xuất hàng hóa:
Trong thời buổi hội nhập kinh tế, toàn cầu hóa hiện nay thì đã đặt ra nhiều cơ hội để phát
triển sản xuất hàng hóa:
Đầu tiên trong vấn đề phân công lao động xã hội thì bởi toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế
thì càng ngày càng có nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau phát triển làm tăng sự trao đổi
hàng hóa. Thị trường trao đổi hàng hóa không còn bị bó hẹp trong phạm vi một nước,
một vùng lãnh thổ nhất định mà là mở rộng ra trên khắp thế giới.
Tiếp theo, do sản xuất hàng hóa ra đời trên cơ sở phân công lao động xã hội, chuyên môn
hóa sản xuất, và bởi vậy nên sản xuất hàng hóa khai thác được những lợi thế về tự nhiên,
xã hội, kỹ thuật của từng người, của từng cơ sở sản xuất cũng như từng vùng, từng địa
phương. Và ở Việt Nam cũng có nhiều lợi thế về việc sản xuất nông nghiệp có nhiều
vùng chuyên canh lớn,... nên Việt Nam có rất nhiều cơ hội để phát triển sản xuất hàng
hóa

Tại sao nói việc phát hiện ra tính chất 2 mặt của lđsx hh đã tạo nên cuộc cách mạng trong
KTCT.
Ý nghĩa: Đem lại cho học thuyết lý luận giá trị lao động một cở sở khoa học thật sự. Các nhà
kinh tế học trước Mác cho rằng Lao động tạo ra giá trị, nhưng không biết mặt lao động nào tạo ra
giá trị. C. Mác phát hiện ra mặt lao động trừu tượng của người sản xuất hàng loạt ra giá trị hàng
hoá. Nhờ phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá, C.Mac đã giải thích
được nguồn gốc thực sự của giá trị thặng dư, phân tích được bản chất bất biến và tư bản khả
biến,... Do đó, đem lại cơ sở khoa học vũng chắc học thuyết giá trị thặng dư, học thuyết tích luỹ,
học thuyết tái sản xuất, ... Do lao động tạo ra giá trị hàng hoá nên trong nền sản xuất hàng hoá
của Việt Nam hiện nay cũng phải chú ý đến lao động trừu tượng.
Để thực hiện CNH, HĐH thích ứng vs cuộc CMCN lần thứ 4, VN cần phải làm gì?
Đứng trước sự chuyển biến của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Việt Nam cần hành động
nhanh chóng để có thể bắt kịp thời đại, rút ngắn khoảng cách với thế giới, cụ thể:
- Thứ nhất là đám bảo thể chế không bị tụt lại trong cuộc chạy đua với công nghệ để mở đường
cho các công nghệ và phương thức sản xuất mới ( được các chuyên gia gọi là nền kinh tế mới –
new economy) đi vào cuộc sống.
- Thứ hai là phải có cách thức thúc đẩy để đảm bảo kỹ năng không bị tụt lại so với công nghệ.
Nếu không sẽ dẫn tới những bất ổn xã hội do có một nhóm ít kĩ năng sẽ bị tụt lại phía sau.
- Thứ ba là không thể thúc đẩy công nghệ nếu như những vấn đề cơ cấu vẫn còn tồn đọng và
những cơ chế thị trường cơ bản chưa được xác lập.
Thứ tư là học tập kinh nghiệm ứng phó của các nước khác, đặc biệt là các nước đi trước trong
cách mạng công nghệ 4.0 là hết quan trọng, giúp Việt Nam có thể tránh được những vấn đề mà
nước đó gặp phải.

Vì sao gọi khách hàng là thượng đế?


