You are on page 1of 5

1.

Hãy trình bày đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam. (Chương 5) trang 107
Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam dựa trên
một số tiêu chí cơ bản:
Về mục tiêu:
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế nhằm hướng
đến sự phát triển của lực lượng sản xuất, đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật
nhắm đến mục đích “dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất, Việt Nam còn đẩy mạnh quá trình
phát triển kinh tế thị trường gắn liền với quá trình xây dựng quan hệ sản xuất, từ đó từng
bước hoàn thiện cơ sở kinh tế - xã hội của chủ nghĩa xã hội. Vì lực lượng sản xuất ở nước
ta còn yếu, do đó việc đẩy mạnh sử dụng cơ chế thị trường và quản lý của nền kinh tế thị
trường nhằm gia tăng sản xuất, thúc đẩy sự sáng tạo, năng xuất của người lao động từ đó
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế:


Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cũng là nền kinh
tế có nhiều hình thức sở hữu và đa dạng các thành phần kinh tế ( các chủ thể trong thành
phần kinh tế luôn bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh).
Trong nền kinh tế này, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là
một động lực quan trọng. Trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò là đòn bẩy để thúc đẩy
sự tăng trưởng và giải quyết các vấn đề xã hội, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng
phát triển, ngoài ra còn làm lực lượng để nhà nước điều tiết và quản lý nền kinh tế Việt
Nam.

Về quan hệ quản lý nền kinh tế:


Tại Việt Nam, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa quản lý và thực hành cơ chế
quản lý dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự làm chủ và giám sát của dân.
Yếu tố quan trọng để đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa là sự lãnh đạo của
Đảng thông qua cương lĩnh, đường lối phát triển kinh tế - xã hội và các chủ trương, quyết
sách lớn trong từng thời kỳ. Qua đó, nhà nước có thể hỗ trợ thị trường trong nước khi
cần thiết với mục tiêu giảm bớt sự phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng trong xã hội.

Về quan hệ phân phối:


Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế có nhiều thành
phần do vậy đòi hỏi phải có nhiều loại hình phân phối khác nhau ( cả đầu ra và đầu vào)
nên việc thực hiện phân phối công bằng các yếu tố sản xuất, cách tiếp cận và tận dụng
triệt để các điều kiện phát triển sẽ giúp xây dựng một xã hội mà mọi người đều giàu có,
bảo đảm công bằng trong việc sử dụng các nguồn lực và đóng góp của các tầng lớp nhân
dân trong quá trình lao động và sản xuất kinh doanh.
Trong các hình thức phân phối thì phân phối theo phúc lợi, theo lao động và hiệu
quả kinh tế là các hình thức phản ánh đúng định hướng xã hội chủ nghĩa của kinh tế thị
trường

Về quan hệ giữa gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
Công bằng xã hội vừa là điều kiện đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững,
vừa thể hiện bản chế của chế độ xã hội chủ nghĩa mà nước ta đang theo đuổi, đó đó nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thắt chặt mối quan hệ của
công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế. Ở Việt Nam, để hiện thực hoá công bằng xã hội,
ta không chỉ dùng chính sách điều tiết thu nhập, phúc lợi và an sinh xã hội mà còn phải
tạo ra những điều kiện cần thiết để đảm bảo tất cả mọi người đều bình đẳng như nhau
trong việc sử dụng các dịch vụ xã hội cơ bản.
2. Thể chế kinh tế đóng vai trò như thế nào trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam? (chương 5)
Vai trò của thể chế kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam:
- Là nền tảng đề Nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế thị trường thông qua
hệ thống đường lối, chủ trương chiến lược, hệ thống luật pháp, chính sách
quy định xác lập cơ chế vận hành, điều chỉnh chức năng, hoạt động, mục
tiêu, phương thức hoạt động, các quan hệ lợi ích của các tổ chức, các chủ thể
kinh tế nhằm hướng tới việc xác lập đồng bộ các yếu tố thị trường, các loại
thị trường hiện đại theo hướng góp phần thúc đẩy dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh.
- Thể chế này đặc mỗi chủ thể trong các thành phần kinh tế trở thành chủ thể
của chính mình. Những thành quả đạt được trong hoạt động kinh tế trở thành
thước đo giá trị về năng lực, phẩm chất và đồng thời cũng đặt ra những yêu
cầu - giá trị mới cho mỗi chủ thể.
3. Theo quan điểm của Marx, để tồn tại trên thị trường thì người sản xuất phải
đảm bảo được điều kiện gì? Giải pháp để đạt được điều kiện đó?
Theo quan điểm của Marx, để tồn tại trên thị trường thì người sản xuất phải
ngăn chặn mâu thuẫn giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng trong trường hợp
những sản phẩm do người sản xuất hàng hoá tạo ra không phù hợp với nhu cầu xã
hội hoặc mức hao phí mà lao động cá biệt tạo ra cao hơn mức hao phí mà xã hội có
thể chấp nhận được. Lúc đó sẽ có một số hàng hoá không thể bán được (một số hao
phí lao động cá biệt không được xã hội thừa nhận. Nói đơn giản hơn, để tồn tại trên
thị trường, người sản xuất phải tạo ra giá trị cá biệt của hàng hoá nhỏ hơn hoặc
bằng giá trị xã hội của hàng hoá.
Giải pháp để đạt được điều đó:
+ Giảm giá trị cá biệt của hàng hoá đồng nghĩa với giảm thời gian lao động cá
biệt bằng cách nâng cao năng suất lao động (Năng suất lao động là năng lực
sản xuất của người lao động và được tính bằng số lượng sản phẩm được sản
xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay nói cách khác là số lượng thời gian
hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm). Khi năng suất lao động tăng
lên sẽ làm cho lượng giá trị trong một đơn vị hàng hoá giảm xuống.
+ Các cách nâng cao năng suất gồm:
- Nâng cao trình độ khéo léo trung bình của người lao động.
- Nâng cao mức độ phát triển của khoa học và trình độ áp dụng khoa học vào
quy trình công nghệ.
- Đẩy mạnh sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất.
- Tận dụng triệt để và nâng cao các điều kiện tự nhiên.
+ Ngoài ra, người sản xuất cần chú ý thêm về mối quan hệ giữa việc tăng
cường độ lao động với lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá. Tuy nhiên,
tăng cường độ lao động ở đây chỉ nhấn mạnh việc tăng mức độ tích cực,
khẩn trương của hoạt động lao động vì sự lười biếng và sản xuất ít hơn số
lượng có thể.