- Khách hàng chính là người bỏ tiền, bỏ những đồng tiền mồ hôi công sức của họ ra mua sản
phẩm của người doanh nhân, giúp người doanh nhân kiếm được lợi nhuận có tiền để chi trả
nhiều nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống như nhà cửa, xe ô tô, nhu cầu ăn mặc, học hành…
- Nhờ có những người khách hàng mà mọi nhu cầu của người kinh doanh được giải quyết. Việc
so sánh khách hàng là thượng đế, vì thượng đế là người có quyền lực tối cao mang lại cho con
người những ước mơ biến thành hiện thực. Thì khách hàng cũng vậy, nếu người kinh doanh có
nhiều khách hàng thì họ có thể đạt được những ước mơ của mình.
Với tư cách là một chủ doanh nghiệp, bạn cần làm gì ?
Đặt khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Cần ưu tiên số 1 là khách hàng
- Toàn tâm toàn ý nghĩ cho khách hàng
- Hàng tốt giá rẻ là phương châm kinh doanh hàng đầu
- Lắng nghe ý kiến của khách hàng
Sự khác nhau cơ bản giữa công thức lưu thông hàng hóa giản đơn và công thức chung của
tư bản
Giống nhau: - Đều do 2 giai đoạn đối lập nhau là mua và bán hợp thành - Có 2 nhân tố vật chất
là tiền và hàng - 2 người có quan hệ kinh tế với nhau là người mua và người bán
Khác nhau:
- Khác nhau về biểu hiện bên ngoài: Lưu thông HH giản đơn bắt đầu bằng việc bán hàng H-T và
kết thúc bằng việc mua hàng T-H, điểm xuất phát và kết thúc của chu trình này đều là hàng hóa,
còn tiền chỉ đóng vai trò trung gian. Ngược lại, lưu thông của tư bản bắt đầu bằng việc mua T-H
và kết thúc bằng việc bán H-T, Tiền là điểm đầu và cũng là điểm cuối của quá trình, còn hàng
hóa chỉ đóng vai trò trung gian; tiền ở đây ko phải là chi ra dứt khoát mà chỉ là ứng ra rồi thu về.
- Khác nhau về bản chất bên trong: Mục đích của lưu thông hàng hóa giản đơn là giá trị sử dụng
để thỏa mãn nhu cầu. Còn mục đích của lưu thông tư bản không phải là giá trị sử dụng mà là giá
trị, hơn nữa là giá trị tăng them. Vi vậy, nếu số tiền thu về bằng số tiền ứng ra thì quá trình vận
động trở nên vô nghĩa. Do đó, số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng ra, nên công thức vận động
đầy đủ của tư bản là T-H-T’, trong đó T’=T+(số tiền trội hơn so với tư bản đã ứng ra)
Vậy tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư. Mục đích của nhà tư bản là vận động dòng tiền
không ngừng để tạo ra giá trị thặng dư.
Một số quan hệ lợi ích cơ bản trong nền kinh tế thị trường
1. Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động
2. Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động.
3. Quan hệ lợi ích giữa những người lao động.
4. Quan hệ giữa lợi ích các nhân, lợi ích nhóm, lợi ích xã hội.
Quan hệ lợi ích giữa quản lý và bị quản lý trong các cơ sở kinh tế hiện nay ở Việt Nam
Lợi ích giữa quản lí và bị quản lí vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau:
+ Nếu người quản lí trong các cơ sở kinh tế thực hiện hoạt động quản lí trong điều kiện
cơ sở bình thường thì họ sẽ thu được kết quả và hiệu suất công việc, thực hiện được lợi
ích quản lí của mình; đồng thời họ sẽ tiếp tục quản lí nên người bị quản lí cũng sẽ thực
hiện được lợi ích kinh tế của mình vì có việc làm, có tiền lương. Ngược lại, nếu người bị
quản lí tích cực làm việc, lợi ích kinh tế của họ sẽ được thực hiện thông qua tiền lương
nhận được, đồng thời góp phần vào sự gia tăng lợi nhuận của người sử dụng lao động. Vì
vậy, việc tạo lập sự thống nhất trong quan hệ lợi ích giữa quản lí và bị quản lí là điều
kiện quan trọng để thực hiện lợi ích kinh tế giữa hai bên.
+ Mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa người quản lí và người bị quản lí thể hiện, tại một
thời điểm nhất định, thu nhập từ các hoạt động kinh tế là xác định nên lợi nhuận của
người quản lí tăng lên thì tiền lương của người bị quản lí giảm xuống và ngược lại. vì lợi
ích của mình, người quản lí luôn tìm cách cắt giảm tới mức thấp nhất các khoản chi phí
trong đó có tiền lương của người bị quản lí để tăng lợi nhuận. vì lợi ích của mình, người
bị quản lí sẽ đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm … Nếu mâu thuẫn không được giải
quyết hợp lí sẽ ảnh hưởng xấu đến các hoạt động kinh tế
Nhà nước cần làm gì để bảo đảm hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế
- Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích của các chủ
thể kinh tế
- Điều hòa lợi ích giữa cá nhân – doanh nghiệp – xã hội
- Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển xã hội
- Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế
Sự khác nhau giữa phân chia tư bản thành tư bản bất biến, tư bản khả
biến với sự phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động ở những tiêu chí
nào?
Việc phân chia tư bản bất biến và tư bản khả biến là dựa vào vai trò của từng bộ phận tư
bản trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư
còn việc phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động là dựa vào phương thức chuyển
dịch giá trị của chúng vào sản phẩm trong quá trình sản xuất hay dựa vào tính chất chu
chuyển của tư bản.
Việc phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến phản ánh được nguồn gốc
sinh ra giá trị thặng dư. Trong quá trình sản xuất, tư bản bất biến chỉ là điều kiện để sinh
ra giá trị thặng dư còn tư bản khả biến mới là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư.
Việc phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động tuy không phản ánh nguồn gốc sinh ra
giá trị thặng dư nhưng lại có ý nghĩa quan trong trong việc quản lý kinh tế. Nó là cơ sở
để quản lý, sử dụng vốn cố định và vốn lưu động một cách có hiệu quả cao
Sự cần thiết khách quan phải hội nhập kinh tế quốc tế? Hội nhập quốc tế
là gì? Lợi ích từ Hội nhập kinh tế đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam?
- Hội nhập kinh tế là quá trình quốc gia thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền
kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế
chung.
- Hội nhập quốc tế được hiểu như là công cuộc các nước tiến hành các hoạt động gia tăng
cường sự gắn kết họ với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục đích, trị giá, nguồn lực,
quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơi chung trong
khuôn khổ các định chế hoặc đơn vị quốc tế
- Sự cần thiết khách quan phải hội nhập kinh tế quốc tế:
+ Thứ nhất, do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế.
+ Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các nước, nhất
là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay.
* Lợi ích từ Hội nhập kinh tế đến sự phát triển kinh tế của VN:
- Hội nhập quốc tế là cơ hội để VN tiếp cận và sử dụng các nguồn lực bên ngoài
như tài chính, KHCN, kinh nghiệm của các nước để áp dụng với nước mình
- Hội nhập kinh tế là con đường có thể giúp VN có thể tận dụng thời cơ phát triển
rút ngắn, thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến, khắc phục nguy cơ tụt hậu
ngày càng rõ rệt.
- Hội nhập quốc tế còn tác động tích cực đến việc ổn định kinh tế vĩ mô. Việc mở
cửa thị trường, thu hút vốn không chỉ thúc đẩy CNH mà còn tăng tích luỹ, cải
thiện thâm hụt ngân sách, tạo niềm tin cho các chương trình hỗ trợ quốc tế trong
cải cách kinh tế và mở cửa. Ngoài ra, hội nhập kinh tế quốc tế còn tạo nhiều cơ hội
việc làm và nâng cao mức thu nhập tương đối của các tầng lớp dân cư.
BÀI TẬP
Bài 1: Một doanh ngiệp trong quá trình sản xuất sản phẩm, hao mòn thiết bị và máy móc
là 100.000 đô la. Chi phí nguyên liệu, vật liệu và nhiên liệu là 300.000 đô la. Hãy xác định
chi phí tư bản khả biến nếu biết rằng giá trị của một sản phẩm là 1.000.000 và tỷ suất giá
trị thặng dư là 200%.
Giải
Tư bản bất biến: C = 100.000 + 300.000 = 400.000 đôla
Tỷ suất giá trị thặng dư: m’ = (m/v)*100% = 200%
➔ m/v = 2
➔ m=2v
G = c+v+m = 400.000 + v + 2v = 1.000.000
➔ v = 200.000 đô la