4. Nếu sức lao động được mua bán đúng giá trị của nó thì nhà tư bản có
thu được giá trị thặng dư không? Tại sao? (chương 3) trang 53
Nếu sức lao động được mua bán đúng giá trị của nó thì nhà tư bản không
thu được giá trị thặng dư vì Sức lao động là nguồn gốc duy nhất tạo ra giá trị thặng
dư và giá trị thặng dư được tạo ra khi sức lao động của công nhân tạo ra một bộ
phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động, là kết quả của lao động không
công cho nhà tư bản.
Để hiểu rõ hơn, chúng ta cần phải hiểu được tại sao sức lao động lại là
nguồn gốc duy nhất tạo ra giá trị thặng dư. Ta xét từng trường hợp sau đây:
Trường hợp 1: Lưu thông (mua bán) ngang giá và không ngang giá có tạo
ra giá trị thặng dư không?
Trong lưu thông ngang giá thì giá trị trong tay mỗi người trước sau không
thay đổi. Trong lưu thông không ngang giá, một số trường hợp sẽ có hàng hóa bị
bán đắt hơn hoặc thấp hơn giá trị, lúc đó sẽ có người được lợi nhưng cũng có
người bị thiệt, nhưng xét trong tổng thể xã hội thì vẫn không thay đổi, chúng sẽ bù
trừ cho nhau. Do vậy, lưu thông ngang giá và không ngang giá không tạo ra giá trị
thặng dư.
Trường hợp 2: Tiền tệ trong và ngoài lưu thông có tạo ra giá trị thặng dư
không?
Vì tiền tệ không thể tự tăng lên nên tiền tệ trong lưu thông không tạo ra giá
trị thặng dư. Tiền tệ ngoài lưu thông dùng để làm phương tiện cất giữ do đó cũng
không tạo ra giá trị thặng dư.
Trường hợp 3: Hàng hoá trong và ngoài lưu thông có tạo ra giá trị thặng
dư không?
Hàng hoá trong lưu thông không tạo ra m. Như vậy chỉ còn lại hoàng hoá
ngoài lưu thông (hàng hoá trong tiêu dùng). Hàng hoá trong tiêu dùng sẽ có 2 loại:
hàng hoá tiêu dùng cho cá nhân và hàng hoá tiêu dùng cho sản xuất. Với hàng hoá
tiêu dùng cho cá nhân, giá trị sẽ giảm dần cùng với tiêu dùng không tạo ra giá trị
thặng dư. Mặt khác, với hàng hoá tiêu dùng cho sản xuất: gồm tư liệu sản xuất và
sức lao động, trong đó, giá trị tư liệu sản xuất đã hao phí được lao động cụ thể bảo
tồn và chuyển toàn bộ vào sản phẩm hàng hoá tiêu dùng nên không tạo ra giá trị
thặng dư. Do đó, Giá trị thặng dư chỉ có thể tìm thấy tiêu dùng cho sức lao động.
Khi đã hiểu lý do tại sao giá trị thặng dư chỉ được tạo ra từ sức lao động,
trong khi đó, nếu sức lao động được trả đúng giá trị thì người lao động sẽ không
còn lao động không công cho nhà tư bản nữa nên sẽ không tạo ra được giá trị
thặng dư.

chương 2 - trang 20,


chương 3 - trang 53
YÊU CẦU:
- Sinh viên đặt tên file: họ tên, mã số sinh viên.
- Trong bài làm ghi rõ: họ tên, mã sinh viên, mã học phần.
- Số trang tối đa: 4 trang, cỡ chữ 13, cách lề trên dưới trái phải 2cm.
- Nghiêm cấm sinh viên sao chép của người khác, ghi rõ nguồn khi trích dẫn.
- Nộp bài trên LMS, đúng hạn.

You might also like