Bài 2: Tư bản đầu tư 900.000 đô la, trong đó bỏ vào tư liệu sản suất là 780.000 đô la. Số
công nhân làm thuê thu hút vào là 400 người. Hãy xác định khối lượng giá trị mới do một
công nhân tạo ra, biết rằng tỷ suất giá trị thặng dư là 200%.
Giải
m’= 200% => m/v = 2
↔ m = 2v
TB khả biến = TB đầu tư – TB bất biến = 900.000 – 780.000 = 120.000
v = 120.000 đô la
m = 240.000 đô la
m + v = 360.000 đô la
400 người sản xuất ra 360.000 đô la
↔ 1 người sản xuất ra 900 đô la

Bài 3: Một nhà tư bản có số tư bản đầu tư là 1000 đơn vị , cấu tạo hữu cơ của tư bản (c/v) là
3/2. Tỷ suất giá trị thặng dư là 200%. Sau năm sản xuất thứ nhất, nhà tư bản sử dụng 50%
giá trị thặng dư để tích lũy, mở rộng quy mô sản xuất. Hãy tính giá trị hàng hóa của năm sản
xuất thứ 2, biết rằng cấu tạo hữu cơ của tư bản và tỷ suất giá trị thặng dư không thay đổi.
Giải
Năm thứ 1, ta có c + v = 1000, vậy c =600
c/v = 3/2 v = 400
Do m’= m/v + 100%= 200% => m = 2v = 800
Vậy G1= 600c + 400v + 800m = 1800
Năm thứ 2, nhà tư bản sử dụng 50% giá trị thặng dư để tích lũy mà c/v và m’ không đổi
=> c1 + v1 = 400 vậy c1 = 240
c1/v1 = 3/2 v1 = 160
ta có, m1= 2v1=> m1 = 320 => G2 = 240c1+ 160v1+ 320m1 = 840+ 560 + 1120= 2520
Đáp số: 2520

You might also like